Tin Tuan 1

11 237 0
Tin Tuan 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 1 Ngày soạn: 18 tháng 08 năm 2013 Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013 ChươngI: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ( Lớp 3 ) Tiết 1: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM A. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn. - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới. - Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới. B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột. Học sinh: Đủ dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP I. Ổn định lớp: II. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng Hoạt động của học sinh A. Lý thuyết: ? Em hãy nêu hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông) ? Em có thể học làm toán, học vẽ,….trên máy tính không? - Giới thiệu đôi nét về máy tính: 1. Giới thiệu máy tính: - Máy tính mang lại nhiều lợi ích cho con người. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS ghi bài. + Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện. + Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích…… - Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay. ? HS đặt ra những câu hỏi muốn biết về máy tính? ? Theo em biết máy tính có những bộ phận nào? * Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn: - Màn hình (của máy tính): có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi. - Phần thân (của máy tính): là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính. - Bàn phím (của máy tính): gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính. - Chuột (của máy tính) giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. - HS trả lời các bộ phận chính của máy tính để bàn. - GV đọc đề bài bài 1/ SGK trang 6. - GV nhận xét và cho điểm Bài tập: B1. Điền Đ vào ô vuông cuối cau đúng nghĩa: a) MT giúp em học toán, hoc vẽ. b) MT giúp em liên lạc với bạn bè. c) Có nhiều loại MT khác - HS trả lời. nhau. d) Em không thể chơi trò chơi trên MT. B. Thực hành: -GV cho học sinh quan sát các bộ phận chính của máy tính để bàn. - GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đứng dậy miêu tả các bộ phận chính của MT để bàn. - HS quan sát. - HS phát biểu. IV. Củng cố: - Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính. V. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập 2, 3 SGK trang 6, 7. Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013 CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH ( Lớp 4 ) Tiết 1: BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT I. Mục đích yêu cầu: - Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống. - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính. - Các dạng thông tin cơ bản và phân loại. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án. - Phương tiện dạy học: SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng hỗ trợ khác. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định lớp: Báo cáo sĩ số: Tên học sinh vắng mặt: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới: - Đặt vấn đề: Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua. a. Hoạt động 1: Hỏi: Máy tính có khả năng làm việc như thế nào? Hỏi: Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào? Hỏi: Máy tính giúp con người làm những gì? Hỏi: Máy tính thường có mấy bộ phận chính? - Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện. b. Hoạt động 2: BT1. Điền Đ/S vào các câu sau: - MT có khả năng tính toán nhanh hơn con người? - Ti vi hoạt động được là nhờ có điện. - Có thể học tốt mọi ngoại ngữ nhờ máy tính? - Máy điều hoà chạy bằng xăng? - Âm thanh là một dạng thông tin? - Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin? - Màn hình hiện kết quả làm việc của là màn hình, thân máy, chuột và bàn phím. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chép bài vào vở. - Trả lời câu hỏi: + Nhanh, chính xác, liên tục - Trả lời câu hỏi: + 3 loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh. - Trả lời câu hỏi: + Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc - Trả lời câu hỏi: + Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím. - Trả lời câu hỏi: Quạt, bóng điện - Làm bài tập. + Đ. + Đ. + Đ. + S. + Đ. + S. + Đ. - Lắng nghe. máy tính? IV. Củng cố - Dặn dò - Hệ thống lại kiến thức cho học sinh - Chuẩn bị kiến thức để tiết sau thực hành. - Về nhà làm bài tập T1, T2 trang 4. Tiết 2: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (Lớp 3) A. MỤC TIÊU - Học sinh quan sát các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn, biết cách khởi động và tắt máy. - Tìm hiểu tư thế ngồi và ánh sáng thích hợp. - Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới, tư thế ngồi. B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột. Học sinh: Đủ dụng cụ học tập. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy kể các bộ phận chính của máy tính để bàn? Trả lời: Các bộ phận chính của máy tính để bàn là: + Màn hình + Phần thân máy + Bàn phím + Chuột. III. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng Hoạt động của học sinh GV nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính. ? Làm thế nào để bóng đèn điện sáng. Còn với máy tính? - Máy tính cần được nối với nguồn điện để có thể hoạt động. - Khi máy tính bắt đầu hoạt động màn hình có thể xuất hiện với những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng. Có thể sử dụng chuột mt để chọn biểu tượng của bài học hoặc trò chơi. 2. Làm việc với máy tính. a> Bật máy: - Bật công tắc màn hình. - Bật công tắc trên thân máy tính. Chú ý: Một số loại mt có một công tắc chung cho thân máy và màn hình. Với loại này chỉ cần bật công tắc chung. - Màn hình xuất hiện khi mt bắt đầu làm việc gọi là màn hình nền. -Trên màn hình có nhiều biểu tượng. - HS trả lời. - HS ghi bài. - HS thực hành bật máy. - HS quan sát biểu tượng trên màn hình. ? Tư thế ngồi học trên lớp của các em hiện nay như thế nào được gọi là ngồi đúng cách? - GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế. b> Tư thế ngồi. - Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, không nhìn quá lâu vào màn hình. - Khoảng cách giữa mắt và màn hình: 50cm - 80cm. - Tay đặt ngang tầm bàn - HS trả lời. - HS ngồi theo sự hướng dẫn của GV. - HS ghi chép bài. phím và không phải vươn xa. - Chuột đặt bên tay phải. ? Lượng ánh sáng dùng để học tại phòng học hiện nay thế nào? c> ánh sáng. - Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt. - HS trả lời. ? cách tắt bóng đèn điện như thế nào?  cách tắt máy tính. d> Tắt máy. Khi không làm việc nữa cần tắt máy tính. -Vào Start chọn Turn Off Computer sau đó chọn Turn off. Để an toàn: tắt bộ trung tâm sau đó tắt màn hình. - HS trả lời. - HS ghi chép bài. IV. Củng cố: - Tóm tắt lại ý chính: Cách bật, tắt máy tính. Cách ngồi đúng tư thế. V. Hướng dẫn về nhà. - Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học… Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2013 Tiết 2: BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (Lớp 4) I. Mục đích yêu cầu: - Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống. - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính. - Các dạng thông tin cơ bản và phân loại. Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận diện các bộ phận của MT và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận. - Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án. - Phương tiện dạy học: SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng hỗ trợ khác. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định lớp: Báo cáo sĩ số: Tên học sinh vắng mặt: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới: - Tiết trước thầy đã hướng dẫn cho các em nhớ lại một số kiến thức cũ ở năm trước. Đến tiết này, thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại tiếp một số kiến thức đã học ở năm trước. * Các hoạt động: c. Hoạt động 3: Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận, sau đó 1 học sinh ở mỗi nhóm trình bày ý kiến. BT2. Hãy kể tên năm thiết bị dùng trong gia đình cần điện để hoạt động. BT3. Hãy kể tên các thiết bị dùng ở lớp học khi hoạt động phải dùng điện. d. Hoạt động 3: Hỏi: Trình bày các thao tác để khởi động 1 phần mềm (1 trò chơi) từ màn hình nền. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm sau đó trả lời. - Tivi, đèn, quạt, tủ lạnh, máy vi tính. - Đèn, quạt. - Nháy kép chuột vào biểu tượng có trên màn hình. - Nhắp chuột phải lên biểu tượng, sao - Nhận xét. đó nhắp chọn chữ “Open” bằng chuột trái. - Lắng nghe IV. Củng cố - Dặn dò - Hệ thống lại kiến thức cho học sinh - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH ( lớp 5) Tiết 1: BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT I. MỤC TIÊU Ôn lại các kiến thức cơ bản về chức năng hoạt động của máy tính trong quyển 1 và quyển 2 II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án + SGK. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu bài: chúng ta đã làm quen với máy tính được 2 năm, năm học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu những điều thú vị mà máy tính mang lại cho chúng ta, trước hết chúng ta phải hiểu được nguyên lý hoạt động cơ bản của nó ntn, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức mà các em đã được học để làm tiền đề để học những bài tiếp theo được dễ dàng hơn. HĐ1: gọi hs đọc bài học. Lắng nghe Hs đọc bài, cả lớp theo dõi. Các em thảo luận khoảng 7 phút, đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi sau: Máy tính xử lý thông tin ntn? Chương trình và kết quả làm việc của máy tính được lưu ở đâu? Gv nhận xét, bổ sung 1. máy tính là công cụ xử lý thông tin, máy tính xử lý thông tin và cho kết quả là thông tin ra. VD: em gõ chữ A từ bàn phím thì bộ xử lý sẽ nhận tín hiệu vào, xử lý và xuất ra màn hình là chữ a Gv viết câu trả lời lên bảng, nhận xét bổ sung. Hđ2: bài tập. Gv hướng dẫn hs làm bài tập trang 4,5/sgk. B1, b2, b3: gv nêu câu hỏi, hs trả lời Gv ghi câu trả lời lên bảng, nhận xét, bổ sung. B4, b5: thảo luận nhóm 2 Một số nhóm trả lời. Gv nhận xét bổ sung Hs thảo luận Sau 7 phút các nhóm trả lời Hs ghi câu trả lời đúng vào vở. Hs trả lời Ghi vào vở Hs thảo luận Lắng nghe IV. Củng cố: 1. Chương trình máy tính là gì? 2. Chương trình máy tính được lưu ở đâu? 3 . Học bài, chuẩn bị tiết thực hành. Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013 Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013 Tiết 2: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (Lớp 5) Tiết 2: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (Lớp 5) I. MỤC TIÊU Ôn lại các kiến thức cơ bản về chức năng hoạt động của máy tính trong quyển 1 và quyển 2 II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án + SGK. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập. [...]...III CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1 Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ 3 Bài mới Thực hành: Yêu cầu học sinh thực hành với nội dung sau; - Hs nhận biết các ổ đĩa, nơi lưu trữ thông tin - Hs tiến hành thực hiện một số thao tác cho thấy máy tính xử lý thông tin ntn - GV hướng dẫn học sinh thực hiện IV CŨNG CỐ - Hs về nhà học lại bài - Đọc trước bài thông tin đượ lưu trong máy tính như thế nào . Tuần 1 Ngày soạn: 18 tháng 08 năm 2 013 Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2 013 ChươngI: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ( Lớp 3 ) Tiết 1: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM A. MỤC TIÊU -. về nhà. - Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học… Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2 013 Tiết 2: BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (Lớp 4) I ngày 20 tháng 8 năm 2 013 CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH ( Lớp 4 ) Tiết 1: BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT I. Mục đích yêu cầu: - Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống. -

Ngày đăng: 06/02/2015, 19:00

Mục lục

  • Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013

  • ChươngI: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ( Lớp 3 )

  • Tiết 1: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

  • Tiết 2: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (Lớp 3)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan