Công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại xí nghiệp may tư doanh tuấn kỳ

61 413 1
Công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại xí nghiệp may tư doanh tuấn kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI XÍ NGHIỆP MAY TƯ DOANH TUẤN KỲ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY TƯ DOANH TUẤN KỲ. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp * Giới thiệu chung về xí nghiệp + Tên : Xí nghiệp may Tư doanh Tuấn Kỳ + Giám đốc : Nguyễn Đức Kỳ + Điện thoại : 03203.2240.271 + Trụ sở : 95 B – Chi Lăng – Nguyễn Trãi – Hải Dương + Giấy phép thành lập số : 0010/HD-GP ngày 22 / 10 / 1999. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0401000174 ngày 07/03/2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương cấp. + Mã số thuế : 0800225387 + Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và gia công hàng may mặc, buôn bán hàng bông vải sợi, đồ Bảo hiểm lao động… + Thị trường chủ yếu là : EU, Bắc Mỹ, Đông Âu và Thị trường trong nước. + Vốn điều lệ : 11.500.000.000 đồng + Diện tích đất là : 14.206 m2 + Diện tích xưởng là : 12.294 m2 Xí nghiệp xác định chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tăng cường đào tạo công nhân được tiến hành liên tục, bổ sung cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ phụ trách sản xuất và cán bộ quản lý là việc làm thường xuyên của xí nghiệp. Làm việc trong xí nghiệp người lao động được trang bị miễn phí áo bảo hộ lao động, khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác như : Gang tay sắt, kính bảo vệ mắt… Với không gian nhà xưởng rộng, thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động để tạo ra chất lượng sản phẩm cao nhất. Xí nghiệp liên tục đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, đồng bộ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa cơ cấu chuyền may được bố trí hợp lý, thông thoáng, lối thoát hiểm phù hơp với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn lao động. Xí nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Cho nên xí nghiệp chú trọng trong mọi khâu : 100 % vải và nguyên phụ liệu phải được kiểm tra và thử về mặt quy cách, cỡ, cấu trúc, màu sắc. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện chặt chẽ bởi hệ thống nhân viên KCS trong mọi công đoạn của quá trình sản xuất từ khâu cắt đến khâu hoàn thiện sản phẩm. Quy trình quản lý và bảo quản kim gãy rất nghiêm ngặt, mọi sản phẩm đều phải qua máy dò kim để đảm bảo, không còn kim loại sót lại. Xí nghiệp luôn luôn lắng nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng, với mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Chính vì vậy mà xí nghiệp đã thỏa mãn được những nhu cầu khắt khe của các khách hàng lớn trên thế giới như Weather proofMilestone, Siam, Crocodile, Bust, Kirsten, JC, Penny. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Do xí nghiệp chủ yếu mua NVL về sản xuất sản phẩm để bán nên xí nghiệp sẽ tự tạo mẫu trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho bộ phận cắt may. Quá trình sản xuất được mô tả như sau : Kho NVL Công đoạn cắt Là hơi, đóng gói Công đoạn may Nhập kho thành phẩm KCS kiểm tra Xuất hàng Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình sản xuất - Từ kho NVL : Khi có lệnh xuất vật tư, căn cứ vào số lượng mặt hàng, định mức NL, phụ liệu bộ phận cung ứng vật tư chuẩn bị NVL cho từng đơn vị hàng sản xuất về mặt số lượng và chủng loại vật tư từng mã hàng. - Công đoạn cắt : Sau khi NVL được chuyển xuống phân xưởng cắt, đồng thời bộ phận kỹ thuật sản xuất cũng chuyển các mẫu thiết kế ( mẫu giấy, mẫu bìa) và tài liệu kỹ thuật ( quy định rõ mức tiêu hao NVL, thông số, kích thước của bán thành phẩm…. ) Tại đây, NVL được cắt thành các chi tiết của sản phẩm. Công đoạn cắt gồm các phần việc trải vải – cắt phát – cắt gọt, - xếp chi tiết thành từng bộ - đánh số. - Công đoạn may : Toàn bộ nguyên liệu chính đã được cắt và phối mẫu sẽ được chuyển xuống các phân xưởng may. Tại đây công nhân sẽ may chi tiết các sản phẩm theo số thứ tự đã được đánh số trước và may lắp ráp cho đến khi sản phẩm hoàn thiện như yêu cầu. - Nhân viên kiểm tra kỹ thuật sẽ kiểm tra lần cuối, nếu sản phẩm có sai sót sẽ bị sửa lại cho đến khi đạt yêu cầu, khi đã đạt yêu cầu được chuyển xuống xưởng hoàn thành để hoàn thiện ở giai đoạn cuối cùng. - Công đoạn hoàn tất sản phẩm : Sử dụng công nghệ là, vệ sinh công nghiệp, tẩy bẩn trên sản phẩm, bao gói sản phẩm và chuyển xuống kho thành phẩm chờ xuất trả khách hàng. Kết thúc quá trình sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Ban giám đốc Phòng Tổ chức Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Phân xưởng May 1 Phân xưởng May 2 Phân xưởng May 3 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh * Ban giám đốc : - Giám đốc : Là người đứng đầu lãnh đạo, có quyền quyết định mọi việc, điều hành quản lý và chỉ đạo hoạt động của xí nghiệp theo đúng kế hoạch và yêu cầu sản xuất kinh doanh, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước… về mọi mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phó giám đốc : Là người làm công tác đối ngoại của công ty. Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi có ủy quyền, giúp giám đốc quản lý công tác kinh doanh và các phòng ban của xí nghiệp. * Các Phòng ban : - Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc tiếp nhận các đơn đặt hàng, tổ chức triển khai các kế hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. Tham mưu cho giám đốc tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nguyên vật liệu, định mức thời gian, đơn giá sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phòng Tổ chức hành chính : Tham mưu cho Giám đốc soạn thảo các văn bản hợp đồng về quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương bảo hiểm. Tổ chức hội thảo, hội nghị, tiếp khách, làm công tác vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. - Phòng Tài chính – kế toán : Tham mưu cho giám đốc thanh toán, quyết toán hợp đồng, trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các kỳ báo cáo cho quản lý và theo dõi tài sản của doanh nghiệp cũng như quản lý mọi hoạt động của xí nghiệp trong lĩnh vực tài chính kế toán. - Các phân xưởng may : Hoạt động theo nhiệm vụ của mình và chịu sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Xí nghiệp may tư doanh Tuấn Kỳ 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán : Xí nghiệp May Tư doanh Tuấn Kỳ tổ chwucs bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Do đó Phòng Kế toán tài chính là bộ phận duy nhất thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần từ khâu thu nhận ghi sổ đến khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp tài chính. Phòng Kế toán dưới sự lãnh đạo của Giám đốc, trong đó các nhân viên kế toán dưới sự lãnh đạo của Kế toán trưởng. Bộ phận kế toán được tổ chức theo sơ đồ sau : KÕ to¸n trëng Kế toán Tài sản cố định Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán NVL, công cụ, dụng cụ Kế toán tập hợp CP và tính giá thành SP Kế toán vốn bằng tiền, các khoản công nợ Thủ Quỹ Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ bộ máy kế toán + Kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm chung toàn xí nghiệp theo dõi quản lý và điều hành công tác kế toán. Đồng thời tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp toàn xí nghiệp, lập báo cáo kế toán. + Kế toán tài sản cố định : Theo dõi toàn bộ tình hình tăng giảm của tài sản trong công ty, đồng thời tính và trích khấu hao cho tài sản cố định. + Kế toán tiền lương ( Kế toán thanh toán ) : Chịu trách nhiệm cuối cùng của quá trình tính lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào đó để tập hợp lên bảng phân bổ tiền lương. + Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng loại. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : Hàng tháng nhận các báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. + Kế toán vốn bằng tiền, các khoản công nợ : Có nhiệm vụ phản ánh, theo dõi đầy đủ, kip thời số hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền, các khoản công nợ phải thu, phải trả trong xí nghiệp với xí nghiệp và giữa xí nghiệp với khách hàng. Cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. + Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của xí nghiệp. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hơp lệ đề xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. 2.1.4.2. Hình thức kế toán Xí nghiệp áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật ký chung; Là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi số liệu vào sổ cái. Hình thức nhập ký chung bao gồm các sổ sách kế toán chủ yếu sau : - Nhật ký chung : Bảo quản chứng từ bằng cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, địa điểm, định khoản kế toán là căn cứ ghi sổ cái. - Sổ cái : Trên sổ cái mỗi tài khoản được phản ảnh trên một hoặc một số trang sổ. Số liệu dùng làm căn cứ ghi vào làm bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán. - Các sổ chi tiết : Ghi chép chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp không phản ánh được. Trình tự và phương pháp ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau : Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán Chi tiết Sæ c¸i B¶ng tæng hîp chi tiÕt Bảng cân đối Kế toán B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ < > Đối chiều kiểm tra Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chung Tại xí nghiệp, hàng ngày căn cứ vào các hóa đơn GTGT,PNK,PXK nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian đồng thời theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó các số liệu trên sổ nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái TK 152,153…. Bên cạnh đó, kế toán còn mở sổ nhật ký đặc biệt và sổ kế toán chi tiết đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. 2.1.4.3. Một số nội dung khác thuộc chính sách mà công ty áp dụng - Chế độ kế toán : Thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26 / 3 / 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi của Bộ tài chính. - Kỳ kế toán : Thực hiện theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31 / 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ : Ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ quy đổi sang đồng Việt Nam theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 “ ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá”. - Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, đảm bảo theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song. - Phương pháp tính giá vật tư : Sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh. - Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT : Theo pương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao TSCCĐ : Theo phương pháp khấu hao đường thẳng. 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI XÍ NGHIỆP MAY TƯ DOANH TUẤN KỲ. 2.2.1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu. Các chứng từ , sổ sách sử dụng tại xí nghiệp gồm : - Phiếu nhập kho ( MS S01-VT) - Phiếu xuất kho ( MS S02 – VT) - Hóa đơn GTGT ( MS 01GTKT3/001) - Thẻ kho ( MS S12 – DN) - Sổ chi tiết NVL, CCDC (MS S10 – DN) - Sổ chi tiết thanh toán với người bán ( MS S012 – DN) - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL,CCDC - Sổ nhật ký chung ( MS S03a – DN) - Sổ cái NVL, CCDC ( MS S03b-DN) 2.2.2. Đặc điểm, công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp. Ở doanh nghiệp sản xuất nào cũng vậy, số lượng và chủng loại NVL, CCDC được quyết định bởi việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đối với công ty may thì khối lượng nguyên vật liệu cần thiết sử dụng cho sản xuất là rất lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc và kích thước. Hiện nay xí nghiệp vừa sản xuất các loại sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu ra nước ngoài, nên nguyên vật liệu của xí nghiệp là rất lớn. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có tầm quan trọng rất lớn đối với quá trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. Vì vậy từ khi nhập vật liệu, công cụ dụng cụ đều được thủ kho quản lý rất chặt chẽ , sự biến động thay đổi số lượng của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, phòng kế toán và thủ kho luôn phải kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho công tác kế toán quản lý vật liệu được tốt hơn. Phòng kế toán sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình là kiểm tra sự biến động của Nguyên vật liệu trên cả hai mặt [...]... chuẩn như đã thỏa thuận - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất : Doanh nghiệp sử dụng pháp pháp giá thực tế đích danh để tính giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho 2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại xí nghiệp may tư doanh Tuấn Kỳ 2.2.3.1 Thủ tục nhập – xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trích tài liệu kế toán tháng 8 năm 2012 của Xí nghiệp như sau : ( ĐVT : Đồng )... Ký/ họ tên) Thủ kho Kế toán trưởng ( Ký/ họ tên) (Ký/họ tên ) Biều ngang ** Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tại xí nghiệp may Tư doanh Tuấn Kỳ, hàng tháng hay khi có nhu cầu về vật liệu, bộ phận sử dụng lập giấy đề nghị xuất vật tư Giấy đề nghị xuất vật tư được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu sản xuất từng bộ phận Nếu giấy đề nghị này được kế toán trưởng hoặc gám... lập phiếu ( Ký/họ tên ) Người nhận hàng Thủ kho ( Ký/ họ tên) ( Ký/ họ tên) Kế toán trưởng (Ký/họ tên ) Giám đốc ( Ký, đóng dấu) Biểu ngang 2.2.3.2 Kế toán chi tiết NVL,CCDC tại xí nghiệm May Tư doanh Tuấn Kỳ 2.2.3.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết NVL, CCDC tại xí nghiệp may Tư doanh Tuấn Kỳ Xí nghiệp may Tư Doanh Tuấn Kỳ sử dụng một số chứng từ sau : + Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01 – VT) + Phiếu xuất... Sổ chi tiết vật tư ( Mẫu số S10 – VT ) + Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn Xí nghiệp may Tư doanh Tuấn Kỳ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Phương pháp này yêu cầu ở kho ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cụ thể cả về số lượng và giá trị nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ Phiếu nhập kho Sổ thẻ Phiếu xuất kho Kế chi tiết tổng hợp toán tổng vật tư Thẻ kho Bảng... tên) Kế toán trưởng (Ký/họ tên ) Giám đốc ( Ký, đóng dấu) Biểu số 08 XÍ NGHIỆP NMAY TƯ DOANH TUẤN KỲ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 95B – CHI LĂNG- NGUYỄN TRÃI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HẢI DƯƠNG ĐƠN XIN LĨNH VẬT TƯ Kính gửi : Ban giám đốc xí nghiệp may Tư doanh Tuấn Kỳ Phòng Kế hoạch kinh doanh Tên tôi là : Nguyễn Hồng Anh – PXSX II Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu hiện tại. .. gửi : Ban giám đốc xí nghiệp may Tư doanh Tuấn Kỳ Phòng Kế hoạch kinh doanh Tên tôi là : Nguyễn Thu Hà – Tổ trưởng PXSX I Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu hiện tại của bộ phận đề nghị xí nghiệp cấp cho phân xưởng tôi những loại vật liệu sau : STT Tên vật tư ĐVT Số lượng 1 Chỉ 50C3 Cuộn 450 2 Chỉ 60C3 Cuộn 650 Đề nghị xí nghiệp cấp cho bộ phận chúng tôi kịp thời và đầy đủ cho việc...số lượng và giá trị, theo dõi chặt chẽ các định mức cấp phát xem việc sử dụng nguyên vật liệu có đúng định mức hay không để xác định mức vốn vật liệu cho hợp lý Tầm quan trọng của công tác quản lý vật liệu luôn phải hoàn thiện, nâng cao trình độ nhằm làm cho công tác quản lý nguyên vật liệu của xí nghiệp đạt hiệu quả cao Từ đó giúp ổn định về cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo số lượng,... thế : TK 152 : Kim, suốt, chân vịt máy khâu + Vật liệu khác : TK 252.8, vải vụn dùng để lay máy, may khẩu trang, phấn vẽ, giấy gói hàng * Phân loại công cụ, dụng cụ + TK 153.1 : Quần áo bảo hộ lao động, kéo cắt vải, thước, phấn vẽ + TK 153.2 : Sọt để hàng, thùng cat ton 2.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập : Giá trị Chiết khấu Thực tế NVL Giá mua... trị vật liệu xuất dùng = 391.073.750 đ Dựa trên giấy đề nghị xuất vật tư đã được duyệt, bộ phận cung ứng vật tư lâp phiếu xuất kho và ghi số lượng theo yêu cầu Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho xuất vật tư và ghi số lượng xuất vào phiếu Biểu số 06 XÍ NGHIỆP NMAY TƯ DOANH TUẤN KỲ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 95B – CHI LĂNG- NGUYỄN TRÃI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HẢI DƯƠNG ĐƠN XIN LĨNH VẬT TƯ... sử dụng vật tư của từng bộ phận sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm vật tư góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm Ngoài ra xí nghiệp còn tổ chức nâng cấp và xây dựng thêm các kho chữa NVL, CCDC để tránh tình trạng NVL,CCDC bị hỏng hoặc kém phẩm chất 2.2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ * Phân loại nguyên vật liệu Xuất phát từ tình hình thực tế đối với ngành may mặc phải sử dụng . CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI XÍ NGHIỆP MAY TƯ DOANH TUẤN KỲ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY TƯ DOANH TUẤN KỲ. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát. thực tế nguyên vật liệu xuất kho. 2.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại xí nghiệp may tư doanh Tuấn Kỳ. 2.2.3.1. Thủ tục nhập – xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trích. TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI XÍ NGHIỆP MAY TƯ DOANH TUẤN KỲ. 2.2.1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu. Các chứng từ , sổ sách sử dụng tại xí nghiệp gồm : -

Ngày đăng: 06/02/2015, 18:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan