Văn hóa trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhật bản

13 866 6
Văn hóa trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhật bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT NAM (KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) Người hướng dẫn: TS Cao Tô Linh Nhóm thực hiện: Ngô Tiến Đảng – Nhóm trưởng Nguyễn Thị Hoàng Lương Nguyễn Thị Thanh Hương Phan Việt Dũng Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Huy Mạnh Khoá: K13AQTKD-VY Vĩnh Phúc, tháng 6/2013 2 LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới. Cạnh tranh trong môi trường toàn cầu đa văn hóa khiến các doanh nghiệp phải luôn khai thác, tim kiếm các yếu tố để tạo nên lợi thế cạnh tranh mới. Ngày nay việc khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế và phát triển bền vững. Kể từ khi Việt Nam mở cửa, hội nhập kinh tế, quốc tế đã thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới vào đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhật Bản là một nền kinh tế năng động, đứng thứ hai về sức mạnh công nghệ của nền kinh tế (chỉ sau Mỹ) , nhưng đứng đầu thế giới về sử dụng robot trong các ngành sản xuất, là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới về sự tăng trưởng ổn định và phát triển. Với dân số 130 triệu người, diện tích 377.835 km2, có những sự tương đồng với Việt Nam về đặc điểm tự nhiên và đặc tính người lao động. Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật năm 2012 đạt khoảng 5 ngìn tỷ USD. Nhật Bản đang là đối tác đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cung cấp ODA cho Việt Nam. Hiện Nhật Bản cũng là một trong những nhà thầu xây dựng lớn của Việt Nam và cũng đã, đang thực hiện nhiều công trình quan trọng tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của Việt Nam. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đã đem đến những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật trong hoạt động kinh doanh cũng như văn hóa ứng xử của người Nhật tại Việt Nam. Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của địa phương, đặc biệt là nguồn vốn FDI đến từ Nhật Bản, 3 góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô, góp phần đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Sau khi Công ty Toyota, Honda, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về sản xuất ô tô, xe máy đầu tư vào tỉnh, đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, trong số đó có công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đến đầu tư tại Vĩnh Phúc đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất động sản Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho trên 45 nghìn lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư. Từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Xuất phát từ thực tiễn này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu một khía cạnh nhỏ về văn hóa trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của 01 doanh nghiệp Nhật Bản tại KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu là phát phiếu điều tra và hỏi trực tiếp quản trị nhân sự của công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam về phương pháp quản lý của của người Nhật trong các hoạt động quản lý, phát triển nguồn nhân lực tại công ty. Dưới đây là trình bày của nhóm tác giả về những kết quả thu được trong quá trình tìm hiểu về ảnh hưởng của văn hóa Nhật bản trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phanh nissin Việt nam. 4 PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT NAM 1. Thông tin tóm tắt về công ty • Công ty Sản Xuất phanh NISSIN Việt Nam là công ty TNHH. • Số Giấy chứng nhận đầu tư 1710/GP-VP ngày 19/10/1996; Đăng ký lại số: 191023000016 ngày 25/01/2007 • Trụ sở: KCN Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc. • Vốn đầu tư: 49.000.000USD. • Lao động: 3.000 người. Công ty Sản Xuất phanh NISSIN Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Chủ đầu tư là công ty Nissin Kogyo Co., LTD (Nhật Bản). Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chuyên sản xuất phanh ô tô, xe máy cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu. Doanh nghiệp được tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 1996. Địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Là một doanh nghiệp mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, qua hơn 15 năm hoạt động công ty đã có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần vào việc tăng thu ngân sách địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. 2. Tình hình chung về lao động của công ty - Tổng số người lao động của công ty: 3.000 người, trong đó đội ngũ lãnh đạo, quản lý công ty có 120 người. Lãnh đạo là người Nhật Bản đang trực tiếp điều hành hoạt động của công ty là 4 người. - Trình độ lao động của công ty: + Lãnh đạo quản lý điều hành công ty: 84% có trình độ Đại học và trên đại học; + Trưởng nhóm, xưởng trưởng: 70% có trình độ từ cao đẳng trở lên. + Công nhân lao động: 27% có trình độ sơ cấp và trung cấp nghề; còn lại là phổ thông trung học. 5 PHẦN II. VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT NAM 1. Đặc điểm văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các vấn đề này các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui định pháp luật hay qui chế của doanh nghiệp được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên. Dưới đây là 4 đặc điểm chung của doanh nhân Nhật Bản trong hoạt động quản lý con người: - Đối nhân xử thế khéo léo. Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân (trách nhiệm đặt trên tình cảm) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh " Không phê bình 6 khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng " Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu” - Phát huy tính tích cực của nhân viên. Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp. - Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tói khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanh nghiệp mà đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ ( loại lớn ) nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con (loại vừa và nhỏ) liên 7 kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết Công ty như một cộng đồng, điều điều này thể hiện trên những phương diện: Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực " Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung " Anh làm được gì cho tổ chức quan trọng hơn anh là ai; Sự nghiệp và lộ trình công danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nhân; Mọi người sống vì doanh nhân, nghĩ về doanh nhân, vui buồn với thăng trầm của doanh nhân Triết lí kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tói những giá trị mà xã hội tôn vinh. Đã có thời người ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điều này. - Có chiến lục cụ thể trong công tác đào tạo và sử dụng người Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nhân. Điều đó được xem là đương nhiên trong Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nhân quan tâm đến điều này rất 8 sớm và thường xuyên. Các doanh nhân thường có hiệp hội và có quĩ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp. Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong phong cách quản lí kiểu Nhật, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản 2. Văn hóa trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam. Quản trị nguồn nhân lực tại công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam hướng đến nhiều vấn đề then chốt, bao gồm cung cấp cán bộ nhân viên cho tổ chức, chính sách phát triển, bồi thường và phúc lợi, những vấn đề sở hữu, đào tạo và phát triển, và những vấn đề về luật pháp và sự bảo vệ người lao động. Để hiệu quả, người quản trị nguồn nhân sự của công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam đã phát triển các quy trình quản lý theo phương pháp của người Nhật, tận dụng công nghệ và phát triển các chương trình cụ thể về tuyển dụng, đào tạo để bảo đảm lao động được thuê đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất để có thể thực hiện công việc của họ một cách thành công. Doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển dụng được những nhân tài tốt nhất cũng như tạo ra một môi trường làm 9 việc thoải mái và vui vẻ cho những nhân viên hiện hữu để họ có thể yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Trong bối cảnh nguồn nhân lực ngày càng khan hiếm và áp lực cạnh tranh khiến công ty phải kiểm soát chặt chẽ hơn các chi phí đầu vào, nhiệm vụ hàng đầu của các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực là tìm hiểu những vấn đề mà nhân viên quan tâm nhất và làm cho họ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Ngoài lương bổng, các yếu tố quan trọng nhất tác động đến lòng trung thành của nhân viên là sức khỏe, các chế độ bảo hiểm và phúc lợi nghỉ hưu. Cơ hội thăng tiến và văn hóa công ty cũng là những quan tâm hàng đầu khác của nhân viên, quyết định đến việc họ có muốn làm việc lâu dài với doanh nghiệp hay không. Vì vậy, bộ phận quản lý nguồn nhân lực của công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam đã xác định cần phải tập trung vào bốn phương diện: tuyển dụng, phân bổ nguồn nhân lực, giữ lại, đào tạo và phát triển nhân viên. Nghệ thuật trong quản lý nguồn nhân lực tại công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam là áp dụng các quan điểm và phương pháp quản lí của các nhà quản lý Nhật Bản: Cần phải "sản xuất" (đào tạo) con người trước khi sản xuất ra sản phẩm. Con người có qui củ và chất lượng mới mong có sản phẩm chất lượng. Có nhiều biện pháp đào tạo trong quản lí nhân sự được áp dụng tại công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam đã phát huy hiệu quả như: Luân chuyển nội bộ "Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc "; Khen thưởng theo tinh thần và giá trị sáng kiến của nhân viên " doanh nghiệp là nơi qui tụ và đào tạo con người; Áp dụng các biện pháp quản lí công ty sao cho mọi nhân viên cảm thấy họ đang sống và làm việc trong một công ty có hoàn cảnh dễ chịu. Bên cạnh đó, tính đa dạng, đa văn hóa tại nơi làm việc cũng là một thách thức đối với bộ phận quản trị nhân sự của Công ty sản xuất Phanh Nissin. Người Nhật đến đầu tư tại Việt Nam, đem theo phương thức quản lý 10 [...]... cứu trình bày ở trên chưa bao quát hết những đặc điểm văn hóa của doanh nghiệp Nhật bản trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu hy vọng đã đưa ra được những nét cơ bản về đặc điểm về văn hóa trong quản lý của doanh nghiệp Nhật Bản trong việc vận dụng và dung hòa sự khác biệt về văn hóa trong quản lý nguồn nhân lực lại môi trường làm việc ở Việt Nam, làm cơ sở cho... nghiên cứu là học viên lớp Cao học Quản trị Kinh doanh - Khoá K13AQTKD-VY, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, về những kết quả thu được trong quá trình tìm hiểu về ảnh hưởng của văn hóa Nhật bản trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam Trong thời gian có hạn, đối tượng nghiên cứu còn giới hạn (nghiên cứu tại 01 doanh nghiệp Nhật Bản) chắc chắn nội dung nghiên cứu...riêng của họ với những nét văn hóa đặc trưng riêng, tuy nhiên để áp dụng các biện pháp đó tốt nhất vào hoạt động quản trị nguồn nhân lực, là người Việt Nam, thì đòi hỏi nhà quản lý nhân sực phải khéo léo trong vận dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp nhất, dung hòa được trong môi trường lao động Việt Nam Người lao động Việt Nam có những đặc điểm cơ bản như: - Cần cù lao động song dễ... làm việc trong công ty đều đều phải tự hỏi và trả lời được những câu hỏi: Vì sao có công ty này, mục đích kinh doanh của Công ty là gì, 11 tinh thần kinh doanh và những quan điểm chủ đạo là gì Ngoài việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý nguồn nhân lực được tiếp thu từ công ty mẹ ở Nhật Bản, bộ phận quản lý còn tiếp thu được các kỹ năng mềm trong quản lý để áp dụng trong ứng xử với nhân viên,... đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực cho công ty, trong bối cảnh phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút lao động có trinh độ, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của công ty - Hòa đồng với nhân viên người Việt trong các hoạt động ngoại khoá: để giải tỏa tâm lý căng thẳng sau những thời gian làm việc tại công ty, người quản lý của công ty... quản trị nhân sự đã phải thiết lập những tiêu về chuẩn đạo đức và quan sát những thói quen đạo đức, bao gồm việc phát triển phương pháp thực hiện để đánh giá về tiêu chuẩn đạo đức của những người lao động, có những định hướng, biện pháp quản lý phù hợp, tạo thói quen làm việc theo kỷ luật công nghiệp cho người lao động, đây được coi là một yêu cầu cần thiết giữ vai trò then chốt của người quản lý nhân. .. buổi ngoại khóa, các hoat động giải trí, thư giãn với nhân viên người Việt Nam tại các tụ điểm như nhà hàng, quán rượu và hát karaoke Nếu như tại nơi làm việc họ là những người quản lý rất trang nghiêm, thì khi tham gia các hoạt động ngoại khóa với nhân viên ngươi Việt, họ lại trở nên gần gũi, thân mật, bộc lộ bản thân và chia sẻ thông tin với nhân viên dưới quyền Trên đây là trình bày của nhóm nghiên... người lao động ở công ty sản xuất Phanh Nissin, tạo nên văn hóa riêng biệt của công ty Những nét đặc trưng đó là: - Nghiêm túc trong công việc: Người Nhật luôn tạo ra không khí trang nghiêm tại nơi làm việc Sự hài hước hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong giờ giải lao và các hoạt động ngoại khoá Tại đây, hoàn toàn không có cảnh quàng vai bá cổ, bỗ bã hay tụ tập buôn chuyện Trong các cuộc họp của công... đối với doanh nhân người Nhật Bản Sự ủng hộ từ nhiều người sẽ tạo cho họ lòng tự tin và sức mạnh Vì vậy, người lãnh đạo công ty thường sắp xếp một cuộc gặp gỡ cá nhân với những người quản lý trong công ty để tăng sự gần gũi, thân mật và cũng để tranh thủ sự tán thành và ủng hộ của những người này Bởi thông qua việc này người lãnh đạo công ty sẽ trở nên đáng tin cậy trong con mắt của những người quản lý... yên tâm đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự phát triển bền vững của công ty Ngoài ra, lãnh đạo công ty cũng có sự liên hệ mật thiết với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cấp cao của tỉnh, nhằm xây dựng một cầu nối vững chắc giữa chính quyền tỉnh với lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động, đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ của 12 chính quyền tỉnh trong việc đề xuất . thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản 2. Văn hóa trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam. Quản trị nguồn nhân lực tại công ty sản. NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT. điểm văn hóa của doanh nghiệp Nhật bản trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu hy vọng đã đưa ra được những nét cơ bản về đặc điểm về văn hóa trong quản

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan