đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7

9 3.1K 14
đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I HUYỆN VĨNH THUẬN MÔN NGỮ VĂN- KHỐI 7 ***************** PHẦN I: CÂU HỎI A/ VĂN BẢN (10 câu) Câu 1: Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.(Cổng trường mở ra – Lí Lan) Câu 2: Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là Mẹ tôi?(Mẹ tôi-Amixi) Câu 3: “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.” Bài ca dao thể hiện tình cảm gì? Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Câu 4.: Bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” ………………………. Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? ”. Câu hỏi “Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? ” gợi lên ý tình gì? Câu 5: Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Nêu ý nghĩa biểu trưng của bài thơ. Câu 6: Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến thể hiện điều gì về tình bạn của nhà thơ? Câu 7: Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới trong bài thơ (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương) có gì khác nhau về giọng điệu? Câu 8: Chép lại 2 bài thơ “ Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”? Nêu hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ? Hai bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? Câu 9:Chép lại 7 câu thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa”(Xuân Quỳnh). Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. Câu 10 : Bài văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm.” của Thạch Lam.Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào? Em có nhận xét gì về cách dẫn nhập ấy? B. TIẾNG VIỆT (10 câu) Câu 1:Hoàn thành sơ đồ sau: Từ phức Từ láy Từ ghép đẳng lập Từ láy bộ phận Từ láy vần 2 Câu 2: Thế nào là đại từ? Nêu vai trò ngữ pháp của đại từ? Câu 3: Giải nghĩa của những từ Hán Việt sau: sơn hà,quốc kỳ, hữu ích, phi cơ, ái quốc, thi sĩ, tân binh ,thiên thư,cường quốc,ngoại quốc. Câu 4: Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: a.Nếu ……thì…… b.Tuy …….nhưng… Câu 5: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có những loại nào? Câu 6: Thế nào là trái nghĩa? Nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: lành, đẹp, sáng, nhắm,cao. Câu 7: Thế nào là từ đồng âm? Cần chú ý điều gì khi dùng từ đồng âm trong giao tiếp? Câu 8: Thành ngữ là gì? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? Giải nghĩa các thành ngữ sau:Mưa to gió lớn,ăn cháo đá bát. Câu 9: Điệp ngữ là gì? Hãy nêu tác dụng của điệp ngữ? Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? Câu 10:Chơi chữ là gì?Kể tên những lối chơi chữ thường gặp. C. TẬP LÀM VĂN ( 6 ĐỀ) Đề số 1: Miêu tả cánh đồng lúa chín quê em. Đề số 2: Kể lại một việc mà em đã làm cha mẹ vui lòng. Đề số 3: Cảm nghĩ về dòng sông quê hương. Đề số 4: Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích. Đề số 5:Cảm nghĩ của em về người thân. Đề số 6: Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần”. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về câu ca dao trên. PHẦN II:HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A/ VĂN BẢN (10 câu) Câu 1: a/ Mừng vì con đã lớn. - Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con. - Thương yêu con luôn nghĩ về con…. b/ Khi được bà ngoại dắt vào lớp Một- nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường Câu 2: Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu truyện nhưng lại là tiêu điểm mà các nhân vật, các chi tiết điều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gửi con, chúng ta thấy được hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao. Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng bộc lộ những tình cảm thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị sâu sắc những hy sinh mà người mẹ đã âm thầm , lặng lẽ dành cho con. Câu 3: -Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái trước công lao to lớn đó. Hình ảnh so sánh :”công cha-núi ngất trời;nghĩa mẹ-nước biển Đông”lấy cái to lớn mênh mông vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh thấy rõ công lao vất vả của cha mẹ. Câu 4: - Tự nhiên giàu âm điệu nhắn nhủ tâm tình – lời thơ sâu lắng. 3 - Khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. Nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước cho xứng với truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc. Câu 5:-Bài thơ SGK Ngữ Văn 7 –Tập I , trang 94 -Ghi nhớ: SGK Ngữ Văn 7 –Tập I , trang 95 Câu 6: Tình bạn đậm đà thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện, hoàn toàn không có một thứ vật chất gì, tình bạn vô cùng quý giá thể hiện một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Câu 7: - Giọng điệu hai câu trên: Hồ hỡi, khách quan song vẫn phảng phất buồn. - Giọng điệu hai câu dưới: tác giả đã dùng hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi. Trở về nơi chôn nhau, cắt rốn lại “bị” xem như khách, sự tiếp đón niềm bởi vui cười thật trớ trêu. Tình huống đặc thù ấy đã tạo nên màu sắc đặc biệt của hai câu thơ: giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh. Câu 8 : *SGK trang 140-141.(Bài thơ) *-Sáng tác thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Câu 9: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục…cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. -Trên đường hành quân dừng chân bên xóm nhỏ tác giả nghe tiếng gà ,là âm thanh quen thuộc của làng quê,là dự báo điều tốt lành .Tiếng gà khua động không gian yên tĩnh buổi trưa.Tác giả không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe cả bằng tâm hồn,thể hiện tình làng quê thắm thiết sâu nặng. Câu 10: Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của Cốm, thứ quà đặc biệt từ lúa non. Cách dẫn nhập vào bài như vậy là rất tự nhiên, gợi cảm. Trong đoạn này cũng thấy bộc lộ rất rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của ngòi bút Thạch Lam. Tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cách đồng lúa, của lá sen và lúa non. B.TIẾNG VIỆT (10 câu) Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: 4 Câu 2: Ghi nhớ: trang 55 (SGK ngữ văn 7 tập I). Câu 3:Giải nghĩa:sơn hà(sông núi), quốc kỳ(cờ nước), hữu ích(có ích), phi cơ(máy bay), ái quốc(yêu nước), thi sĩ(người làm thơ), tân binh(lính mới) ,thiên thư(sách trời),cường quốc(nước mạnh),ngoại quốc(nước ngoài). Câu 4: - Ghi nhớ trang 97. - Trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. - Tự đặt câu minh hoạ Câu 5: - 2 ghi nhớ SGK trang 114,115 Câu 6: -Hai ghi nhớ SGK trang 128. - Phần tìm từ trái nghĩa học sinh tự tìm. Câu 7: Hai ghi nhớ SGK trang 135,136. Câu 8: Ghi nhớ I ,SGK trang 144. -Mưa to gió lớn: Mưa rất to ,gió rất lớn kèm theo sấm sét -Ăn cháo đá bát: chỉ kẻ vong ơn bội nghĩa. Câu 9: Ghi nhớ 1 -SGK trang 152 - Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. - Tác dụng: Gợi ra một hình ảnh trong kỷ niệm thời tuổi thơ; vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật. Câu 10: Ghi nhớ ,SGK trang 164,165. Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận Từ láy Phụ âm đầu Từ láy Vần 5 C.TẬP LÀM VĂN( 6 ĐỀ) Dàn ý tham khảo : Đề 1 *Mở bài: - Giới thiệu thời gian, khái quát cảnh cánh đồng lúa chín *Thân bài: - Tả không gian chung: nắng, gió, cảnh vật,… - Tả cảnh chi tiết: bụi lúa, bông lúa vàng óng, mùi thơm,…. - Tả cảnh người đi thăm ruộng: tiếng nói cười, trò chuyện, *Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em Đề 2 *Mở bài: Giới thiệu về việc làm em đã làm cha mẹ vui lòng *Thân bài: Kể, tả, nêu cảm xúc về việc làm em đã làm cha mẹ vui lòng - Nêu hoàn cảnh em thể hiện việc làm đó - Những cảm xúc, suy nghĩ khi em làm việc làm đó - Tình cảm, lời khen, niềm vui của cha mẹ khiến em vui mừng, có thêm niềm tin, - Mong ước, nguyện vọng và lời hứa sẽ luôn làm cha mẹ vui lòng. *Kết bài: Nêu cảm xúc của em sau khi việc làm đó. Đề 3: *Mở bài: -Giới thiệu về dòng sông quê hương em. -Giới thiệu những tình cảm em dành cho dòng song quê em:yêu mến,trân trọng. *Thân bài: Nêu được những nét đặc biệt của dòng sông tác động đến suy nghĩ và tình cảm của em: -Hình dáng dòng sông uốn lượn hiền hòa,mềm mại như dãi lụa mềm ôm ấp làng xóm quê hương. - Dòng sông gắn liền với kỷ niệm tuổi nhỏ: Những buổi chiều tắm sông, Những đêm trăng sáng - Sự gắn bó của dòng sông đối với em cũng như đối với quê hương và con người của quê hương: ích lợi của dòng sông.(là dòng nước nuôi dưỡng những cánh đồng xanh tươi,là nơi nuôi sống bao gia đình quanh năm lênh đênh sông nước ) - Những ấn tượng khác đặc biệt khó quên. *Kết bài: Nêu những cảm xúc đọng lại trong tâm hồn em về dòng sông quê hương. Đề 4: *Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu thích.(Đó là cây gì?Loài cây ấy được trồng ở đâu?) *Thân bài: Nêu được những nét đặc biệt của cây tác động đến suy nghĩ và tình cảm của em: -Nguồn gốc của cây là từ đâu? -Hình dáng của cây như thế nào? -Tình cảm ,niềm thích thú say mê của em đối với đặc điểm của cây(cành, lá,hoa, hương thơm,quả…) -Kể và tả vài nét nổi bật trong quá trình sinh trưởng - Những kỷ niệm về loài cây em yêu thích. - Những ấn tượng khác đặc biệt khó quên(loài cây ấy gắn liền với kỉ niệm tình thương yêu của người thân,bạn của em…) *Kết bài: Nêu ý nghĩa tốt đẹp của loài cây trong đời sống của gia đình,của quê hương và khẳng định tình cảm yêu quý của em với loài cây. Đề 5: 6 *Mở bài: -Giới thiệu về người thân mà em yêu. -Khái quát những tình cảm mà em dành cho người than:yêu quý,kính trọng(cha mẹ,thầy cô);yêu mến,cảm phục(anh chị,bạn bè). *Thân bài: -Nêu được những mối quan hệ thân tình của em đối với người thân . - Những nét đặc biệt khiến em khó quên về người thân: đôi mắt, nụ cười, mái tóc, giọng nói,hành động, việc làm, thói quen,… - Những ấn tượng khác đặc biệt khó quên : thường kể chuyện, hát, dạy bảo em,… - Suy nghĩ về hiện tại tương lai mà bày tỏ tình cảm , sự quan tâm, … đối với người thân. *Kết bài:Những cảm xúc về người than và khẳng định tình yêu,lòng quý trọng,sự tôn kính… đối với người thân. Đề 6: *Mở bài: - Giới thiệu về hoàn cảnh gợi cho em liên tưởng đến tình anh em nói trong bài ca dao. *Thân bài: a/ Nêu vẻ đẹp của ca dao ca ngợi tình cảm gia đình, anh em b/ Sự gắn bó trong tình anh em được thể hiện bằng cách nói giàu hình ảnh: so sánh,… c/ Giá trị của bài ca dao: lời khuyên chân tình, dễ hiểu. - Anh em nên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, chia sẻ khi có niềm vui, nỗi buồn trong công việc, trong cuộc sống,… *Kết bài - Khẳng định cái hay, cái đẹp của bài thơ: sự tự nhiên mà sâu lắng, chân thành. - Liên hệ tình bạn của bản thân -HẾT- PHẦN ĐÁP ÁN TRÊN ĐÂY CHỈ MANG TÍNH GỢI Ý THAM KHẢO. CÁC GIÁO VIÊN CĂN CỨ VÀO CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP ĐỂ ÔN TẬP CHO HỌC SINH ĐƯỢC TRỌN VẸN HƠN. CHÚC CÁC ĐỒNG CHÍ THÀNH CÔNG! Người ra đề cương ôn tập: Võ Thị Út-ĐT:0946918969; ĐT cơ quan:0773828348 7 8 9 . II:HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A/ VĂN BẢN (10 câu) Câu 1: a/ Mừng vì con đã lớn. - Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con. - Thương yêu con luôn nghĩ về con…. b/ Khi được bà ngoại dắt vào lớp Một- nhớ tâm trạng. những hy sinh mà người mẹ đã âm thầm , lặng lẽ dành cho con. Câu 3: -Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái trước công lao to lớn đó. Hình ảnh so sánh :”công cha-núi. 3 - Khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. Nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước cho xứng với truyền thống lịch sử văn hóa

Ngày đăng: 09/02/2015, 15:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan