Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách việc làm ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

10 2.2K 0
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách việc làm ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHOA HÀNH CHÍNH HỌC ***** TIỂU LUẬN MÔN HỌC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Đề tài: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách việc làm ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Hải Học viên thực hiện : Nguyễn Quốc Cường Lớp : Cao học HCC 16M 1 Huế, tháng 01/2013 Nhận thức mới về phát triển trong thế giới hiện đại khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và cũng là động lực mạnh nhất của mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế; Chính sách trung tâm của thời đại chúng ta là chính sách con người và sự tham gia của con người vào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội. Hệ thống chính sách xã hội, trong đó có chính sách giải quyết việc làm phải dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coi trọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng của con người. 1.Ý nghĩa của chính sách giải quyết việc làm. Chính sách giải quyết việc làm không chỉ bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, mà còn trực tiếp góp phần củng cố và nâng cao chất lượng, sức mạnh kinh tế của đất nước. Mọi người có việc làm, có thu nhập sẽ đảm bảo cuộc sống hàng ngày; từ đó xây dựng một xã hội phát triển tương đối đồng đều, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa phụ nữ và nam giới, giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo, giữa người có hoàn cảnh bất lợi, rủi ro với người có hoàn cảnh thuận lợi. Giải quyết việc làm còn là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội đồng thời là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người. Giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người. 2 A Lưới là một huyện biên giới duy nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, là địa bàn có vị trí chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Trong điều kiện một huyện nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do thi công 03 công trình thủy điện và các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội; nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm chưa được sử dụng hết là một sức ép rất lớn về việc làm. Do vậy, giải quyết việc làm là một yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của huyện. 2.Thực trạng thực hiện chính sách việc làm ở A Lưới những năm gần đây (2007-2012). 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện A Lưới là 123.273,19 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 98.408,6 ha; Đất phi nông nghiệp 5.459,79 ha; Đất chưa sử dụng: 19.404,8 ha. Huyện có 20 xã, thị trấn, dân số 46.065 người, dân tộc thiểu số chiếm 75,5%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 13,5%/năm. Năm 2012: Tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 40,7%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 37,3%; dịch vụ, du lịch 22 %. Tỷ lệ hộ dùng điện 99,6%; Tỷ lệ độ che phủ rừng 81,3%; Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh 82,7%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế 100%; Tỷ lệ huy động các cấp học đến trường đạt từ 85-99%; Tỷ lệ hộ nghèo 16,88%, cận nghèo 13,25%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,56%. Tạo việc làm mới hàng năm 300-320 người. 2.2 Thực trạng thực hiện chính sách việc làm. Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống Kê và phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện A Lưới hàng năm, kết quả như sau: 2.2.1 Số lượng dân số và lao động. STT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2012 3 1 Dân số trung bình Người 41.717 45.921 2 Nguồn lao động (trên 15 tuổi) - Tỷ lệ so với dân số Người % 26.365 63,20 28.884 62,90 3 Lao động trong độ tuổi - Tỷ lệ so với dân số Người % 18.928 45,37 20.499 44,63 Như vậy, nguồn lao động chiếm tỷ lệ khá cao so với dân số (khoảng 63%), trong đó lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 45%, đây là yếu tố cơ bản để phát triển, đồng thời cũng là sức ép lớn về việc làm. 2.2.2 Chất lượng lao động. Trong số 20.499 lao động trong độ tuổi thống kê năm 2012, chia theo trình độ văn hóa, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau: * Trình độ văn hóa: - 36,7% tốt nghiệp THPT - 43,6% tốt nghiệp THCS - 6,5% tốt nghiệp tiểu học - 13,2% chưa tốt nghiệp tiểu học. * Trình độ chuyên môn kỹ thuật: - 74,1% lao động phổ thông. - 11,3 % công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. - 9,4% trung cấp. - 5,2 % cao đẳng, đại học và trên đại học. 4 Như vậy, nguồn lao động của huyện không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (74,1%). Số người có trình độ trung cấp trở lên chiếm 14,6% nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành Giáo dục, Y tế, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, khối Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang. Công nhân có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp (11,3%) nên lực lượng lao động chưa trở thành động lực thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2.3 Thực trạng lao động việc làm. STT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2012 1 Lao động trong độ tuổi Người 18.928 20.499 2 Số người có việc làm - Đủ việc làm Tỷ lệ - Thiếu việc làm Tỷ lệ Người Người % Người % 12.651 9.373 49,52 3.278 17,32 14.232 10.958 53,45 3.274 15,98 3 Số người không có việc làm Tỷ lệ Người % 6.277 33,16 6.267 30,57 Như vậy, sau 5 năm, tỷ lệ số người có việc làm có tăng nhưng không đáng kể (chiếm 53,45%), số người thiếu việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao (15,98%); Số người thất nghiệp còn rất lớn, chiếm 30,57%. Với sự nổ lực của các cấp, các ngành, trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 1.581 người, bình quân 316 người/năm. Trong 10.958 người có đủ việc làm năm 2012; số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 2.993 người, chiếm 27,31%. Bao gồm: - Ngành Giáo dục: 1.214 người. 5 - Ngành Y tế : 342 người. - Lực lượng vũ trang (Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện, 4 Đồn Biên phòng, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92): 402 người. - Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: 202 người - Các cơ quan cấp Trung ương, cấp tỉnh đóng trên địa bàn: 187 người. - Cán bộ, công chức cấp xã: 490 người. - Các Hội đặc thù: 21 người. - Doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: 135 người. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách việc làm. 3.1 Những thuận lợi. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về lao động, việc làm. Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” . Trên địa bàn huyện A Lưới, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 134, 135, 160, 167, 33…làm cho bộ mặt các vùng nông thôn cũng có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ huyện đến xã đã rất quan tâm đầu tư để phát triển về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, y tế, văn hoá, giáo dục,… từ đó đã giúp cho đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 1837/QĐ- UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010 về việc thành lập Trung tâm dạy nghề A Lưới. Đồng thời phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới kết hợp cải tạo nâng cấp Trung tâm dạy nghề A Lưới (giai đoạn 1) tại xã Sơn Thủy, với diện tích 5.600 m 2 ; kinh phí đầu tư 7.180 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình mục 6 tiêu quốc gia. Cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu được tăng cường đảm bảo về chất lượng và đủ về số lượng. 3.2 Những khó khăn. Trong triển khai thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do một số đặc điểm, đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn, miền núi, người dân tộc thiểu số, cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp chưa chuyển sang sản xuất hàng hóa. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống chưa phát triển. Vị trí địa lý của huyện A Lưới không thuận lợi, nhiều đồi núi cao, hiểm trở, xa trung tâm thành phố Huế, giao thông đi lại rất khó khăn; đất đai bạc màu, ảnh hưởng chất độc hóa học trong chiến tranh để lại. Hiệu quả các ngành sản xuất kinh doanh còn thấp, công nghiệp chưa phát triển, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp chủ yếu tự cung, tự cấp. Chất lượng lao động còn hạn chế, lao động phổ thông chiếm đại bộ phận. Tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số là ngại đi xa gia đình để tìm kiếm việc làm; muốn trả lương lao động theo ngày nên một số doanh nghiệp không muốn sử dụng. Người lao động chưa hiểu đúng và đầy đủ quan niệm về việc làm, còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước. Công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng đào tạo có mặt còn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động và yêu cầu của nền sản xuất xã hội. 7 Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, vấn đề lao động, việc làm chưa được đề cập đúng vị trí, chưa coi trọng việc tạo chỗ việc làm mới là một chỉ tiêu quan trọng. Không có các nhà đầu tư đến đầu tư tại địa bàn do điều kiện khó khăn, xa trung tâm thành phố. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại. 4. Giải pháp thực hiện chính sách việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn, cụ thể là thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách giải quyết việc làm cho người lao động trong đó có lao động nông thôn miền núi, các cấp ban ngành có liên quan cần tăng cường quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau: Một là, Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước, cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm được thông tin về đào tạo nghề và khả năng giải quyết việc làm sau học nghề để thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động nông thôn miền núi. Chỉ khi người dân hiểu rõ, nhận thức đúng về dạy nghề trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình thì họ mới tích cực tham gia học nghề. Hai là, Đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội; đào tạo nâng cao chất lượng lao động; xuất khẩu lao động; xây dựng chính sách khuyến khích dạy nghề. Ba là, Để thực hiện thì các chính sách dạy nghề - việc làm được triển khai nhanh, có hiệu quả đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phân công rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan và phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. 8 Bốn là, Huy động được sự tham gia tích cực, hiệu quả của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động và người lao động, đồng thời cần nắm chắc nhu cầu lao động cần đào tạo cho mỗi loại nghề; huy động sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi trong việc xác định nhu cầu, tổ chức dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, bao tiêu sản phẩm hàng hóa. Năm là, Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề huyện; cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu phải được tăng cường về chất lượng và đủ về số lượng. Sáu là, Lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, đặc biệt là gắn chặt với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Bảy là, Tạo điều kiện về đất đai, thủ tục hành chính… để huy động mọi nguồn lực tài chính của các tổ chức, cá nhân, nguồn vốn tín dụng đầu tư vào địa bàn, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tám là, Công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các “khâu” và ở tất cả các cấp từ huyện đến xã. KẾT LUẬN Với một huyện vùng cao biên giới và nền kinh tế còn kém phát triển như huyện A Lưới thì vấn đề giải quyết việc làm còn gặp rất nhiều khó khăn, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, sự phối hợp từ trên xuống dưới để tháo gỡ dần những khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện. Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động sẽ giảm được tỉ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội, giảm tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, đồng thời người dân sẽ có thêm thu nhập để nâng cao đời sống, 9 gắn bó với bản làng, quê hương, góp phần ổn định tuyến biên giới Việt Nam – Lào, thúc đẩy kinh tế -xã hội huyện phát triển bền vững./. 10 . CHÍNH KHOA HÀNH CHÍNH HỌC ***** TIỂU LUẬN MÔN HỌC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Đề tài: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách việc làm ở huyện A Lưới, tỉnh. người. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách việc làm. 3.1 Những thuận lợi. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về lao động, việc làm. Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Chính. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm. Theo số liệu điều tra c a Chi cục Thống Kê và phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện A Lưới hàng năm, kết quả như sau: 2.2.1 Số lượng dân số và

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan