khảo sát các hình thức tập hợp thanh niên công nhân các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất vào sinh hoạt tập thể

161 465 0
khảo sát các hình thức tập hợp thanh niên công nhân các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất vào sinh hoạt tập thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ĐOÀN TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KH - CN TRẺ B B Á Á O O C C Á Á O O N N G G H H I I Ệ Ệ M M T T H H U U (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 29 tháng04 năm 2009) KHẢO SÁT CÁC LOẠI HÌNH VÀ CÁCH THỨC TẬP HỢP THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chủ nhiệm đề tài: TH.S NGUYỄN ĐỨC LỘC Cơ quan chủ trì: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng Kinh phí được duyệt: 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng chẵn) Mục tiêu: - Nhằm nhận diện thực trạng hoạt động các tổ chức đòan thể dành cho thanh niên công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp với nhữ ng việc làm được cũng như chưa làm được, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của công nhân. - Đề xuất các loại hình cũng như cách thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tập thể hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, đồng thời là chỗ dựa tinh thần cho thanh niên công nhân xa quê đang làm việc tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. 2 MỤC LỤC DẪN LUẬN Số trang 1. Lý do – mục đích nghiên cứu 7 2. Mục tiêu của đề tài 10 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11 4. Giả thuyết nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 12 - Về địa bàn nghiên cứu 12 - Về phương pháp – kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 13 CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT TP.HCM 1.1. Các khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 20 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài 32 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 37 1.4 Đặc điểm về đội ngũ công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM. 40 1.4.1 Đặc đ iểm về tuổi tác 40 1.4.2 Đặc điểm quê quán, thành phần xuất cư 42 1.4.3 Đặc điểm chuyên môn tay nghề 43 3 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Đời sống vật chất của công nhân 50 2.1.1 Điều kiện sống 50 2.1.2 Thời gian làm việc 54 2.1.3 Thu nhập và chi tiêu 57 2.2 Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân 73 2.2.1. Thời gian rảnh rỗi và các hoạt động văn hóa tinh thần 75 2.2.2. Nhận diện nhu cầu nâng cao ch ất lượng cuộc sống của công nhân 84 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT TP.HCM 3.1. Thực trạng nhu cầu của thanh niên tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể. 90 3.2. Thực trạng và cách thức họat động của các tổ chức chính trị xã hội tại các khu công nghiệp tập trung – khu chế xuất 92 3.2.1. Tổ chức Công đoàn 94 3.2.2. Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 104 3.2.3. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 120 3.2.4. Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam 123 3.3 Thực trạng và cách thức tập hợp thanh niên vào các nhóm không chính thức tại các khu công nghiệp tập trung – khu chế xuấ t 129 3.3.1. Các nhóm không chính thức quan hệ hàng ngang 130 3.3.2 Các nhóm không chính thức quan hệ hỗn hợp 136 KẾT LUẬN 143 PHỤ LỤC 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT BGĐ Ban giám đốc BBTLN Biên bản Thảo luận nhóm BBPVS Biên bản Phỏng vấn sâu CLB Câu lạc bộ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đoàn TNCS HCM Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ENDA Tổ chức hành động vì môi trường và sự phát triển Hội LHTNVN Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ KCN-KCX Khu công nghiệp – Khu chế xuất KCNTT-KCX Khu công nghiệp tập trung – khu chế xuất NXB Nhà xuất bản NXB CTQG Nhà xuất bản Chính trị quốc gia PRA phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng Q. 7 Quận 7 Q.12 Quận 12 Q.Thủ Đức Quận Thủ Đức Sở KHCN TP.HCM Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học Phổ thông TNCN Thanh niên Công Nhân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm KHXH và NV Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân 5 Mục lục bảng số liệu Soá trang Bảng 1.1: Độ tuổi Thanh niên Công Nhân 41 Biểu đồ 1.1: Đặc điểm tay nghề của công nhân 44 Biểu đồ 1.2: Trình độ học vấn 45 Biểu đồ 2.1: Hiện anh/chị đang sống ở 51 Biểu đồ 2.2: Số người ở chung 52 Bảng 2.1: Mối quan hệ với người ở chung 52 Bảng 2.2: Phương tiện đi làm 53 Bảng 2.3: Số ngày làm tính trung bình tuần 55 Bảng 2.4: Số giờ làm việc tính trung bình mỗi ngày 55 Biể u đồ 2.3: Thu nhập trung bình 68 Bảng 2.5: Tiền nhà trọ(VNĐ) 59 Bảng 2.6: Tiền ăn 60 Bảng 2.7: Tiền sinh hoạt cá nhân 61 Bảng 2.8: Tiền giải trí 62 Bảng 2.9: Tiền chi cho hội họp liên hoan sinh nhật 62 Bảng 2.10: Tiền học 63 Bảng 2.11: Tổng chi (VNĐ) 64 Bảng 2.12: Thu trừ Chi (VNĐ) 65 Biểu đồ 2.4: Số lượng đình công tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2007 67 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ đình công t ại Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp từ năm 1995- 2007 68 Biểu đồ 2.6: Đình công tại Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp từ năm 1995- 2007 69 Bảng 2.13: Diễn biến lương tối thiểu ở Pháp 71 Biểu đồ 2.7: Lương tối thiểu của người lao động đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1996, 1997 đến 1-1-2008 72 Bảng 2.14: Nguyên nhân cần nhận được sự giúp đỡ của hàng xóm, họ hàng 73 Bảng 2.15: Nguyên nhân cần nhận được sự giúp đỡ của bạn bè 73 Bảng 2.16: Nguyên nhân cần nhận được sự giúp đỡ của Tổ chức chính trị xã hội 73 Bảng 2.17: Mức độ tăng ca 76 Bảng 2.18: Thời gian ranh rỗi trong một ngày 77 Bảng 2.19: Các hội thi văn nghệ/ thể thao nhân các ngày lễ lớn 78 Bảng 2.20: Các buổi dã ngoại, tham quan du lịch 79 Bảng 2.21: Mức độ tổ chức các hội thi văn nghệ/ thể thao nhân các ngày lễ lớn 79 6 Bảng 2.22: Mức độ tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan du lịch 80 Bảng 2.23: Những việc thường làm trong thời gian rảnh rỗi 81 Bảng 2.24: Xếp loại nhu cầu ưu tiên của công nhân Q.7 85 Bảng 2.25: Xếp loại nhu cầu ưu tiên của công nhân Q. Thủ Đức 85 Bảng 2.26: Xếp loại nhu cầu ưu tiên của công nhân Q. 12 86 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả tham gia sinh hoạt tập thể của công nhân 95 Bảng 3.2: Tổng hợp k ết quả công nhân tham gia Công đoàn 98 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả công nhân nhờ đến sự giúp đỡ của Công đoàn khi gặp khó khăn 98 Biểu đồ 3.1: Thể hiện sự tham gia của tổ chức Công đoàn trong các hoạt động 100 Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia Đoàn Thanh niên 105 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội trong thời gian rãnh rỗi trước đây 106 Bảng 3.6: T ổng hợp kết quả công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội thời gian trước đây 107 Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả tương tác công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội thời gian trước đây và hiện tại 107 Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 120 Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia Hội Liên Hiệp Thanh Niên 123 Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia các tổ ch ức chính thức theo 3 địa bàn khảo sát 126 Bảng 3.11: Tổng hợp Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc tổ chức các chương trình chia theo từng khu vực 127 Bảng 3.12: Hiện nay anh/chị có tham gia chơi hụi 130 Bảng 3.13: Tỉ lệ Nam – nữ tham gia chơi hụi 131 Bảng 3.14: Hình thức chơi hụi 133 Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia các tổ chức phi chính thức theo 3 địa bàn khảo sát 135 Bảng 3.16: Tổng hợp k ết quả đánh giá của công nhân về Lợi ích mà Tổ chức Công Đoàn mang lại 137 Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả đánh giá của công nhân về Lợi ích mà Hội đồng hương mang lại 138 7 DẪN LUẬN 1. Lý do – mục đích nghiên cứu : Cùng với sự nghiệp đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2005, tổng số công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã lên đến 11,3 triệu người. Trong đó doanh nghiệp nhà nước là 1,84 triệu, công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,95 triệu, tăng 6,86 lầ n; 1,3 triệu công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,3 lần; doanh nghiệp cá thể 5,29 triệu, tăng 1,63 lần so với 1995 1 . Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm 66,67%; 33,33% còn lại làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 2 Tuy nhiên, nhìn vào đời sống công nhân hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt Nam, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng không thể lường hết những khó khăn mà công nhân ngày nay đang gặp phải. Nếu như trước kia người công nhân Việt Nam còn có “hậu phương” là mảnh vườn, miếng đất để phòng kế mưu sinh thì người công nhân ngày nay đa phần phải rời xa quê hương đến tập trung tại các khu công nghiệp, khu ch ế xuất trong sự bơ vơ, thiếu thốn… và hành trang của họ trong cuộc mưu sinh không có gì khác hơn là những ước mơ đổi đời, nhưng thực tế của họ chỉ là cuộc sống tạm bợ của lớp nghèo thành thị. Họ là “giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bấ t cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống của họ đều phụ thuộc vào số cầu người lao động, tức là vào tình hình chuyển hướng tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không có gì ngăn nổi” 3 . Diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay (cuối năm 2008 đầu năm 2009) lại đặt công nhân vào những tình thế khó khăn, vất vả hơn bao giờ hết. Danh phận lịch sử đã từng được trao vào tay họ với quan niệm giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử hiện đại đang bị thách thức trước những v ất vả của cuộc sống. 1 Số liệu Viện nghiên cứu công nhân - Công đoàn Việt Nam, năm 2006 2 Số liệu Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng. Tổng Cục thống kê 2006 3 C.Mac va Ph. Ăngghen: Sđd, 1994 tr.4 8 Chính vì vậy, vấn đề thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay đang là vấn đề được chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đều quan tâm. Điều này càng thể hiện rõ khi Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh đã ra nghị quyết 08 – NQ/TU về công tác thanh niên trong tình hình hình mới và đã có nhiều phương án đầu tư, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề phát triển lực lượng thanh niên công nhân về mọi mặt. Nâng chất các chương trình hoạt động dành cho Đoàn viên – Thanh niên trong thời kỳ đổi mới, trong đó, hoạt động Đoàn TN CSHCM– Hội LHTNVN giữ vai trò căn bản. Từ thực tế đó, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất để quan tâm, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của công nhân. Đặc biệt, từ ngày 14 đến ngày 22 – 1 – 2008, tại Thủ đô Hà Nội, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa X cũng đã họp và đưa ra nghị quyết lần thứ 6 về việc “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để thấy rằng vấn đề giai cấp công nhân là một trong những quan tâm hàng đầu của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã có những ngh ị quyết, chỉ thị quan tâm đặc biệt đến giai cấp công nhân nhưng qua khảo sát nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng như qua sách báo cho thấy đa phần đối tượng công nhân đang bơ vơ không thuộc tổ chức nào. Bởi xuất thân của họ là những thanh niên rời quê hương ở miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam bộ vào thành phố mưu sinh và làm việc trong các công ty vốn nước ngoài vốn chỉ quan tâm đến hiệu qu ả sản xuất và lợi nhuận, tuyệt nhiên không quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của người công nhân. Thực tế là, đa phần công nhân xuất thân từ các vùng nông thôn, lên thành phố lao động kiếm sống, kỹ năng nghề nghiệp không được trang bị, mà hầu hết là lao động chân tay, cộng với đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn. Trong khi đó, “Tổ chức công đoàn trong nhà máy (nếu có) cũng chỉ là hình thức. Công đoàn không có khả năng bảo vệ hay chăm lo cho công nhân vì công đoàn ở Việt Nam không có sức mạnh thực tế như là Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hầu hết doanh nghiệp nước ngoài không có và họ cũng không muốn tổ chức công đoàn hay bất cứ tổ chức nào của nước ta tồn tại trong nhà máy của họ. Công đoàn rất dễ dàng bị vô hiệu hóa ở các doanh nghiệp tư nhân. Sau giờ làm việc về nhà trọ họ cũng biết bá víu vào ai; chính quyền địa phương coi họ là người ở nhờ, thậm chí họ bị coi là nguyên nhân gây ra mọi phiền toái cho địa phương. Mặc dù công nhân nhập cư là người mang nhiều lợi ích cho thành phố này, nhưng đã từ lâu thành 9 phố coi họ là người tạm trú, không có một chính sách nào ngang bằng địa phương (cư trú, học hành, chữa bệnh, mua xe, điện nước…) chứ không nói đến ưu tiên” 4 Các tổ chức chính trị xã hội khác như: Đoàn TNCS HCM, Hội LHTN, Hội LHPN…mặc dù đã có sự quan tâm đến đối tượng này nhưng cũng đang gặp lúng túng trong việc tìm ra cách thức tập hợp thanh niên công nhân. Qua số liệu của Đoàn các khu công nghiệp khu chế xuất TP.HCM về trường hợp khu chế xuất Tân Thuận, hiện này khu chế xuất Tân Thuận có khoảng 56.000 công nhân trên tổng số 114 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai. Trong khi đó v ề công tác xây dựng tổ chức tại đây vào thời điểm hiện nay (tháng 8/2007) thì Đoàn các khu công nghiệp khu chế xuất mới thành lập được 5 chi đoàn với tổng số 133 đoàn viên. Theo một cán bộ Đoàn các khu công nghiệp khu chế xuất thì đây là một cố gắng rất lớn của tổ chức Đoàn nhưng về lâu dài tính bền vững của các chi đoàn được thành lập tại khu chế xu ất không cao. Bởi có những vấn đề khó khăn của công nhân như thời gian (các doanh nghiệp tăng ca), nơi cư trú không ổn định, thu nhập thấp, nhất là người công nhân nhận thấy tham gia tổ chức đoàn mình được lợi gì trong khi áp lực mưu sinh luôn đè nặng tâm lý của những thanh niên xa quê này. Theo số liệu khảo sát tại 6 khu công nghiệp – khu chế xuất ở TP.HCM vào giữa năm 2005 của nhóm nghiên cứu do TS Phạm Đình Nghiệm chủ trì ch ỉ có 32,7% thanh niên công nhân lựa chọn các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ nơi họ đang làm việc đứng ra tổ chức các chương trình văn hóa tinh thần. Điều này các tổ chức đoàn thể chính thức chưa đủ sức hút thanh niên đến với tổ chức mình. Như thế, công nhân tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đa phần là những người không có tổ chức hay nói các khác các tổ chức chính thức của thanh niên đang gặp lúng túng việc xác định mô hình tập hợp thanh niên để chăm lo đời sống văn tinh thần cho công nhân. “Điều này làm cho họ bơ vơ càng bơ hơn, đương nhiên là họ sẽ rơi vào thảm cảnh trầm trọng hơn khi có những rủi ro xảy ra như tai nạn lao động mất việc, mất việc làm, đau ốm, hay sinh con nhỏ, hết tiền. Nói một cách khác vốn xã hội (social capital) của họ rất nghèo và mạng liên kết xã hội (social network) của họ rất mỏng. Vì vậy người công nhân mất phương h ướng, sa vào nhậu nhẹt, tình dục tự do, đánh nhau là chuyện dễ hiểu, bởi vì họ có biết làm gì sau giờ làm việc, không có gia đình bên cạnh, không có tổ chức nào đóng vai trò hướng dẫn, kiểm soát điều tiết, hay ít ra là có một tổ chức làm chỗ dựa về mặt tinh thần.” 5 Chính vì vậy, thời gian gần đây tại các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu xuất hiện các tổ chức phi chính thức của công nhân nhằm chia sẻ, tương hỗ những lúc họ gặp khó 4 Nguyễn Minh Hòa, “Vai trò của tổ chức trong việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần trong các khu công nghiệp tập trung tại TP.HCM”, kỷ yếu Hội thảo khoa học Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại các KCX – KCN TP.HCM, tháng 12 năm 2005, trang 87 5 Nguyễn Minh Hòa, tlđd, trang 89 10 khăn như hội đồng hương, các CLB, Đội, nhóm sở thích… Đây cũng là một xu hướng tất yếu của người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vốn luôn bấp bênh, cần đến một tổ chức làm chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp khó khăn, túng thiếu. Có thể nói, thực tiễn xã hội Việt Nam đang trong quá trình đổi mới kinh tế, ngành nghề thay đổi, nhưng sự thay đổi trong các đoàn thể, các hình thức tập hợp không theo kịp với với yêu cầu phát triển, ngành nghề. Một chừng mực nào đó, chính các tổ chức đoàn thể cũng thoát ly với thanh niên. Bởi cơ cấu, tầng lớp xã hội thay đổi, phong phú, đa dạng nhưng tổ chức tập thanh niên chưa đủ, chưa phù hợp với cuộc sống, nhu cầu thanh niên, chưa thật sự hấp dẫn, thu hút. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi một nguồn nhân lực trẻ cao về trí tuệ, vững vàng về chuyên môn, làm chủ khoa học kỹ thuật công nghệ, trong sáng về đạo đức, lối sống và cường tráng về sức khoẻ. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên phải góp phần tạo nên nguồn nhân lực đó, do đó càng có vai trò cấp bách và cần thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đoàn kết, tập hợp thanh niên có hiệu quả?. Như thế, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho các lọai hình và cách thức tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là một việc cần kíp trong lúc này nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề bức thiết mà thực tiễn xã hội đang đặt ra. 2. Mục tiêu của đề tài: - Nhận diện thực trạng hoạt động các tổ ch ức đoàn thể dành cho thanh niên công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp với những việc làm được cũng như chưa làm được, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của công nhân. - Đề xuất các loại hình cũng như cách thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tập thể hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, đồng thời là chỗ dựa tinh thần cho thanh niên công nhân xa quê đang làm việc tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. [...]... thức tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất một cách hiệu quả và hấp dẫn Các tổ chức đoàn thể nói chung chưa đa dạng về cách thức tổ chức, 11 nội dung, mô hình sinh hoạt để thật sự hấp dẫn để thu hút như đòi hỏi của thanh niên c Hiện nay, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu xuất hiện các loại hình tập hợp thanh niên công nhân không chính thức tỏ ra hiệu quả và thiết... giữa các địa bàn đồng thời từ đó có thể khái quát được bức tranh chung về các hình thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tâp thể và hiệu quả của các hình thức này (1) Quận 7 là nơi có KCN-KCX đầu tiên của thành phố: KCX Tân Thuận, các phong trào, hoạt động dành cho công nhân hiện nay đã đi vào chiều sâu và tạo được tiếng vang Tại các khu nhà trọ đã có sự xuất hiện của chi hội thanh niên nhà... trong các khu nhà trọ, tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa (các đội, nhóm sở thích)… có thể nói không gian đó là nơi làm việc, học tập, nơi cư trú và nơi sinh hoạt giải trí của thanh niên - Cấp độ tập hợp thanh niên: Mời gọi thanh niên tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức tại địa phương hoặc tại khu chế xuất, khu công nghiệp, tại doanh nghiệp, khu nhà trọ Thông qua các hoạt động phát hiện và. .. học và thực tiễn: Thực tiễn cho thấy việc tập hợp thanh niên công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở các khu nhà trọ đang là công tác hết sức thiết thực và cần thiết đối với các tổ chức đoàn thể trong tình hình hiện nay Những vấn đề về tập hợp thanh niên đã và đang nảy sinh những vấn đề phức tạp và đa dạng Việc nghiên cứu Nghiên cứu các loại hình và cách thức. .. gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu kết bạn - Công tác tập hợp thanh niên: Tập hợp thanh niên là quá trình tiếp cận, định hướng, vận động và tập hợp thanh niên tham gia vào các phong trào thanh niên do Đoàn, Hội tổ chức nhằm mục đích chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của thanh niên; đồng thời giáo dục ý thức giai cấp, giáo dục lý tưởng, tạo môi trường cho thanh niên. .. có trình độ văn hóa cấp 2, 3; số lượng thanh niên từ các tỉnh khác đến chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt trong các khu chế xuất, khu công nghiệp chiếm từ 70% - 80%, đa số là nữ, sống tập trung trong các khu nhà trọ của tư nhân, thông thường những khu nhà trọ này ở gần các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp; một số ít tại các khu nhà ở của công nhân do doanh nghiệp xây dựng - Tính chất lao động: chủ... cống hiến và trưởng thành; phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh - Không gian tập hợp thanh niên: Khi nói đến không gian tập hợp thanh niên là nói đến việc tập hợp thanh niên ở đâu? Có thể tập hợp thanh niên trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, trên địa bàn dân cư (theo phường, xã, khu phố,... ngoài quốc doanh) bao gồm: công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài Các loại hình doanh nghiệp này trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu công nghệ cao, các Hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Nói chung là các đơn vị kinh tế không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Đơn... loại hình và cách thức tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có một ý nghĩa nhất định trong việc nhận diện thực trạng họat động của các tổ chức đoàn thể dành cho công nhân và tìm mô hình giải pháp thích hợp cho việc tập hợp thanh niên thật sự hiệu quả và hấp dẫn Mặt khác, những kết quả nghiên cứu cũng có một ý nghĩa nhất định trong việc góp phần giúp cho các tổ chức chính trị... động dành cho công nhân vẫn chưa kịp định hình - Các cuộc khảo sát đã tiến hành: Thời gian tiến hành khảo sát đề tài tại địa bàn nghiên cứu được diễn ra từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2008 Trong đó tháng 3 và 4/2008, chúng tôi tiến hành tập trung khảo sát các thông tin định lượng qua bản hỏi, kết hợp với quan sát đời sống của thanh niên công nhân tại các khu nhà trọ và hỏi ý kiến một số công nhân về ý tuởng . về tập hợp thanh niên đã và đang nảy sinh những vấn đề phức tạp và đ a dạng. Việc nghiên cứu Nghiên cứu các loại hình và cách thức tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế. Hiệp Thanh niên Việt Nam 123 3.3 Thực trạng và cách thức tập hợp thanh niên vào các nhóm không chính thức tại các khu công nghiệp tập trung – khu chế xuấ t 129 3.3.1. Các nhóm không chính thức. thu ngày 29 tháng04 năm 2009) KHẢO SÁT CÁC LOẠI HÌNH VÀ CÁCH THỨC TẬP HỢP THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chủ nhiệm đề tài:

Ngày đăng: 07/02/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan