Báo cáo khoa học : Tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp Hạ Châu - Râu mèo trên thực nghiệm

104 1.2K 2
Báo cáo khoa học : Tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp Hạ Châu - Râu mèo trên thực nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ĐOÀN TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ  *  B B Á Á O O C C Á Á O O N N G G H H I I Ệ Ệ M M T T H H U U ( Đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 25/04/2013) T T Á Á C C D D Ụ Ụ N N G G H H Ạ Ạ A A C C I I D D U U R R I I C C M M Á Á U U C C Ủ Ủ A A C C A A O O C C H H I I Ế Ế T T D D I I Ệ Ệ P P H H Ạ Ạ C C H H Â Â U U – – R R Â Â U U M M È È O O T T R R Ê Ê N N T T H H Ự Ự C C N N G G H H I I Ệ Ệ M M Thủ trưởng Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Chủ tịch Hội đồng xét duyệt TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU CỦA CAO CHIẾT DIỆP HẠ CHÂU – RÂU MÈO TRÊN THỰC NGHIỆM TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu Đã có công trình nghiên cứu chứng minh Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) có tác dụng hạ acid uric máu do ức chế xanthine oxidase (XO), Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth.) làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tác dụng của cao phối hợp Diệp hạ châu - Râu mèo trên chuột nhắt trắng tăng acid uric cấp và mạn bằng kali oxonat. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu Cao đặc Diệp hạ châu đắng do Công ty dược liệu Miền Trung cung cấp. Cao khô Râu mèo do công ty BV Pharma cung cấp. Nghiên cứu in vitro: Khảo sát hoạt tính ức chế XO. Nghiên cứu in vivo: Các cao thử nghiệm được cho uống dự phòng 5 ngày trước khi gây mô hình tăng acid uric cấp trên chuột nhắt trắng bằng kali oxonat (tiêm phúc mô 300 mg/kg). Ở mô hình gây tăng acid uric mạn bằng cách tiêm cách nhật liều kali oxonat giảm dần (từ 300 mg/kg xuống 150 mg/kg), các cao thử được cho uống liên tục trong 14 ngày. Allopurinol được sử dụng làm đối chiếu dương. Kết quả Kết quả nghiên cứu in vitro cho thấy cao phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo với tỷ lệ phối hợp 4:1 có hoạt tính ức chế XO với IC 50 là 43,83µg/ml. Cao phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo liều (100mg DHC + 25mg RM)/kg có tác dụng hạ acid uric trên chuột nhắt trắng cả khi sử dụng với mục đích dự phòng và khi điều trị tăng acid uric kéo dài tương tự như allopurinol. Kết luận Cao phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo có hoạt tính ức chế xanthine oxidase và có tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm gây tăng acid uric cấp và mạn. Kết quả này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng trong điều trị tăng acid uric máu. Từ khóa: Diệp hạ châu đắng, Râu mèo, ức chế xanthine oxidase, tác dụng hạ acid uric máu. SUMMARY THE HYPERURICEMIA REDUCTIVE EFFECT OF DIEP HA CHAU DANG – RAU MEO EXTRACT’S IN VIVO Objective: There have been researches proven that Phyllanthus amarus reduces serum uric acid by inhibitin xanthine oxydase (XO), and Orthosiphon stamineus increases the excretion of uric acid through urine. This study is done with the aim of surveiying the effects of coordinated extract from Phyllanthus amarus and Orthosiphon stamineus in mice which were increased serum uric acid level with potassium oxonat on both acute and chronic model. Method: Aqueous extract of Phyllanthus amarus (Phyl) was provided by The Centre of Research and Manufacture Mien Trung. Dry extract of Orthosiphon stamineus (Orth) was provided by Company BV Pharma. In vitro study: Surveying the XO inhibitory activity of extract from Phyllanthus amarus, extract from Orthosiphon stamineus and coordinated extracts between Phyl and Orth. In vivo study: Mice were administered with coordinated herbal extract 5 days before making acute model. The acute hyperuricemia model was created by abdominal injection with potassium oxonat in mice (dose: 300mg/kg). In the chronic model, which was created by abdominal injection every other day with potassium in cutting down doses (from 300mg/kg to 150mg/kg), mice were administered continuously for 14 days with herbal extract. Allopurinol is used as a positive reference. Results: The in vivo study showed that coordinated extract in 4:1 ratio has inhibitory activity with IC 50 at 43.83μg/ml. The coordinated extract in dose of (100mg Phyl + 25mg Orth)/kg reduces serum acid uric level in both preventive and treatment purpose. These effects are as similar as those by allopurinol. Conclusion: The coordinated extract of Phyllanthus amarus and Orthosiphon stamineus has XO inhibitory activity and hyperuricemia reductive effect for both acute and chronic experimental model. These results will be the basis for researches and applications in the treatment of hyperuricemia. Key words: Phyllanthus amarus Schum et Thonn., Orthosiphon stamineus Benth., xanthine oxidase inhibitory activity, hyperuricemic effect. MỤC LỤC TRANG Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục các bảng ii Danh mục các hình, các biểu đồ, sơ đồ iii Báo cáo nghiệm thu iv ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Đại cương về tăng acid uric máu 4 1.2. Một số dược liệu có tác dụng hạ acid uric máu 15 1.3. Giới thiệu dược liệu nghiên cứu 19 1.4. Cơ sở lựa chọn và phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo để hạ acid uric máu 28 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương tiện nghiên cứu 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Nghiên cứu tác dụng ức chế xanthin oxidase 32 2.2.2. Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric thực nghiệm 35 2.2.3. Khảo sát tác dụng lợi tiểu 38 2.2.4. Thử độc tính cấp đường uống 38 2.2.5. Độc tính bán trường diễn 41 2.3. Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực nghiệm 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 42 3.1. Tác dụng ức chế xanthin oxidase của các tỷ lệ phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo. 42 3.2. Tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm 45 3.2.1. Tác dụng hạ acid uric dự phòng trên mô hình tăng acid uric cấp 45 3.2.2. Tác dụng hạ acid uric trên mô hình tăng acid uric kéo dài 48 3.3. Tác dụng lợi tiểu 52 3.4. Độc tính cấp đường uống. 53 3.5. Độc tính bán trường diễn 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58 4.1. Khả năng ức chế xanthin oxidase 58 4.2. Tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo 58 4.3. Tác dụng lợi tiểu 59 4.4. Tính an toàn của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo 60 4.5. Khả năng ứng dụng cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo để điều trị dự phòng tăng acid uric và điều trị tăng acid uric kéo dài 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADP: adenosin diphosphat AMP: adenosin monophosphat ATP: adenosin triphosphat BMI: chỉ số khối cơ thể DHC: diệp hạ châu ĐTĐ: đái tháo đường GFR: độ lọc cầu thận HGPRT: hypoxanthin guanin adenin phosphoribosyl transferase LPS: lipopolysaccharid NAFLD: gan nhiễm mỡ không do cồn NO: nitric oxid PGE2: prostaglandin E2 RM: râu mèo THA: tăng huyết áp XO: xanthin oxidase YHCT: y học cổ truyền ii DANH MỤC CÁC BẢNG TRANG Bảng 1.1. Một số cây thuốc có tác dụng hạ acid uric máu 16 Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa các loài Diệp hạ châu 20 Bảng 3.3. Kết quả thử hoạt tính ức chế xanthin oxidase 42 Bảng 3.4. Hàm lượng acid uric máu ở các lô thử nghiệm trên mô hình tăng acid uric cấp 45 Bảng 3.5. Hàm lượng acid uric sau 7 ngày 48 Bảng 3.6. Hàm lượng acid uric sau 14 ngày 49 Bảng 3.7. Thể tích nước tiểu chuột sau 1h, 4h và 24h uống thuốc nghiên cứu 52 Bảng 3.8. Trọng lượng chuột nhắt (g) trong quá trình thử nghiệm 54 Bảng 3.9. Các trị số huyết học của chuột nhắt sau 2 tháng dùng thuốc 55 Bảng 3.10. Các trị số sinh hóa của chuột nhắt sau 2 tháng dùng thuốc 56 iii DANH MỤC CÁC HÌNH TRANG Hình 1.1. Cây Diệp hạ châu đắng 19 Hình 1.2. Cây Râu mèo 24 Hình 3.3. Hình giải phẫu vi thể gan chuột 57 Hình 3.4. Hình giải phẫu vi thể thận chuột 57 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRANG Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chuyển hóa tạo thành acid uric 4 Sơ đồ 2.3. Quy trình thử hoạt tính ức chế XO 34 Biểu đồ 3.1. Khả năng ức chế xanthin oxidase của các tỷ lệ phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo 43 Biểu đồ 3.2: Hàm lượng acid uric máu ở các lô thử nghiệm trên mô hình gây tăng acid uric cấp 46 Biểu đồ 3.3. Hàm lượng acid uric máu ở các lô thử nghiệm trên mô hình tăng acid uric mạn 50 Biểu đồ 3.4. Trọng lượng chuột nhắt (g) trong quá trình thử nghiệm 54 Biểu đồ 3.5. Các trị số huyết học của chuột sau 2 tháng dùng thuốc 55 Biểu đồ 3.6 Các trị số sinh hóa của chuột sau 2 tháng dùng thuốc 57 iv BÁO CÁO NGHIỆM THU Tên đề tài: Tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên thực nghiệm Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Quỳnh Nga Cơ quan chủ trì: Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2012 Kinh phí được duyệt: 80.000.000VNĐ Kinh phí đã cấp: 72.000.000 VNĐ theo TB số : TB-SKHCN ngày Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng ức chế xanthin oxidase của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat Khảo sát tác dụng lợi tiểu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo Xác định độc tính cấp của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên chuột nhắt trắng Xác định độc tính bán trường diễn của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên chuột nhắt trắng Nội dung: Công việc dự kiến Công việc đã thực hiện Nghiên cứu tác dụng ức chế xanthin oxidase của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo Xác định được khả năng ức chế xanthin oxidase của các tỷ lệ phối hợp khác nhau của cao chiết DHC – RM Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat Khảo sát được tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết DHC – RM trên 2 mô hình điều trị tăng acid uric dự phòng và tăng acid uric kéo dài Khảo sát tác dụng lợi tiểu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo Đánh giá tác dụng lợi tiểu của cao chiết DHC – RM trên thực nghiệm Xác định độc tính cấp của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên chuột nhắt trắng Thử được độc tính cấp của cao chiết DHC – RM trên chuột nhắt trắng, xác định được Dmax Xác định độc tính bán trường diễn của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên chuột nhắt trắng Thử được độc tính bán trường diễn của cao chiết DHC – RM trên chuột nhắt trắng, xác định được các chỉ số sinh hóa, huyết học và vi thể gan thận của chuột sau 2 tháng dùng thuốc Xử lý số liệu, báo cáo kết quả Xử lý số liệu, viết báo cáo toàn văn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng acid uric máu là một dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp, chiếm tỷ lệ từ 2,6 – 47,2% ở các dân số khác nhau và có xu hướng ngày càng gia tăng[58]. Trong đó, trên 90% là tăng acid uric máu đơn thuần không có triệu chứng lâm sàng. Trước đây, khi nói tới tăng acid uric máu thường người ta chỉ nghĩ tới bệnh viêm khớp gout, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ và tiên lượng cho nhiều bệnh l ý quan trọng khác như: tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh lý chuyển hóa, bệnh thận, tiền sản giật,… [5], [8], [14], [50]. Việc phát hiện sớm và điều trị một cách đúng đắn triệu chứng tăng acid uric máu, bệnh gout, cũng như các bệnh do lắng đọng tinh thể urat khác có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa tái phát, hạn chế tối đa biến chứng tại khớp và tại các tổ chức khác đặc biệt là thận, tim mạch. Từ những năm 1960 đến nay, thuốc làm giảm và duy trì acid uric máu thường được sử dụng là allopurinol. Đây là một thuốc rẻ tiền, phổ biến và tương đối hiệu quả nhờ tác dụng ức chế xanthin oxidase và một phần tăng thải acid uric. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 21 – 22% bệnh nhân đạt được nồng độ acid uric huyết thanh mục tiêu dưới 0,36 mmol/L [17], [21] và khoảng 5% trường hợp có phản ứng tăng cảm với allopurinol. Hội chứng quá mẫn của allopurinol tuy hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên tới 20 – 30% [17]. Trong khi đó, việc tìm kiếm thuốc thay thế (như probenecid) thường khó khăn và tốn kém. Ngoài ra, khi sử dụng các thuốc tăng thải acid uric này bệnh nhân cần phải uống nhiều nước và làm kiềm hóa nước tiểu. Đây là những trở ngại đối với một liệu trình điều trị lâu dài. Ăn kiêng tuyệt đối cũng có thể giúp làm hạ acid uric máu. Tuy nhiên, tăng acid uric là một rối loạn chuyển hóa, diễn tiến mạn tính và hay tái phát, nên cần phải điều trị kéo [...]... cứu tác dụng ức chế xanthin oxidase của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo 2 Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat 3 Khảo sát tác dụng lợi tiểu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo 4 Xác định độc tính cấp của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên chuột nhắt trắng 5 Xác định độc tính bán trường diễn của cao chiết Diệp hạ châu. .. [37]; Râu mèo hạ acid uric máu nhờ tác dụng tăng thải acid uric [3], [44] Như vậy, việc kết hợp hai dược liệu này có hiệu quả hạ acid uric máu tốt hơn không? Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác dụng hạ acid uric máu khi phối hợp Diệp hạ châu với Râu mèo trên mô hình thực nghiệm 2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI MỤC TIÊU CHỦ YẾU Xác định tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo để ứng dụng. .. có xu hướng giảm dần [35] Hạ acid uric máu Năm 2006, các tác giả Murugaiyah V, Chan KL đã chứng minh tác dụng hạ acid uric máu của Diệp hạ châu là do có thành phần phyllanthin, hypophyllanthin và nirathin [33] 21 Một nghiên cứu tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Phương Dung về tác dụng hạ acid uric của cao chiết cồn Diệp hạ châu – Nghệ trên chuột nhắt, cho thấy cao chiết Diệp hạ châu với liều uống 20 g... sản xuất acid uric Mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat được sử dụng rộng rãi do đáp ứng nhanh và cho kết quả khả quan, nên chúng tôi chọn mô hình này để làm thực nghiệm 1.2 MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU [3], [37], [63], [69] Một số dược liệu đã được chứng minh có tác dụng hạ acid uric máu nh : Râu mèo, Diệp hạ châu, Nghệ vàng, Cốt khí củ, Quế, Cúc hoa vàng, Hoàng bá, hạt trái... nhân (độc tính thấp, ít tác dụng phụ) là rất cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi và những bệnh nhân không thể tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt Nhiều bài thuốc và vị thuốc từ thiên nhiên đã được chứng minh là có tác dụng hạ acid uric máu nh : Khổ phục thang, Hoàng thống phong, Diệp hạ châu, Râu mèo, Nghệ vàng, Hy thiêm thảo, Đại bi, … Trong đó, Diệp hạ châu làm hạ acid uric máu qua cơ chế ức... Quốc sử dụng Diệp hạ châu để điều trị mụn nhọt, đinh râu, rắn cắn, nhiễm giun Kinh nghiệm dân gian Malaysia dùng điều trị viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo Công trình nghiên cứu tại Viện dược liệu Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi sử dụng liều 10 – 50 g/kg Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thử nghiệm Tác dụng phụ Cho đến nay, các nghiên cứu về Diệp hạ châu cho... trong thời gian sử dụng thuốc Để loại bỏ tác dụng phụ này chỉ cần giảm ½ liều điều trị Các nhà khoa học cũng chưa nhận thấy có bất kỳ sự tương tác nào của Diệp hạ châu với các thuốc khác, khi cho chuột uống dịch chiết nước hoặc dịch chiết cồn Diệp hạ châu liều 5g dược liệu khô/kg thể trọng trong 14 ngày đã không thấy bất kỳ trường hợp tử vong nào, qua đó, ước tính LD50 của Diệp hạ châu là > 5g/kg thể... có tên khoa học là Phyllanthus amarus Schum et Thonn; loài Diệp hạ châu thân đỏ, hay chó đẻ răng cưa, có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L và vài loài Phyllanthus sp khác nên rất dễ bị nhầm lẫn Về đại thể, giữa các loài Diệp hạ châu này có sự khác biệt: 19 Bảng 1.2 Sự khác biệt giữa các loài Diệp hạ châu Bộ Diệp hạ châu đắng Diệp hạ châu đỏ phận Phyllanthus amarus Phyllanthus urinaria Hình bầu... Hình bầu dục, gốc lá lệch, gân gân phụ không rõ, trên màu phụ rõ, trên màu xanh đậm dưới Lá xanh nhạt dưới mốc mốc - Cao > 40 cm - Cao < 50 cm - Phân cành đều từ gốc - Phân cành trên cao - Tròn nhẵn - Thân có gốc lồi - Màu xanh - Màu đỏ Thân Quả Màu xanh lục, cuống dài, lá đài Màu đỏ, sần sùi, cuống ngắn, lá phủ 1/3 quả đài phủ 1/3 quả Thành phần hóa học: Gồm phyllanthin C24H 34O 6, hypophyllanthin C24H30O7,... diễn của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên chuột nhắt trắng 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG ACID URIC MÁU 1.1.1 Sự tạo thành acid uric trong cơ thể người Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các base purin ở người, dưới tác dụng của enzym xanthin oxidase Xanthin oxidase xúc tác phản ứng biến đổi hypoxanthin thành xanthin và xanthin thành acid uric Các base purin ngoại sinh góp . của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat Khảo sát tác dụng lợi tiểu của cao. 4.2. Tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo 58 4.3. Tác dụng lợi tiểu 59 4.4. Tính an toàn của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo 60 4.5. Khả năng ứng dụng cao chiết Diệp. Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat Khảo sát được tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết DHC – RM trên 2 mô

Ngày đăng: 07/02/2015, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan