tiểu luận về công tác hội quần chúng và tổ chức phi chính phủ

24 2.1K 8
tiểu luận về công tác hội quần chúng và tổ chức phi chính phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………… 2 I. Nhận thức chung 5 1. Khái niệm 5 1.1. Quản lý nhà nước 5 1.2. Hội quần chúng 5 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng 6 2. Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hội quần chúng có chất lượng 7 II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng 8 1. Tình hình tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng 8 1.1. Tình hình tổ chức 8 1.2. Tình hình hoạt động 12 1.3. Ưu điểm, hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các hội 17 1.3.1. Ưu điểm…………………………………………………………… 17 1.3.2. Hạn chế………………………………………………………… 17 2. Ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng…………………………………………………………… 18 2.1. Ưu điểm…………………………………………………………… 18 2.2. Hạn chế……………………………………………………………… 19 3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế………………………………… 19 3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được………………………… 21 3.2. Nguyên nhân của những hạn chế…………………………………… 21 II. Một số kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng…………………………………………………. 22 Kết luận……………………………………………………………… 24 1 Lời mở đầu Tiềm lực và sức mạnh của nhân dân là vô bờ bến. Tiềm lực ấy một khi được khơi dậy và tập hợp trong một tổ chức tự nguyện dưới sự lãnh đạo của Đảng thì có thể tạo ra sức mạnh ngàn lần, vượt qua mọi khó khăn thử thách, góp phần đưa dân tộc và đất nước tiến lên vững bền. Ngay từ khi ra đời, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định các tổ chức tự nguyện nhân dân luôn có vai trò quan trọng. Các hội quần chúng được xem là lực lượng tập hợp sức mạnh quần chúng rất mạnh mẽ. Trong giai đoạn đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta càng chú trọng đến công tác phát huy sức mạnh và quản lý các hội quần chúng. Thành phố Đà Nẵng được Bộ Chính trị xác định là thành phố trung tâm của miền Trung thể hiện ở Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lợi thế về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm; trong hoà bình, nhân dân Đà Nẵng cần cù, thông minh, sáng tạo xây dựng thành phố ngày càng phát triển hiện đại, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy quá trình khai thác các nguồn lực của các thành phố Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan sẽ tạo cơ hội cho Đà Nẵng phát huy điều kiện vị trí địa lý để phát triển. Trình độ dân trí, lao động của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với mức trung bình của cả nước đã tạo điều kiện và cơ hội để Đà Nẵng chuyển đổi công nghệ sản xuất tiên tiến. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ nhiều nhà khoa học, nơi tập trung các các cơ sở đào tạo của miền Trung, đứng thứ 4 về số giáo viên, thứ 3 về số sinh viên trong số 5 thành phố lớn của Việt Nam. Hàng năm các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung. 2 Cơ sở vật chất của các ngành sản xuất được quan tâm phát triển đúng mức. Các khu công nghiệp mới được hình thành, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, công nghệ sản xuất được thay thế bằng công nghệ tiên tiến và đang diễn ra nhanh chóng. Lực lượng kinh tế tư nhân đã phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh, doanh nghiệp tư nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động tăng cao, quy mô kinh tế không ngừng phát triển. GDP bình quân đầu người của Đà Nẵng đứng thứ 4/64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vai trò, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi đó đã tác động mạnh đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn thành phố; tạo ra những điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu của cộng đồng về sự phát triển đa dạng, phong phú theo sở thích, ngành nghề, lĩnh vực, giới và các xu hướng xã hội khác; đáp ứng và thúc đẩy sự năng động tích cực của cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng gắn bó với nhau trong một tổ chức hòa bình, hòa hợp tâm lý, hòa hợp lợi ích phát triển. Từ đó, thông qua vai trò của các tổ chức hội, đã huy động, tập hợp đông đảo các thành phần, nguồn lực xã hội khác nhau tham gia, đóng góp tích cực vào việc quản lý cộng đồng, phát triển xã hội. Vì vậy, những năm qua, sự phát triển và vai trò của tổ chức xã hội đối với sự phát triển xã hội trên địa bàn thành phố chuyển biến khá mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một thành phố Đà Nẵng năng động, phát triển, giàu mạnh, văn minh. Tuy nhiên xu hướng phát triển đó đặt ra yêu cầu rất cao trong công tác quản lý hiệu quả đối với các hội. Để có cái nhìn rõ hơn về các hội quần chúng trên địa bàn thành phố, tôi thực hiện tiểu luận “Nâng cao hiệu quả quản lý các hội quần chúng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay”. Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là các hội quần chúng, cụ thể là các hội quần chúng được thành lập theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ- CP ngày 25/9/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, hoạt 3 động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, không phải các hội hoạt động tự phát như hội đồng hương, câu lạc bộ, hội dòng tộc,… Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, trong đó chú trọng nghiên cứu các hội hoạt động trong phạm vi thành phố. I. Nhận thức chung 1. Khái niệm 1.1. Quản lý nhà nước 4 Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trình tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định. Theo đó, ta có thể hiểu quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước có chủ thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đối tượng quản lý của nhà nước là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước. Phạm vi của quản lý nhà nước là trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại gia nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, quản ý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.2. Hội quần chúng Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó còn có loại hình tổ chức hội quần chúng. 5 Hội quần chúng là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. Với định nghĩa đó, hội gắn với năm nguyên tắc hoạt động cơ bản là: Tự nguyện; tự quản; Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội). Các tổ chức hội quần chúng có vị trí, vai trò quan trọng trong mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc, trong vận động, tập hợp hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng Hoạt động quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng do các cơ quan trong bộ máy nhà nước có chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp thực hiện. Đối tượng quản lý của nhà nước là các hội quần chúng hoạt động trong phạm vi cả nước, tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường xã. Phạm vi là trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà các hội hoạt động: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Mặc dầu các hội quần chúng không nằm trong hệ thống chính trị song vẫn hoạt động dưới sự quàn lý của Nhà nước, hoạt động quàn lý nhà nước đối với các hội quần chúng mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu. 6 Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng gồm các nội dung sau: - Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội; - Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành pháp luật về hội; - Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội; - Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội; - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hội; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội; - Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội; - Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Các nội dung trên được Nhà nước phân định rõ trách nhiệm quản lý đối với từng cơ quan, ban, ngành để các hội quần chúng hoạt động đảm bảo tuân thủ pháp luật. 2. Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hội quần chúng có chất lượng - Trong xã hội do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích nhân dân là động lực trực tiếp thì công tác vận động nhân dân chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo đảm và đáp ứng được trên thực tế nhu cầu tập hợp, hoạt động xã hội của nhân dân. Quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng có hiệu quả sẽ giúp phát huy được sức mạnh của quần chúng và quyền làm chủ của nhân dân, huy động được đông đảo các lực lượng quần chúng tham gia các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 7 - Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề dân chủ hóa xã hội càng là một yêu cầu tất yếu. Do đó, các tổ chức hội quần chúng sẽ có xu hướng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về số lượng, phong phú về hình thức, đa dạng về phương thức hoạt động và ngày càng có tác động, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, quản lý hội quần chúng có hiệu quả sẽ giúp các hội hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng 1. Tình hình tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng 1.1. Tình hình tổ chức Từ khi thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển nhanh, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết theo hướng tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở bước đầu đã có kết quả, có tác dụng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Năm 2003 Thành phố Đà Nẵng vinh dự được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 theo Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Chính trị có Nghị quyết số 33 NQ/TW ngày 16/10/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo đó, sự phát triển đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cũng như nhu cầu phong phú, đa dạng của các tầng lớp nhân dân đã tác động mạnh đến nhu cầu hình thành, thu hút, tập hợp các thành phần xã hội theo sở thích, ngành nghề, lĩnh vực, giới và các xu hướng xã hội trong các tổ chức hội. Đặc biệt, sau khi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực, do các quy định về nguyên tắc thành lập, tổ chức, hoạt động và quy trình, thủ tục được cụ thể, rõ ràng hơn nên 8 số lượng tổ chức hội được thành lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng nhanh. Việc đề nghị của công dân, tổ chức cũng như tiếp nhận, thẩm định, cho phép thành lập, quản lý hoạt động các tổ chức hội trên địa bàn thành phố đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biểu mẫu hướng dẫn quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cũng như các quy định của pháp luật khác có liên quan trên từng lĩnh vực cụ thể mà tổ chức hội hoạt động. Tính đến ngày 31/7/2011, tại thành phố Đà Nẵng có 552 hội, trong đó 128 hội hoạt động trong phạm vi toàn thành phố, 102 hội hoạt động hoạt động trong phạm vi 07 quận, huyện và 322 hội hoạt động hoạt động trong phạm vi 56 phường, xã Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2012, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tất cả 552 tổ chức hội hoạt động trên cả 03 phạm vi thành phố, quận, huyện và phường, xã. Trong tổng số 552 tổ chức hội hiện có thì hội hoạt động trên phạm vi thành phố có 128 tổ chức, chiếm tỉ lệ 23%; hội hoạt động trên phạm vi quận, huyện có 102 tổ chức, chiếm tỉ lệ 18% và hội hoạt động trên phạm vi phường xã có 322 tổ chức, chiếm tỉ lệ 59%. Biểu đồ số lượng hội hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (tính đến tháng 7 năm 2012) 9 128 102 322 Biểu đồ cơ cấu tổ chức hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo 03 phạm vi hoạt động (tính đến tháng 7 năm 2012) Những năm gần đây, số lượng tổ chức hội gia tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là các tổ chức hội hoạt động trên phạm vi thành phố và hội hoạt động trên phạm vi phường, xã, hội hoạt động trên lĩnh vực xã hội từ thiện và hội hoạt động theo nghề nghiệp. Một mặt, do quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức hoạt động của hội được cụ thể hơn, mặt khác do nhu cầu và các nguồn lực xã hội ngày càng phong phú, đặc biệt là nhu cầu hoạt động hội trong cộng đồng dân cư ở phường, xã và nhu cầu hợp tác, liên kết, hỗ trợ nghề nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trong phạm vi thành phố, nhu cầu huy động nguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, giúp đỡ gia đình chính sách, hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội khác nên số lượng tổ chức, công dân đề nghị thành lập ngày càng nhiều. Năm 2004, toàn thành phố có 302 tổ chức hội thì đến tháng 7 năm 2012 có 552 hội, tăng 250 hội (tăng gần 83% so với năm 2004). Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 201 0 201 1 7/2012 Hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn thành phố 92 97 104 107 109 115 119 124 128 10 59 % 23 % 18 % [...]... Dấu ấn rõ nhất trong công tác tuyên truyền, vận động của hoạt động hội trong năm qua là ngoài các hoạt động trong các đại hội, lễ kỉ niệm, nhiều tổ chức hội đã chủ động tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, tổ chức vả hoạt động hội, đây cũng chính là diễn đàn để những người làm công tác quản lý hội nắm bắt tình hình tư tưởng, nhận thức và ghi nhận những đóng góp của các hội trong sự phát triển... lãnh đạo hội, xây dựng đội ngũ cán bộ hội nhiệt tình, tâm huyết, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực hội mà mình tự nguyện tham gia - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hội để có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý hội quần chúng Kết luận Hội quần chúng là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên,... cho hội viên có điều kiện tham gia sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật… Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thường xuyên duy trì các cuộc vận động sáng tác trên các lĩnh vực văn, thơ, hội họa, điêu khắc Tổ chức Trại Điêu khắc quốc tế Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Cựu giáo chức và các hội khác tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, tổ chức cho hội viên và quần chúng. .. mạnh dạn giao cho hội thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội nên chưa giúp hội khẳng định được vai trò với xã hội 21 - Mối quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị xã hội với các hội quần chúng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong các hội quần chúng - Công tác quản lý hội vẫn còn khó khăn do số lượng hội nhiều và ngày càng gia... nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ được các tổ chức hội, đặc biệt là các hội nghề nghiệp quan tâm, tổ chức và có những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực khác nhau Trong đó, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật đã thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, phản biện các đề tài, đề án trên các lĩnh vực; phối hợp tổ chức hội thi... 25/9/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ hội và Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 19/5/2011 của Chủ tịch UBND thành phố ban hành quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước trên các lĩnh vực liên quan và tuyên truyền vận động hội viên thực hiện các nhiệm vụ, điều lệ hội Dấu ấn rõ... tổ chức hội, đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo hội viên - Các cấp chính quyền đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để hội hoạt động - Việc đưa một số tổ chức hội hoạt động trong phạm vi thành phố vào khối thi đua đã trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của các hội. .. công tác đối ngoại vận động tài trợ của các tổ chức hội Các hội đã chủ động, tích cực tìm kiếm và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ có yếu tổ nước ngoài như VNAH (Viet Nam Assistance for the Handicapped), Save the Children, Đông Tây hội ngộ của Mỹ; tổ chức Care the people của Ý; Siloam Chritian Ministries của Anh; La Goutte D'eau của Pháp; Bilan của Bỉ, Kết quả từ công tác. .. nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Về việc xác định hội có chính sách đặc thù và chính sách hỗ trợ cho các hội Sau khi Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thù và Quyết định số 30/2010/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữa chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, UBND thành... hội địa phương - Công tác hướng dẫn, kiểm tra các hội hoạt động và giải quyết chế độ được kịp thời Trong năm 2011, Sở Nội vụ thành phố đã tổ chức một lớp tập huấn công tác hội đối với cán bộ lãnh đạo hội hoạt động trong phạm vi thành phố Đà Nẵng và phối hợp với các hội tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các hội hoạt động trong phạm vi quận, huyện, phường, xã 2.2 Hạn chế - Công tác theo dõi trên . cứu chính của tiểu luận là các hội quần chúng, cụ thể là các hội quần chúng được thành lập theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ- CP ngày 25/9/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và. Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó còn có loại hình tổ chức hội quần chúng. 5 Hội quần chúng là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng. các hội quần chúng 8 1. Tình hình tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng 8 1.1. Tình hình tổ chức 8 1.2. Tình hình hoạt động 12 1.3. Ưu điểm, hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các hội

Ngày đăng: 07/02/2015, 19:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan