Báo cáo khoa học : Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống vườn – công viên trong tổ chức không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh

224 537 0
Báo cáo khoa học : Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống vườn – công viên trong tổ chức không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống vườn – công viên trong tổ chức không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN - CÔNG VIÊN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TẠI TP HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. KTS. HOÀNG ANH TÚ TP. HỒ CHÍ MINH Tháng 6 / 2013 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 1 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN - CÔNG VIÊN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TẠI TP HỒ CHÍ MINH CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. KTS. HOÀNG ANH TÚ TP. HỒ CHÍ MINH Tháng 6 / 2013 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 2 BÁO CÁO TỔNG HỢP 1. Tên đề tài: Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP. Hồ Chí Minh 2. Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS Hoàng Anh Tú 3. Cơ quan chủ trì: Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh 4. Mục tiêu: Quá trình đô thị hoá và tái cấu trúc đô thị diễn ra với tốc độ khá nhanh tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã kéo theo không ít các vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát sự chuyển biến về diện mạo kiến trúc và cấu trúc không gian đô thị tại đây. Nhìn trên bình diện chung, TP. Hồ Chí Minh ngày hôm nay đang bị xem như một đô thị lộn xộn với sự chen chúc của vô số khối bê tông lớn bé, đường phố chật chội, giao thông ùn tắc… và đặc biệt là sự ngột ngạt thiếu thốn trầm trọng những mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống Vườn – Công viên nói riêng. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, kẹt xe, sự thiếu đồng bô về hạ tầng kỹ thuật… (Nguồn : Tư liệu của nhóm nghiên cứu) Để giải quyết vấn đề này, trong một vài năm gần đây, thành phố đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải tạo và nâng cao chất lượng cũng như số lượng các vườn hoa, công viên trong thành phố, chú ý không những đến khía cạnh mỹ quan đô thị, mà còn một phần nào đến chất lượng sống của đô thị. Nhưng trên thực tế, những cố gắng này cho đến nay vẫn là những công việc mò mẫm, vá víu và chưa thực sự đạt được những hiệu quả cần thiết. Thực tế đòi hỏi phải xây dựng được một định Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 3 hướng phát triển chiến lược nhằm xác định được hướng đi cho tổng thể hệ thống Vườn - Công viên đô thị trong tổng thể phát triển không gian đô thị, xây dựng cơ sở và các giải pháp cụ thể cho các khu vực đặc trưng trong đô thị. Chính từ đó, mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, tìm ra các cơ sở tăng cường chất lượng và số lượng của hệ thống Vườn – Công viên đô thị, xây dựng một hệ thống Vườn – Công viên có tính hệ thống, tương hỗ và có tính thống nhất thích hợp với điều kiện phát triển của TP. Hồ Chí Minh hiện nay và trong tương lai. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau: a. Nhận định và đánh giá tổng quan hiện trạng và hệ thống hoá toàn bộ các đề xuất định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh đã được nêu ra trong các nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy…  Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Các nhà nghiên cứu nói gì? Các cơ quan chức năng đã có định hướng gì? Các văn kiện đã xác định gì? Tóm lại, định hướng phát triển Vườn – Công viên hiện nay là gì? b. Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.  Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh cần được xác định trên những tiêu chuẩn nào? c. Xác định mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả, loại hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó trong tổ chức không gian đô thị tại TP. Hồ Chí Minh có chú ý đến các điều kiện địa phương đặc trưng của từng khu vực.  Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả? Loại hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó ra sao trong tổ chức không gian đô thị tại TP. Hồ Chí Minh? d. Xác định đinh hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả thi. Xây dựng các giải pháp cho từng giai đoạn cụ thể.  Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Định hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả thi? Giải pháp nào khả thi, trong giai đoạn nào? Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau: Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 4  Môi trường đô thị: Vấn đề phát triển bền vững; Vấn đề sinh thái đô thị là những thước đo hàng đầu cho một sự phát triển đô thị hiện đại. Trong đó vai trò của một hệ thống Vườn – Công viên nói riêng và hệ thống mảng xanh đô thị nói chung là hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu có hệ thống để có được một định hướng cụ thể – toàn diện cho vấn đề Vườn – Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh là việc rất quan trọng và cấp thiết. Điều này không những thuận lợi cho việc đảm bảo một môi trường sống tốt mà còn kích thích tạo một sức hút hiệu quả cho môi trường đầu tư.  Kinh tế: Nhận thức xã hội mới về cân bằng sinh thái, tiến trình đô thị hóa và sự xuất hiện của công nghệ môi trường đã mở ra cho các nước đang phát triển những cơ hội kinh tế hiếm có. Việc nắm lấy thời cơ là vô cùng quan trọng để có thể đưa nhiều ngành kinh tế của đất nước lên ngang tầm khu vực và có vị trí cần thiết trên trường quốc tế. Với lý do này việc phát triển và thiết lập một cơ sở hạ tầng xanh là cần thiết và hết sức quan trọng. Hệ thống mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống VCV đô thị nói riêng phải được xem như một yếu tố quan trong trong việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị.  Văn hoá – Xã hội: Những giá trị của đời sống cộng đồng truyền thống – là một vốn quý trong văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam – đang ngày một mai một trong đời sống đô thị hiện nay. Tổ chức tốt định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên trên cơ sở khai thác điều kiện văn hoá xã hội sẽ là tiền đề tốt cho việc duy trì và phát huy những vốn quý văn hoá xã hội này. Hệ thống Vườn – Công viên cũng là cơ sở quan trọng thể hiện mức độ văn minh của một đô thị hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống Vườn – Công viên cũng có giá trị nâng cao đời sống văn hóa của xã hội. Hiệu quả sử dụng hệ thống Vườn – Công viên còn giúp cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của cộng đồng dân cư đô thị, xác lập bản chất đặc trưng của hệ thống Vườn – Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh.  Chính sách quản lý đô thi: Thiếu một công cụ khoa học mang tính khách quan và khoa học trong việc đánh giá tính hiệu quả và chất lượng của hệ thống Vườn – Công viên. Trong khi đó, định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên cần được xem xét trên cơ sở quy chiếu từ những công cụ này.  Quy hoạch đô thị: hệ thống Vườn – Công viên có tính chất quan trọng và tất yếu trong việc tổ chức quy hoạch đô thị hiện đại. Việc xác định một định hướng hiệu quả cho hệ thống Vườn – Công viên sẽ góp phần quan trọng cho việc tổ chức một không gian đô thị phát triển.  Thẩm mỹ đô thị: Hệ thống Vườn – Công viên là sự hiện thân của yếu tố thẩm mỹ Thiên nhiên trong môi trường đô thị rõ rệt nhất. Vườn – Công viên đô thị là một Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 5 yếu tố rât quan trọng trong vấn đề tổ chức thẩm mỹ đô thị, góp phần tạo nên hình ảnh của không gian cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh trong một thời gian dài đã chưa nhận đuợc sự quan tâm đúng mức về nhiều mặt trong đó có khía cạnh thẩm mỹ. Những điểm mới của đề tài hướng đến:  Đề tài sẽ mang tính thực nghiệm cao (pragmatic): xây dựng được các công cụ để đánh giá chính xác tính hiệu quả về chất lượng của định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh  Xây dựng định hướng cụ thể hiệu quả và khả thi mang tính liên ngành cho hệ thống Vườn – Công viên trong tổng thể Quy hoạch đô thị TP. Hồ Chí Minh 1. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu sẽ xoay quanh các vấn đề chủ yếu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra như đã nêu trên, cụ thể là :  Nội dung 1: Tổng hợp và phân tích các loại hình Vườn – Công viên hiện có tại TP. Hồ Chí Minh, thông qua đó tiến hành phân loại và xác định rành mạch các loại hình Vườn – Công viên phù hợp với điều kiện tự nhiên – văn hoá – xã hội – kinh tế – chính trị của TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá các đặc trưng cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tiến hành hệ thống hoá toàn bộ các đề xuất định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh đã được nêu ra trong các nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy… Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu tổng hợp về thực trạng hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay và các cơ sở định hướng đã được nghiên cứu (kết quả của các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng, cơ sở văn bản pháp lý…) thông qua các phương pháp Tổng hợp và phân tích thông tin (trên cơ sở thu thập tài liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài nước), tổng hợp và phân tích các các định hướng này nhằm làm cơ sở cho việc Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của một Định hướng phát triển hiệu quả hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.  Nội dung 2: Xây dựng hệ thống công cụ thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các định hướng đã nêu tuỳ theo các khía cạnh riêng biệt (dựa trên cơ sở xác định những giá trị cơ bản và những giá trị riêng biệt cần có của hệ thống Vườn - Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh): về khía canh quy hoạch, quản lý đô thị, pháp luật, tài chánh, xã hội… và các tiêu chuẩn kiểm nghiệm hiệu quả của các công cụ đó Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 6 và đánh giá kết quả thu được. Áp dụng công cụ thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các định hướng đã nêu, nhằm xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của Định hướng phát triển hệ thống Vườn - Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.  Nội dung 3: Khẳng định vị trí chiến lược của việc phát triển hệ thống Vườn - Công viên đô thị trong các chính sách đô thị nói cách khác là xem xét mối quan hệ này trong cách nhìn tổng thể liên ngành. Sử dụng công cụ thực nghiệm để kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi của định hướng đã nêu. Lựa chọn mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả, loại hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó trong tổ chức không gian đô thị tại TP.Hồ Chí Minh có chú ý đến các điều kiện dịa phương đặc trưng của từng khu vực.  Nội dung 4: Tổng kết các giải pháp, đề xuất định hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả thi. Tổng hợp và đề xuất định hướng cụ thể phát triển hệ thống Vườn - Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh và cơ sở khoa học cho việc xây dựng những tiêu chí cụ thể áp dụng cho việc xây dựng một hệ thống Vườn - Công viên đô thị thích ứng với điều kiện phát triển hiện nay và trong tương lai của TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 7 MỤC LỤC BÁO CÁO NGHIỆM THU 2 1. Tên đề tài: 2 2. Chủ nhiệm đề tài: 2 3. Cơ quan chủ trì: 2 4. Mục tiêu: 2 KÝ HIỆU 12 U DANH SÁCH BẢNG 13 DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG 14 CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 15U I. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề: 15 II. Một số khái niệm và định nghĩa chung liên quan đến hệ thống Vườn – Công viên đô thị:.16 1. Những khái niệm cơ bản về hệ thống Vườn – Công viên đô thị: 16 1.1 Đất cây xanh đô thị: 16 1.2 Hệ thống Vườn – Công viên đô thị: 18 1.3 Diện tích xanh bình quân đầu người: 26 2. Khái niệm cơ bản về mục tiêu phát triển bền vững: 26 2.1 Phát triển bền vững: 26 2.2 Đô thị phát triển bền vững: 27 CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 28 I. Tổng quan hiện trạng của hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 28 1. Tự phát và thiếu quy hoạch: 28 2. Chỉ tiêu cây xanh trên đầu người tại TP. Hồ Chí Minh: 29 3. Diện tích VCV: tăng trên giấy – giảm trên thực tế: 31 4. Vấn đề quản lý sử dụng công viên: 32 5. Vấn đề kinh phí đầu tư: 33 6. Thực tế những con số thống kê công viên tại TP. Hồ Chí Minh: 33 II. Tổng hợp và phân tích các loại hình VCV hiện có tại TP. Hồ Chí Minh: 37 1. Phân loại và xác định các loại hình VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 37 1.1 Công viên văn hóa: 38 1.2 Thảo cầm viên: 39 1.3 Công viên thiếu nhi: 40 1.4 Công viên vui chơi giải trí: 41 1.5 Vườn hoa, quảng trường, các tiểu đảo: 42 2. Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên – văn hoá – kinh tế – chính trị – xã hội của TP. Hồ Chí Minh: 43 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 8 2.1 Xem xét trên cơ sở các điều kiện tự nhiên: 43 2.1.1 Điều kiện Địa lý – Khí hậu 43 2.1.2 Khí hậu Thành phố có những đặc điểm như sau: 43 2.1.3 Tính chất đa dạng sinh học của các loại cây trồng: 44 2.2 Xem xét trên cơ sở điều kiện Kinh tế - Chính trị thành phố (hiện trạng phát triển của hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh): 45 2.3 Yếu tố văn hóa xã hội: 45 2.4 Yếu tố quy hoạch xây dựng đô thị: 46 2.5 Vấn đề môi trường đô thị 49 3. Sự hình thành và phát triển hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 49 3.1 Thời kỳ trước năm 1975: 50 3.1.1 Thời kỳ trước năm 1859: 50 3.1.2 Thời kỳ Pháp thuộc: 50 3.2 Thời kỳ trước năm 1975 52 3.3 Thời kỳ từ sau 1975 đến nay: 52 4. Đánh giá các đặc trưng cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh: 55 III. Hệ thống hoá các đề xuất định hướng phát triển hệ thống VCV tại TP. Hồ Chi Minh: 56 1. Hiện trạng tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát triển hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh 56 2. Các văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách liên quan về quản lý và phát triển hệ thống MXĐT: 58 2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và đang áp dụng hiện nay:58 2.2 Cơ chế chính sách trong quản lý và phát triển cây xanh đô thị: 59 CHƯƠNG II: CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 61 I. Một số mô hình trong việc xây dựng hệ thống VCV đô thị tại các nước trên thế giới: 61 1. Những cơ sở lý thuyết về định hướng phát triển hệ thống VCV đô thị trên thế giới: 61 2. Chính trị và và hệ thống VCV, mô hình “hệ thống Vườn – Công viên Paris” (Système de parcs de Paris) của Haussmann : 62 3. Mô hình “thành phố vườn” (city garden) của Ebernezer Howard: 64 4. Chính sách xanh hoá Singapore mô hình phát triển kinh tế với yếu tố kích cầu phát triển là hệ thống VCV : 66 5. Định vị giá trị đô thị thông qua mô hình “Bắc Kinh xanh” của Trung Quốc 71 6. Nam Ninh và những không gian xanh bất tận: 72 7. VCV – giải pháp hạ tầng kỹ thuật hiệu quả của đô thị qua kinh nghiệm của Canberra – Úc: 73 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 9 II. Các cơ sở cơ bản cho việc xây dựng các tiêu chí cụ thể cho việc phát triển hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 76 1. Cơ sở pháp lý: 76 1.1 Cơ sở văn bản pháp lý quy định về cây xanh đô thị: 76 1.2 Cơ sở các quy định về quy hoạch cây xanh theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam:77 2. Cơ sở thích nghi với điều kiện tự nhiên khu vực: 78 3. Cơ sở quy hoạch và quản lý đô thị: 79 4. Cơ sở quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị: 81 5. Cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 82 6. Cơ sở phát triển kinh tế kỹ thuật: 88 7. Cơ sở điều kiện văn hoá xã hội: 89 8. Cơ sở văn hoá Việt Nam và vấn đề bản sắc 91 III. Xác định các tiêu chí hiệu quả cần thiết của định hướng phát triển hệ thống VCV đô thị tại TP.Hồ Chí Minh. 92 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG CỤ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 98 1. Quy chuẩn AMENAGEMENT (châu Âu) : 100 2. Chương trình ADIPURA và PKPD-PU (JAKARTA) từ năm 2002: 101 3. Hệ thống chỉ số đánh giá ứng dụng trong phát triển đô thị bền vững ở KARACHI, PAKISTANT – Năm 2009: 104  4. Phương pháp BLUE HOLDING (S’PACE) – Năm 2010 106 5. Triển khai hệ thống công cụ đánh giá: 108 6. Quy trình khảo sát và đánh giá: 117 CHƯƠNG IV: XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 119 I. Áp dụng công cụ đánh giá định tính đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống VCV theo mục tiêu chung: 120 II. Áp dụng công cụ đánh giá định lượng xác định mức độ quan trọng của các mục tiêu phát triển hệ thống Vườn – Công viên trong điều kiện TP. Hồ Chí Minh: 129 1. Mục tiêu Môi trường: 129 2. Mục tiêu Đầu tư: 134 3. Mục tiêu Kinh tế xã hội 135 4. Mục tiêu xây dựng Thước đo giá trị: 137 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN ĐÔ THỊ TP. HỒ CHÍ MINH 148 I. Các định hướng phát triển cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh đến 2025: 148 [...].. .Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM II.  Xây dựng mô hình lý thuyết hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh trên cơ sở hoàn chỉnh hệ thống không gian xanh thống nhất:    49  1 1.  Phác thảo hệ thống không gian xanh cho đô thị TP Hồ Chí Minh:     51  1 1.1  Mảng xanh đô thị (trame verte d’agglomération)... nhất trong cấu trúc của hệ thống VCV đô thị l : a Công viên đô th : Công viên đô thị là những khu vực tổ chức nghỉ ngơi – sinh hoạt văn hóa có quy mô lớn thường từ 6 – 10 ha trở lên Là không gian cây xanh hoàn hảo nhất trong Chủ nhiệm đề tài: TS KTS Hoàng Anh Tú Trang 18 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM các loại đất cây xanh đô thị. .. vi phát triển bền vững 9 Douglas Farr, “Sustainable Urbanism: Urban Design With Nature”, NXB Hachette, 2007 Chủ nhiệm đề tài: TS KTS Hoàng Anh Tú Trang 27 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP HỒ CHÍ MINH I Tổng quan hiện trạng của hệ thống VCV tại TP Hồ Chí Minh: - Mạng lưới VCV phát. .. hiện định hướng phát triển chung cho hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh: 197  2.2.1  Giải pháp phát triển bền vững cho hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh 197  2.2.2  Giải pháp phối hợp đa ngành, tổng hợp nhiều nguồn lực cho việc phát triển hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh 200  2.2.3  Giải pháp hoàn thiện cấu trúc Kinh tế xã hội phục vụ phát triển hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh. .. Tú Trang 11 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM KÝ HIỆU Các ký hiệu và từ viết tắt: VCV Vườn – Công viên CV Công viên CX Cây xanh CVCX Công viên cây xanh MXĐT Mảng xanh đô thị QHĐT Quy hoạch đô thị QLĐT Quản lý đô thị QLMT Quản lý môi trường KCN Khu công nghiệp PTBV Phát triển bền vững En English – Tiếng Anh Fr Francais – Tiếng Pháp... tích đất cây xanh công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị Bảng 03 – Phân tích đánh giá hiệu quả của 2 hệ thống tại Jakarta Bảng 04 – Hệ thống tiêu chí đánh giá Bảng 05 – Cấu trúc hệ thống tiêu chí định lượng Chủ nhiệm đề tài: TS KTS Hoàng Anh Tú Trang 13 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG Hình 01 – Sơ đồ dự kiến... Cây xanh vườn ươm 1.2 Hệ thống Vườn – Công viên đô th : - Như vậy, trên tực tế, hệ thống VCV đô thị bao gồm các thể loại VCV thuộc đất cây xanh công cộng nh : Công viên văn hóa - nghỉ ngơi; Công viên thể thao thể dục; Công viên bách thảo và vườn bách thảo; Công viên bách thú và vườn bách thú; Công viên thiếu niên - nhi đồng; Công viên bảo tồn và lịch sử - di tích; Công viên rừng - phong cảnh - hồ nước... 08 – Biểu đồ phân bổ các trọng số Hình 09 – Các giai đoạn của quy trình khảo sát đánh giá Chủ nhiệm đề tài: TS KTS Hoàng Anh Tú Trang 14 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU I Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đ : - Những vấn đề được đề cập trong đề tài nghiên cứu khá phức tạp, đa diện, không. .. ngơi, vườn này còn có tác dụng tổ chức sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp như biểu diễn văn nghệ quần chúng, rạp chiếu bóng, xiếc, triển lãm v.v…hoặc các hoạt động thể thao Chủ nhiệm đề tài: TS KTS Hoàng Anh Tú Trang 23 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Loại 3: là các không gian quảng trường (place (Fr) ): các không gian trước các công trình công. .. xanh đô thị thông thường được chia làm 03 loại cơ bản: Loại 1: Đất cây xanh công cộng: Là loại đất cây xanh sử dụng có tính chất chung cho mọi người dân đô thị Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh như sau: Chủ nhiệm đề tài: TS KTS Hoàng Anh Tú Trang 16 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM o Công viên văn hóa - nghỉ ngơi; o Công viên . XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN ĐÔ THỊ TP. HỒ CHÍ MINH 148 I. Các định hướng phát triển cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh đến 2025: 148 Nghiên cứu. kiện tự nhiên – văn hoá – kinh tế – chính trị – xã hội của TP. Hồ Chí Minh:  43 Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM Chủ. một hệ thống Vườn - Công viên đô thị thích ứng với điều kiện phát triển hiện nay và trong tương lai của TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức

Ngày đăng: 07/02/2015, 13:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan