nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở thành phố hồ chí minh đến năm 2010

105 1.3K 15
nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở thành phố hồ chí minh đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 Chủ nhiệm đề tài: Th.s NGUYỄN HOÀNG NĂNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP CHÍNH HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 1. TS. PHẠM QUANG BẢN Sở TDTT TP.HCM 2. NGUYỄN ĐĂNG KHOA Sở TDTT TP.HCM 3. TĂNG BÁ LỄ Sở TDTT TP.HCM 4. TRƯƠNG NGỌC ĐỂ Sở TDTT TP.HCM 5. NGUYỄN HOÀN VŨ Sở TDTT TP.HCM 6. TS. CHUNG TẤN PHONG Sở TDTT TP.HCM 7. NGUYỄN BÁ NGHỊ Sở TDTT TP.HCM 8. TRẦN DUY KHÂM Sở TDTT TP.HCM Mục lục Trang Phần mở đầu Chương 1 : Tổng quan những vấn đề nghiên cứu 1 1.1: Cơ sở lý luận về TTTTC 1 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Những đặc trưng của TTTTC 1.1.3. Xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới và ảnh hưởng 2 của nó đến công tác đào tạo HLV 1.1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thành tích cao 4 1.1.5. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTTTC 5 ở nước ta 1.2: Tình hình nghiên cứu trong/ngoài nước 8 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 8 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 11 Chương 2 : Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 16 2.1: Mục đích nghiên cứu 16 2.2: Nhiệm vụ nghiên cứu 16 2.3: Phương pháp nghiên cứu 16 2.4: Đối tượng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu 18 Chương 3 : Thực trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM 21 trong 5 năm qua (2002 – 2006) 3.1: Thực trạng phát triển từng môn th ể thao ở thành phố 21 3.1.1. Thực trạng phát triển từng môn 21 3.1.2. Đề xuất hướng phân nhóm môn trọng điểm 33 3.1.2.1. Khái niệm 33 3.1.2.2. Phân nhóm môn trọng điểm ở các nước và tại các 34 địa phương khác ở nước ta 3.1.2.3. Phân loại nhóm môn trọng điểm ở TP.HCM và một số 36 định hướng đầu tư trọng điểm 3.2: Thực trạng hệ thống TTTTC ở thành phố 42 3.2.1. Thực trạng hệ thống TTTTC ở thành phố 42 3.2.1.1. Thực trạng TTTTC năm 2007 tại TP.HCM 42 3.2.1.2. So sánh một số số liệu thống kê quan trọng của 50 TTTTC TP trong 4 năm liên tục 2004, 2005, 2006, 2007 3.2.2. Phân tích SWOT về TTTTC tại TP.HCM 51 3.2.2.1. Yếu tố nội tại (điểm mạnh, điểm yếu) 52 3.2.2.2. Yếu tố ngoại cảnh (cơ hội, nguy cơ) 54 3.3: Thực trạng sử dụng các giải pháp phát triển TTTTC ở TP 56 Chương 4 : Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC 65 ở TP.HCM trong 5 năm tới (2007 – 2012) 4.1: Những căn cứ cơ bản để đề xuất định hướng và xây dựng 65 các giải pháp 4.2: Hệ thống các giải pháp được xây dựng ban đầu để phỏng vấn 66 chuyên gia và các đối tượng chọn lọc tham dự hội thảo 4.3: Hệ thống các giải pháp được xây dựng từ kết quả hội thảo 80 4.4: Dự báo về việc thực hiện các nhóm giải pháp đề xuất 84 4.4.1. Dự báo về tính khả thi của các nhóm giải pháp 84 4.4.2. Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng các giải pháp được 86 đề xuất - Kết luận và kiến nghị + Kết luận 88 + Kiến nghị 94 - Tài liệu tham khảo - Phụ lục: + Phiếu điều tra thực trạng các bộ môn thể thao tại TP.HCM + Phiếu phỏng vấn về các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua (2002 – 2006) + Phiếu phỏng vấn về định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 – 6 năm tới (2007 – 2012) PHẦN MỞ ĐẦU Thể thao thành tích cao (TTTTC) luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của mỗi địa phương. Tại thành phố Hồ Chí Minh, TTTTC được xác định "là vị thế, là chỉ tiêu của một nền thể thao phát triển". Vì vậy trong nhiều năm qua, kết hợp với việc phát triển TDTT quần chúng, công tác xây dựng lực lượng HLV, VĐV đỉnh cao tại thành phố luôn được xem trọng. Trong chương trình phát triển nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2001 - 2005, ngành TDTT đã thực hiện đề tài "Hoàn thiện hệ thống, quy trình đào tạo và quản lý đào tạo VĐV tài năng ở thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể thao đỉnh cao của thành phố. Trong quá trình thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức m ột cuộc Hội thảo về "Hiện trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM" trong hai ngày 14 - 15/12/2001, đồng thời đã tổ chức tổng điều tra về nguồn nhân lực TTTTC của thành phố trong năm 2001. Từ kết quả thực hiện đề tài, 10 chương trình phát triển nguồn nhân lực của ngành đã được UBND thành phố chấp thuận cho triển khai và bước đầu đã tạo nên những chuyển biến tích c ực cho sự phát triển TTTTC của thành phố trong 5 năm qua. Bước vào kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT 5 năm (2006 - 2010), Thể thao Việt Nam đã có những định hướng phát triển mới sau khi Thể thao Việt Nam đạt ngôi vị hạng nhất toàn đoàn tại SEA Games 22 - năm 2003 nhưng lại không đạt được huy chương nào tại kỳ Đại hội Olympic 28 - năm 2004 ngay sau đó. Tại Hội nghị chuyên đề TTTTC năm 2004 tổ chức trong hai ngày 8 - 9/12/2004 tại Hà Nội, Ủy Ban TDTT Việt Nam đã trình bày dự thảo "Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển TTTTC từ năm 2005 - 2015 và định hướng đến năm 2020". Theo đó, UBTDTT nhận định một trong những tồn tại chính của thể thao Việt Nam là "nhận thức và cách làm TTTTC còn chưa được thống nhất, việc đào tạo VĐV còn chạy theo số lượng, chưa coi trọng chất lượng và hiệu quả" và đề ra mục tiêu định hướng chung của TTTTC Việt Nam đến 2020 là "Phát triển lực lượng VĐV đông đảo trong hầu hết các môn thể thao của khu vực, nhất là các môn thể thao trọng điểm trong chương trình ASIAD và Olympic, duy trì và ổn định vị trí là 1 trong 3 nước hàng đầu ở SEA Games, phấn đấu vươn lên thứ hạng cao (từ thứ 15 - thứ 10) tại đấu trường ASIAD, đồng thời lựa chọn những VĐV ưu tú nhất phấn đấu giành huy chương, kể cả huy chương vàng trong các kỳ Đại hội Olympic (2008 – 2016)". Với những định hướng mới của Ủy Ban TDTT Việt Nam, thể thao TP.HCM cũng cần phải có những tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp phát triển phù hợp trong tình hình phát triển mới. Theo Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 2006 - 2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố thì giai đoạn 2006 - 2010 có ý nghĩa r ất quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Đây là giai đoạn quyết định để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010. Theo nhận định của bản Báo cáo "Đây là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, với việc tự do hóa thương mại và đầ u tư ngày càng sâu rộng theo tiến trình AFTA và khi nước ta gia nhập WTO". Với những thay đổi mang tính cơ bản như vậy, cộng với mục tiêu phát triển mới của Thể thao Việt Nam, đâu là thách thức và cơ hội mới trong lĩnh vực thể dục thể thao thành phố? Báo cáo cũng nhận định những mặt còn tồn tại trong lĩnh vực TDTT như sau: "Thể dục thể thao của Thành phố dù có phong trào mạnh như ng thể thao thành tích cao chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù đã có chiến lược, có quy hoạch, có kế hoạch, có tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển TTTTC nhưng thiếu giải pháp triển khai, thiếu người tổ chức thực hiện, thiếu người kiểm tra, đôn đốc và thiếu cả quyết tâm thực hiện". Vì vậy, sau 5 năm thực hiện giai đoạn 1 của b ản "Chiến lược phát triển TDTT TP.HCM năm 2001 - 2010" và "Chương trình phát triển nguồn nhân lực", công tác tổng kết, đánh giá những việc làm được, những việc chưa làm được là điều cần thiết nhằm có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi phù hợp. Về mục tiêu, phương hướng phát triển 2006 - 2010, Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 2006 - 2010 của UBND thành phố chỉ rõ: "Tập trung đầu tư và nâng cao trình độ tổ chức, quản lý để phát triển TDTT đúng tầm của thành phố"; về giải pháp: "Tiến hành quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT phục vụ tốt công tác luyện tập TTTTC, chú trọng đầu tư để nâng cao thành tích các môn thể thao đỉnh cao, …". Để đáp ứng những yêu cầu đó, việc chỉ rõ những nguyên nhân đích thực tác động đến hiệu quả của cách làm TTTTC của thành phố trong thời gian qua là điều cấp thiết, đặc biệt khi TP.HCM phải chuẩn bị tốt lực lượng VĐV cho Hội khỏ e Phù Đổng toàn quốc lần 6 - năm 2008 tại Phú Thọ, Olympic lần thứ 29 - năm 2008 tại Bắc Kinh, SEA Games lần thứ 25 - năm 2009 tại Lào, Indoor Games lần thứ 3 - năm 2009 tại Việt Nam, Asian Games lần thứ 16 - năm 2010 tại Quảng Châu (Trung Quốc) và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 - năm 2010. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển Thể thao thành tích cao thành phố Hồ Chí Minh đến n ăm 2012" 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về Thể thao thành tích cao (TTTTC) 1.1.1. Khái niệm: - Thể thao thành tích cao: là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của VĐV, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người [2, 15] Thể thao thành tích cao, ngoài nhiệm vụ tăng cường thể chất nói chung, có nhiệm vụ quyết định hơn, nặng nề hơn là tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển năng lực thể chất tr ội của từng cá thể, tìm được năng lực tối đa của họ để phát triển thành người tài thể thao – vận động viên tài năng của Quỹ người tài quốc gia [1, 164]. Trong TTTTC, có 3 đối tượng được Luật TD,TT quy định rõ về quyền và nghĩa vụ, đó là vận động viên thể thao thành tích cao, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và trọng tài thể thao thành tích cao - Môn thể thao thành tích cao: là những môn có khả năng đem lại chiế n thắng (theo Học viện thể thao New Zealand). - Hệ thống thành tích cao: là mô tả chung của các tổ chức đóng góp chính cho TTTTC của một quốc gia, thường bao gồm Bộ Thể thao và Giải trí, Học viện Thể thao quốc gia, các tổ chức thể thao quốc gia và Ủy ban Olympic quốc gia (theo Học viện thể thao New Zealand). 1.1.2. Những đặc trưng của TTTTC - Là lĩnh vực ngày càng hoàn thiện, phức tạp và khó điều khiển [7, 41]. 2 - Là lĩnh vực hoạt động của những người có năng khiếu và tài năng đặc biệt, đòi hỏi những điều kiện đặc biệt. 1.1.3. Xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến công tác đào tạo HLV John Bales – Chủ tịch ICCE (International Council for Coach Education - Hội đồng quốc tế về giáo dục HLV) - trình bày trong khóa đào tạo HLV tổ chức từ ngày 25 – 27/2/2005 tại Hong Kong – Trung Quốc về các xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới như sau: 1. Mở rộng các nội dung thi đấu : biểu hiện ở các vấn đề sau: - Có nhiều nội dung thi đấu mới của Olympic: 3 môn phối hợp (triathlon), nhào lộn trên ván nhún (trampoline), nhảy cầu đôi (synchronized diving), lướt ván trên tuyết (snowboarding), BMX, … - Có nhiều giải vô địch theo nhóm tuổi: giải vô địch thiếu niên thế giới, giải vô địch trẻ thế giới, … - Có nhiều nội dung thi đấu dành cho nữ: bóng đá nữ, hốc cây trên băng nữ, bóng nước nữ, vật nữ, cử tạ nữ, 5 môn phối hợp nữ, nhảy sào nữ, . . . - Có các giải thể thao dành riêng cho người khuyết tật: Paralympics, Special Olympics (là Đại hội thể thao dành cho người thiểu năng trí tuệ), giải thể thao dành cho người điếc, … Mặt tác động, ảnh hưởng Những việc cần làm 1. Tạo nhiều cơ hội hơn cho các HLV + Đặt những yêu cầu cao hơn đối với HLV 2. Lịch thi đấu dày đặc hơn - Cần chuẩn bị nhiều HLV hơn trên đấu trường quốc tế - Có các chương trình bồi dưỡng về cách thức huấn luyện nữ - Biết cách quản lý stress - Có mô hình huấn luyện theo chu kỳ hóa mới 3. Các giải vô địch thiếu niên: có hiện tượng ép sớm và từ bỏ thể thao sớm: - Cần phải có những công trình nghiên cứu 3 - 70% VĐV đoạt giải tại các giải vô địch thiếu niên không thể tiếp tục chiến thắng tại các giải ở lứa tuổi cao hơn - Những yêu cầu đối với VĐV trẻ: nhà trường, xã hội, đội tuyển thiếu niên quốc gia, đội tuyển khu vực, CLB, … - Tạo sự cân bằng cho VĐV - Kết hợp hài hòa giữa công tác huấn luyện và những yêu cầu của VĐV: mô hình phát triển VĐV dài hạn là cơ sở, nền tảng của một chương trình huấn luyện hiện đại 2. Phát triển theo phương hướng chuyên nghiệp hóa, thương mại hóa : Ngày nay, các hãng truyền hình cần trên 1 tỷ đô la Mỹ để được quyền truyền hình tại Olympic. Từ đó, điều lệ thi đấu các môn phải thay đổi để thu hút đài truyền hình. Gilad Weingarten có nói “Để thu hút sự hâm mộ của công chúng trên các phương tiện truyền thông, khía cạnh kịch tính và xúc cảm trong một bộ môn thể thao được xem trọng hơn nhiều so với thành tích thật sự của bộ môn đó. Các HLV phải nhớ rằng bất cứ điều gì mà VĐV thể hiện đều được phản ánh tức thì trên tivi” 3. Đối mặt với vấn nạn doping và các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức : biểu hiện ở các vấn đề sau: - Tăng cường kiểm tra doping, chia xẻ trách nhiệm - Trông mong các HLV, các tổ chức thể thao và các chương trình huấn luyện đối phó với sự gian lận, sự lạm dụng và sự bạo lực trong thể thao trên quan điểm: “thể thao phải an toàn đối với VĐV trẻ” 4. Công nghệ trong thể thao ngày càng được chú trọng : biểu hiện ở các vấn đề sau: - Ứng dụng máy tính ở nhiều lĩnh vực: huấn luyện trên mạng (sử dụng email và tin nhắn văn bản), lập kế hoạch và lưu trữ dữ liệu, phân tích kỹ thuật (video kỹ thuật số), phân tích trận đấu, quảng cáo và giao tiếp (các website của đội và của cá nhân), học tập và cố vấn trên mạng, … [...]... hợp - Thực trạng hệ thống TTTTC ở thành phố (quan điểm và mục tiêu phát triển, tổ chức đào tạo, tài chính, cơ sở vật chất, hệ thống thi đấu, các hệ thống hỗ trợ VĐV, nguồn nhân lực chất lượng cao, …) - Thực trạng sử dụng các giải pháp phát triển TTTTC ở thành phố 3.1 Thực trạng phát triển từng môn thể thao ở thành phố 3.1.1 Thực trạng phát triển từng môn: Để nắm rõ thực trạng các bộ môn thể thao tại... tài và báo cáo nghiệm thu đề tài: tháng 12/2007 20 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTTTC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG 5 NĂM QUA (2002 – 2006) Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua trên 3 mặt: - Thực trạng phát triển từng môn thể thao ở thành phố: để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động từng môn, tiến hành phân loại các nhóm môn và. .. phỏng vấn về các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua (2002 – 2006): nhằm đánh giá thực trạng triển khai 4 nhóm giải pháp với 18 giải pháp cụ thể của Sở TDTT TP.HCM, đó là: 1) Nhóm giải pháp về tổ chức – cơ cấu (có 2 giải pháp) ; 2) Nhóm giải pháp về xã hội hóa (có 3 giải pháp) ; 3) Nhóm giải pháp về đào tạo (có 8 giải pháp) ; 4) Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảo (có 5 giải pháp) - Phiếu... 17-CT/TW của Ban Bí thư về phát triển TDTT đến năm 2010 và Nghị quyết 20-NQ/TU của Thành ủy về phát triển TDTT thành phố, trong đó ngoài việc phân tích những kết quả đạt được của thể thao Thành phố sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết và 4 năm thực hiện Chỉ thị, Thường vụ Thành ủy còn đề ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho TTTTC Thành phố như: hoàn thiện chiến lược phát triển TTTTC; từng bước... PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng và các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua (2002 - 2006) để có căn cứ khoa học cho việc định hướng và giải pháp phát triển TTTTC TP.HCM trong 5 – 6 năm sắp tới (2007 - 2012) với mục tiêu đưa thể thao TP.HCM phát triển đúng tầm của thành phố trong năm 2010 - 2012 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích của đề... Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển thể thao tại một địa phương hay tại một nước là một công việc được thực hiện mang tính định kỳ theo những chu kỳ nhất định nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định kế hoạch mới trong tương lai Thực trạng và các giải pháp phát triển thể thao thường được trình bày trong “Chiến lược phát triển thể thao , “Đề cương phát triển TDTT”, “Quy hoạch phát triển. .. hành giải quyết các nhiệm vụ sau: 2.2.1 Nghiên cứu thực trạng phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua (2002 - 2006) 2.2.2 Phân tích các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua (2002 - 2006) 2.2.3 Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 – 6 năm tới (2007 - 2012) 2.3 Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp. .. triển thành tích cao chất lượng dành cho các bộ môn thể thao - Có các bộ môn thể thao có đủ năng lực phát triển và thực thi các kế hoạch thành tích cấp cao thế giới 4 - Có các dịch vụ (được cung cấp bởi các tổ chức trong khu vực) tác động tốt đến thành tích thể thao 1.1.5 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTTTC ở nước ta 1.1.5.1 Ở cấp độ quốc gia: khi thành lập lại Tổng cục TDTT vào tháng... định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 – 6 năm tới (2007 - 2012): với 6 nhóm giải pháp với 11 giải pháp cụ thể 2.3.3 Phương pháp chuyên gia Là phương pháp thu thập và tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý TDTT, các HLV về thực trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM thông qua 2 hình thức: - Hội thảo: những ý kiến tham luận và phát biểu... VĐV cấp cao Mỹ Đình, biến nơi này thành một Trung tâm huấn luyện tầm cỡ chuyên nghiệp đạt đẳng cấp “điểm hẹn Quốc tế” Tại Hải Phòng, cử nhân Vũ Trọng Lợi đã nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay đến 2010" Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng TTTTC Hải Phòng từ năm 1997 đến năm 2001, . SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ. tượng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu 18 Chương 3 : Thực trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM 21 trong 5 năm qua (2002 – 2006) 3.1: Thực trạng phát triển từng môn th ể thao ở thành. Quốc) và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 - năm 2010. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài " ;Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển Thể thao thành tích cao thành phố Hồ

Ngày đăng: 10/02/2015, 01:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan