Thể chế nhà nước, những yêu cầu để hoàn thiện thể chế nhà nước ở nước ta hiện nay

10 1.4K 5
Thể chế nhà nước, những yêu cầu để hoàn thiện thể chế nhà nước ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vấn đề 3: Thể chế Nhà nước, những yêu cầu để hoàn thiện thể chế Nhà nước ở nước ta hiện nay? Trong lịch sử tư tưởng và hiện thực của nhân loại, từ khi có giai cấp, đấu tranh giai cấp, xã hội hình thành hình thành nên Nhà nước; thì vấn đề tổ chức và thực thi có hiệu quả quyền lực nhà nước là vấn đề khó khăn và phức tạp nhất trong lĩnh vực chính trị. Nhà nước dù ở trong tay một nhóm người, một giai cấp hay một liên minh giai cấp bao giờ cũng đòi hỏi phải được tổ trên cơ sở vừa tập trung được quyền lực vừa giám sát được quyền lực, bảo đảm thể chế Nhà nước trở thành một chủ thể thống nhất. Nhà nước - quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Thể chế theo nghĩa hẹp là những qui định, qui phạm, theo nghĩa rộng là các qui định, qui phạm, nguyên tắc, luật lệ (các định chế) và các tổ chức bộ máy quyền lực hành xử theo định chế. Thể chế Nhà nước, trụ cột của hệ thống tổ chức quyền lực cần được xem xét từ hai giác độ. - Giác độ bản chất: Thể chế nhà nước đề cập tới tính chất cai trị, điều hành một nhà nước thông qua những biện pháp nhất định, trong đó biện pháp cưỡng chế là biện pháp đặc quyền của nhà nước. Từ giác độ này, khi đề cập tới vấn đề tăng cường và củng cố thể chế nhà nước cần thiết phải tăng cường pháp chế cũng như tăng cường giáo dục đạo đức cho công dân. - Giác độ cơ cấu: Thể chế nhà nước được xem xét từ khía cạnh tổ chức bộ máy, định rõ các vị trí, thẩm quyền chức năng của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Vì vậy, khi nói tới vấn đề cải cách, đổi mới thể chế thì vấn đề ưa tiên là cải cách về cơ cấu tổ chức. Theo đó, có thể xác định rõ chức năng cơ cấu bộ máy, bổ sung sửa đổi những chế định pháp lý phù hợp với chức năng, định ra một cách cụ thể những nhiệm vụ cho từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước. 1 Nhà nước là một tổ chức quyền lực, một thể chế quyền lực nổi bật trong các thiết chế của xã hội chính trị. Nhà nước XHCN là một nhà nước kiểu mới, một hình thái lịch sử mới của nhà nước, một kiểu nhà nước quá độ, "một nửa" nhà nước, một nhà nước "không còn theo nghĩa đen" trực tiếp nữa. Đó là nhà nước tất yếu đi tới chỗ tiêu vong. Nó sẽ tiêu vong bằng cách "tự tiêu vong" khi sức mạnh của kinh tế, của sản xuất cho thấy, nó đã đi hết lôgíc của nó và nó trở nên thừa, không thể không tự tiêu vong được, cho dù quá trình này diễn ra hết sức lâu dài. Quyền lực là đặc trưng cơ bản, điển hình của chính trị, là vấn đề trung tâm của chính trị và cách mạng chính trị. Do đó, Nhà nước tập trung đầy đủ, trực tiếp nhất của quyền lực trong xã hội chính trị. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại; sức mạnh quyền lực bao giờ cũng do sức mạnh kinh tế, cái giá đỡ vật chất - kinh tế chi phối, quyết định. Do đó, Nhà nước là sinh khí, là tính hiện thực của chính trị. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị nổi bật nhất trong những nội dung và hình thức biểu hiện của quyền lực chính trị, của xã hội chính trị. Những nội dung cơ bản của thể chế nhà nước bao gồm: nguyên tắc tổ chức Nhà nước; hệ thống các cơ quan Nhà nước và nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước. Ở các nước có chế độ xã hội khác nhau thì có thể chế nhà nước khác nhau. Ngoài ra, thể chế nhà nước còn phụ thuộc vào đặc điểm tình hình của phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống dân tộc, tương quan lực lượng giai cấp bên trong mỗi Nhà nước. - Về nguyên tắc tổ chức Nhà nước: Trong lịch sử thường tồn tại hai nguyên tắc tổ chức Nhà nước khác nhau là nguyên tắc phân quyền và nguyên tắc tập quyền. Tư tưởng tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyền đã có từ thời cổ đại Hy Lạp do Aritxtốt đề xướng. Đến thời kỳ cận đại, nhà tư tưởng Anh là J. Lốccơ và các nhà tư tưởng Pháp là Môngtetxkiơ và J.Rútxô đã tuyên truyền nguyên tắc phân quyền. Thuyết phân quyền được hoàn chỉnh trong cuộc 2 đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên quyền độc đoán, thiết lập quyền lực của giai cấp tư sản. Theo nguyên tắc phân quyền thì quyền lực được phân chia thành: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Các quyền này độc lập chế ước lẫn nhau (tam quyền phân lập). Trong đó có quyền lập pháp thuộc về Quốc hội (Nghị viện ) được lập ra qua phổ thông đầu phiếu, quyền hành pháp thuuộc về chính phủ và quyền tư pháp thuộc về tòa án. Nguyên tắc phân quyền là một bước tiến bộ của lịch sử so với chế phong kiến chuyên chế, nhờ đó đã hình thành thiết chế dân chủ tư sản. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm do sự ngang bằng và chế ước lẫn nhau về quyền lực giữa ba cơ quan nói trên dễ dẫn tới xung đột quyền lực trong nội bộ bộ máy nhà nước gây mất ổn định chính trị mỗi khi chúng có sự bất đồng nào đó. Nguyên tắc tập quyền gắn liền với tư tưởng cho rằng quyền lực nhà nước gắn bó với một chủ thể không thể phân chia – chủ quyền của nhân dân. Quyền lực của nhân dân được thể hiện và thực hiện tập trung thống nhất vào một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân đó là Quốc hội (Nghị viện). Mọi cơ quan Nhà nước khác đều do cơ quan quyền lực nhà nước này thành lập, giao nhiệm vụ và phải chịu sự giám sát của nó. Tất cả các Nhà nước XHCN đều tổ chức trên nguyên tắc này. Việc tổ chức quyền lực theo nguyên tắc này đã loại bỏ được nhược điểm của cách tổ chức Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền ở chổ nó cho phép cơ quan dân cử (Quốc hội) có chủ quyền toàn vẹn đối với các cơ quan nhà nước khác (hành pháp, tư pháp). Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc tập quyền cần phải có sự phân công thẩm quyền một cách rõ ràng, hợp lý, nhất là giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có như vậy mới tránh được tổ chức bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, quan liêu, lạm quyền, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. 3 - Hệ thống các cơ quan Nhà nước: Bộ máy Nhà nước được tổ chức thành hệ thống các cơ quan nhằm thực hiện các chức năng thống trị chính trị và chức năng công quyền. Bất kỳ một Nhà nước nào cũng phải thành lập một hệ thống các cơ quan Nhà nước, tùy theo tính chất và nội dung nhiệm vụ mà các cơ quan Nhà nước có hình thức và hoạt động khác nhau. Hiện nay, nhìn chung trên thế giới có các loại hình cơ quan Nhà nước sau: + Các cơ quan lập pháp): Quốc hội (Nghị viện), các cơ quan dân cử địa phương (theo hệ thống dọc – Hội đồng nhân dân các cấp,… ). + Các cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ quản lý chuyên ngành, các ủy ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc chính phủ (văn phòng chính phủ, Ban tổ chức Chính phủ…), hệ thống các cơ quan hành pháp ở địa phương (ủy ban nhân dân các cấp…) + Các cơ quan tư pháp: hệ thống tòa án các cấp, hệ thống các cơ quan kiểm sát (công tố), các cơ quan tư pháp khác. Toàn bộ các cơ quan này tạo thành bộ máy Nhà nước, hoạt động của chúng nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. - Những nguyên tắc hoạt động của Nhà nước: Căn cứ vào bản chất giai cấp, vào sự tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội; đồng thời căn cứ vào truyền thống dân tộc mà mỗi Nhà nước có những nguyên tắc hoạt động khác nhau. Song nhìn chung, hoạt động của các Nhà nước bao giờ cũng phải tuân theo các nguyên tắc chung như sau: Bảo đảm địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền ( và của nhân dân trong điều kiện CNXH). Đảm bảo duy trì và phát triển chế độ, trấn áp sự phản kháng của giai cấp và các lực lượng thù địch. Vai trò của thể chế nhà nước thể hiện ở vị trí độc quyền kiểm soát lãnh thổ, thay mặt toàn xã hội thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại, làm luật, các hoạt động điều tiết cần thiết cho toàn xã hội, thu thuế, các khoản thu khác, quyền kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các chuẩn mực pháp lý khác quyền sử dụng cưỡng bức thể chất và các hình phạt khác. 4 Sự phát triển của thể chế Nhà nước trong tương quan tác động của các chủ thể chính trị diễn ra chủ yếu trong sự phát triển của các tổ chức và hoạt động Nhà nước, trong từng cơ cấu (lập pháp, hành pháp và tư pháp) của thể chế Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, sự tác động của các đảng chính trị đối với Nhà nước được hình thành trong quá trình đấu tranh chính trị lâu dài với những mục tiêu và cơ chế tác động cụ thể. Trong quá trình đó nó đã rút ra được bài học có tính nguyên tắc. Sau nữa, được hợp pháp hóa bằng cơ chế tác động trên cơ sở hiến pháp của mỗi quốc gia và các đạo luật ban hành, các đảng chính trị tác động vào tất cả các cơ quan của thể chế Nhà nước, vào lĩnh vực tổ chức, vận hành và kiểm soát. Điều đó thể hiện trong cơ chế tác động các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp qua việc thể chế hóa mục tiêu chính trị của các đảng chính trị (cương lĩnh, đường lối…) thành hiến pháp, pháp luật; gây ảnh hưởng trong quá trình cơ quan Nhà nước quyết định các vấn đề về luật pháp, về nhân sự, tài chính, những vấn đề đối nội và quan hệ quốc tế… Tác động của các tổ chức chính trị - xã hội khác đối với thể chế Nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau có sự khác nhau, song nói chung có một số đặc trưng phổ quát là chúng can thiệp vào xã hội từ các khía cạnh khác nhau của sự hình thành và vận hành của thể chế Nhà nước. Sự can thiệp ở đây có thể ảnh hưởng hoặc tích cực hoặc tiêu cực đối với Nhà nước. Sự can thiệp thường có tính cục bộ. Nghĩa là, trước hết nó tác động đến Nhà nước từ một mục tiêu của một nhóm lợi ích chứ không thay mặt cho toàn xã hội. Sau nữa, sự can thiệp chỉ nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó như một sức ép để Nhà nước có thể (hoặc không) điều chỉnh chính sách có lợi cho họ. Nhìn chung, các tổ chức xã hội, theo quá trình phát triển của chúng, có khả năng, nhu cầu và quy mô tác động khác nhau đến thể chế Nhà nước. Vì vậy, tham gia vào các hoạt động của hệ thống chính trị như một cơ cấu hay đứng ngoài cơ cấu phụ thuộc vào vị trí chính trị - xã hội của mỗi tổ chức. Để nâng cao hiệu quả việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam chúng ta cần phải xác định rõ vấn đề Nhà nước pháp quyền 5 như thế nào ? Mô hình Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước riêng biệt trong lịch sử mà chỉ là trình độ phát triển hiện đại của bản thân nhà nước, một khi pháp luật được tôn trọng, được coi là tối thượng trong quản lý nhà nước và xã hội. Pháp luật là công cụ quan trọng bậc nhất và có vai trò quyết định trong quản lý nhà nước. Pháp luật đồng thời kiểm soát các hoạt động của nhà nước, cả hành vi của công chức nhà nước. Đảng Cộng sản cầm quyền thực hiện vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với pháp luật, tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật là hình thức quy định hành lang vận động của dân chủ, là giới hạn tất yếu của dân chủ và tự do đối với mọi chủ thể, mọi tổ chức và mọi cá nhân công dân trong một xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền XHCN và dân chủ XHCN hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền làm chủ và dân chủ cho nhân dân lao động - chủ thể gốc của quyền lực. Nhân dân lao động làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, đó là địa vị chính trị, pháp lý của người chủ. Sự phát triển lành mạnh của nhà nước pháp quyền và dân chủ còn đảm bảo và tạo điều kiện cho chủ thể - nhân dân lao động phát triển các năng lực dân chủ của mình bằng cách tham gia có hiệu quả vào hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát nhà nước của mình. Chế độ ủy quyền của nhân dân vào nhà nước được thực hiện bởi sức mạnh dân chủ trong nhà nước pháp quyền được thể chế hóa, chế tài hóa, nhất là chế độ trách nhiệm của các công chức, các quan chức, các tổ chức lãnh đạo và quản lý có thẩm quyền ra quyết định. Dân chủ và việc thực hiện dân chủ trong nhà nước pháp quyền được đảm bảo không chỉ bởi sức mạnh của luật pháp mà còn bởi sức mạnh của đạo đức, của văn hóa trên nền tảng của sức mạnh kinh tế. Đó là biểu hiện sự kết hợp giữa tính pháp lý và tính nhân văn của dân chủ, của nhà nước pháp quyền - dân chủ XHCN của dân, do dân, vì dân. Nó 6 đảm bảo cho quyền công dân, quyền con người được tôn trọng và thực hiện, đảm bảo sự kết hợp giữa dân chủ với tự do, bình đẳng và công bằng xã hội hướng vào mục tiêu phát triển con người đồng thuận với phát triển cộng đồng xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là nhân tố chính trị cơ bản, là giải pháp chiến lược để phát triển dân chủ, hạn chế sự tha hoá của chính trị, khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng như một biến dạng phản dân chủ. Đó còn là giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong tiến trình đổi mới. Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một quá trình lâu dài, phải vượt qua không ít những khó khăn, trở ngại. Đó là, lực lượng sản xuất lạc hậu, phân công lao động xã hội theo hướng xã hội hóa, chuyên môn hóa chưa triệt để; tính tất yếu kinh tế cho sự chín muồi của nhà nước pháp quyền chưa bộc lộ đầy đủ; nền kinh tế đang chuyển đổi trong một xã hội đang qúa độ. Những lực cản, tàn dư lạc hậu của cơ chế cũ và ý thức xã hội cũ còn tồn tại; trình độ dân trí thấp. Pháp luật chưa đồng bộ, quản lý bằng pháp luật chưa thành thục; quan liêu tham nhũng nặng nề, đạo đức xã hội đang suy thoái, một phần quan trọng bởi mặt trái của kinh tế thị trường và những yếu kém trong quản lý - Đội ngũ công chức chưa được đào tạo theo chuẩn mực, không thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ; Đảng lãnh đạo nhà nước chưa khắc phục hết những hạn chế, nhược điểm của cách lãnh đạo hành chính, quan liêu, mệnh lệnh, can thiệp quá sâu vào hoạt động nhà nước. Nhà nước hóa Đảng và hình thức hóa nhà nước là một trở ngại lớn phải vượt qua. Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành hàng trăm đạo luật, pháp lệnh, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần rất quan trọng vào sự phát triển và ổn định đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của nước ta nhìn chung vẫn chưa hoàn 7 thiện, đồng bộ; chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa thật sát với cuộc sống, chưa đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH, phát triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa phản ánh đầy đủ ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhiều qui định của luật còn thiếu cụ thể, muốn đưa vào cuộc sống còn phải chờ đợi ban hành nhiều văn bản dưới luật. Hoạt động giám sát của Quốc hội, của các cơ quan Quốc hội, của các đại biểu quốc hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao sức mạnh của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Hiến pháp, pháp luật vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm minh, kỷ cương Nhà nước, pháp chế vẫn chưa được cũng cố vững chắc. Các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động Nhà nước như vô trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, không tôn trọng kỷ cương, kỷ luật vẫn chưa được đẩy lùi niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào công lý vẫn có nguy cơ suy giảm. Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN từ một Đảng lãnh đạo duy nhất với một Chính phủ thống nhất và sự đoàn kết của toàn dân. Nội dung mà nền kinh tế nước ta đang hướng tới là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như chiến lược 10 năm 2001 – 2010 của Đại hội IX đã xác định. Như vậy, sự quản lý của Nhà nước ta không nằm ngoài những nguyên lý cơ bản về vai trò quản lý của Nhà nước nói chung trên thế giới, song, nó có những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội khác với các nước khác. Điều đó đòi hỏi sự nhận thức, vận dụng các qui luật kinh tế và việc xác định các cơ chế, chính sách về quản lý phải xuất phát từ đặc điểm cơ bản của nền kinh tế - chính trị - xã hội nước ta theo những định hướng và mục tiêu đã được xác định trong từng thời kỳ cách mạng. Hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy quản lý và con người thừa hành công vụ phải thúc đẩy nền kinh tế thị trường tăng trưởng mà đặc điểm của nền kinh tế đó là đi lên từ một nền nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá và đã trải 8 qua nhiều năm trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp nặng nề. Do vậy sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta phải vừa phát huy được thành tựu, vừa khắc phục có hiệu quả những nhược điểm, khuyết điểm của cơ chế quản lý qua hơn 15 năm đổi mới nền kinh tế để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công , dân chủ, văn minh sớm trở thành hiện thực trên đất nước ta. Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, yêu cầu bức thiết là tăng cường vai trò của Đảng, phát huy tích tích cực của nhân dân. Đảng CSVN đã chỉ rõ là: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, thật sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước. Trước hết là đổi mới hoạt động của Quốc hội bằng cách tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát. Từng bước xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo tính quản lý cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Liên quan đến vấn đề này cần: xây dựng chương trình hợp pháp, phát huy quy trình dự án luật của đoàn thể nhân dân; nâng cao kiến thức lập pháp của đại biểu quốc hội; nâng cao trình độ, năng lực thẩm tra các dự án án luật của hội đồng dân tộc, các Uỷ ban quốc hội; xác định rõ hơn quyền lập pháp và lập quy Ðể nâng cao chất lượng và hiệu quả trên lĩnh vực này cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành luật. Thực hiện cải cách hành chính một cách cơ bản, trong đó có thủ tục hành chính, cải cách bộ máy nhà nước, công chức, thể chế và tổ chức kiện, ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ Xây dựng bộ máy Nhà nước có cơ cấu tổ chức hợp lý, bộ máy tinh gọn, có sự chỉ đạo thông suốt, nhạy bén; có đội ngũ viên chức trung thành, tận tuỵ, liêm khiết, thành thạo nghiệp vụ; hoàn thiện thể chế quản lý bằng pháp luật, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, giảm 9 tối đa cơ chế xin phép - cho phép, chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, xác định rõ vị trí, vai trò từng cấp chính quyền; kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở, xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao, giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, công tâm và tận tuỵ với công việc. Ðối với các cơ quan tư pháp, kỷ cương xã hội, lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân. Ðặc biệt cần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho hiến pháp và pháp luật thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành toàn diện các lĩnh vực của chính phủ trên cơ sở luật đã được xác định. Từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN trên cơ sở tăng cường pháp chế XHCN. Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa và nhiều hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước. Dân chủ và chuyên chính không tách rời nhau. Đẩy mạnh việc thực thi Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước làm cho đường lối của Đảng được thực hiện hóa bằng việc thực hiện có hiệu quả những vấn đề nêu trên. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải được thiết định vững chắc hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”./. 10 . Vấn đề 3: Thể chế Nhà nước, những yêu cầu để hoàn thiện thể chế Nhà nước ở nước ta hiện nay? Trong lịch sử tư tưởng và hiện thực của nhân loại, từ khi có giai cấp,. chính trị. Những nội dung cơ bản của thể chế nhà nước bao gồm: nguyên tắc tổ chức Nhà nước; hệ thống các cơ quan Nhà nước và nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước. Ở các nước có chế độ xã. thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, yêu cầu bức thiết là tăng cường vai trò của Đảng, phát huy tích tích cực của nhân dân. Đảng CSVN đã chỉ rõ là: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

Ngày đăng: 07/02/2015, 19:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan