chuyên đề điều trị điếc đột ngột bằng oxy cao áp

47 590 0
chuyên đề điều trị điếc đột ngột bằng oxy cao áp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TT. NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA CHI NHÁNH PHÍA NAM CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT BẰNG OXY CAO ÁP ĐỒNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG ThS.BS. NGUYỄN PHƯƠNG NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/2012 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. TÓM TẮT GIẢI PHẪU CƠ QUAN THÍNH GIÁC 2 1.1. Tai ngoài 3 1.2. Tai giữa 3 1.3. Tai trong 6 2. SINH LÝ NGHE 13 2.1. Sinh lý truyền âm 13 2.2. Sinh lý tiếp nhận âm 15 3. ĐIẾC ĐỘT NGỘT 18 3.1. Đại cương 18 3.2. Tần suất 18 3.3. Nguyên nhân 18 3.3.1. Các nguyên nhân do ốc tai 19 3.3.2. Các nguyên nhân sau ốc tai 22 3.4. Sinh lý bệnh 22 3.5. Triệu chứng 22 3.5.1. Lâm sàng 22 3.5.2. Cận lâm sàng 23 3.6. Phân loại 25 3.7. Tiên lượng 26 4. LIỆU PHÁP OXY CAO ÁP 26 4.1. Đại cương 26 4.2. Cơ sở sinh lý của OXCA 27 4.3. Cơ chế tác dụng của OXCA 29 4.4. Tác dụng của OXCA 30 4.5. Chỉ định và chống chỉ định điều trị OXCA 31 4.6. Tính hợp lý của OXCA trong điều trị ĐĐN 32 5. ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT 33 5.1. Điều trị triệu chứng 33 5.2. Điều trị nguyên nhân 34 5.3. Một số liệu pháp điều trị hỗ trợ 34 5.4. Điều trị điếc đột ngột bằng Oxy cao áp 34 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT ATA (Atmosphere Absolute) Áp suất tuyệt đối ĐĐN Điếc đột ngột Hb Hemoglobin OXCA Oxy cao áp WHO Tổ chức y tế thế giới 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mất khả năng nghe là một trong các tàn tật thường gặp nhất trên thế giới, là một tàn tật khó phát hiện, một khuyết tật nghiêm trọng về kinh tế và gánh nặng xã hội đối với từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia. Trẻ nghe kém thường bị câm do không phát triển lời nói, ngôn ngữ, thu nhận kiến thức chậm mà có thể kết quả là tiếp thu chậm và khó khăn trong trường học. Đối với người lớn, suy giảm sức nghe và điếc thường gây khó khăn cho tiếp nhận, thực hiện và duy trì công việc, do đó chất lượng công việc giảm sút. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý làm hư hại bộ máy thính giác, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng nghe, gây giảm sút chức năng nghe ở các mức độ và tính chất khác nhau, từ nghe kém nhẹ đến điếc hoàn toàn, với các thể loại nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận và hỗn hợp. Một trong những hậu quả do tổn thương tai trong và thần kinh giác quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nghe là điếc đột ngột (ĐĐN). ĐĐN được mô tả trong y văn vào năm 1944 bởi De Klein và được xem là trường hợp cấp cứu thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Tần suất ĐĐN ước tính khoảng 1/5.000 người mỗi năm, những năm gần đây tỉ lệ này có xu hướng tăng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi trung niên. Điếc có thể vĩnh viễn, tạm thời hoặc trở lại bình thường. Khoảng 80% trường hợp bị ĐĐN là không rõ nguyên nhân, 20% còn lại người ta đưa ra giả thuyết do các nguyên nhân mạch máu, virut, vỡ màng trong ốc tai, bệnh tự miễn…vv. Vì vậy, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn và nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể sẽ để lại di chứng điếc vĩnh viễn là gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh và xã hội. Một số công trình nghiên cứu ở ngoài nước đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều trị ĐĐN, chẳng hạn như sử dụng: Thuốc giãn mạch, 2 corticoit, histamine, kháng đông, châm cứu…vv. Đặc biệt, một số tác giả đã sử dụng Oxy cao áp (OXCA) để điều trị cho các bệnh nhân ĐĐN có kết hợp với dùng thuốc ngay từ đầu hoặc sau khi đã điều trị bằng thuốc thất bại. Ở Việt Nam, nhiều tác giả (Chu Lan Anh, Võ Tá Kiêm, Bùi Thị Ngọc Thúy…vv) cũng đã tiến hành nghiên cứu về ĐĐN và các phương pháp điều trị. Trong khuôn khổ chuyên đề này, chúng tôi cung cấp một số thông tin về ĐĐN và điều trị ĐĐN bằng phương pháp OXCA, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giúp cải thiện sức nghe tốt hơn cho các bệnh nhân ĐĐN. 1. TÓM TẮT GIẢI PHẪU CƠ QUAN THÍNH GIÁC Bộ máy thính giác bao gồm tai, dây thần kinh thính giác (dây thần kinh số VIII), đường dẫn truyền thính giác, các nhân và trung tâm thính giác ở não. Đó là một hệ thống, cơ quan đã được biệt hóa để nghe, nhận biết âm thanh. Về giải phẫu tai được chia 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Hình 1: Giải phẫu tai Loa tai Xương thái dương Xương búa Xương đe Xương bàn đạp Tai giữa Các ống bán khuyên Ốc tai Tai trong Thần kinh tiền đình Thần kinh ốc tai Cửa sổ tròn Vòi nhĩ Mũi hầu Màng nhĩ Xương trâm Động mạch cảnh trong 3 Nhằm tạo cơ sở về thính học, ở đây chúng tôi chỉ trình bày sơ lược giải phẫu tai có chức năng nghe. 1.1. Tai ngoài Tai ngoài gồm hai phần là vành tai và ống tai ngoài. Vành tai: Có hình như cái loa bằng sụn, khung sụn có những chỗ lồi, chỗ lõm để thu nhận âm thanh từ bất cứ hướng nào. Ống tai ngoài: Đi từ lỗ tai ngoài đến tận cùng là màng nhĩ. Phần ngoài là ống tai sụn, phần trong là ống tai xương. Ống tai ngoài có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào đến màng nhĩ. 1.2. Tai giữa Khoang tai giữa bao gồm một hệ thống thông khí rộng rãi được thông khí bởi vòi tai. Các phần của tai giữa bao gồm ba phần: Vòi tai, hòm tai giữa và khối thông bào xương chũm. Hình 2: Tai giữa Xương búa Xương đe Ngăn trên hòm nhĩ Vòi nhĩ Cơ búa Màng nhĩ Xương bàn đạp Cơ bàn đạp 4 Vòi tai hay vòi Eustachi: Vòi tai là một ống nhỏ dài khoảng 35 – 40mm gồm một phần sụn (2/3) và một phần xương (1/3), nối thông từ thành trước hòm tai giữa đến thành bên của họng mũi. Vòi tai giúp cho việc thông khí từ họng mũi vào tai và ngược lại, do đó làm cân bằng áp lực bên trong và ngoài hòm tai giữa, đảm bảo cho màng nhĩ rung động bình thường. Khi có tăng áp lực ở hòm tai giữa thì thường được bù trừ theo con đường thụ động của vòi tai đi tới họng mũi. Còn khi có giảm áp lực thì lại cần có sự thông khí chủ động từ họng mũi dọc theo vòi tai đi vào khoang tai giữa. Vòi tai mở và đóng đáp ứng với cử động của các cơ kế cận và sự khác biệt về áp lực không khí giữa họng mũi và khoang tai giữa sẽ được cân bằng ngay lập tức. Cơ chế đóng vòi là sự nẩy, bật đàn hồi của sụn vòi tai và tác động của van ở lỗ họng của vòi. Vòi tai được mở bởi cơ căng vòm miệng và cơ nâng vòm miệng. Cơ chế này một phần chịu sự điều khiển của các cơ tự ý nhưng các cử động phản xạ về ngáp và nuốt và trương lực cơ thì lại dưới sự điều khiển tự động. Hòm tai giữa: Là phần trung tâm quan trọng của tai giữa. Hòm tai giữa là một hốc rỗng hình hộp có sáu thành: Thành trên: Còn gọi là trần nhĩ, là lớp xương mỏng ngăn cách tai giữa với hố não, liên quan kế cận với các màng não và não. Thành dưới: Thấp hơn bờ dưới của ống tai ngoài 3 – 4mm tạo một hố lõm gọi là hạ nhĩ, thành này có liên quan với vịnh cảnh, thần kinh Jacobson, nhánh của thần kinh IX. Thành ngoài: Ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Thành ngoài chính là màng tai (màng nhĩ). Màng nhĩ là một màng mỏng có đường kính ngang 9 – 5 10mm và đường kính dọc 8 – 9mm, hơi nghiêng và có dạng nón với chóp nón ở rốn màng tai. Về mô học màng nhĩ có 3 lớp là lớp ngoài, lớp giũa và lớp trong. Lớp ngoài là biểu mô liên tiếp với biểu bì da ống tai ngoài. Lớp trong là niêm mạc liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ. Lớp giữa gồm các sợi liên kết hình vòng tròn và hình nan hoa xe, cấu trúc các sợi nhằm đảm bảo cho độ căng, bền vững và rung động tốt của màng nhĩ, cán xương búa nằm ở lớp này. Thành trong: Ngăn cách tai giữa và tai trong, cũng là thành ngoài của vỏ mê đạo tai. Ở gần trung tâm của thành này có phần lồi ra ngoài gọi là ụ nhô. Ở phía trên sau ụ nhô có cửa sổ bầu dục để đế xương bàn đạp lắp vào, ở trước dưới ụ nhô có cửa sổ tròn để màng nhĩ phụ bịt lại. Thành trước: Rất hẹp ở thượng nhĩ và nở rộng ở phần dưới nơi có lỗ vòi Eustachi, qua lỗ này mà có sự lưu thông không khí giữa hòm tai giữa và họng mũi. Ngay trên lỗ vòi là lỗ ống cơ búa, thành này có liên quan với động mạch cảnh trong. Thành sau: Phần trên là sào đạo. Phần dưới là tường dây VII, ngăn cách hòm nhĩ với sào bào, gờ của ống Fallope chia mặt này làm hai phần, phần sát với mặt trong là xoang nhĩ, phần bên ngoài là xoang thần kinh mặt. Trong hòm tai giữa có các bộ phận quan trọng như chuỗi xương con, dây chằng, gân và cơ của chúng. Các xương con gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Cán búa nằm giữa lớp niêm mạc và biểu bì, dính vào lớp sợi để đảm bảo tiếp nhận được toàn bộ rung động của màng nhĩ, còn đầu xương búa khớp với thân xương đe, tạo khớp búa đe. Xương đe có hai ngành, ngành trên tì vào thành sào đạo ngành dưới khớp với xương bàn đạp qua khớp đe đạp. Xương bàn đạp gồm một đầu, hai gọng và một đế. Đầu xương bàn đạp khớp với xương đe, còn đế xương bàn đạp khớp với cửa sổ bầu dục, qua cửa sổ bầu dục xương bàn đạp tiếp xúc với 6 vịn tiền đình. Tất cả các xương con đều được treo hoặc dính vào thành của hòm nhĩ bằng mạc treo dây chằng. Có hai cơ liên quan đến hoạt động của chuỗi xương con là cơ búa và cơ bàn đạp. Cơ búa đi từ thành trước hòm nhĩ, trong ống cơ búa đến bám vào đầu trên cán búa, tác dụng làm tăng áp lực tai trong và căng màng nhĩ. Cơ bàn đạp đi từ thành sau trước đoạn ba của ống Fallope đến bám vào chỏm xương bàn đạp, tác dụng làm giảm áp lực tai trong, đồng thời làm chùng màng nhĩ. Khối thông bào xương chũm: Gồm khối tế bào chứa không khí nằm ở phía sau hòm tai giữa, trong đó tế bào chũm lớn nhất nằm ở trung tâm gọi là hang chũm hay sào bào. Bao quanh hang chũm là các đám tế bào chũm phía trước, phía sau, phía trên và dưới. Hang chũm thông với hòm tai giữa qua ống thông hang, tiếp cận và liên quan tới màng não, đại não, tiểu não, xoang tĩnh mạch bên và dây thần kinh mặt (số VII). Nói chung tai giữa giúp dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào cửa sổ bầu dục của tai trong nhờ vào chuỗi ba xương con, ngoài con đường này âm thanh còn đến tai trong qua đường không khí ở vòi tai và qua xương sọ nhưng không quan trọng lắm. Tai giữa có cơ búa và cơ bàn đạp giúp tăng sức nghe và bảo vệ tai trong khi cần thiết. 1.3. Tai trong Tai trong hay còn gọi là mê đạo tai nằm ở trong xương đá. Tai trong gồm có hai bộ phận chính là tiền đình và ốc tai. Bộ phận tiền đình: Bộ phận này gồm có hai phần là các ống bán khuyên và phần tiền đình. Cũng như bộ phận ốc tai, bộ phận tiền đình gồm có tiền đình xương và tiền đình màng. [...]... bào thiếu oxy Áp suất của oxy trong các tế bào phụ thuộc phân áp oxy của máu động mạch và phân áp oxy của phế nang Trong điều kiện bình thường hai đại lượng này liên quan chặt chẽ và rất gần nhau, còn ở điều kiện cao áp mức chênh lệch này trở nên đáng kể Nếu thở oxy tinh khiết, nitơ phế nang thay bằng oxy, khi tăng phân áp oxy hít vào lên 2, 3, 4 ATA dẫn đến tăng phân áp oxy phế nang lên 14, 22, 30... suất oxy thở vào lên 1 ATA trong điều kiện nhiệt độ không đổi thì lượng oxy hòa tan bổ sung xấp xỉ 2,3ml/100ml máu Hô hấp bằng oxy tinh khiết ở áp suất 3 ATA sẽ tăng lượng oxy hòa tan trong máu lên 6,65ml/100ml máu, gấp 22 lần so với hô hấp ở áp suất khí quyển Lượng oxy hòa tan này bằng lượng oxy chênh lệch giữa máu động mạch và tĩnh mạch, nghĩa là bằng lượng oxy cần thiết cho chuyển hóa tế bào Ở áp. .. - Bệnh đường hô hấp cấp - Bệnh sợ chỗ kín 4.6 Tính hợp lý của OXCA trong điều trị ĐĐN OXCA làm tăng phân áp oxy tai trong: Khi sử dung các vi điện cực nhạy oxy đặt vào tai trong chuột bạch thì thấy giảm phân áp oxy Con vật được đặt trong phòng cao áp và sau đó thở oxy ở áp suất bình thường thì thấy phân áp oxy tăng lên 204% Khi áp suất 32 ... với thở không khí ở áp suất khí quyển Tăng phân áp oxy trong phổi dẫn đến tăng phân áp oxy giữa phế nang và mao mạch phổi Dưới phân áp oxy tương đối cao trong máu động mạch thì nhu cầu oxy của các mô có thể 27 hoàn toàn được thỏa mãn nhờ oxy hòa tan, lượng oxy hòa tan trong huyết tương được xác định theo định luật Henri: Q V.P f Pat - Q: Lượng oxy hòa tan trong máu - : Hệ số hấp thụ oxy, = 0,023 - V:... Pf: Áp suất oxy ở phế nang - Pat: Áp suất khí quyển Như vậy lượng oxy hòa tan tỷ lệ thuận với phân áp oxy phế nang Do đó nếu thở oxy tinh khiết ở áp suất 1 ATA, nhiệt độ 370C thì trong 100ml máu đi qua phế nang có: Q1 0,023 100 673 760 2,04 ml 2,04% - Tương tự thở oxy tinh khiết ở áp suất 2 ATA thì Q2 = 4,34ml (4,34%) - Thở oxy tinh khiết ở áp suất 3 ATA thì Q3 = 6,65ml (6,65%) Như vậy cứ tăng áp suất... bệnh nhân giảm hoặc bị phong tỏa đương nhiên lượng oxy được vận chuyển đến tế bào giảm, không áp ứng nhu cầu các quá trình chuyển hóa cho dù bệnh nhân đã được hô hấp bằng oxy nguyên chất 26 Trong liệu pháp OXCA, bệnh nhân hô hấp bằng oxy tinh khiết ở áp suất cao đã khắc phục được sự hạn chế này Khi đó lượng oxy hòa tan trong máu tăng theo áp suất, lượng oxy được vận chuyển đến tế bào không còn bị lệ thuộc... phân áp các khí trong phổi tăng theo tỷ lệ với sự tăng của áp suất chung và phần trăm khí đó trong hỗn hợp khí hít vào Ở áp suất cao, lượng oxy hòa tan tăng lên phụ thuộc vào việc tăng áp lực riêng phần của oxy, từ đó làm tăng dung tích oxy ở các môi trường lỏng trong cơ thể (máu, chất lỏng mô chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể), do đó cho phép tăng nhanh hàm lượng oxy trong các tế bào thiếu oxy Áp. .. 4 LIỆU PHÁP OXY CAO ÁP 4.1 Đại cương Oxy khí quyển rất quan trọng và cần thiết cho sự sống của động vật trên trái đất, trong đó có loài người Tình trạng thiếu oxy xảy ra do có sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng oxy của tế bào và khả năng cung cấp oxy cho tế bào, hoặc do hoạt động căng thẳng của hệ thống trao đổi và vận chuyển oxy dẫn đến giảm khả năng dự trữ của hệ thống Phần lớn các bệnh đều dẫn đến... được điều trị trong vòng 7 - 10 ngày sau khi bị ĐĐN thì kết quả sẽ tốt hơn là được điều trị sau 30 ngày Mức độ điếc ban đầu cũng có ý nghĩa tiên lượng, điếc vừa phải và chủ yếu ở tần số thấp tiên lượng tốt Điếc 2 tai tiên lượng xấu hơn điếc 1 tai Tuổi đời có ảnh hưởng nếu dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi tiên lượng xấu Ngoài ra tiên lượng xấu ở những bệnh nhân có kèm theo tiểu đường, cao huyết áp và... Vì vậy việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn và nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể sẽ để lại di chứng điếc vĩnh viễn là gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh và xã hội Do đó, cần điều trị ĐĐN càng sớm càng tốt, đặc biệt phải có thính lực đồ để theo dõi thường xuyên 3.2 Tần suất Tần suất ĐĐN vô căn ước tính khoảng 1/5.000 người mỗi năm Tuy nhiên, tần suất này có thể cao hơn vì có . điều trị ĐĐN 32 5. ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT 33 5.1. Điều trị triệu chứng 33 5.2. Điều trị nguyên nhân 34 5.3. Một số liệu pháp điều trị hỗ trợ 34 5.4. Điều trị điếc đột ngột bằng Oxy cao áp. NGHỆ TT. NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA CHI NHÁNH PHÍA NAM CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT BẰNG OXY CAO ÁP ĐỒNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG ThS.BS. NGUYỄN PHƯƠNG. TIẾNG VIỆT ATA (Atmosphere Absolute) Áp suất tuyệt đối ĐĐN Điếc đột ngột Hb Hemoglobin OXCA Oxy cao áp WHO Tổ chức y tế thế giới 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mất khả năng nghe là một trong các

Ngày đăng: 07/02/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan