nghiên cứu về cách sử dụng biện pháp tu từ trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng pháp

8 1.3K 3
nghiên cứu về cách sử dụng biện pháp tu từ trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÁC TIÊU ĐỀ QUẢNG CÁO HÀNH TRÌNH DU LỊCH BẰNG TIẾNG PHÁP AN INVESTIGATION INTO THE USE OF RHETORICAL DEVICES IN TOURIST ITINERARIES ADVERTISING HEADLINES IN FRENCH TÓM TẮT Bài viết này nhằm tập trung nghiên cứu một số ý nghĩa ngữ dụng của các biện pháp tu từ trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp. Qua kết quả thu được, chúng tôi sẽ đề ra những điểm đặc biệt của biện pháp tu từ được dùng trong các tiêu đề quảng cáo bằng tiếng Pháp nhằm giúp người đọc hiểu và vận dụng một cách hiệu quả các phép tu từ này trong việc học ngoại ngữ. ABSTRACT The research focuses on studying some pragmatic meanings of rhetorical devices in tourist itineraries headlines in french. On the basis of the research, we will put forward particular features of rhetorical devices used in French adversiting headlines in order to help the readers understand and apply rhetorical devices in learning foreign languages effectively and appropriately. I. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo là một phương tiện quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm của một doanh nghiệp,và cũng ngay cả trong ngành Du lịch. Để một sản phẩm du lịch muốn thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng thì trước tiên phải có một tiêu đề quảng cáo thật ấn tượng. Tiêu đề quảng cáo thường chứa một từ hoặc cụm từ có nội dung dễ nhớ để lôi cuốn sự chú ý của khách hàng hoặc diễn đạt một ý tưởng dễ nắm bắt. Hơn nữa đa số độc giả đều đọc qua các câu tiêu đề trước tiên, sau đó mới dừng lại ở những nội dung mà mình quan tâm. Vì vậy, việc sử dụng hài hòa các biện pháp tu từ rất quan trọng để các tiêu đề quảng cáo dễ nhớ, dễ thuộc và có sức hấp dẫn cao đối với độc giả. Đối với chúng tôi, là sinh viên khoa tiếng Pháp - Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Đà Nẵng, trong quá trình học tập ở trường chúng tôi đã được học học phần tiếng Pháp du lịch, được tiếp xúc với nhiều các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch rất hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người đọc. Qua đó chúng tôi nhận thấy trong các tiêu đề quảng cáo, việc sử dụng các biện pháp tu từ rất phổ biến vì nó là một công cụ không thể thay thế trong việc giao tiếp giữa người nói và người viết nhằm mục đích truyền đạt ý tưởng của mình một cách có hiệu quả. Bài nghiên cứu này nhằm giúp người đọc hiểu và vận dụng một cách hiệu quả các phép tu từ trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng, bằng phương pháp định tính và định lượng về các biện pháp tu từ được dùng trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp. 1.2. Đối tượng nghiên cứu - Các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp quảng bá trên những trang Web của một số Công ty du lịch ở các quốc gia sử dụng tiếng Pháp. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về ý nghĩa ngữ dụng của các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong các tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng, gồm 5 bước như sau: - Thu thập, tổng hợp 50 tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp. - Phân tích cách sử dụng Biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trên các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp. - Phân loại theo sự tương quan giữa các phân tích trên. - Đưa ra Bảng đánh giá cụ thể. - Tổng kết và đưa ra kết luận. 2 . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Định nghĩa về hành trình du lịch Theo “Quy định Tổng cục Du lịch Việt Nam”, Hành trình du lịch (Tour) là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác 2.1.2 Tiêu đề 2.1.2.1 Định nghĩa Tiêu đề (từ lat. “titulus”) là một thuật ngữ được sử dụng để nêu lên nội dung của bài viết, hay nêu lên một phần nội dung của bài viết đó, một tác phẩm văn học hay nghệ thuật,…nhằm đưa ra chủ đề. Nó là yếu tố đóng vai trò quan trọng để gắn kết phần mở đầu với nội dung của bài viết. (Trích trong bài Nhan đề, tựa đề, tiêu đề của Đào Ngọc Đệ (báo Lao Động Cuối tuần số 32, ngày 19/08/2007) được đăng lại trên website Tủ sách Khoa hoc) 2.1.2.2 Đặc điểm ột tiêu đề chuẩn thường dài từ đến 0 chữ, tối đa 5 chữ. Các chữ cái thường được viết hoa, in đậm và đôi khi có thể có màu sắc. Tiêu đề không cần là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp nhưng tiêu đề phải phản ánh trung thực nội dung, sắc thái và phải phù hợp với bài viết đó, gây sự chú ý cho người đọc và khiến độc giả muốn tìm hiểu về những nội dung trong bài viết đó. ột tiêu đề hay phải đáp ứng được tối thiểu các đặc điểm sau đây : - Ngắn gọn, dễ hiểu, nêu lên được trọng tâm của bài viết. - Từ khoá xúc tích, cô đọng. - Liên kết chặt chẽ với nội dung của bài viết. - Độc đáo, sáng tạo, giàu sức tưởng tượng. 2.1.3 Biện pháp tu từ Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ (BPTT) được chia ra : BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Trong quá trình thu thập và phân tích cơ sở dữ liệu, 50 tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy các biện pháp tu từ như ẩn dụ ; hoán dụ, ngoa dụ ; tương phản ; nói vòng xuất hiện nổi trội hơn cả so với các biện pháp tu từ còn lại. Vậy nên trong bài báo cáo khoa học này chúng tôi chú trọng phân tích về các biện pháp tu từ từ vựng-ngữ nghĩa như : Ẩn dụ ; Hoán dụ ; Ngoa dụ ; Tương phản ; Nói vòng. 2.1.3.1 ụ a. Ẩn dụ là gì ? Ẩn dụ (tiếng Latin là metaphoria), là một hình thái trong văn nói hay một c ụ m t ừ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Nó so sánh hai sự vật mà không dùng những cụm từ hoặc từ 'như', 'như là','giống như'. Khác với lối so sánh, lối ẩn dụ đạt tới một mức độ cao hơn. Thay vì yêu cầu chúng ta mô tả một sự vậ t, sự kiện một cách thông thường, lối ẩn dụ yêu cầu ta mô tả một sự vật, sự kiện mà lại lấy hình ảnh của sự vật sự kiện khác. Khái niệm ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hi L ạ p « metaphora », hay có nghĩa là "sự chuyển", hoặc trong nghĩa « metaphero » có nghĩa là "suy ra, dịch ra". b. Phân loại Dựa trên tính giống nhau mà lối ẩn dụ áp dụng, có thể chia ẩn dụ thành nhiều kiểu như : Giống nhau về hình thức, m à u sắc, chức năng, thuộc tính, đặc điểm bề ngoài nào đó, nghĩa nhưng có sự t r ừu t ượ ng hóa, gọi tên con vật để chỉ người, chuyển tính chất của một vật sang một vật khác. 2.1.3.2 Hoán dụ a. Hoán dụ là gì ? Hoán dụ là phương thức tu từ thực hiện bằng việc chuyển nghĩa của các từ, dựa vào sự gần nhau của đối tượng, sự vật. Tương tự như ẩn d ụ , phép hoán dụ bắt nguồn từ khả năng đa dạng, đa bội của từ vựng trong các chức năng định danh; hoán dụ là đặt một nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen. b. Phương thức chuyển nghĩa Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với nhau như : Bộ phận và toàn thể ; Đồ vật và chất liệu ; Vật phẩm và người làm ra nó. 2.1.3.3 Ngoa dụ a. Khái niệm Ngoa dụ ( hay còn gọi là khoa trương, phóng đại, nói quá) là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ, của đối tượng được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả. b. Chức năng Khoa trương có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều trong các khẩu ngữ, văn chương, thông tấn 2.1.3.4 Tương phản Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. 2.1.3.5 Nói vòng Nói vòng là ngữ (cụm từ) giải thích cho một từ, tiếng Pháp là périphrase, périphrastiques. Có nhiều lý do khác nhau khiến người ta chọn lối nói vòng. Ta có thể suy ra các từ ngữ gốc hay sở chỉ (référent) của cụm từ nói vòng dựa vào nghĩa của cụm từ nói vòng vì giữa cụm từ nói vòng và từ ngữ gốc có quan hệ giải thích về ngữ nghĩa. Có những lối nói vòng đã trở thành một tên gọi khác của đối tượng như các địa danh. Như vậy, nói vòng không phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. V D : “Thủ đô nước Việt Nam” thay cho “Hà Nội” 2.2. ân tích cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu của bài nghiên cứu này gồm có 50 tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp được trích dẫn từ các trang web nổi tiếng tại Pháp : www.n o uv e l l e s - fron t i e res.fr ; www. k uon i . f r ; www. f ra m . f r ; www. e co t our.co m [1] L'étoile du Sud arrivée Ouarzazate ( www.nouve l l e s -fron t i e res.f r ) [ ’] Từ Ngôi sao phương Nam đến Ouarzazate * Như chúng ta đã biết, ẩn dụ là một hình thái trong văn nói hay một c ụ m từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa, để mô tả một sự vật, sự kiện mà lại lấy hình ảnh của sự vật sự kiện khác. Và trong tiêu đề này phép ẩn dụ được sử dụng là “ngôi sao phương Nam". Từ "ngôi sao" thể hiện cho ánh sáng, sự phồn vinh của một đất nước, một quốc gia mà ở đây là muốn nhấn mạnh đến hình ảnh dưới chân của ngọn đồi erzouga, ở miền Nam của đất nước arốc, thung lũng nơi có hàng ngàn cung điện hoàng gia Bắc Phi. Vì vậy, cụm từ "ngôi sao phương nam" trong tiêu đề dùng để nhấn mạnh đến sự giàu sang, quyền quý và vẻ đẹp của vùng sa mạc Bắc Phi. [3] Au pays de l’homme tranquille (www.nouve l les -fron t i e res.fr ) [3’] Đất nước của người đàn ông trầm lặng * Theo như nội dung của cơ sở lý luận ở trên thì Hoán dụ là phương thức tu từ thực hiện bằng việc chuyển nghĩa của các từ, dựa vào sự gần nhau của đối tượng, sự vật. Hay chúng ta có thể hiểu phép hoán dụ là đặt một nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen. Trong tiêu đề này phép hoán dụ được sử dụng ở hình ảnh "người đàn ông trầm lặng" muốn nhấn mạnh đến đất nước Ai-xlen, đây là đất nước được đạo diễn John Ford thực hiện các cảnh quay trong bộ phim "Người đàn ông trầm lặng”, bộ phim đã nhận được hai giải thưởng điện ảnh Oscar vào năm 952. Nhân vật chính của phim là võ sĩ quyền anh Sean Thornton, đã từ bở sự nghiệp thi đấu để quay về quê hương Ai-xlen thành một người đàn ông trầm lặng sống một cuộc sống yên bình và giản dị. [9] "Sur le Toit du Monde", Kathmandou, Lhassa, Pékin (www.nouve l l es-fron t i e res.f r ) [9’] "Mái nhà của thế giới", Kathmandou, Lhassa, Bắc Kinh * Nói vòng là ngữ (cụm từ) giải thích cho một từ. Có nhiều lý do khác nhau khiến người ta chọn lối nói vòng. Ta có thể suy ra các từ ngữ gốc hay sở chỉ (référent) của cụm từ nói vòng dựa vào nghĩa của cụm từ nói vòng vì giữa cụm từ nói vòng và từ ngữ gốc có quan hệ giải thích về ngữ nghĩa . Và trong tiêu đề hành trình du lịch này,việc sử dụng phép nói vòng được dùng để diễn tả hình ảnh " ái nhà của thế giới" nhằm mục đích nhấn mạnh đến dãy Himalaya, một dãy núi gồm nhiều đỉnh cao nhất thế giới. Khi chúng ta nghĩ thế giới là một ngôi nhà chung thì hình ảnh dãy Himalaya sẽ hiện ra như là mái nhà của ngôi nhà đó. [12] Volcans et glaciers ( www.nouve l l es-fron t i e res.fr ) [12’] Ngọn núi lửa và dòng sông băng * Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Ở đây tác giả đã sử dụng phép nghịch hợp trong tiêu đề bằng cách đưa vào hai hình ảnh là “núi lửa” và “sông băng” để giúp người đọc có thể liên tưởng ngay đến hình ảnh đối lập rất ấn tượng là dòng sông băng nằm trên một dãy núi lửa. Từ "núi lủa " ở đây đề cập đến đảo Vestmann nơi có một dãy núi lửa kéo dài khoảng 0 km thuộc bờ biển phía nam của đất nước Ai-xlen. Và từ "sông băng" có nghĩa là Eyjafjallajökull (theo tiếng Ai-xlen) mà trong tiếng Pháp có thể hiểu là "các sông băng trên những ngọn núi”. Hình ảnh này khiến cho người đọc bị thu hút mạnh mẽ và kích thích họ khám phá vùng địa danh hấp dẫn này. [39] Les cents ciels de la Chine ( www.nouve l l es-fron t i e res . f r ) [39’] Hàng trăm bầu trời trên đất nước Trung Quốc * Chúng tôi nhận thấy tác giả đã sử dụng phép ngoa dụ trong hình ảnh “ hàng trăm bầu trời” ở tiêu đề này với mục đích nhằm tạo ra cảm xúc mãnh liệt, gây ấn tượng mạnh mẽ và tạo ra yếu tố nhấn mạnh tác động đến người đọc chú ý đến hình ảnh các địa điểm du lịch mang biểu tượng Trung Quốc. 2.3 Kết quả nghiên cứu Thông qua việc phân tích các dữ liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng phương tiện tu từ được sử dụng trong tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp đã mang lại các hiệu ứng rất phong phú, đa dạng và mang hiệu quả ngữ dụng cao. Bảng 1. Tổng hợp các hiệu ứng của các phương tiện tu từ trong tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA HIỆU ỨNG Ẩn dụ - Nhấn mạnh, thu hút óc tưởng tượng đồng thời vẽ ra một bức tranh sống động trong đầu người đọc [1] L'étoile du Sud arrivée Ouarzazate [ ’] Từ Ngôi sao phương Nam đến Ouarzazate Hoán dụ - Hiệu ứng đặc biệt về mặt hình ảnh khiến người đọc phải sử dụng óc tưởng tượng và khả năng liên tưởng [3] Au pays de l’homme tranquille [3’] Đất nước của người đàn ông trầm lặng Ngoa dụ - Tác động đến tâm lý và cảm xúc người đọc bằng hiệu ứng nhấn mạnh [39] Les cents ciels de la Chine [39’] Hàng trăm bầu trời trên đất nước Trung Quốc Tương phản - Hiệu ứng nhấn mạnh, tác động đến người đọc một cách mạnh mẽ. [12] Volcans et glaciers [ 2’] Ngọn núi lửa và dòng song băng Nói vòng - Tránh nhắc đến tên chính danh, muốn nhấn mạnh vào quan hệ giữa hai người, công dụng của đồ vật, địa điểm, nơi chốn [9] "Sur le Toit du Monde", Kathmandou, Lhassa, Pékin [9’] "Mái nhà của thế giới", Kathmandou, Lhassa, Bắc Kinh Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân tích tần suất sử dụng các biện pháp tu từ trong tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp Tổng số tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp : 50 tiêu đề PHƯƠNG TIỆN TU TỪ SỐ LƯỢNG TIÊU ĐỀ TẦN SUẤT (%) PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA Ẩn dụ 31 62 % Hoán dụ 3 6 % Ngoa dụ 6 12 % Tương phản 3 6 % Nói vòng 7 14 % Thông qua bảng tổng hợp kết quả phân tích tần suất sử dụng các biện pháp tu từ trong tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy phép ẩn dụ xuất hiện với tần suât khá cao trong tổng số 50 tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp, chiếm đến 62% (được nêu trong Bảng 2). Phép ẩn dụ được xuất hiện với tần suất cao nhất chính là vì nó đã mang đến cho người đọc hiệu ứng khá mạnh mẽ, nhấn mạnh, thu hút óc tưởng tượng của họ và đồng thời vẽ ra một bức tranh sống động trong đầu (hiệu ứng về mặt hình ảnh) rất hấp dẫn. 3. KẾT LUẬN Qua việc phân tích và kết quả các dữ liệu thu được từ các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp, mà chủ yếu là các vấn đề giúp độc giả dễ hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng nhờ việc sử dụng tinh tế các biện pháp tu từ trong các tiêu đề quảng cáo chỉ với lượng ngôn từ tối thiểu nhưng đã mang đến hiệu quả ngữ dụng cao. Việc đọc, tham khảo các tài liệu, giáo trình có liên quan đến các biện pháp tu từ và các tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng pháp đã giúp chúng tôi thu được nhiều kiến thức sâu hơn về việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn viết và văn nói, bên cạnh đó chúng tôi còn khám phá được nhiều nền văn hóa khác nhau, biết đến nhiều địa điểm du lịch đầy lý thú thông qua các tiêu đề hành trình du lịch. Bài báo cáo này hoàn thành đã mang đến cho các độc giả nói tiếng pháp nói chung và sinh viên khoa Tiếng Pháp – Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà nẵng nói riêng bao gồm cả chúng tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách sử dụng các biên pháp tu từ trong các tiêu đề hành trình du lịch để phục vụ trong quá trình học tập. Và tiếp theo đó, qua bài bài báo cáo khoa học này chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho các độc giả nói tiếng Pháp hiểu rõ hơn về các tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng pháp để từ đó tạo ra sự thích thú quan tâm đến các biên pháp tu từ được sử dụng trong các tiêu đề hành trình du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [ ] Đinh Trọng Lạc ( 966), 99 Phương tiện và Biện pháp Tu từ Tiếng Việt, Nhà xuất Gíao dục [2]. BETH Axelle, MARPEAU Elsa (2005), Figures de style, Édition Librio N o 710. [3]. ALBERT Pierre (1989), Lexique de la presse écrite, Édition Dalloz. [4]. POUGEOISE Michel (2004), Dictionnaire de rhétorique, Édition Armand Colin. [5]. HEUDE Rémi-Pierre (1993), Dictionnaire analogique de la publicité et des médias, Édition Eyrolles. [6]. h t t p ://w w w.nouvel l e s -frontier e s.fr/ [7]. http://w w w.eco t our.c o m/. [8]. h t t p ://w w w.fra m .f r / c ir c u i t s/ [9]. h t t p :// l uhongan . v i o l e t .v n / e n t r y / l i s t / c a t _ i d / 2 10575 3 / [10].h t t p ://w w w.ki l obooks.com / t h re a d s / 3 951 4 - Hiệ u - quả -k i nh - doan h - chư ơ ng -t r ì n h - du- lịc h - của-công-ty-du-lịch-Việt-Nam-Hà-Nội-thực-trạng-amp-Giải-pháp/ [11]. ht t p : / / v i . wik i p e d i a.org / wik i / [12]. ht t p : / / v i . wik i p e di a.org / wik i /Ẩn_d ụ / [13]. ht t p : / / v i . wik i p ed i a .org/wiki/Hoán_ d ụ / [14].h t t p ://vn.360p l u s . y ahoo. c o m / n a m - c h ung/ đặ c - đ i ể m - b i ện - p háp- t u- t ừ / t ừ - vựng - n g ữ - nghĩa-tiếng-việt/ [15]. h t t p ://w w w. e -t h uv i en. c o m / for u m s/s h owt h re a d.php ? t=10884 THÔNG TIN TÁC GIẢ 1/ Lê Ngọc Vĩnh San – 127 Hàm Nghi – Tp Đà Nẵng – Tel : 0935.487.512 Email : v i nhsan_63 9 0 @ y ahoo. c o m 2/ Trần Thị Quỳnh Thi – 9 Nguyễn Huy Tự - Tp Đà Nẵng – Tel : 0935.903.808 Email : q u y nh t h i 0 8 0 8 @ g m ail . c o m . tần suất sử dụng các biện pháp tu từ trong tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp Tổng số tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp : 50 tiêu đề PHƯƠNG TIỆN TU TỪ SỐ LƯỢNG TIÊU ĐỀ TẦN SUẤT. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về ý nghĩa ngữ dụng của các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong các tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được. giả nói tiếng Pháp hiểu rõ hơn về các tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng pháp để từ đó tạo ra sự thích thú quan tâm đến các biên pháp tu từ được sử dụng trong các tiêu đề hành trình du lịch. TÀI

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỞ ĐẦU

  • 1.1 Lý do chọn đề tài

  • 1.2. Đối tượng nghiên cứu

  • 1.3 Phạm vi nghiên cứu

  • 1.4 Phương pháp nghiên cứu

  • 2 . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  • 2.1 Cơ sở lý luận

    • 2.1.1 Định nghĩa về hành trình du lịch

    • 2.1.2 Tiêu đề

    • 2.1.2.1 Định nghĩa

    • 2.1.2.2 Đặc điểm

    • 2.1.3 Biện pháp tu từ

      • 2.1.3.1 ụ

      • 2.1.3.2 Hoán dụ

      • 2.1.3.3 Ngoa dụ

      • 2.1.3.5 Nói vòng

      • 2.2. ân tích cơ sở dữ liệu

      • 2.3 Kết quả nghiên cứu

      • 3. KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan