PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC

12 534 3
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 : : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG PHỔ THÔNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Sự phát triển về thể chất của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học: • Diễn ra với tốc độ chậm hơn, quá trình diễn ra êm ả, đồng đều, theo xu hướng hoàn thiện về cấu tạo giải phẫu và chức năng của các hệ cơ quan đã được hình thành và trưởng thành trong suốt từ 0 đến 11 tuổi. • Não bộ tăng không đáng kể. Tới 8 tuổi, các tế bào thần kinh ở vỏ bán cầu đại não không khác với tế bào người lớn. Trọng lượng não ở trẻ 11 tuổi đạt khoảng 1400g, tương đương với não của người trưởng thành. HS tiểu học thường hiếu động và dễ kích động. • Hệ xương tiếp tục phát triển và chưa cốt hóa hoàn toàn, còn nhiều mô sụn. Vì vậy, xương của HS tiểu học rất dẻo, linh hoạt, đã tạo ra nhiều khả năng cho trẻ trong các lĩnh vực thể thao. Đồng thời cũng dễ dẫn đến các hậu quả tiêu cực về sức khỏe học đường: cong vẹo cột sống, cận thị. 2. Hoạt động học tập của học sinh Tiểu học: Hoạt động học tập của HS tiểu học là hoạt động kép, gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ với nhau: 2.1. Hoạt động học tập: chủ yếu hướng đến việc tiếp thu kiến thức khoa học, hình thành và điều chỉnh thái độ qua đó hình thành và phát triển các kỹ năng hành động. 2.2. Các hoạt động tu dưỡng: tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, các giá trị đạo đức xã hội và hình thành các hành vi ứng xử hàng ngày. 3. Giao tiếp của học sinh tiểu học: • Đặc trưng giao tiếp với thầy cô giáo:  Ngưỡng mộ, thần tượng  Nhu cầu được tiếp xúc, bắt chước và noi theo các hành vi ứng xử  Sung sướng, tự hào khi được giao việc, đánh giá và khen ngợi • Đặc trưng giao tiếp với bạn học cùng lớp:  Hồn nhiên, trung thực và bình đẳng  Nội dung và hình thức quan hệ giao tiếp chưa phong phú 4. Sự phát triển nhận thức xã hội ở HS tiểu học: • HS tiểu học ít dựa vào các đặc điểm cụ thể để mô tả bạn bè và người khác mà dựa vào các cấu trúc tâm lý tương đối ổn định hay những nét tính cách của họ. • Phát triển kỹ năng nhập vai để phân tích nhận thức, thái độ và cách ứng xử của người khác. 5. Sự phát triển ngôn ngữ: Giai đoạn tiểu học, trẻ em hoàn thiện ngôn ngữ nói của mình. Điều này được thể hiện qua hai phương diện: • Khắc phục ngôn ngữ tự kỷ trung tâm: Ngôn ngữ tự kỷ trung tâm bộc lộ rõ nhất trong thời kỳ mẫu giáo. Bước sang tuổi HS tiểu học hiện tượng này không còn bộc lộ rõ, chỉ xuất hiện trong trường hợp trẻ gặp khó khăn khi tiếp nhận những từ khó, xa lạ hoặc ngôn ngữ mới. • Sự hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa: Hoàn thiện mạnh mẽ ngữ âm và ngữ pháp trong ngôn ngữ song song với việc phát triển mạnh khả năng hiểu từ, hình thành từ mới. Hình thành năng lực đọc và viết tiếng mẹ đẻ: Kết thúc lớp 1, ngoài năng lực nghe nói, trẻ em 7 tuổi bước đầu hình thành năng lực mới: năng lực sử dụng chữ viết: đọc và viết. Kết thúc cấp tiểu học, HS đạt trình độ phổ cập về ngôn ngữ, thể hiện ở kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. 6. Sự phát triển đạo đức ở HS tiểu học: 6.1. Sự phát triển lĩnh vực xúc cảm và tình cảm đạo đức:  Sự phát triển lòng vị tha: Lòng vị tha được phát triển dựa trên sự đồng cảm. Đồng cảm là khả năng của cá nhân có thể trải nghiệm những tình cảm của người khác. Đồng cảm là chất xúc tác quan trọng của lòng vị tha.  Tính hiếu chiến: Là xu hướng có hành động gây gổ với dự định làm tổn thương hay xâm phạm đến đồ vật, sinh vật hay người khác. Được phân thành 2 loại: * Hiếu chiến công cụ (cá nhân gây hại người khác với tư cách là phương tiện để đạt mục đích khác) * Hiếu chiến thù địch (hiếu chiến với mục đích gây thiệt hại cho người khác) 6.2. Sự phát triển nhận thức đạo đức của trẻ em tiểu học: Đặc điểm nhận thức của HS đầu cấp tiểu học:  Rất tôn trọng các chuẩn mực đạo đức do người có quyền hành đưa ra (vd: cha mẹ, thầy cô, công an…)  Đánh giá hành động của người khác chỉ dựa vào hậu quả mà không dựa vào chủ ý của người gây ra hành động.  Sợ và đề cao sự trừng phạt Đặc điểm nhận thức của HS của trẻ em cuối cấp: (khoảng từ 10,11 tuổi trở đi)  Biết các quy chuẩn xã hội là các thỏa thuận và có thể không được chấp nhận hoặc bị thay đổi.  Khi đánh giá hành động, có khả năng căn cứ vào chủ ý của người vi phạm hơn là hậu quả.  Hiểu được sự trừng phạt mang tính thuận nghịch và không còn tin vào sự thiêng liêng, bất di bất dịch của trừng phạt. 6.3. Sự hình thành các hành vi đạo đức ở HS tiểu học: Được hình thành dần theo 3 bước:  Bước 1: Dạy trẻ về nghĩa của hành vi đạo đức lối sống cụ thể nào đó (các môn khoa học).  Bước 2: Trên cơ sở đã hiểu nghĩa, tổ chức các hoạt động để chuyển nghĩa đó thành ý và biết thực hiện hành vi cụ thể theo nghĩa đó.  Bước 3: Thể hiện hành vi đạo đức-lối sống trong cuộc sống thực. Cuộc sống của HS tiểu học là một cuộc sống hồn nhiên, phong phú, đa dạng, luôn hướng tới tương lai, sự tốt đẹp. . để phân tích nhận thức, thái độ và cách ứng xử của người khác. 5. Sự phát triển ngôn ngữ: Giai đoạn tiểu học, trẻ em hoàn thiện ngôn ngữ nói của mình. Điều này được thể hiện qua hai phương. nói của mình. Điều này được thể hiện qua hai phương diện: • Khắc phục ngôn ngữ tự kỷ trung tâm: Ngôn ngữ tự kỷ trung tâm bộc lộ rõ nhất trong thời kỳ mẫu giáo. Bước sang tuổi HS tiểu học hiện. tiếp nhận những từ khó, xa lạ hoặc ngôn ngữ mới. • Sự hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa: Hoàn thiện mạnh mẽ ngữ âm và ngữ pháp trong ngôn ngữ song song với việc phát triển mạnh khả năng hiểu

Ngày đăng: 06/02/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG

  • Slide 2

  • 1. Sự phát triển về thể chất của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học:

  • 2. Hoạt động học tập của học sinh Tiểu học:

  • 3. Giao tiếp của học sinh tiểu học:

  • 4. Sự phát triển nhận thức xã hội ở HS tiểu học:

  • 5. Sự phát triển ngôn ngữ:

  • 6. Sự phát triển đạo đức ở HS tiểu học:

  • 6.2. Sự phát triển nhận thức đạo đức của trẻ em tiểu học:

  • 6.3. Sự hình thành các hành vi đạo đức ở HS tiểu học:

  • Phiếu học tập số 1: Bằng quan sát của mình về trẻ em lứa tuổi HS tiểu học, anh (chị) hãy điền những thông tin vào ô trống của bảng dưới đây nhằm mô tả về sự thay đổi của tuổi này.

  • Phiếu học tập số 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan