bài tập luật kế toán

12 4.9K 33
bài tập luật kế toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) BÀI TẬP LUẬT KẾ TOÁN Bài số 01: Hãy đưa ra nhận định đúng/sai và giải thích cho mỗi câu: 1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam có trình bày các nội dung, các vấn đề mà nền kinh tế Việt Nam chưa có hoặc chưa đạt đến trình độ tiếp cận để dự kiến thực hiện trong tương lai. 2. Doanh nghiệp không được phép lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán, mà do Bộ tài chính quy định. 3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa xây dựng được chuẩn mực phúc lợi cho người lao động 4. Nội dung của chứng từ kế toán bao gồm: số hiệu, ngày tháng năm và nội dung kinh tế 5. Các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính năm được thể hiện trong chuẩn mực kế toán số 21. 6. Nội dung chuẩn mực kế toán số 14 quy định doanh thu gồm 3 loại: doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm; doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia 7. Nội dung các quy định pháp lý về nghiệp vụ kế toán được đưa vào Chế độ và văn bản hướng dẫn kế toán doanh nghiệp bao gồm các quy định về Chứng từ kế toán, Tài khoản kế toán, Sổ kế toán và Hệ thống báo cáo tài chính. 8. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào BCTC phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót được quy định trong chuẩn mực số 1. 9. Chuẩn mực kế toán chủ yếu phục vụ cho việc thể hiện thông tin trên báo cáo tài chính. 10. Tất cả các báo cáo tài chính đều phải có thông tin chung về doanh nghiệp 11. Tất cả các công ty đều phải lập BCTC hợp nhất. 12. Chuẩn mực kế toán quy định: phương pháp ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào tài khoản, cách thức phân loại sắp xếp tài khoản kế toán 13. Một doanh nghiệp được xem là áp dụng hình thức kế toán máy khi, phần mềm được viết không được dựa trên nền của các hình thức kế toán thủ công. 14. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở và giữ một Hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất. 15. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kế toán, kiểm toán đưa ra các tiêu chí cơ bản mang tính định lượng cao. 16. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận chỉ nhằm vào mục tiêu lập các báo cáo tài chính chứ không phải báo cáo kế toán quản trị. 17. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải ghi nhận nợ phải trả ngay khi ký hợp đồng mua hàng. 18. Theo nguyên tắc phù hợp, chi phí bảo dưỡng tài sản cố định trong quá trình sử dụng được tính cộng vào nguyên giá tài sản cố định đó. 19. Nguyên tắc trọng yếu cho phép kế toán có thể phạm một số sai sót trong quá trình hạch toán 20. Nguyên tắc trọng yếu, kế toán có thể bù trừ tất cả nợ phải thu với nợ phải trả trước khi lập báo cáo kế toán. 21. Nguyên tắc trọng yếu, kế toán có thể bù trừ số TGNH với số tiền vay của ngân hàng mà doanh nghiệp đang mở TK tiền gửi 22. Nguyên tắc giá gốc không thể vận dụng nếu doanh nghiệp không hoạt động liên tục 23. Nguyên tắc giá gốc luôn được áp dụng, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động liên tục 24. Nhất quán có nghĩa là doanh nghiệp không bao giờ thay đổi chính sách kế toán 2 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) 25. Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá theo phương pháp chuẩn và xử lý khác nhau ở giai đoạn đầu tư XDCB và giai đoạn SXKD. 26. Mục đích của Hệ thống báo cáo tài chính là tổng hợp trình bày một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, công nợ nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. 27. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chi phí làm tăng lợi ích kinh tế của tài sản cố định thì phải ghi tăng nguyên giá của tài sản cố định đó. Bài số 02: Anh (chị) hãy trả lời đúng sai và giải thích cho mỗi câu sau: 1. Bố làm Giám đốc, con ruột không được làm kế toán trưởng, còn kế toán viên thì được 2. Được phép thuê người có nhiều kinh nghiệm để làm kế toán trưởng, miễn sao hợp đồng được ký là của đơn vị kinh doanh về dịch vụ kế toán. 3. Hạch toán kế toán tổng hợp chỉ sử dụng thướt đo giá trị (tiền tệ) 4. Báo cáo kế toán quản trị có thể được lập vào bất cứ thời điểm nào theo yêu cầu của nhà quản lý 5. Khi thực hiện kế toán theo Cơ sở dồn tích, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp được kế toán ghi nhận khi doanh nghiệp đã thu hoặc chi tiền 6. Mở sổ kế toán chỉ được thực hiện vào thời điểm bắt đầu niên độ kế toán 7. Phương pháp cải chính số liệu có thể được áp dụng để khắc phục sai sót trong trường hợp ghi sai quan hệ đối ứng. 8. Chứng từ điện tử không cần phải có chữ ký của những người có liên quan 9. Chứng từ gốc của nghiệp vụ chỉ có duy nhất 1 liên 10. Chứng từ gốc của nghiệp vụ chỉ được lập duy nhất 1 lần 11. Mỗi nghiệp vụ kinh tế chỉ được lập trên 1 bản chứng từ 12. Chứng từ 1 lần có thể hủy ngay sau khi ghi sổ 13. Kế toán phải hủy hóa đơn nếu phát hiện sai sót khi lập và lập hóa đơn khác để giao cho khách hàng. 14. Ngày tháng của chứng từ và ngày tháng ghi sổ chứng từ đó phải trừng khớp 15. Kế toán không được tẩy, xóa các chỉ tiêu trên chứng từ 16. Đơn vị không thể tự in hóa đơn mà phải sử dụng các mẫu có sẵn của chế độ hiện hành 17. Khóa sổ kế toán được thực hiện chỉ vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán 18. Phương pháp ghi bổ sung được thực hiện chỉ khi chưa cộng sổ kế toán 19. Theo quy định của Luật kế toán, nhân viên học ngành Quản trị kinh doanh và kinh tế là không đúng chuyên môn nghiệp vụ 20. Thông tin BCTC mang tính lịch sử nên chỉ đóng vai trò quan trọng cho người bên ngoài, nhà quản lý trong DN không dùng nó để ra các quyết định. 21. Người làm công tác kế toán chỉ tuân thủ CMKT và CĐKT thì không bao giờ bị xử phạt vi phạm hành chính. 22. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đưa ra 8 tiêu chí cơ bản, trong đó tiêu chí số 1 là quan trọng nhất đối với người làm kế toán. 23. Khi bị vi phạm xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bị phát hiện, tự nguyện khắc phục hậu quả ngay thì không bị xử phạt 24. Kế toán trưởng phải là người tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành kế toán 25. Nội dung cơ bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính về kế toán gồm các quy định về hình thức vi phạm, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt. 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là Ủy Ban nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố. 3 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) 27. Hóa đơn khống là: + Hóa đơn được ký trước khi hoàn thành nghiệp vụ kinh tế + Hóa đơn đã lập nhưng nội dung giao dịch là không có thực + Hóa đơn có số tiền khác với số tiền thực tế trong giao dịch Bài số 03: Anh (chị) hãy đưa ra những nhận định đúng/sai và giải thích cho mỗi tình huống sau: 1. Chứng từ kế toán bị mất thì có thể sao chụp. 2. Chứng từ điện tử chỉ lưu trên máy, không cần in ra để lưu trữ 3. Ký chứng từ phải bằng bút mực, không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ, có thể đóng dấu chữ ký khắc sẵn. 4. Có thể ký trước chứng từ để khi cần thì điền nội dung, số hiệu, ngày tháng của chứng từ theo quy định. 5. Kế toán không cần kiểm tra chứng từ khi chứng từ thanh toán là của cấp quản lý cao hơn 6. Kế toán có thể sữa chữa, tẩy xóa trên chứng từ kế toán 7. Chỉ cần quyết định của Giám đốc/kế toán trưởng, kế toán có thể hủy chứng từ kế toán mà không xem xét đến thời hạn lưu trữ của chứng từ 8. Đối với các mẫu chứng từ bắt buộc, doanh nghiệp phải áp dụng theo đúng biểu mẫu quy định trong Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp 9. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp có thể bổ sung, sửa đổi biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc. 10. Doanh nghiệp có thể thêm, bớt một số chỉ tiêu đặc thù, hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu chứng từ kế toán hướng dẫn, cho thích hợp với việc ghi chép và yêu cầu nội dung quản lý hoạt động kinh doanh, mà không cần phải đảm bảo tính pháp lý cần thiết của chứng từ. 11. Chứng từ tự lập không cần phải đảm bảo những yếu tố cơ bản theo quy định. 12. Mỗi tài khoản kế toán có thể phản ánh nhiều đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. 13. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo quy định hiện hành có 9 loại 14. Mỗi doanh nghiệp được lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trên cơ sở Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành được chi tiết hóa các tài khoản kế toán từ cấp 3 trở lên để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. 15. Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của tài khoản kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. 16. Chế độ sổ kế toán có những quy định mang tính bắt buộc về nội dung, biểu mẫu và phương pháp ghi chép trên sổ kế toán, các phương pháp sửa chữa sai sót, cách thức quản lý và sử dụng sổ. 17. Việc ghi sổ kế toán không phải căn cứ vào chứng từ kế toán. 18. Yếu tố cơ bản của chứng từ, gồm: Ngày, tháng ghi sổ; số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; 19. Được phép ghi xen kẻ, bỏ dòng trên sổ kế toán 20. Có 5 hình thức sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp 21. Hiện nay, nhà nước bắt buộc hệ thống BCTC và BC kế toán quản trị 22. Chỉ quy định thời hạn nộp BCTC, không quy định nơi nộp BCTC 23. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chỉ quy định đối với những người làm kế toán như: kế toán trưởng, phụ trách kế toán và kế toán viên 4 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) 24. Phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi người làm kế toán phải học cao lên nữa. Ví dụ: Đại học phải học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ 25. Độc lập trong hoạt động nghiệp vụ có nghĩa là tự mình làm phần việc được giao mà không cần quan tâm đến đồng nghiệp 26. Người làm kế toán khi tác nghiệp chỉ cần tuân thủ đúng Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán là đủ. 27. Người làm kế toán chỉ cần thuần thục công việc hiện tại, nên không cần học hỏi đồng nghiệp 28. Chỉ cẩn trọng đối với sự kiện có giá trị lớn và mang tính trọng yếu 29. Chỉ cần bảo mật thông tin với người doanh nghiệp 30. Tư cách nghề nghiệp chỉ cần giỏi về chuyên môn nghiệp vụ là đủ 31. Chỉ cần đề phòng tác hại đến công việc hiện tại đang đảm trách 32. Người làm kế toán chỉ cần có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc 33. Người làm kế toán chỉ cần am hiểu về nghiệp vụ kế toán 34. Bố làm CN hợp tác xã, con làm kế toán viên trong hợp tác xã 35. Người có chứng chỉ kế toán có thể làm kế toán trưởng ở bất kỳ doanh nghiệp nào 36. Có thể để ngoài sổ sách kế toán một số tài sản có giá trị nhỏ 37. Vi phạm về BCTC và công khai BCTC không có quy định 38. Không có quy định về quy phạm đạo đức nghề nghiệp 39. Có một số chuẩn mực IAS có nhưng VAS không có 40. Một số chuẩn mực kế toán Việt Nam có quy định nhưng IAS không có Bài số 04: Tình huống 01: Tình hình tại DN tư nhân, theo quyết định của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh K, được thành lập vào ngày 15/9/2012, doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan, có một số vấn đề liên quan đến kế toán như sau: - Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán thủ công, kế toán sử dụng ghi sổ trên máy vi tính dưới sự hổ trợ của phần mềm Excel. Sử dụng chữ viết là Tiếng Việt, đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng (viết tắt VND). Để mặc định của máy tính nên dấu phân cách nghìn, triệu, tỷ… là dấu phẩy (,); dấu phân cách thập phân là dấu chấm vì cho rằng ai nhìn vào mà chẳng hiểu. - Do đến cuối năm, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên kế toán không lập BCTC, mà để sang năm sau dồn số liệu của 2 năm và lập BCTC cho năm sau. Kế toán cho rằng chỉ cần giải trình trong thuyết minh BCTC và người sử dụng thông tin có thể đọc hiểu nên vẫn đảm bảo tính trung thực của kế toán Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho nhận xét liên quan đến Luật kế toán doanh nghiệp Việt Nam năm 2003 và những xử phạt vi phạm hành chính nếu có + Tình huống 02: Tại Cty TNHH KTTC trong kỳ có các tình huống xảy ra như sau: - Khi lập chứng từ cho nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đối với các chứng từ bắt buộc và hướng dẫn, doanh nghiệp lập đầy đủ các thông tin theo quy định. Ngoài ra doanh nghiệp còn lập thêm một số chứng từ nhưng cho rằng đây là chứng từ tự lập nên chỉ có thông tin: ngày tháng năm chứng từ, tên chứng từ, đơn vị, số tiền và chữ ký của người lập. - Trong kỳ công ty có thanh lý 1 số công cụ dụng cụ nhỏ đã phân bổ hết, kế toán cho rằng giá trị nhỏ, số thu nhỏ vừa đủ bù đắp chi phí đã chi nên không lập chứng từ cho nghiệp vụ kinh tế tài chính này. 5 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) - Có 1 phiếu chi nhưng người lập là kế toán vật tư. Theo giải thích của kế toán vật tư, do nhân viên kinh doanh tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng đã được duyệt chi, kế toán thanh toán ra ngoài bận việc riêng, ký toán vật tư lập và ký thay. - Phiếu chi tại doanh nghiệp chỉ lập 1 liên, kế toán cho rằng vì phiếu chi được in từ máy vi tính, sẽ được phần mềm lưu trữ, do vậy chỉ cần 1 liên luân chuyển trong nội bộ, người nhận tiền thường không cần chứng từ - Thỉnh thoảng chứng từ có giá trị nhỏ, nếu lập sai kế toán dùng bút xóa để sửa sai Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho nhận xét về chiệc thực hiện luật kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2003 và những xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) + Tình huống 03: Tình hình tại Công ty cổ phần DMA trong kỳ có các tình huống xảy ra như sau: - Hình thức ghi sổ là nhật ký chung, Cty không mở sổ nhật ký đặc biệt vì cho rằng ghi vào nhật ký chung và sổ cái là đủ. - Nhận được khoản tiền lãi từ Công ty M, do công ty M trả tiền chậm theo quy định trong hợp đồng bị phạt phải trả theo lãi suất ngân hàng. Kế toán cho rằng, đây cũng là doanh thu nên ghi nhận vào tài khoản 511 - Kế toán ghi sổ bằng phần mềm kế toán, cuối kỳ in sổ, nhưng cho rằng kế toán máy nên không đóng dấu giáp lai. - Công ty có cho thuê 1 thuộc văn phòng công ty cho công ty K thuê để làm văn phòng. Giám đốc chỉ đạo, do tận dụng tài sản nhàn rỗi nên không cần theo dõi trên sổ kế toán. Phần tiền thuê để làm quỹ riêng để sử dụng khi cần thiết. Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho nhận xét về việc thực hiện luật kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2003 và xử phạt vi phạm hành chính nếu có? + Tình huống 04: Tại Công ty TNHH Nhà nước MTV ĐHNT phát hiện trong kho tài liệu kế toán bị mối mọt và bị mưa dột làm hư hỏng một số tài liệu kế toán. Giả sử Anh (chị) là kế toán trưởng tại công ty ĐHNT, hãy đưa ra hướng giải quyết trong tình huống trên + Tình huống 05: Ông A có bằng đại học chuyên ngành kế toán. Hiện tại ông A làm kế toán trưởng ở Công ty Cổ phần KT, nơi cha vợ của A đang giữ chức Phó giám đốc tài chính. Ông B, một thành viên trong hội đồng quản trị cho rằng việc bố trí ông A giữ chức vụ kế toán trưởng là vi phạm pháp luật kế toán, tiềm ẩn rủi ro cho Công ty Anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định của ông B? + Tình huống 06: Công ty TNHH ABC ký hợp đồng thuê anh A làm kế toán cho Công ty, ký hợp đồng dịch vụ, anh A không có chứng chỉ hành nghề, không đăng ký kinh doanh dịch vụ. Một sinh viên thực tập cho rằng vì đây là doanh nghiệp nhỏ, có thể thuê nhưng hợp đồng trên không hợp pháp và đề nghị Công ty ký hợp đồng lao động với anh A. Anh A không đồng ý và cho rằng mình hiện tại đang làm kế toán cho một công ty cổ phần nên không thể ký hợp đồng lao động ở công ty ABC. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến liên quan đến luật kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2003? 6 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) Bài tập 05: Tình huống 1: Tình hình tại Công ty cổ phần BMKT như sau: Về tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, một quyết định anh đưa ra đều được cấp dưới tuân thủ nghiêm ngặt mà không có ý kiến gì. Công ty có 5 nhân viên kế toán, kế toán thanh toán là em ruột của kế toán trưởng. Về chứng từ: Công ty tuân thủ nghiêm ngặt biểu mẫu chứng từ kế toán do chế độ kế toán quy định kế cả bắt buộc và chứng từ hướng dẫn, mặc dù kể cả nhân viên và kế toán trưởng đều biết cần thêm một số thồng tin trên chứng từ hướng dẫn thì sẽ phục vụ tốt hơn cho quản lý của Công ty. Thỉnh thoảng để đảm bảo đúng quy định liên quan đến thuế, để tránh bị xuất toán, kế toán trưởng chỉ đạo nhân viên chỉnh sửa, bổ sung một số hóa đơn khống để đảm bảo tính pháp lý và khỏa lắp những chi phí không hợp lý. Nên lợi nhuận trước thuế của công ty bao giờ cũng bằng thu nhập chịu thuế. Về hệ thống sổ kế toán: sổ kế toán mở đầu mỗi niên độ kế toán, nhập dữ liệu vào máy và in ra lưu trữ. Yêu cầu: Anh (chị) hãy đưa ra những nhận xét của mình liên quan đến công tác kế toán tại Công ty? Những xử phạt vi phạm hành chính ( nếu có) Tình huống 2: Anh (chị) đang làm tại một doanh nghiệp phụ trách công tác kế toán thuế, với một mức lương khá cao mà hiếm có Công ty nào có thể có. Anh (chị) rất thích công việc hiện tại vì môi trường và điều kiện rất tốt, lương cao. Tuy nhiên, sau 1 năm làm việc, Giám đốc và kế toán trưởng đưa ra đề nghị: trong năm tới, doanh nghiệp cần trốn bớt một số khoản thuế để nâng cao lợi nhuận của Công ty và đề nghị anh (chị) thực hiện. Công việc này anh (chị) có nhiều kinh nghiệm và có thể thực hiện được, nhưng rất lo lắng về tính pháp lý sau này, anh (chị) đang phân vân. Giám đốc đưa ra 2 hướng giải quyết: (1) Nếu thưc hiện được tốt, anh (chị) sẽ nhận được nhận một khoản tiền thưởng thích đáng. (2) Nếu không nhận sẽ được thay thế nhân viên mới và có thể anh (chị) sẽ bị xã thải. Yêu cầu: Anh (chị) hãy đưa ra hướng giải quyết của mình cho sự lựa chọn và giải thích Tình huống 3: Một nhân viên kế toán ở một doanh nghiệp nhà nước rất tuân thủ vai trò của thủ trưởng, do vậy, bất kỳ công việc gì đều thực hiện theo yêu cầu của kế toán trưởng và Giám đốc. Vì vậy, khi không có yêu cầu của kế toán trưởng hay Giám đốc, thì không yêu cầu kiểm kê tài sản. Được giao nhiệm vụ kế toán thanh toán nhưng tồn quỹ nhiều lúc quá cao trong khi nhu cầu sử dụng quỹ tiền mặt của đơn vị không cao, biết rằng nếu gửi vào ngân hàng sẽ có lãi nhưng vì không thấy kế toán trưởng nói gì nên không thực hiện. Một thời gian, khi có thanh tra, mới phát hiện số liệu trên sổ sách và thực tế tài sản không khớp đúng. Tiến hành kiểm kê thì phát hiện một số nhân viên của công ty đã lợi dụng sự sơ hở và thâm thụt tài sản của doanh nghiệp. Nhân viên kế toán từ chối trách nhiệm của mình và cho rằng đây là trách nhiệm của Giám đốc và kế toán trưởng. Thỉnh thoảng để thuận tiện trong công việc, nhân viên kế toán này đã ký khống chứng từ, do vậy công ty đã thất thoát một lượng lớn tài sản. 7 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) Yêu cầu: Hãy phân tích tình huống trên và cho ý kiến của mình về việc thực hiện Luật kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tình huống 4: Công ty DN Nhà nước ĐHNT (trụ sở chính tại TP NT) gồm các đơn vị thành viên (có trụ sở tại TP NT, TPHCM, ĐN và ĐL): Xí nghiệp KT, Xí nghiệp TC và Xí nghiệp QT. Các thành viên là đơn vị trực thuộc, có mã số thuế riêng, được chủ động ký hợp đồng mua bán và thanh toán thông qua công ty ĐHNT. Công ty ĐHNT giao quyền hạch toán kinh doanh cho các đơn vị thành viên. Trên cơ sở nhiệm vụ SXKD do Cty giao, các đơn vị thành viên được chủ động điều hành kế hoạch khai thác, sản xuất, chế biến, kế hoạch tiêu thụ. Hạch toán lãi lỗ riêng và phải nộp thu nhập cho Cty TNHH ĐHNT. Công tác tổ chức kế toán tại các xí nghiệp trực thuộc như sau: 1. Xí nghiệp KT có bộ máy kế toán riêng, gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên và thủ quỹ nằm trong biên chế của doanh nghiệp. Kế toán trưởng tốt nghiệp ĐH Quản trị kinh doanh, có bằng kế toán trưởng; kế toán viên tốt nghiệp Trung cấp kế toán, thủ quỹ là người chỉ tốt nghiệp 12 (con của Giám đốc XN). 2. Xí nghiệp TC có bộ máy kế toán riêng, kế toán trưởng thuê một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và đang làm kế toán ở một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng dịch vụ, nhân viên này không có chứng chỉ hành nghề kế toán 3. Xí nghiệp TC làm kế toán thủ công với sự hổ trợ của máy tính các báo cáo nộp về các dấu phân cách hàng nghìn, triệu, tỷ đặt dấu (,) theo mặc định của máy tính. 4. Xí nghiệp TQ thuê người làm kế toán của một công ty dịch vụ kế toán, có ký kết hợp đồng, nhân viên thực hiện trực tiếp kế toán tại đơn vị là nhân viên của công ty dịch vụ kế toán, có trình độ ĐH, không có chứng chỉ hành nghề kế toán. 5. Tại văn phòng Công ty ĐHNT, có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Các chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường bằng Tiếng Anh, và do vậy nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào bằng Tiếng Anh, kế toán ghi sổ bằng Tiếng Anh. Một vài chứng từ kế toán bằng Tiếng Anh, kế toán dùng bút chì viết phần dịch Tiếng Việt. Thỉnh thoảng có một vài chứng từ tự lập, giá trị nhỏ nếu có sai sót, kế toán dùng bút xóa xóa sai và ghi lại vì cho rằng giá trị nhỏ. Yêu cầu: 1. Anh chị hãy nhận xét và cho ý kiến của mình liên quan đến công tác kế toán của Công ty ĐHNT theo quy định của Luật Kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2003 2. Hãy cho biết mức độ sai phạm trong kế toán của Công ty ĐHNT Tình huống 5: Giả sử Công ty ĐHNT là một doanh nghiệp nhà nước (không phải là tổng công ty): 1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính công ty thực hiện như sau: Công ty nộp BCTC quý 45 ngày, BCTC năm của các đơn vị trực thuộc nộp lên là 60 ngày và do vậy Công ty nộp cho các cơ quan quản lý là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 2. Công khai BCTC: Công ty không công khai BCTC Yêu cầu: 1. Anh chị hãy nhận xét và cho ý kiến 2. Hãy giải quyết tình huống trong trường hợp Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH, Công ty cổ phần,… 8 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) Tình huống 6: Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước, có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Kế toán trưởng hiện tại là người rất giỏi về chuyên môn, nhưng đã gủi đơn xin nghỉ và chuyển công tác về một Tỉnh khác. Vì vậy, Công ty đang cân nhắc để bổ nhiệm kế toán trưởng mới. Có hai nhân viên đang nằm trong sự cân nhắc ban lãnh đạo: Nhân viên 1: là người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán, có 12 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực kế toán (kế toán tổng hợp), có chứng chỉ kế toán trưởng và chứng chỉ hành nghề kế toán. Rất vững về chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết nhanh các công việc được giao. Là người rất độc đoán với cấp dưới, nhưng trong các cuộc họp thường không có chính kiến, không được lòng các nhân viên trong phòng kế toán, rất dễ siêu lòng bởi màu sắc vật chất. Có khả năng ngoại giao và rất biết lấy lòng cấp trên. Nhân viên 2: Tốt nghiệp đại học kế toán và đang học đại học bằng 2 chuyên ngành luật kinh tế, 7 năm kinh nghiệm trong công tác kế toán, đã có chứng chỉ kế toán trưởng, không có chứng chỉ hành nghề kế toán. Nhân viên là người rất cẩn thận trong công việc và rất chịu khó học hỏi trong công việc. Có khả năng điều hành quản lý. Có chính kiến trong chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho ý kiến của mình về việc lựa chọn kế toán trưởng của Công ty theo quy định của luật kế toán doanh nghiệp Việt Nam và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Bài số 06: Tình huống 01: Ông A có bằng đại học chuyên ngành kế toán. Hiện tại A làm kế toán ở 2 DN vừa và nhỏ X và Y. Tại công ty X, A ký hợp đồng lao động với thời gian làm việc vào các ngày thứ 2,4,6 trong tuần; tại công ty X thời gian làm việc vào các ngày 3,5,7 trong tuần. Theo anh (chị), hợp đồng lao động của A với công ty X và Y có vi phạm luật kế toán? Mức xử phạt vi phạm hành chính? Tình huống 02: Cô H làm kế toán cho một công ty tư nhân K tại địa phương, Công ty K vừa mới được đội quản lý thị trường đến kiểm tra tài liệu kế toán… Đội quản lý thị trường phát hiện H không có chứng chỉ hành nghề kế toán, nên cho rằng H và công ty của H vi phạm luật nên đã phạt tiền lên đến 30 triệu đồng. Anh (chị ) hãy cho biết ý kiến của mình liên quan đến vấn đề trên theo quy định của luật kế toán DNVN 2003 Tình huống 03: Đầu năm N, thanh tra viên của cục thuế khi thanh tra công ty xây dựng BMKT, khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của khoản mục chi phí nhân công thuộc HĐ ngắn hạn của công ty BMKT trùng với tên của nhiều nhân công của công ty BMTC (Cty BMTC đã được kiểm tra trước đó 1 tháng). Sau khi kiểm tra chi tiết thanh tra viên khẳng định: Nhiều nhân công đã ký hợp đồng lao động với cả 2 công ty 9 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình theo quy định của luật kế toán DNVN 2003? Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề này ? Tình huống 04: Đầu năm N, Khi thanh tra viên của cơ quan thuế thanh tra Công ty XD DHNT, thanh tra viên phát hiện khoản mục chi phí nguyên vật liệu thuộc công trình xây dựng X đã quyết toán vào tháng 11 năm N-1, phát hiện 1 khối lượng lớn cát, sạn sử dụng được thể hiện trên bảng kê vật liệu mua sử dụng trực tiếp không qua kho. Sau khi kiểm tra chi tiết thanh tra viên thấy rằng: - Một số khối lượng cát, sạn ngoài sổ theo dõi lượng cát sạn mua vào không có bất kỳ chứng từ mua hàng nào kèm theo.Theo giải thích của kế toán công ty, lượng cát sạn này mua từ công ty KT nhưng do công ty DHNT chưa thanh toán tiền nên công ty KT không xuất hóa đơn GTGT. - Một số lượng cát, sạn này có HĐ GTGT của Cty KT nhưng được lập vào ngày 28/12/N-1 Anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề trên theo quy định của luật kế toán DNVN 2003,xử phạt vi phạm hành chính nếu có? Tình huống 05: Năm N, khi thanh tra Công ty TNHH TS chuyên mua, bán thuốc bảo vệ thực vật (nguồn hàng được mua từ công ty nông dược ĐB), thanh tra viên (thuế) khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của khoản mục chi phí và doanh thu thuộc báo cáo tài chính N-1, phát hiện một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật công ty phản ánh trong HĐGTGT với nội dung xuất khuyến mãi cho các đại lý. Sau khi kiểm tra chi tiết thấy rằng: số hàng này do Công ty nông dược ĐB chuyển cho TS để khuyến mãi cho khách hàng, Công ty TS không lập chứng từ nhập xuất và không theo dõi trên sổ kế toán đối với lô hàng này. Anh (chị) có nhận xét gì về việc thực hiện quy định của luật kế toán DNVN 2003? Tình huống 06: Công ty BS hợp đồng với Cty RĐ thuê một chiếc xe khách để phục vụ cho việc đưa đón công nhân với thời hạn thuê là 5 năm trên một số tuyến cố định với thời gian cố định. Theo đánh giá của các chuyên gia thời hạn sử dụng còn lại của chiếc xe này khoảng 6 năm. Hai bên đã lập hợp đồng thuê tài chính. - Về phía công ty BS: ngoài khoản tiền chi trả cho công ty RĐ 250 triệu đồng/năm, không phải chi trả bất kỳ khoản nào khác. - Về phía công ty RĐ: trực tiếp quản lý xe, chi trả lương cho lái xe, tiền xăng, dầu và mọi chi phí cho việc sửa chữa hư hỏng phát sinh. Đảm bảo vận chuyển theo đúng thời gian, đúng tuyến đã được 2 bên thỏa thuận. Căn cứ vào hợp đồng trên, kế toán công ty BS đã phản ánh giá trị tài sản thuê vào sổ TSCĐ thuê tài chính. Định kỳ, kế toán ghi nhận các nghiệp vụ trả nợ gốc, lãi và thực hiện trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính. Anh (chị) hãy cho biết: + Tính hợp pháp, hợp lý của hợp đồng trên + Anh (chị) cho biết ý kiến liên quan đến luật kế toán DNVN 2003? 10 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) Bài tập 07: Hãy chọn ý đúng nhất cho mỗi câu sau và giải thích cho sự lựa chọn: 1. Giám đốc doanh nghiệp tư nhân không thể bố trí: a. Vợ làm kế toán trong cùng đơn vị b. Con ruột làm kế toán trong cùng đơn vị c. Anh, chị em ruột làm kế toán trong cùng đơn vị d. Tất cả các trường hợp trên đều sai 2. Giám đốc doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty cổ phần, hợp tác xã không thể bố trí: a. Con rể làm kế toán trưởng trong cùng đơn vị b. Con dâu làm kế toán trưởng trong cùng đơn vị c. Con ruột làm kế toan trong cùng đơn vị d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng 3. Trong công ty cổ phần, hợp tác xã, người làm kế toán có thể: a. Kiêm thủ quỹ, thủ kho b. Kiêm nhiệm trực tiếp việc mua tài sản c. Kiêm nhiệm trực tiếp việc bán tài sản d. Tất cả trường hợp trên đều sai 4. Trong công ty cổ phần, hợp tác xã, người làm kế toán có thể: a. Kiêm thủ quỹ, thủ kho b. Kiêm nhiệm trực tiếp việc mua tài sản c. Kiêm nhiệm trực tiếp việc bán tài sản d. Tất cả trường hợp trên đều đúng 5. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có: a. Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng b. Có chứng chỉ hành nghề kế toán c. Có đăng ký kinh doanh dịch vụ về kế toán hoặc có đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán. d. Tất cả các trường hợp 6. Khi chuyển đổi hình thức chủ sở hữu: a. DN chỉ cần thay đổi tên doanh nghiệp trên sổ kế toán cũ và tiếp tục phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp b. Chuyển sổ dư cuối kỳ từ sổ kế toán doanh nghiệp cũ ghi vào số dư đầu kỳ trên sổ kế toán DN mới c. Chuyển số dư cuối kỳ từ số kế toán DN cũ ghi vào số phát sinh trên sổ kế toán DN mới d. Tất cả các trường hợp trê đều sai 7. Khi lập BCTC, đơn vị kế toán có thể a. Bổ sung thêm chỉ tiêu vào mẫu báo cáo b. Bỏ bớt một số chỉ tiêu trong mẫu báo cáo c. Tất cả các trường hợp trên đều sai d. Tất cả các trường hợp trê đều đúng 8. Đơn vị kế toán không thể sửa chữa mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi sổ đối với: a. Sổ, thẻ kế toán chi tiết b. Sổ kế toán tổng hợp c. Tất cả các loại sổ kế toán d. Tất cả các trường hợp trên đều sai 9. Cơ sở để soạn thảo và ban hành 01 chế độ kế toán [...]... về sổ kế toán của đơn vị kế toán là: a Vệc ghi sổ chỉ được tiến hành vào thời điểm cuối tháng b Sữa chữa, bổ sung mẫu sổ kế toán tổng hợp c Sữa chữa, bổ sung mẫu sổ kế toán chi tiết d Tất cả các trường hợp trên đều sai 12 Để thực hiện công việc kế toán, kế toán trưởng và người làm kế toán ở các doanh nghiệp cần: a Tuân thủ hệ thống pháp luật kế toán áp dụng với doanh nghiệp b Tuân thủ luật kế toán, ... trong báo cáo theo yêu cầu quản trị d Tất cả các trường hợp trên đều sai 16 Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định Qui định số liên chứng từ được lập cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được quy định trong: a Chuẩn mực kế toán b Luật kế toán c Luật kế toán và các chính sách thuế d Chế độ kế toán 17 Khi lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp: a Được lựa chọn 1 phương... BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) d Tất cả các trường hợp trên đều sai 18 Tên và số lượng các chỉ tiêu trong BCTC của DN trong chế độ kế toán theo QĐ15 và QĐ48 a Hoàn toàn giống nhau b Hoàn toàn khác nhau c Có sự khác nhau d Tất cả ác trường hợp đều sai 19 Tài khoản kế toán sử dụng và định khoản kế toán về nghiệp vụ kinh tế tài chính trong chế độ kế toán. .. các trường hợp trên đều sai 14 Sổ kế toán chi tiết phải được các doanh nghiệp: a Mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc mở từ ngày thành lập b Mở vào đầu kỳ kế toán năm c Mở vào đầu tháng d Mở vào đầu kỳ hoặc động kinh doanh 15 Khi lập báo cáo kế toán quản trị, đơn vị kế toán có thể: a Bổ sung thêm chỉ tiêu vào mẫu báo cáo b Bỏ bớt một số chỉ tiêu trong mẫu báo cáo c Thiết kế chỉ tiêu trong báo cáo theo yêu...11 ThS Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) a Luật kế toán b Chuẩn mực kế toán c Đặc điểm hoạt động của lĩnh vực d Tất cả các trường hợp 10 Ở Công ty TNHH (tư nhân), Phó giám đốc có thể: a Kiêm kế toán trưởng b Kiêm nhiệm trực tiếp việc mua bán tài sản c Kiêm thủ kho, thủ quỹ d Tất... a Tuân thủ hệ thống pháp luật kế toán áp dụng với doanh nghiệp b Tuân thủ luật kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng với doanh nghiệp c Tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp d Tất cả các trường hợp trên đều đúng 13 Trong khoản 4 điều 27 của Luật kế toán có ghi: “Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính….”, nghĩa là: a Thời... nhau d Tất cả ác trường hợp đều sai 20 Điểm khác biệt về chi phí chế biến phát sinh đều được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trong chế độ kế toán theo QĐ 15 so với chế độ kế toán theo QĐ 48 là: a Tất cả chi phí chế biến phát sinh đều được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất thực tế b Chi phí SXC cố định được phân bổ vào . công việc kế toán, kế toán trưởng và người làm kế toán ở các doanh nghiệp cần: a. Tuân thủ hệ thống pháp luật kế toán áp dụng với doanh nghiệp b. Tuân thủ luật kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng. nghiệp chỉ quy định đối với những người làm kế toán như: kế toán trưởng, phụ trách kế toán và kế toán viên 4 ThS. Võ Thị Thùy Trang – BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang. BM kế toán – Khoa kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (tháng 11/2012) BÀI TẬP LUẬT KẾ TOÁN Bài số 01: Hãy đưa ra nhận định đúng/sai và giải thích cho mỗi câu: 1. Chuẩn mực kế toán

Ngày đăng: 10/02/2015, 10:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan