Giao an mon Khoa hoc 4+5 tuan 1-9

80 465 0
Giao an mon Khoa hoc 4+5 tuan 1-9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học Tuần 1 Ngày soạn: 11/8/2012 Thứ hai, ngày 13 tháng 8 năm 2012 Khoa học Lớp 4A + 4B Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. MỤC TIÊU : - Nắm được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống của mình . - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình . Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống . - Có ý thức giữ gìn sức khỏe bằng cách đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết cho đời sống của mình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 4 , 5 SGK . - Phiếu học tập theo nhóm . - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Đây là một phân môn mới có tên là khoa học với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống. -Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề. -Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “Con người cần gì để sống ?” nằm trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. Các em cùng học bài để hiểu thêm về cuộc sống của mình. * Hoạt động 1: Con người cần gì để sống ? ªMục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. ª Cách tiến hành: § Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước: -Chia lớp thánh các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS. -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để -1 HS đọc tên các chủ đề. -HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận. -Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy. Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 1 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy. -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng. -Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất. -Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ? * Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút. -Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ? -Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ? * GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần: -Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, … -Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, … * Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. ª Mục tiêu: HS phân biệt được những -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Ví dụ: +Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi, … +Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, … +Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm, … -Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. -Làm theo yêu cầu của GV. -Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa. -HS Lắng nghe. -Em cảm thấy đói khác và mệt. -Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn. -Lắng nghe. Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 2 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần. ª Cách tiến hành: § Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK. -Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ? -GV chuyển ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu. § Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát biểu cho từng nhóm. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập. -Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng. -Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất. -Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập. -Hỏi: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ? -Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ? *GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, … * Hoạt động 3 : Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” ªMục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự -HS quan sát. -HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao, … -Chia nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm. -1 HS đọc yêu cầu trong phiếu. -1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Quan sát tranh và đọc phiếu. -Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống. -Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí, … -Lắng nghe. Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 3 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học sống của con người. ªCách tiến hành: -Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi. -Phát các phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào túi. -Chia lớp thành 4 nhóm. -Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. Tối thiểu mỗi túi phải có đủ: Nước, thức ăn, quần áo. -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt. 2.Củng cố- dặn dò: -GV hỏi: Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó ? -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV. -Nộp các phiếu vẽ hoặc cắt cho GV và cử đại diện trả lời. Ví dụ: +Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc uống quá lâu được. +Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết. +Mang theo đèn pin để khi trời tối có thể soi sáng được. +Mang theo quần áo để thay đổi. +Mang theo giấy, bút để ghi lại những gì đã thấy hoặc đã làm. +Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… –––––––––––––––––––––––––––– Khoa học Lớp 5A + 5B BÀI 1: SỰ SINH SẢN I. YÊU CẦU - HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. II. KĨ NĂNG SỐNG: Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 4 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học - Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau. III. CHUẨN BỊ - GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” - HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu môn học - Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. - Nêu yêu cầu môn học. 2. Bài mới * Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?” - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận - GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. - HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con  HS thực hành vẽ. - GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. - Bước 1: GV phổ biến cách chơi. - HS lắng nghe  Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.  Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. -Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - HS nhận phiếu, tham gia trò chơi -Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. - HS lắng nghe  GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? - Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? - Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.  GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . * Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 5 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học - Bước 1: GV hướng dẫn - HS lắng nghe - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. - HS quan sát hình 1, 2, 3 - Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình.  Liên hệ đến gia đình mình - HS tự liên hệ - Bước 2: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo hướng dẫn của GV - Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.  Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. - HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời:  Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ?  Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau . - HS nhắc lại * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp - Nêu lại nội dung bài học. - HS nêu - HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. - GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 3. Tổng kết - dặn dò - Chuẩn bị: Nam hay nữ? -Lắng nghe - Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… –––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: 15/8/2012 Thứ sáu, ngày 17 tháng 8 năm 2012 Khoa học Lớp 4B + 4A Bài 2: Trao đổi chất ở người I/ Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường như: lấy khí ô-xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các-bô-níc,phân và nước tiểu. - Nêu được quý trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. II/ Đồ dùng dạy - học : - Hình trang 6,7 SGK. - Giấy khổ A4 hoặc vở BT, bút vẽ Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 6 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống ? -Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ? 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. * Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì ? ªMục tiêu: -Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. -Nêu được thế nào là quá trính trao đổi chất. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói một hoặc hai ý). -GV nhận xét các câu trả lời của HS. -Gọi HS nhắc lại kết luận. § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ? -Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng. -HS 1 trả lời. -HS 2 trả lời. -HS nghe. -Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng. +Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường. +Con người cần có không khí ánh sáng. +Con người cần các thức ăn như: rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, … +Con người cần có ánh sáng mặt trời. +Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu. +Con người thải ra môi trường khí các-bô- níc, các chất thừa, cặn bã. -HS lắng nghe. -2 đến 3 HS nhắc lại kết luận. -2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và đọc thầm. -Suy nghĩ và trả lời: Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã. Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 7 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học * Kết luận: -Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô- xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc. -Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra những chất riêng và tạo ra năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được. * Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”. -GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu: +Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. +Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ. +Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm. +Tuyên dương, trao phần thưởng cho nhóm thắng cuộc . * Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. ªMục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn. -Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn. § Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình. -Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS. - GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. -Tuyên dương những HS trình bày tốt. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -2 đến 3 HS nhắc lại kết luận. -Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập. +Thảo luận và hoàn thành sơ đồ. +Nhóm trưởng điều hành HS dán thẻ ghi chữ vào đúng chỗ trong sơ đồ. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được dán một chữ. +3 HS lên bảng giải thích sơ đồ: Cơ thể chúng ta hằng ngày lấy vào thức ăn, nước uống, không khí và thải ra phân, nước tiểu và khí các-bô-níc. -2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ. -Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện. -HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu loát nhất. Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 8 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học 3.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài. -Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… –––––––––––––––––––––––––––– Khoa học Lớp 5B + 5A BÀI 2: NAM HAY NỮ ? I. YÊU CẦU - Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh hoạt và đặc điểm xã hội. - HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ II. KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ - Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội - Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. III. CHUẨN BỊ - GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng - HS: Sách giáo khoa IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định Hát 2. Bài cũ - Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ? - HS trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau . - GV treo ảnh và yêu cầu HS nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ? - HS nêu điểm giống nhau - Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình  Giáo viện cho HS nhận xét, GV cho điểm, nhận xét - HS lắng nghe 3. Bài mới * Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải  Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3 - 2 HS cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi - Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ? Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 9 Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học - Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?  Bước 2: Hoạt động cả lớp - Đại diện nhóm lên trình bày GV chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua  Bứơc 1: - GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn cách chơi - HS nhận phiếu Liệt kê vào các phiếu các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam sao cho phù hợp: Những đặc điểm chỉ nữ có Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ Những đặc điểm chỉ nam có  Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả GV chốt lại: -HS làm việc theo nhóm, thảo luận và liệt kê các đặc điểm sau vào phiếu học tập: - Mang thai - Kiên nhẫn - Thư kí - Giám đốc - Chăm sóc con - Mạnh mẽ - Đá bóng - Có râu - Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - Cho con bú - Tự tin - Dịu dàng - Trụ cột gia đình - Làm bếp giỏi -Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp -Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá Năm học 2013 – 2014 GV Nguyễn Vân Lâm 10 [...]... Cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì ? +HS 1: Cơ quan hô hấp lấy không khí để tạo ra ôxi và thải ra khí các-bô-níc +HS 1: Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì ? +HS 2: Cơ quan tuần hoàn nhận chất dinh dưỡng và ô-xy đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể và thải khí các-bô-níc vào cơ quan hô hấp -Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt +HS 2: Cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì ? * Kết luận: Tất cả các cơ quan trong... hành -Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở -HS quan sát tranh, thảo luận và ghi câu trang 11 / SGK và trả lời các câu hỏi sau: trả lời vào giấy 1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK 1) Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh 2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào quy, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối, có chứa chất bột đường khoai lang 3) Nhóm thức ăn... hoạt động cả lớp -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 8 / SGK và trả lời câu hỏi 1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ? 2) Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ? -3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi -HS lắng nghe -Quan sát hình minh hoạ và trả lời +Hình 1: vẽ cơ quan tiêu hoá Nó có chức năng trao đổi thức ăn +Hình 2: vẽ cơ quan hô hấp Nó có chức năng thực... 2013 – 2014 27 GV Nguyễn Vân Lâm Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học II Chuẩn bị -Sách giáo khoa -Các tranh ảnh liên quan III Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Ổn định 2 Bài cũ: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? - Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? - Việc nào nên làm và không... Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hấp thực hiện, cơ quan này lấy khí ôxi và hiện và nó diễn ra như thế nào ? thải ra khí các-bô-níc 2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan 3) Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và tiêu hoá thực hiện, cơ quan này lấy vào nó diễn ra như thế nào ? nước và các thức ăn sau đó thải ra phân 3) Quá trình bài tiết do cơ quan bài tiết -Nhận xét câu trả lời... quan tuần hoàn Nó có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến tất cả các cơ quan của cơ -Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ thể vừa giới thiệu +Hình 4: vẽ cơ quan bài tiết Nó có chức -Nhận xét câu trả lời của từng HS năng thải nước tiểu từ cơ thể ra ngoài môi * Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi trường cơ quan đều có một chức năng Để tìm hiểu rõ về -HS lắng nghe các cơ quan,... cơ quan trong cơ thể đều +HS 1: Cơ quan bài tiết thải ra nước tiểu tham gia vào quá trình trao đổi chất Mỗi cơ quan và mồ hôi có một nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp với nhau để thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể -HS lắng nghe và môi trường Đặc biệt cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ rất quan trọng là lấy ô-xy và các chất dinh dưỡng đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể, tạo năng lượng cho mọi... Trai, ốc Khoai tây, cà rốt Ếch Sắn, khoai lang Sữa bò tươi § Bước 2: Hoạt động cả lớp -Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trang -2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp 10 / SGK theo dõi -Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào -Người ta còn phân loại thức ăn dựa vào khác ? chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó Năm học 2013 – 2014 17 GV Nguyễn Vân Lâm Trường TH Bình Ngọc Giáo án môn Khoa học -Theo... tiểu, mồ hôi đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là: +Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, -HS lắng nghe lấy vào khí ô-xy, thải ra khí các-bô-níc +Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy vào nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn bã (phân) +Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện Cơ quan bài tiết nước tiểu: Thải ra... động cá nhân, lớp * Hoạt động 1: (Giảng giải ) Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát * Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài - HS lắng nghe và trả lời trước: - Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính - Cơ quan sinh dục của mỗi con người? -Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? - Tạo ra tinh trùng - Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? - Tạo ra trứng * Bước 2: Giảng - HS lắng nghe - Cơ . cơ quan của cơ thể và thải khí các-bô-níc vào cơ quan hô hấp. +HS 2: Cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì ? +HS 1: Cơ quan bài tiết thải ra nước tiểu và mồ hôi. -HS lắng nghe. - Khi một cơ quan ngừng. thư ký điều hành. -HS quan sát tranh, thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy. 1) Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh quy, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối, khoai lang. 2) Cơm, bánh mì, chuối,. đổi chất. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của

Ngày đăng: 06/02/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI 1: SỰ SINH SẢN

  • Hoạt động dạy

    • Bài 2: Trao đổi chất ở người

    • I/ Mục tiêu :

    • BÀI 2: NAM HAY NỮ ?

    • Hoạt động dạy

      • BÀI 3: NAM HAY NỮ? (TT)

        • - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : chất bột đường ,chất đạm , chất béo, Vi–ta–min, chất khoáng .

        • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

          • 2 / Bài mới

          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

            • - Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi – ta –min (cà rốt , lòng đỏ trứng , các loại rau) , chất khoáng (thịt cá các loại rau có lá màu xanh thẵm, … ) và chất xơ ( các loại rau )

            • 2 / Bài mới

              • BÀI 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ

              • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                • Giai đoạn

                  • 2/ Bài mới

                  • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                    • 2 / Bài mới

                      • BÀI 8: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ

                      • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                        • 2/ Bài mới

                        • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • 2 / Bài mới

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                          • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan