TAI LIEU KHOA HOC HANH CHINH CUC HAY

8 553 5
TAI LIEU KHOA HOC HANH CHINH CUC HAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khiếu nại và tố cáo, là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Để những quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại và tố cáo phân biệt như sau: 1- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 3- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. 4- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. 5- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo. 6- Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. 7- Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. 8- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. 9- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. 10- Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. 11- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. 12- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 13- Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. 14- Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. 15- Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp 16- Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại tiếp. Khiếu nại và tố cáo đều là các quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi nhận trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, luật. Khiếu nại và tố cáo là một trong những phương thức thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc trong nhân dân. Đây cũng là phương thức để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Khiếu nại, tố cáo đều hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thường được nhắc đến cùng nhau, trên thực tế đã có không ít trường hợp chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo, do đó có đơn thư chứa đựng nội dung cả việc khiếu nại và việc tố cáo đã gây lúng túng trong quá trình giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh được nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại và tố cáo khác nhau ở những điểm cơ bản sau: Một là, về chủ thể thực hiện khiếu nại, tố cáo: Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật đối với họ. Vậy, chủ thể thực hiện khiếu nại có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức và cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân, một người cụ thể. Cá nhân có quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết được, hành vi vi phạm đó có thể tác động trực tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo. Hai là, về đối tượng của khiếu nại, tố cáo: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, của mình và của người khác. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo có thể tác động trực tiếp hoặc không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tố cáo, nhưng người tố cáo vẫn có quyền tố cáo. Có thể thấy những quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biểu hiện trái pháp luật và xâm hại đến quyền và lợi ích của một hoặc một số người nhưng không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của người biết về quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì cũng không trở thành đối tượng của khiếu nại mà trong trường hợp này người phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật thì có quyền tố cáo. Ba là, về mục đích của khiếu nại, tố cáo: Mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm trừng trị kịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân. Bốn là, về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo: Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người tố cáo phải tự mình (không được uỷ quyền cho người khác) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến bất kỳ tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nào. Người khiếu nại được quyền rút khiếu nại. Người tố cáo không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại. Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại (mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật). Còn người tố cáo chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án. Năm là, về thẩm quyền giải quyết: Cơ quan hoặc người có trách nhiệm nhận và giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nào thì có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan đó. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp nhận tố cáo nhưng xét thấy trách nhiệm giải quyết tố cáo không thuộc chức năng của cơ quan mình thì phải chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho người tố cáo biết. Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà bị tố cáo thì họ không có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ có quyền giải quyết những đơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức mà mình quản lý trực tiếp. Sáu là về thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết khiếu nại: căn cứ vào số lần khiếu nại của người khiếu nại.Đối với khiếu nạilần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý và 45 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 60 ngày, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn). Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 70 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn) Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. Bảy là, về bản chất của khiếu nại, tố cáo: Bản chất của khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, còn bản chất của tố cáo là việc người tố cáo báo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về hành vi vi phạm pháp luật. Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong khi đó, giải quyết tố cáo là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo (thực tế có hành vi vi phạm pháp luật theo như đơn tố cáo không), để từ đó áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi vi phạm và thông báo cho người tố cáo biết về kết quả giải quyết tố cáo, chứ không ra quyết định giải quyết tố cáo. Một là về chủ thể: * Khiếu nại: chủ thể là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức có quyền lợi bị xâm phạm bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc một quyết định kỷ luật CBCC hoặc người đại diện hợp pháp của những người này khi họ thực hiện quyền khiếu nại. Chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi chính đối tượng của hành vi đó hoặc là người được những người này ủy quyền theo quy định của pháp luật. * Tố cáo Chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là công dân, song dù có liên quan hay không có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo, công dân vẫn có quyền thực hiện hành vi tố cáo của mình. Đối tượng: * Khiếu nại: là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc một quyết định kỷ luật CBCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. * Tố cáo: là hành vi vi phạm pháp luật của bất cư cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Về cấp độ sai phạm thì nội dung tố cáo cao hơn, mức độ vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn so với nội dung khiếu nại. Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ: 1. Bộ Quốc phòng 2. Bộ Công an 3. Bộ Ngoại giao 4. Bộ Xây dựng 5. Bộ Tư pháp 6. Bộ Tài chính 7. Bộ Công thương 8. Bộ Giao thông Vận tải 9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 10. Bộ Thông tin và Truyền thông 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo 13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 15. Bộ Y tế 16. Bộ Nội vụ 17. Bộ Khoa học và Công nghệ 18. Bộ Tài nguyên và Môi trường Và 4 cơ quan ngang Bộ: 1. Ủy ban Dân tộc 2. Thanh tra Chính phủ 3. Ngân hàng Nhà nước 4. Văn phòng Chính phủ Ngoài ra, chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao gồm: 1. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3. Thông tấn xã Việt Nam 4. Đài Tiếng nói Việt Nam 5. Đài Truyền hình Việt Nam 6. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 8. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 1.2.1. Khái niệm: - Quản lý là gì? Là sự tác động có ý thức của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình XH và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung & phù hợp với quy luật khách quan. - Quản lý nhà nước là gì? Là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. 1.2.1.Khái niệm - Quản lý hành chính nhà nước là gì? Là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống XH bằng pháp luật và theo pháp luật. thường được ban hành bằng các Nghị quyết, Quyết định. Quyết định quy phạm: Do hệ thống hành chính ban hành theo luật định, làm cơ sở cho điêù chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước., làm cơ sở để ra các quyết định cá biệt, cụ thể. Quyết định hành chính cá biệt: Đây là loại quết định áp dụng pháp luật nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt như: + Quyết định cho phép + Quyết định ra lệnh + Quyết định điều động + Quyết định khen thưởng , kỷ luật … * Quyết định quản lý hành chính mang tính quyền lực đơn phương và bắt buộc thực hiện ngay. Phân biệt quyết định quản lý hành chính với các văn bản khác Quyết định quản lý hành chính khác với tên gọi văn bản pháp quy có tên gọi “Quyết định”. Quyết định hành chính khác với các hành vi hành chính có gí trị pháp lý như: Khám xét, truy băt, dẫn độ, tịch thu tài sản phạm pháp, cưỡng chế tháo dỡ… là hành động thực hiện theo quyết định hành chính của người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Quyết định quản lý hanh chính nhà nước khác với luật, pháp lệnh , lệnh và quyết định của nguyên thủ quốc gia nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước ở phạm vi, mức độ, trình tự thủ tục ban hành và cấp độ hiệu lực pháp lý. Quyết định quản lý hành chính nhà nước khác với các quyết định của cơ quan tư pháp. Quyết quản lý hành chính nhà nước khác với các văn bản kèm theo tạo thành chứng cứ pháp lý. Yêu cầu hợp pháp và hợp lý của quyết dịnh quản lý hành chính nhà nước và các hậu quả của nó. Yêu cầu hợp pháp: + Đúng pháp luật, các văn bản quy định của nhà nước cấp trên + Đúng thẩm quyền theo luật định + Xuất phát từ lý do và yêu cầu xác thực, đúng đăn và cần thiết của nền công vụ. + Phải ban hành đúng thể thức và nội dung quy định Yêu cầu hợp lý Phải đảm bảo hài hoà lợi ích Phải cụ thể, phù hợp với từng điều kiện, từng vấn đề và tính cần thiết. Phải đảm bảo tính thống nhất toàn diện (chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội ; trước mắt , lâu dài, điều kiện khả năng, phương tiện thực hiện…) Đảm bảo về văn phong và ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng Đình chỉ, bãi bỏ, huỷ bỏ quyết định quản lý hành chính nhà nước Đình chỉ Quyết định quản lý hành chính nhà nước. Bãi bỏ Quyết định quản lý hành chính nhà nước Huỷ bỏ Quyết định quản lý hành chính nhà nước. ỉ Nâng cao chất lượng ra quyết định quản lý hành chính nhà nước Thực hiện đúng quy trình ra quyết định Tổ chức thực hiện quyết định nghiêm túc Kiểm tra, đôn đóc việc thực hiện quyết định Tổ chức đánh giá quyết địnhQUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Khái quát về quyêt định quản lý hành chính nhà quản lý hành chính nhà nước Yêu cầu hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý hành chính và các hậu quả của quyết định quản lý hành chính nhà nước Nâng cao chất lượng ra quyết định quản lý hành chính nhà nước I. KHÁI QUÁT VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Khái niệm cuả quyết định quản lý hành chính nhà nước: - Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý nhằm tác động vào các quá trình xã hội và hành vi của công dân. - Mọi tổ chức, cơ quan nhà nước, công dân thuộc đối tượng thi hành đều phải thực hiện, nếu không tự giác thực hiện sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. - Việc ra quyết định quản lý hành chính mang tính quyền lực đơn phương từ trên xuống, theo thẩm quyền. Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới luật,ban hành trên cơ sở luật và để áp dụng luật và các văn bản của nhà nước cấp trên. Quyết định quản lý hành chính là để thực hiện hoạt động cháp hành và điều hành trông quản lý hành chính, không ban hành quyết định hành quyết định hành chính trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành có thể làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật: đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ, đình chỉ các hành vi, quá trình xã hội hay hoạt đông của tổ chức (Khác với các loại giấy tờ hành chính thông thường) Các loại quyết định quản lý hành chính nhà nước Quyết định chung (Quyết định chính sách): là loại quyết định để ra chủ trương chính sách mang tính định hướng lớn, làm cơ sở để các nhà quản lý đề ra các quyết định quy phạm hoặc quyết định cá biệt. Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức 1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước. 2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. 3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. 4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. 5. Thực hiện bình đẳng giới. a. Mục đích và ý nghĩa của việc tiếp công dân - Mục đích: + Tiếp công dân và giải quyết các công việc của dân là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, nhiệm vụ công tác thường xuyên của các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị. Việc tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị. Đây là sự cụ thể hoá quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và xã hội của công dân, là sự cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đồng thời đây cũng là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân của Nhà nước ta. + Mặt khác việc tiếp công dân là để tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân, điều này là nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác tiếp công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả. + Tiếp công dân cũng là để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân. + Việc tiếp công dân cũng đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. - Ý nghĩa: Như vậy, làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta, củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt việc tiếp công dân là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với nhân dân, sẽ tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của nhân dân, xây dựng niềm tin của nhân dân vào các cơ quan Nhà nước. Cũng thông qua việc tiếp công dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, Đảng và Nhà nước có điều kiện lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, thắc mắc, ý kiến của người dân liên quan trực tiếp tới hoạt động của cán bộ, các cơ quan Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước. Mặt khác làm tốt công tác tiếp công dân cũng sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của nhân dân giúp cho Đảng và Nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước nói riêng thu nhận được những thông tin phản hồi về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống từ đó đề ra những chủ trương, quyết định đúng đắn hợp lòng dân. Thực hiện có kết quả công tác tiếp công dân cũng sẽ tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo và quyền giám sát đối với cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước. Một mặt giúp cơ quan Nhà nước kiểm tra đánh giá phát hiện xử lý kịp thời các khuyết điểm của cán bộ góp phần xây dựng Bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mặt khác công tác này sẽ thúc đẩy việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của các cơ quan Nhà nước. Công tác tiếp công dân có quan hệ chặt chẽ với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Muốn thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải thực hiện tốt việc tiếp công dân, từ đó sẽ khắc phục được tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan vượt cấp cũng như các bất cập khác trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ở khía cạnh cụ thể tiếp công dân là khâu đầu tiên của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo vì vậy công tác này có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề thuận lợi cho việc giải quyết chất lượng khiếu nại, tố cáo. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, từ trước đến nay Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm chú trọng thực hiện tốt công tác này, đặc biệt là việc thể chế hoá công tác tiếp công dân thông qua các chỉ thị và các văn bản pháp luật như: để thực hiện Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89 ngày 07/8/1997 quy định về công tác tiếp công dân, trong đó quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, trách nhiệm, nghĩa vụ cán bộ và tổ chức công tác tiếp công dân ở các ngành các cấp. Ngày 23/11/1998 Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc Hội khóa Xkỳ họp thứ IV thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 đã giành cả Chương V bao gồm 6 điều (từ Điều 74 - Điều 79) quy định việc tổ chức tiếp công dân. Nội dung cơ bản của Chương V quy định việc tổ chức tiếp công dân, trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trực tiếp tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân (Điều 74). Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân, phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo; nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân( Điều 75). Quy định thời gian tiếp công dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước (Điều 76). Trách nhiệm của người tiếp công dân (Điều 77). Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân (Điều 78). Nghiêm cấm việc cản trở gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân, nghiêm cấm việc gây rối trật tự nơi tiếp công dân, xúc phạm uy tín, danh dự cơ quan Nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ (Điều 79). Ngày 14/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo. Trong Nghị định này quy định rất rõ về việc tiếp công dân; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước trong việc tiếp và tổ chức quản lý nơi tiếp công dân; trách nhiệm của người tiếp công dân ; quy định về việc xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân; quy định về trách nhiệm tiếp công dân thường xuyên của các cơ quan Nhà nước … Ngoài ra còn có một số văn bản khác cũng quy định về công tác tiếp công dân như: ngày 15/11/1999, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 228, trong đó có nhiều quy định cụ thể về việc tiếp công dân của Đại biểu Quốc hội; Chỉ thị số 09/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của lãnh đạo và chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác văn thư là toàn bộ các công việc về xây dựng, ban hành văn bản, tổ chức giải quyết và quản lý văn bản trong các cơ quan, ñơn vị, doanh nghiệp. NỘI DUNG Xây dựng, ban hành văn bản Tổ chức giải quyết, quản lý văn bản Quản lý và sử dụng con dấu Lập và quản lý hồ sơ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Văn bản không mang tính QPPL, dùng để thông tin, giao dịch, nhằm thực thi các VB QPPL, hoặc ñể giải quyết các công việc cụ thể trong quản lý HỆ THỐNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THÔNG THƯỜNG Công văn Công ñiện Công hàm Tờ trình Thông báo Báo cáo Biên bản Hợp ñồng Kế hoạch Giấy giới thiệu Giấy ñi ñường Giấy mời Phiếu gửi THỂ THỨC VĂN BẢN TT VB là những yếu tố cấu thành văn bản ñể VB có ñủ giá trị pháp lý và tiện cho việc sử dụng Là tập hợp các yếu tố cấu thành hình thức bên ngoài của VB, bao gồm các thành phần chung áp dụng ñối với các loại VB và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể. . kỷ luật đối với họ. Vậy, chủ thể thực hiện khiếu nại có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức và cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính,. hoạch và Đầu tư 15. Bộ Y tế 16. Bộ Nội vụ 17. Bộ Khoa học và Công nghệ 18. Bộ Tài nguyên và Môi trường Và 4 cơ quan ngang Bộ: 1. Ủy ban Dân tộc 2. Thanh tra Chính phủ 3. Ngân hàng Nhà nước 4. Văn. các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao gồm: 1. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3. Thông tấn xã Việt Nam 4. Đài Tiếng nói Việt Nam 5.

Ngày đăng: 08/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan