Tổ chức hạch toán công tác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư

82 371 0
Tổ chức hạch toán công tác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị đường sắt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm và có quy mô lớn trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho ngành đường sắt. Hoạt động kinh doanh của công ty khá đa dạng, trong đó lĩnh vực hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Trong phạm vi bài chuyên đề thực tập em xin đề cập tới một khía cạnh hoạt động kinh doanh của công ty đó là lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Sở dĩ như vậy vì hoạt động lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong công ty là hoạt động thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu. Trong cơ chế mới thì yêu cầu quản lý hoạt động này có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu chung về công ty, em thấy phía công ty còn một vài bất cập trong việc hạch toán cũng như đánh giá công tác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Vì vậy, để có thể tìm hiểu thêm về hoạt động này, em quyết định chọn đề tài: “Tổ chức hạch toán công tác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập klhẩu vật tư, thiết bị đường sắt (Virasimex)” cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyền đề thực tập được thiết kế gồm 03 phần như sau: Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, đường sắt (Virasimex) Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty Virasimex Phần 3: Hoàn thiện công tác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty Virasimex 1 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VIRASIMEX Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị đường sắt Tên quốc tế: Vietnam Railway Import - Export and Supply Material Equipment Jointstock Company. Tên viết tắt: VIRASIMEX Telephone: (84 - 4) 8221690 Fax: (84 - 4) 9422613 Email: Virasimex@hn.vvn.vn Trụ sở: Số 132 - Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty đă trải qua nhiều giai đoạn, trong đó có những nét chính sau: Tháng 09/1954, một số cán bộ từ vùng kháng chiến ở công binh công xưởng chiến khu, công binh công xưởng hoả xa cũ tập hợp lại bước đầu lo tổ chức và bắt tay vào việc thu mua vật tư đường sắt, tiếp nhận hàng Nhà nước cấp để phục vụ ngay cho các công trình khôi phục đường sắt. Đầu năm 1955, sáp nhập Ban vật tư với Ban giao thông công chính đóng ở thị xã Bắc Giang và trở thành đầu mối lo vật tư cho ngành. Do yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng ngày càng lớn mạnh, ngày 06/04/1955 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng cục đường sắt Việt Nam và chỉ thị số 505/ TTG thành lập các cục, ban, phòng, công ty trực thuộc.Trong đó cục vật liệu do đồng chí Nguyễn Chấn làm Cục trưởng. Đó là tiền thân hình thành và phát triển hệ vật tư đường sắt. Cục vật liệu hay còn gọi là phòng vật tư đường sắt hoạt động từ năm 1955 - 1964 đổi tên thành Cục vật tư có trụ sở tại số132, Lê Duẩn, Hà Nội. 2 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Năm 1983 Tổng cục đường sắt Việt Nam giải thể Cục vật tư và thành lập Ban vật tư thiết bị đường sắt gồm 3 xí nghiệp trực thuộc chỉ đạo cả 3 miền Bắc Trung Nam là: - Xí nghiệp vật tư Đường sắt I - Hà Nội - Xí nghiệp vật tư Đường sắt II - Đà Nẵng - Xí nghiệp vật tư Đường sắt III - Sài Gòn Công ty vật tư thiết bị Đường sắt được thành lập ngày 6/1/1986 theo Quyết định số 63/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Năm 1993 Công ty vật tư thiết bị đường sắt được đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư, thiết bị đường sắt theo quyết định số 1520/ QĐ/ TCCB của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, lấy tên giao dịch quốc tế là VIRASIMEX (Vietnam Raiways Import - Export and Supply Material Equipment Jointstock Company). Công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số 3849/QĐ - BGTVT về việc phê duyệt phương án chuyển công ty XNK cung ứng vật tư thiết bị đường sắt thành công ty cổ phần. Điều lệ này đã được Đại Hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 04/06/2005 tại Hà Nội. II. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH 1. Sản phẩm kinh doanh Mặt hàng do công ty kinh doanh rất đa dạng, nhiều chủng loại. Có các nhóm hàng chính như nhóm phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp, nhóm các loại vật tư, thiết bị Trung Quốc, Nhật Bản…Mỗi nhóm có từ hàng chục đến hàng trăm các loại phụ tùng, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ đường sắt. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty được thể hiện trong bảng số 01. Các mặt hàng của công ty thường được mua của các bàn hàng lâu năm như Trung Quốc, Bỉ, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan…Bạn hàng trong nước của công ty bao gồm các đơn vị trong ngành đường sắt, các công ty xây dựng 3 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán ngoài ngành như Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông - Cieno1, Cienco6…; các công ty có hạng mục công trình đường sắt như Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty Than Quảng Ninh, Công ty Apatit Lào Cai, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại… STT TÊN SẢN PHẨM 1 Hệ thống thiết bị thông tin, tín hiệu 2 Phụ tùng đầu máy toa xe 3 Ray, ghi phụ kiện dầm cầu 4 Phụ tùng thiết bị lẻ 5 Phụ kiện cầu đường 6 Gỗ xẻ, tà vạt gỗ 7 Tà vẹt bê tông và dụng cụ chuyên dùng 8 Kim loại chế phẩm 9 Hoá chất 10 Tạp phẩm phế liệu Bảng số 01: Danh mục các mặt hàng kinh doanh 2. Thị trường của công ty Công ty Virasimex có một số bạn hàng thường xuyên và lâu năm ở cả trong và ngoài nước.Thị trường của công ty có thể chia làm hai loại chính là thị trường hàng nhập khẩu và thị trường tiêu thụ. Thị trường nhập khẩu của công ty bao gồm các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Hiện tại thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường trong nước. Công ty chỉ xuất khẩu mặt hàng duy nhất là cao su sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu không cao. Những năm trước đây, hoạt động xuất khẩu của công ty thường là rất ít. Chỉ đến các năm 2004, 2005 thì hoạt động xuất khẩu mới được tăng cường hơn nhưng doanh thu không đáng kể.Ví dụ quý III năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 3.787.740.000 đồng, quý IV năm 2005 là 10.450.160.047 đồng chiếm gần 25% tổng doanh thu bán hàng 4 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán và cung cấp dịch vụ. Bạn hàng của công ty tại thị trường Trung Quốc như công ty TNHH xuất nhập khẩu Đỉnh Hợp - Hà Khẩu - Vân Nam, công ty TNHH Tam Nguyên - Trung Quốc… Do đặc thù của ngành đường sắt nên thị trường trong nước của công ty tương đối rộng, trải dài từ Bắc tới Nam. Khách hàng của công ty có thể là các doanh nghiệp nhà nước như xí nghiệp Sông Đà 10-4 (công ty Sông Đà 10), công ty vận tải hành khách Hà Nội, xí nghiệp liên hợp đường sắt Huế, xí nghiệp đầu máy Huế…; các doanh nghiệp tư nhân như doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhất, hợp tác xã vật tư, vật liệu Bốn Thắm…Ngoài các quan hệ bên ngoài thì trong nội bộ công ty thường xuyên có sự trao đổi giữa các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc. 3. Nguồn nhân lực Lao động là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi công ty. Năm 2005, khi công ty tiến hành cổ phần hoá thì tình hình lao động tại công ty đã có những biến động đáng kể. Cụ thể, tình hình phân bố lao động của công ty được phản ánh tổng quát như sau(số liệu năm 2005). Stt Phòng ban Số lượng Tỷ trọng(%) 1 Phòng kế hoạch kĩ thuật 7 10 2 Phòng tài chính kế toán 10 14 3 Phòng tổ chức cán bộ, lao động 5 7 4 Văn phòng 19 27 5 Phòng KINH DOANH & nhập khẩu đầu máy toa xe 14 20 6 Phòng kinh doanh XNK vật tư hạ tầng 12 18 7 Trạm y tế 3 4 Tổng số nhân viên 70 100 Bảng 02: Cơ cấu lao động tại công ty VIRASIMEX Tổng số nhân viên làm việc tại công ty năm 2005 là 70 người chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lao động tại các xí nghiệp trực thuộc công ty. Trong đó, số lao động khối hành chính văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 27%, tiếp đến là các phòng kinh doanh. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 5 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán 47 người, chiếm 69% tổng số nhân viên, còn lại là cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Nhiệm vụ chính của công ty là tiến hành các hoạt động nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho nhu cầu của ngành đường sắt.Trong những năm qua, qua quá trình hoạt động của mình, công ty đã thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, không những thế còn đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng số 03 Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta thấy: Tổng doanh thu năm 2004 đạt 164.397 triệu đồng, giảm 11.105 triệu đồng so với năm 2003 (tức là giảm 6%). Khối lượng tiêu thụ của công ty giảm là do sự sụt giảm về khối lượng vật tư, thiết bị hạ tầng bán ra tại thị trường trong nước. Tổng doanh thu năm 2005 đạt 184.228 triệu đồng, tăng 19.831 triệu đồng so với năm 2004 (tức là tăng 12%). Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2005, công ty đã thực hiện được một số hợp đồng xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc. Đó là mặt tích cực của công ty trong việc tìm hiểu, thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên đây không hẳn là dấu hiệu tốt vì tuy tiêu thụ được nhiều hơn nhưng chất lượng hàng hoá lại giảm xuống. Có thể thấy rõ điều này qua chỉ tiêu hàng bán bị trả lại. Giá trị hàng bán bị trả lại năm 2004 là 853 triệu đồng, tăng 287 triệu đồng so với năm 2004 (trên 51%), còn năm 2005 là 12.112 triệu đồng, tăng tới 11.259 triệu đồng so với năm 2004. Các khoản giảm trừ tăng đột biến làm doanh thu thuần của công ty giảm xuống còn 162.804 triệu đồng năm 2004 (giảm 7%), còn năm 2005 doanh thu thuần đạt 171.481 triệu đồng, chỉ còn tăng hơn năm 2004 là 5%, tương đương 8.677 triệu đồng. 6 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 SO SÁNH 2004/2003 SO SÁNH 2005/2004 ST % ST % 1 Tổng doanh thu 175.502 164.397 184.228 -11.105 -6 19.831 12 2 Các khoản giảm trừ 574 1.593 12.747 1.019 176 11.154 700 Trong đó: - Hàng bán bị trả lại 566 853 12.112 287 51 11.259 132 3 Doanh thu thuần 174.928 162.804 171.481 -12.124 -7 8.677 5 4 Giá vốn hàng bán 157.067 145.625 152.306 -11.442 -7 6.681 4 5 Lãi gộp 17.861 17.179 19.175 -682 -4 1.996 12 6 Doanh thu tài chính 1.322 422 353 -900 -68 -69 -16 7 Chi phí tài chính 1.675 3.344 4.112 1.669 99 768 23 8 Chi phí bán hàng 10.693 8.417 9.743 -2.276 -21 1.326 16 9 Chi phí quản lý DN 5.351 5.488 5.267 137 2 -221 -4 10 LNT từ hoạt động KD 1.465 350 404 -1.115 -76 54 15 11 Thu nhập khác 0 235 1.195 235 960 408 12 Chi phí khác 0 576 579 576 3 0.5 13 Lợi nhuận khác 0 -341 616 -341 957 -280 14 Tổng LN trước thuế 1.465 9 1.020 -1.456 -99 1.011 11.233 15 Thuế TNDN 16 Lợi nhuận sau thuế 1.456 9 1.020 -1.456 -99 1.011 11.233 7 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Bảng 03: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2003-2005) tại công ty Virasimex 8 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh doanh nếu công ty không có biện pháp cải tiến chất lượng hàng hoá cũng như biện pháp bảo quản hàng trong kho. Vì sản phẩm tiêu thụ của công ty là những vật dụng chuyên ngành, thường được lưu trữ một thời gian khá dài trong kho nên công tác bảo quản cần phải được đặc biệt chú ý. Hơn nữa, việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất cũng rất quan trọng. Nó giúp cho công ty không chỉ bảo quản tốt hơn hàng hoá của mình mà còn giảm bớt được rất nhiều chi phí do nhập khẩu và nguồn hàng lại không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Giá vốn hàng bán năm 2004 là 145.625 triệu đồng, giảm 11.442 triệu đồng so với năm 2003, tốc độ giảm giá vốn hoàn toàn phù hợp với việc giảm khối lượng hàng tiêu thụ. Năm 2005, tổng giá vốn hàng bán của công ty là 152.306 triệu đồng, tăng 6.680 triệu đồng, tức là tăng 5%. Tuy nhiên, ta thấy tốc độ tăng của giá vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này là rất tốt, chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn đến việc tiết kiệm chi phí nhờ giảm được các chi phí do nhập khẳu như các chi phí về bốc dỡ, vận chuyển, lưu kho… Về hoạt động tài chính, doanh thu thu được quá nhỏ so với chi phí bỏ ra, đặc biệt các chi phí về lãi vay. Năm 2005, chi phí về lãi vay lên tới 3.202 triệu đồng. Khi tiến hành các hoạt động nhập khẩu những hàng hóa có giá trị lớn thì cần thiết phải có các nguồn tài trợ nhưng số liệu trên cho thấy công ty đã không chủ động được nguồn vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Nguyên nhân có thể từ việc vốn lưu động bị chiếm dụng và tồn đọng do gía trị hàng tồn kho và các khoản phải thu hàng năm còn quá lớn. Tổng chi phí năm 2004 là 13.905 triệu đồng, giảm 13% so với năm 2003, tương ứng với số tiền là 2.139 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động ở chi phí bán hàng, mà cụ thể là chi phí bán hàng năm 2004 giảm 2.276 triệu đồng so với 2003, tương ứng với 21%, phù hợp với sự sụt giảm về khối 9 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán lượng hàng bán ra. Tổng chi phí năm 2005 tăng 105 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 8%. Nguyên nhân là do sự gia tăng về chi phí bán hàng, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi xuất khẩu mặt hàng cao su sang Trung Quốc làm chi phí bán hàng năm 2005 tăng so với 2004 là 1.326 triệu đồng (tương ứng với 16%). Do sự sụt giảm về khối lượng tiêu thụ khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 giảm so với 2003 là 1.115triệu đồng. Năm 2005, nhờ doanh thu tăng lên mà lợi nhuận thuần cũng tăng 54 triệu đồng so với năm 2004. Nếu như trong năm 2004 các chi phí khác do công ty bỏ ra là cao hơn rất nhiều so với thu nhập, là nguyên nhân chính dẫn đến việc công ty chỉ lãi có 9 triệu đồng, thì trong năm 2005 thu nhập khác lại tăng mạnh, tới 1.195 triệu đồng lớn gấp trên 5 lần năm 2004. Nguyên nhân là do năm 2005 công ty đã thu được một số khoản nợ trong nước đã xoá sổ nên lơị nhuận bất thường tăng lên. Trong khi các chi phí khác lại tăng lên không đáng kể làm thu nhập thuần từ các hoạt động khác đạt được là 616 triệu đồng. Nguồn thu nhập này đã bổ sung thêm vào tổng lợi nhuận trước thuế của công ty, nhưng không phản ánh được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu tiêu thụ của công ty chủ yếu là từ thị trường trong nước. Bạn hàng xuất khẩu duy nhất của công ty là Trung Quốc với sản phẩm cao su. Hơn nữa ở thị trường nội địa công ty cũng mất thế độc quyền, việc canh tranh của các công ty khác cũng mang lại không ít khó khăn cho công ty. Công ty cần phải khắc phục bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt các mặt hàng sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu để giảm chi phí đầu vào; đồng thời tăng cường thâm nhập thêm các thị trường mới, củng cố thị trường cũ. III. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VIRASIMEX. 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 10 [...]... NHẬP KHẨU VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX) A THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY VIRASIMEX I Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty Virasimex 1 Đặc điểm hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu hàng hoá tại công ty Virasimex Hoạt động nhập khẩu là một mặt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngoại thương, là một khâu hoạt động nhằm thực hiện chức năng xuất. .. cáo công nợ tại doanh nghiệp + Biên bản kiểm kê TSCĐ + Ngoài ra trong năm 2005, khi tiến hành cổ phần hoá thì công ty đã trở thành khách thể kiểm toán bắt buộc của kiểm toán nhà nước Vì vậy, trong báo cáo của công ty không thể thiếu biên bản kiểm toán nhà nước Chuyền đề thực tập tốt nghiệp toán 20 Khoa Kế PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP... thuộc Làm thủ tục hải quan tiếp nhận hàng hoá Phòng kế Phòng kế toán toán Thủ kho Thủ kho Nhập kho hàng nhập khẩu Phòng kế Phòng kế toán toán Khách hàng Khách hàng Cung ứng hàng nhập khẩu Sơ đồ 04: Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty Virasimex Chuyền đề thực tập tốt nghiệp toán 25 Khoa Kế 2 Chứng từ và luân chuyển chứng từ Trong một thương vụ nhập khẩu tại công ty phải sử dụng rất nhiều chừng từ:... sau: + Thuế nhập khẩu phải nộp: Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hoá nhập khẩu * Giá tính thuế nhập khẩu * Thuế suất thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB phải nộp (nếu có): Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng Giá tính hàng hóa * thuế nhập + nhập khẩu khẩu Thuế nhập khẩu phải nộp Thuế suất * thuế TTĐB Vì công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trong giá vốn hàng hoá nhập khẩu của công ty không... được hàng hoá gây thiệt hại cho công ty Quy trình nhập khẩu trực tiếp tại công ty được minh hoạ bằng một thương vụ cụ thể sau: Để có thể có quyết định nhập khẩu hàng hóa, công ty cần phải tìm được thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu để tránh tình trạng hàng nhập về tồn đọng trong kho, gây tổn thất cho công ty Sau khi đã xác định chắc chắn hàng nhập về sẽ được tiêu thụ, công ty bắt đầu tiến hành việc nhập. .. đốc công ty và kế toán trưởng xem xét, kí duyệt 3 Tính giá hàng hoá nhập khẩu Giá hàng hóa nhập khẩu trong công ty Virasimex được tính theo từng lô hàng nhập Hàng hóa nhập theo lô nào thì kế toán căn cứ vào giá mua của lô hàng đó, các loại thuế phải nộp và các chi phí phát sinh khác của lô hàng đó để tính ra giá thực tế của hàng nhập kho Công thức tính giá thực tế hàng nhập khẩu như sau: Giá thực tế hàng. .. hợp đồng Hiện tại công ty tiến hành nhập khẩu theo hai phương thức là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác * Phương thức nhập khẩu trực tiếp: Theo kế hoạch nhập khẩu trong năm của ngành đề ra từ đầu năm về số lượng hàng sử dụng cho ngàng đường sắt và dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, công ty tiến hành giao dịch với công ty nước ngoài để tìm nguồn hàng nhập khẩu Công ty phải kí kết... nghiệp toán 14 Khoa Kế Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán tài chính) Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) KT tiền mặt & tiền lương KT vật tư hàng hoá & tiêu thụ Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) KT tiền gửi ngân hàng KT TSCĐ và công nợ nội bộ KT công nợ khách hàng Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Virasimex Phòng kế toán của cơ quan công ty có 10 nguời, được chia thành các bộ phận có chức. .. nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập khẩu hàng hoá, chi nhánh Lào Cai tiến hành chuyên chở số hàng trên về kho của công ty tại Yên Viên Chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu về kho được chi nhánh Lào Cai tạm chi về được tính ngoài định mức chi phí tiếp nhận mà công ty khoán cho chi nhánh Lào Cai Hoá đơn mà chi nhánh nhận được khi thuê chuyển hàng hoá nhập kho... ty không có thuế GTGT 4 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động chính của công ty Quá trình nhập khẩu trực tiếp được bắt đầu từ khi công ty kí kết các hợp đồng nhập khẩu cho đến khi công ty tiêu thụ được hàng hoá nhập khẩu Việc nghiên cứu kĩ các đơn đặt hàng trong nước là rất quan trọng nó giúp công ty có thể nhập khẩu chính xác và đầy đủ lượng hàng yêu cầu, tránh tình . về công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, đường sắt (Virasimex) Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty Virasimex Phần 3: Hoàn thiện công tác. Khoa Kế toán PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX) A. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGHIỆP. NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY VIRASIMEX I. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty Virasimex 1. Đặc điểm hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu hàng hoá tại công ty Virasimex

Ngày đăng: 05/02/2015, 22:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan