Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tại Lâm Đồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử

67 821 1
Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tại Lâm Đồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.), tên tiếng anh là Himalayan Yew, là cây thân gỗ có giá trị kinh tế cao, hiện đang được công nghệ dược phẩm rất quan tâm vì đây là nguồn thiên nhiên cung cấp các hợp chất taxane, sử dụng trong hóa trị ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đầu và cổ, và một số dạng di căn của ung thư da ...[37]. Do có giá trị kinh tế cao, thông đỏ đang bị lạm dụng khai thác ở hầu hết các nơi trên thế giới. Thêm vào đó, thông đỏ là loài có khả năng tái sinh tự nhiên rất thấp, nên nguồn nguyên liệu thiên nhiên này ngày càng trở nên quý hiếm. Ở Việt Nam, thông đỏ được xem là loài có khả năng tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ với 2 loài: thông đỏ bắc – Taxus chinensis Z (Pilg.) Rehd., và thông đỏ nam – Taxus wallichiana Zucc. Cả hai loài đều có số lượng rất ít, chỉ khoảng vài trăm cá thể mỗi loài. Lâm Đồng là tỉnh có các quần thể thông đỏ nam được biết đến nhiều nhất ở nước ta với các quần thể tại Xuân Trường, Bidoup, Hồ Tiên, Núi Voi... Với số lượng quần thể ít, số cá thể trong mỗi quần thể cũng không cao, do đó có thể tính đa dạng trong quần thể thông đỏ tại Việt Nam là một điều rất đáng quan tâm đối với lĩnh vực bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. Mức đa dạng di truyền của quần thể càng cao thì quần thể càng có khả năng sống sót trước những biến đổi của điều kiện môi trường. Tính đa dạng cao của quần thể còn giúp cho các nhà nhân giống có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn ra nguồn giống có khả năng sinh tổng hợp lượng hợp chất taxane cao. Vì vậy cần nghiên cứu đánh giá tính đa dạng di truyền ở mức độ quần thể tạo cơ sở để lựa chọn những giống tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất và có hướng bảo tồn hợp lý. Các nghiên cứu về tính đa dạng di truyền ở các loài thực vật nói chung và thông đỏ nói riêng đã được tiến hành ở nhiều nơi, sử dụng các marker phân tử như allozyme, RAPD, AFLP, RFLP, microsatelite... Trong số các marker phân tử kể trên thì các marker RAPD được xem là đơn giản và rẻ tiền nhất để nghiên cứu về đa dạng di truyền. RAPD đã được dùng trong nghiên cứu về chi Taxus để nhận định loài có nhiều taxane của Taxus chinensis var. mairei [24], để ước lượng liên hệ cây sinh loài của Taxaceae [62], để khảo sát sự đa dạng di truyền trong quần thể Taxus canadensis [53], Taxus cuspidata var. Nana [43], Taxus wallichiana Zucc. vùng đông bắc Ấn Độ [56] và Taxus wallichiana Zucc. khu vực Hi mã lạp sơn [45]. Bên cạnh đó, PCR-RFLP cũng được dùng để phân tích các marker trên DNA lục lạp (cpDNA) của Taxus để phát hiện rõ các biến đổi giữa các loài [26], hay phân tích mối quan hệ di truyền giữa các quần thể Taxus wallichiana Zucc. ở Trung Quốc và phía bắc Việt Nam [33]. Dựa vào những kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền trên thông đỏ kể trên, chúng tôi bước đầu chọn 2 phương pháp RAPD và cpDNA PCR-RFLP để khảo sát tính đa dạng di truyền của quần thể thông đỏ Lâm Đồng thông qua đề tài với tên gọi là “Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tại Lâm Đồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử”. Mục tiêu của đề tài: 1. Khảo sát mối quan hệ di truyền giữa một số cá thể thông đỏ được thu thập từ khu vực Lâm Đồng bằng kỹ thuật RAPD: o Khảo sát mức độ tương quan di truyền giữa các cá thể. o Khảo sát mức đa dạng di truyền và cấu trúc di truyền của các quần thể thông đỏ (khu vực) khác nhau thuộc Lâm Đồng. 2. Khảo sát mối quan hệ di truyền giữa một số cá thể thông đỏ được thu thập từ khu vực Lâm Đồng bằng kỹ thuật PCR-RFLP trên vùng trình tự giữa hai gen trnL-trnF của DNA lục lạp. 3. Bước đầu khảo sát trình tự vùng giữa 2 gen trnL-trnF trên DNA lục lạp của thông đỏ Lâm Đồng.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  NGUYỄN THỊ NGỌC TUYẾT NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ THÔNG ĐỎ (TAXUS WALLICHIANA ZUCC.) TẠI LÂM ĐỒNG BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ Chuyên ngành: Di Truyền Học Mã số: 60 42 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THU HOA TP. HỒ CHÍ MINH – 2009 Em muốn dành lời đầu tiên của quyển luận văn này để gởi lời cảm ơn sâu sắc tới cô, PGS. TS. Trần Thu Hoa vì tất cả những gì cô đã dành cho em trong suốt những năm tháng qua. Cám ơn cô đã định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ em trong học tập, nghiên cứu và cả trong cuộc sống. Con cảm ơn ba mẹ vì công ơn sinh thành, dưỡng dục và mọi sự quan tâm, ủng hộ, động viên con hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Sinh, Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM về những kiến thức chuyên ngành mà thầy cô đã trau dồi cho em trong suốt những năm đại học và cao học. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Vi sinh – Ký sinh, Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để em được thực hiện công tác nghiên cứu cho khóa luận này. Em chân thành cảm ơn thầy, TS. Trần Công Luận, Giám đốc Trung Tâm Sâm và Dược Liệu Tp.HCM và Ths. Vương Chí Hùng, Vimedimex về sự hỗ trợ nguyên liệu, kinh phí và ý kiến chuyên môn cho công tác nghiên cứu đề tài này. Và xin gởi lời cảm ơn đến các em Tố Nhi, Lữ Tâm, Phương Anh, Ngọc Ẩn thuộc phòng thí nghiệm Vi Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp.HCM vì mọi sự giúp đỡ, động viên của các em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ts. Lê Quang Nguyên đã dành thời gian góp ý cho việc hoàn chỉnh khóa luận này. -i- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Thông đỏ Lâm Đồng - Taxus wallichiana Zucc. (Himalayan Yew) 3 1.1.1 Đặc điểm sinh học 3 1.1.1.1 Đặc điểm hình thái 3 1.1.1.2 Đặc điểm tái sinh 3 1.1.1.3 Điều kiện sinh thái 4 1.1.2 Phân bố 4 1.1.3 Hệ thống phân loại 5 1.1.4 Giá trị sử dụng 6 1.1.5 Vấn đề bảo tồn và nhân giống thông đỏ tại Việt Nam 7 1.2 DNA lục lạp (cpDNA) ở thực vật 9 1.2.1 Bộ gen lục lạp 9 1.2.2 Vùng giữa hai gen trnL-trnF trong nghiên cứu di truyền quần thể 10 1.3 Sự đa dạng di truyền 10 1.3.1 Biến dị di truyền và cấu trúc di truyền 11 1.3.2 Dòng chảy của gen 12 1.3.3 Đặc điểm của các loài cây rừng 12 1.3.4 Ý nghĩa của sự đa dạng di truyền 13 1.4 Marker phân tử trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền 14 1.4.1 RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) marker 15 1.4.2 RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism) marker 16 1.4.3 AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism) marker 17 1.4.4 SSR (Microsatellite hay Simple Sequence Repeat) marker 17 2. VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Vật liệu, hóa chất & trang thiết bị 19 2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 19 2.1.2 Dụng cụ & thiết bị cơ bản dùng trong nghiên cứu: 19 -ii- 2.1.2.1 Dụng cụ 19 2.1.2.2 Thiết bị 19 2.2 Phương pháp 21 2.2.1 Chiết tách và tinh sạch DNA 21 2.2.2 Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các mẫu bằng phương pháp RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) 22 2.2.2.1 Phản ứng RAPD-PCR 22 2.2.2.2 Phân tích kết quả đa hình từ RAPD-PCR 24 2.2.3 Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các mẫu bằng phương pháp RFLP-PCR vùng giữa hai gen trnL-trnF của DNA lục lạp 24 2.2.3.1 Phản ứng PCR khuyếch đại vùng trnL-trnF lục lạp 24 2.2.3.2 Quy trình tinh sạch sản phẩm PCR 26 2.2.3.3 Phản ứng cắt với enzyme cắt giới hạn – RFLP 26 2.2.3.4 Giải trình tự đoạn giữa hai gen trnL-trnF 28 3. KẾT QUẢ & BÀN LUẬN 29 3.1 Đa dạng di truyền thông đỏ Lâm Đồng qua khảo sát bằng kỹ thuật RAPD 29 3.1.1 Kết quả đa hình thu được sau phản ứng RAPD-PCR 29 3.1.1.1 Sàng lọc mồi 29 3.1.1.2 Kết quả khuyếch đại DNA với mồi ngẫu nhiên 29 3.1.2 Tương quan di truyền giữa các mẫu khảo sát dựa trên hệ số tương ứng đơn giản (SM coefficient) 35 3.1.3 Phân nhóm di truyền các mẫu thông đỏ khảo sát 36 3.1.4 Tính đa dạng và cấu trúc di truyền của các quần thể được khảo sát 39 3.2 Đa dạng di truyền của thông đỏ Lâm Đồng qua khảo sát bằng kỹ thuật RFLP-PCR trên vùng trnL-trnF của DNA lục lạp (cpDNA) 40 3.2.1 Kết quả PCR-RFLP vùng giữa hai gen trnL-trnF 40 3.2.2 Trình tự vùng giữa hai gen trnL-trnF của DNA lục lạp thông đỏ 41 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 4.1 Kết luận 46 4.2 Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 -iii- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism bp Base pair cpDNA Chloroplast DNA CTAB Cetyltrimethylamonium bromide DNA Deoxyribonucleic acide dNTP Deoxyribonucleotide triphosphate EtOH Ethanol H 2 O Dihydrogen monoxide (nước) ORF Open Reading Frame PCR Polymerase Chain Reaction PVP Polyvinylpyrolidol RAPD Random Amplified Polymorphic DNA RAPD Randomly amplified polymorphic DNA RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism T. chinensis Taxus chinensis T. fuana Taxus fuana T. wallichiana Taxus wallichiana Tag Thermus aquaticus TE Tris- HCl + EDTA U Unit UPGMA Unweighted Pair-Group Method with Arithmetic mean -iv- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách các mẫu vật liệu 20 Bảng 2.2: Các mồi ngẫu nhiên đã được chọn cho phản ứng RAPD-PCR 22 Bảng 2.3: Thành phần phản ứng RAPD-PCR 23 Bảng 2.4: Chu trình nhiệt trong phản ứng RAPD-PCR 23 Bảng 2.5: Điều kiện điện di sản phẩm RAPD-PCR trên gel polyacrylamide 23 Bảng 2.6: Ba mồi đặc hiệu dùng khuyếch đại vùng trnL-trnF lục lạp. 24 Bảng 2.7: Thành phần phản ứng PCR vùng trnL-trnF 25 Bảng 2.8: Chu trình nhiệt trong phản ứng PCR vùng trnL-trnF 25 Bảng 2.9: Enzyme cắt giới hạn được dùng trong phản ứng RFLP 27 Bảng 2.10: Thành phần phản ứng cắt với enzyme XbaI 27 Bảng 2.11: Thành phần phản ứng cắt với enzyme ApoI 27 Bảng 3.1: Kết quả RAPD của 50 mẫu thông đỏ với tám mồi chọn lọc. 30 Bảng 3.2: Sự phân nhóm di truyền của 50 mẫu khảo sát 37 Bảng 3.3: Các hệ số đa dạng di truyền dựa trên phân tích Nei về sự đa hình trong và giữa các quần thể thông đỏ. 39 Bảng 3.4: Kết quả BLAST với NCBI 45 -v- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cành lá và quả thông đỏ Lâm Đồng. 3 Hình 1.2: Sơ đồ phân bố của quần thể thông đỏ tại Lâm Đồng. 5 Hình 1.3: Thông đỏ được nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom tại Vimedimex 8 Hình 1.4: Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường trong việc quy định kiểu hình cá thể sinh vật 11 Hình 3.1: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPA-07 31 Hình 3.2: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPA-12 31 Hình 3.3: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPC-06 32 Hình 3.4: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPN-09 32 Hình 3.5: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPP-04 33 Hình 3.6: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPX-04 33 Hình 3.7: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPX-14 34 Hình 3.8: Sản phẩm RAPD-PCR với mồi OPX-15 34 Hình 3.9: Sơ đồ hình cây thể hiện mối tương quan về di truyền giữa 50 mẫu thông đỏ trên cơ sở kiểu gen 38 Hình 3.10: Sản phẩm khuyếch đại vùng trnL-trnF trên cpDNA thông đỏ 41 Hình 3.11: Sản phẩm cắt với enzyme cắt giới hạn ApoI (A) và XbaI (B) 41 Hình 3.12: Sự sắp xếp chuỗi nucleotide vùng trình tự trnL-trnF 44 -1- Đặt vấn đề ĐẶT VẤN ĐỀ Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.), tên tiếng anh là Himalayan Yew, là cây thân gỗ có giá trị kinh tế cao, hiện đang được công nghệ dược phẩm rất quan tâm vì đây là nguồn thiên nhiên cung cấp các hợp chất taxane, sử dụng trong hóa trị ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đầu và cổ, và một số dạng di căn của ung thư da [37]. Do có giá trị kinh tế cao, thông đỏ đang bị lạm dụng khai thác ở hầu hết các nơi trên thế giới. Thêm vào đó, thông đỏ là loài có khả năng tái sinh tự nhiên rất thấp, nên nguồn nguyên liệu thiên nhiên này ngày càng trở nên quý hiếm. Ở Việt Nam, thông đỏ được xem là loài có khả năng tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ với 2 loài: thông đỏ bắc – Taxus chinensis Z (Pilg.) Rehd., và thông đỏ nam – Taxus wallichiana Zucc. Cả hai loài đều có số lượng rất ít, chỉ khoảng vài trăm cá thể mỗi loài. Lâm Đồng là tỉnh có các quần thể thông đỏ nam được biết đến nhiều nhất ở nước ta với các quần thể tại Xuân Trường, Bidoup, Hồ Tiên, Núi Voi Với số lượng quần thể ít, số cá thể trong mỗi quần thể cũng không cao, do đó có thể tính đa dạng trong quần thể thông đỏ tại Việt Nam là một điều rất đáng quan tâm đối với lĩnh vực bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. Mức đa dạng di truyền của quần thể càng cao thì quần thể càng có khả năng sống sót trước những biến đổi của điều kiện môi trường. Tính đa dạng cao của quần thể còn giúp cho các nhà nhân giống có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn ra nguồn giống có khả năng sinh tổng hợp lượng hợp chất taxane cao. Vì vậy cần nghiên cứu đánh giá tính đa dạng di truyền ở mức độ quần thể tạo cơ sở để lựa chọn những giống tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất và có hướng bảo tồn hợp lý. Các nghiên cứu về tính đa dạng di truyền ở các loài thực vật nói chung và thông đỏ nói riêng đã được tiến hành ở nhiều nơi, sử dụng các marker phân tử như allozyme, RAPD, AFLP, RFLP, microsatelite Trong số các marker phân tử kể trên thì các -2- Đặt vấn đề marker RAPD được xem là đơn giản và rẻ tiền nhất để nghiên cứu về đa dạng di truyền. RAPD đã được dùng trong nghiên cứu về chi Taxus để nhận định loài có nhiều taxane của Taxus chinensis var. mairei [24], để ước lượng liên hệ cây sinh loài của Taxaceae [62], để khảo sát sự đa dạng di truyền trong quần thể Taxus canadensis [53], Taxus cuspidata var. Nana [43], Taxus wallichiana Zucc. vùng đông bắc Ấn Độ [56] và Taxus wallichiana Zucc. khu vực Hi mã lạp sơn [45]. Bên cạnh đó, PCR-RFLP cũng được dùng để phân tích các marker trên DNA lục lạp (cpDNA) của Taxus để phát hiện rõ các biến đổi giữa các loài [26], hay phân tích mối quan hệ di truyền giữa các quần thể Taxus wallichiana Zucc. ở Trung Quốc và phía bắc Việt Nam [33]. Dựa vào những kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền trên thông đỏ kể trên, chúng tôi bước đầu chọn 2 phương pháp RAPD và cpDNA PCR-RFLP để khảo sát tính đa dạng di truyền của quần thể thông đỏ Lâm Đồng thông qua đề tài với tên gọi là “Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tại Lâm Đồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử”. Mục tiêu của đề tài: 1. Khảo sát mối quan hệ di truyền giữa một số cá thể thông đỏ được thu thập từ khu vực Lâm Đồng bằng kỹ thuật RAPD: o Khảo sát mức độ tương quan di truyền giữa các cá thể. o Khảo sát mức đa dạng di truyền và cấu trúc di truyền của các quần thể thông đỏ (khu vực) khác nhau thuộc Lâm Đồng. 2. Khảo sát mối quan hệ di truyền giữa một số cá thể thông đỏ được thu thập từ khu vực Lâm Đồng bằng kỹ thuật PCR-RFLP trên vùng trình tự giữa hai gen trnL-trnF của DNA lục lạp. 3. Bước đầu khảo sát trình tự vùng giữa 2 gen trnL-trnF trên DNA lục lạp của thông đỏ Lâm Đồng. -3- Tổng quan 1. TỔNG QUAN 1.1 Thông đỏ Lâm Đồng - Taxus wallichiana Zucc. (Himalayan Yew) 1.1.1 Đặc điểm sinh học 1.1.1.1 Đặc điểm hình thái [1] Thông đỏ là thực vật hạt trần, thuộc loại gỗ thường xanh, cao đến 20m. Thân có vỏ màu hồng xám, phân nhiều cành mảnh, khi non màu lục. Lá mọc so le, thường xếp 2 dãy như 1 lá kép. Lá có hình dải rất hẹp, dáng cong, dài 2,5 - 3,5 cm, rộng 2 - 3 mm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên lõm như lòng thuyền, mặt dưới có hai dãy lổ khí. Thông đỏ có nón đực và nón cái khác gốc, mọc ở kẽ lá. Hột thông đỏ hình trứng, vỏ cứng, được bao bọc bởi áo màu đỏ để hở đầu. Hình 1.1 Cành lá và hột thông đỏ Lâm Đồng. 1.1.1.2 Đặc điểm tái sinh [22] Thông đỏ có mùa ra hoa từ tháng 8 - 12 và đến tháng 6,7 năm sau thì tạo hột và hột chín từ tháng 9 đến tháng 12, đôi khi hột còn tồn tại đến tháng 2,3 năm sau. Hột thường chín rộ trong khoảng một tháng. Hột chín mọng có màu đỏ rực rỡ, thịt mềm nhiều nước, hấp dẫn nhiều loại côn trùng và động vật, nhất là các loài chim, sóc, khỉ, Khi chín, hột rụng xung quanh gốc cây mẹ một khoảng cách không xa lắm 5 – 30 m và nẩy mầm khi có điều kiện thuận lợi. [...]... mong muốn 1.4 Marker phân tử trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền Marker di truyền đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu sự đa dạng quần thể thực vật bằng cách cung cấp các kỹ thuật để phát hiện những biến đổi di truyền giữa các cá thể, quần thể và loài Trước đây, khi sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền chưa phát triển, thì marker hình thái thường được sử dụng để nghiên cứu sự đa dạng này Tuy nhiên,... giống bằng kỹ thuật giâm hom tại Vimedimex Viện sinh học nhiệt đới với nhóm nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Minh, Phân viện sinh học Đà Lạt với nhóm nghiên cứu của TS Dương Tấn Nhật, Khoa Sinh – Tổng quan -9Trường đại học KHTN Tp.HCM với nhóm nghiên cứu của PGS TS Bùi Trang Việt là đại di n cho một số nơi đang nghiên cứu về những vấn đề nhân giống in-vitro cây thông đỏ Lâm Đồng Bên cạnh việc tập trung nghiên. .. hình cá thể sinh vật 1.3.1 Biến dị di truyền và cấu trúc di truyền Biến dị di truyền là một trong những đặc điểm phổ biến của hầu hết các sinh vật Mục tiêu chính của việc bảo tồn sinh học là sự duy trì về đa dạng di truyền trong quần thể Đa dạng di truyền có vai trò rất quan trọng trong sự sống còn của quần thể Tổng quan -12bởi vì nó giúp cho quần thể phát triển và thích nghi trước những thay đổi của môi... 1.3 Sự đa dạng di truyền [21] Sự đa dạng di truyền trong loài thường bị ảnh hưởng bởi những tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể Một quần thể là một nhóm cá thể giao phối với nhau để sản sinh ra các thế hệ con cái hữu thụ Một quần thể có thể chỉ vài cá thể đến hàng triệu cá thể Các cá thể trong một quần thể thường có bộ gen khác nhau, dù chỉ là rất ít Gen là một đơn vị di truyền Những dạng. .. sự di chuyển của gen, sự phân mảnh di truyền, chọn lọc tự nhiên và hệ thống giao phối Nói một cách khác, các nhân tố tiến hóa có tác động phối hợp với nhau lên cấu trúc di truyền của tất cả các cá thể sinh vật trong quần thể Sự biến đổi về cấu trúc di truyền không thể tìm thấy ở một cá thể riêng lẻ mà nó chỉ xảy ra ở cấp độ quần thể Từ thông tin di truyền của một sinh vật có thể truyền cho con cháu của. .. trúc di truyền trong một quần thể hay vài quần thể đòi hỏi phải điều tra nghiên cứu về hệ thống di truyền và tiến hóa 1.3.2 Dòng chảy của gen Hệ thống dòng chảy của gen được mô tả bằng sự trao đổi của các thông tin di truyền ở trong và giữa các quần thể Vì thực vật không di chuyển được, nên cơ quan giao tử cái cũng ở dạng cố định Do đó, có hai hướng nghiên cứu cơ bản quan trọng cho sự biến động của. .. phẩm Tại trung tâm nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng, Trung tâm trồng và phát triển cây thuốc Đà Lạt – Vimedimex, các nhà khoa học bước đầu đã thành công trong việc nhân giống thông đỏ bằng kỹ thuật giâm hom Ngoài ra, những điều kiện về sinh thái, dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thông đỏ cũng như thời gian thu hái thích hợp cũng được quan tâm nghiên cứu tại các trung tâm trên Hình 1.3: Thông đỏ. .. trường Do đó, biến dị di truyền là nền tảng cho quá trình tiến hóa Cấu trúc di truyền là sự phân bố tỉ lệ của các dạng di truyền như là số allen hay kiểu hình trong quần thể Bất cứ sự thay đổi nào về cấu trúc di truyền của một quần thể đều liên quan đến ít nhất một vị trí của gen và điều này được xem như là điều kiện của sự tiến hóa Tác nhân làm thay đổi cấu trúc di truyền của một quần thể được gọi là nhân... dụng trong ngành di truyền học quần thể Mười chín năm sau khi được phát minh (1990 – 2009), RAPD đã được sử dụng trong hàng ngàn nghiên cứu về đa dạng di truyền của rất nhiều loài trên thế giới Riêng đối với thực vật, tại Việt Nam, RAPD đã được sử dụng vào nghiên cứu đa dạng di truyền ở loài Lim xanh [18], Dứa cayen [12], Cà chua [20], Gõ đỏ [7], Lan kiếm [3], Tràm [21] Riêng với thông đỏ, RAPD đã được... công cụ hữu hiệu để chọn lọc giống, đa dạng hoá về các vật liệu di truyền và dùng trong thiết lập bản đồ di truyền Tổng quan -19- 2 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu, hóa chất & trang thiết bị 2.1.1 Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 50 mẫu lá tươi, trong đó 48 mẫu được thu hái từ các quần thể thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tự nhiên của Lâm Đồng như Núi Voi, Hồ Tiên, Xuân Trường, . tính đa dạng di truyền của quần thể thông đỏ Lâm Đồng thông qua đề tài với tên gọi là Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc. ) tại Lâm Đồng bằng kỹ. WALLICHIANA ZUCC. ) TẠI LÂM ĐỒNG BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ Chuyên ngành: Di Truyền Học Mã số: 60 42 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS tương quan di truyền giữa các cá thể. o Khảo sát mức đa dạng di truyền và cấu trúc di truyền của các quần thể thông đỏ (khu vực) khác nhau thuộc Lâm Đồng. 2. Khảo sát mối quan hệ di truyền giữa

Ngày đăng: 06/02/2015, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan