cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà

55 3.2K 1
cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên A. PHẦN MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài Nguyễn Công Trứ và Tản Đà sinh ra và lớn lên vào hai giai đoạn khác nhau của lịch sử. Nhưng xét về bản chất, hai bối cảnh đó lại có những nét tương đồng: trong lòng xã hội nảy sinh những biến động bão táp làm xuất hiện nhiều trạng thái tõm lớ, nhiều tư tưởng mang tính chất phản xã hội, bộc lộ nhu cầu cá nhân Cùng là những con người tài hoa, có cá tính độc đáo nờn dự khác nhau về thời gian nhưng hai ông lại có những cách biểu hiện, cách phản ứng lại xã hội tương đối giống nhau. Cả hai nhà thơ đều có một vị trí quan trọng trong đời sống văn chương thời đó, do hai ụng đó mở ra một lối sống mới, một cách thể hiện mới làm cho bộ mặt văn chương có phần thay đổi. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Tản Đà chính là sự phản ánh rõ nhất cuộc đời tài hoa, tài tử, phá phách của hai ông. Từ Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà, chúng ta nhìn thấy một điểm rất chung: cả hai ông đều thể hiện mình hết sức độc đáo trong văn chương hay nói khác đi, chúng ta tìm thấy nột “ngụng” trong sáng tác của họ. Do vị trí đặc biệt của họ trên thi đàn nên việc nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ và Tản Đà đã được chú ý từ rất sớm. Ta có thể điểm qua tên của một số tác giả nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ: GS.TS Nguyễn Đăng Na, GS Phong Lê, PGS.TS Lê Thanh Bình, Nguyễn Bách Khoa, Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, Trương Chính, Phạm Vĩnh Cư Về Tản Đà: Trần Đình Hượu, Nguyễn Khắc Xương, Nguyễn Thiên Thụ, Xuân Diệu, Tầm Dương Số lượng nghiên cứu về hai tác giả thì khá lớn nhưng việc khai thác nét “ngụng” như là một vấn đề, một luận điểm thì chưa có công trình nào đề cập đến. Qua quá trình tìm hiểu hai tác giả, và qua thao tác so sánh đối chiếu, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề khá hay, thể hiện được cá tính độc đáo của hai tác giả. Đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất xã hội. Với mong muốn góp Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên một phần nhỏ bé của mình vào kho tàng nghiên cứu về hai tác giả, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài báo cáo khoa học “Cỏi Ngông từ thơ của Nguyễn Công Trứ đến thơ Tản Đà”. II. Lịch sử vấn đề Một nhà thơ lớn Xô Viết Tvardovski nhận xét: " Mỗi thế hệ làm giàu thêm cho các tác giả cổ điển". Thật vậy, mặc dù còn bị nhiều hạn chế song cùng với năm tháng qua đi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương vẫn được các thế hệ tiếp nối khai thác và cũng ngày một trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Với Nguyễn Công Trứ và Tản Đà cũng vậy. Tuy các tác giả này sống chủ yếu vào nửa cuối thế kỷ XIX và đầu nửa đầu thế kỷ XX xong hai cụng cú những khía cạnh mà các thế hệ sau khai thác mãi không hết. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác giả này trên nhiều phương diện khác nhau. Về Nguyễn Công Trứ - một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong lĩnh vực văn chương mà còn ở nhiều phương diện khác trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Người viết chỉ tóm lược những vấn đề có liên quan đến sự nghiệp thi ca của ông. Tác giả Chu Trọng Huyến đã nghiên cứu khá nhiều về Nguyễn Công Trứ. Hai cuốn sách xuất bản liên tiếp trong hai năm 1995 và 1996: "Nguyễn Công Trứ con người và sự nghiệp", "Nguyễn Công Trứ thơ và đời" đã tái hiện được bức chân dung con người Nguyễn Công Trứ cũng như thấy được tài năng trong sáng tác của ông. Cuốn sách đã trình bày nhiều vấn đề song chưa đi sâu vào nét đặc sắc độc đáo trong thơ Nguyễn Công Trứ mà mới chỉ đi sâu về tác giả, cuộc đời. Bên cạnh đó chúng tôi đánh giá cao ý kiến của Nguyễn Viết Ngoạn trong "Nguyễn Công Trứ tác giả - tác phẩm giai thoại" và PGS.TS. Nguyễn Đăng Na trong "Giáo trình văn học trung đại Việt Nam" tập 2. Ở đây các tác giả đi sâu vào tác phẩm, thâm nhập vào khái quát thành những luận điểm lớn cho Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên những mảng đề tài sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Đây cũng là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu này. Ngoài ra tác giả Hoàng Ngọc Hiến với bài viết "Dỏng kiờu và cốt kiêu của Nguyễn Công Trứ", "Con người tri thức Nguyễn Công Trứ" của giáo sư Phong Lê, "Sự lên ngôi của cỏ tôi - cá thể của Nguyễn Công Trứ" của giáo sư Nguyễn Đỡnh Chỳ, "Phân tích triết lý sống của danh nhân Nguyễn Công Trứ từ quan điểm truyền thông đại chúng nhằm rèn đức kẻ sĩ cho nhà báo hiện đại" của PGS.TS. Lê Thanh Bình. Đặc biệt gần đây một cuộc hội thảo khoa học quy mô và trang trọng do trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) kết hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở văn hóa thông tin du lịch Hà Tĩnh tổ chức đã tựu chung khoảng 40 giáo sư, tiến sĩ và các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian giàu kinh nghiệm cùng một số nhà văn, nhà thơ đã tham luận nhiều vấn đề về cuộc đời và sự nghiệp con người Nguyễn Công Trứ. Những công trình nghiên cứu về thi sĩ Tản Đà cũng chiếm một số lượng khỏ nhiều.Chỳng ta phải kể đến cuốn sách " Tản Đà, thực và mộng" của Nguyễn Thiên Thụ ra đời khá sớm. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đây cũng là những tiếng nói đầu tiên nghiên cứu về Tản Đà. Tiếp theo là những tác giả: Trần Đình Hượu, Nguyễn Khắc Xương, Xuân Diệu cũng có nhiều bài viết khỏ sâu sắc về tác giả này. Nói chung đây là những bài viết mang tính chất nghiên cứu, tham khảo, quy mô nhỏ nên chưa thể đi sâu cụ thể, tường tận chính xác quy mô nhỏ từng vấn đề nhưng lại có sức gợi rất lớn, giúp cho người viết nhiều ý tưởng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Nói chung các tác giả chủ yếu được nghiên cứu riêng rẽ và trên bình diện khái quát hóa chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Chưa có ai nghiên cứu về vấn đề "ngông" trong sáng tác của hai tác giả. Do đó người viết gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện đề tài. Nhưng viết viết sẽ cố gắng tiến hành nghiên cứu vấn đề này để thử sức trên con đường nghiên cứu khoa học. Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung vào việc luận giải những biểu hiện của cái “ngụng” trong thơ của Nguyễn Công Trứ và Tản Đà trên cơ sở giới thuyết khái niệm “ngụng” và “ngụng” trong văn học, từ đó cố gắng làm rõ sự khác nhau giữa hai tác giả (cả về mặt nội dung biểu hiện và nghệ thuật biểu hiện). IV - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp đối chiếu, so sánh + Phương pháp phân tích tổng hợp + Phương pháp liệt kê Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên B. PHẦN NỘI DUNG Chương I GIỚI THUYẾT VẤN ĐỀ “NGÔNG” VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÃ TRONG THƠ CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ TẢN ĐÀ I - Vấn đề “ngụng” trong văn học 1. “Ngụng” là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, “ngụng” có nghĩa là: nói cử chỉ, hành động ngang tàng, khác hoặc trái với cái thông thường. Trong cuộc sống, ngông là một vấn đề thuộc về cá tính, phong thái, lối sống, quan niệm của con người về cuộc sống và những vấn đề tồn tại trong cuộc sống. Nó là sự ngạo nghễ, khinh bạc có phần ngông nghênh, vượt ra những quy chuẩn của xã hội. Thuộc về cá tính nên không phải bất cứ ai trong cuộc đời cũng “ngụng” được. Như một mệnh đề giá trị để khẳng định con người cá tính độc đáo hơn đời, khác đời, vấn đề “ngụng” là một vấn đề thuộc về phẩm chất cá tính nhiều hơn. “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” nên bất cứ ai tồn tại trong xã hội cũng đề chịu những tác động chung của xã hội mà họ đang sống. Nhưng cách phản ứng của mỗi người không phải ai cũng như ai. Trước bão táp của cuộc đời, có người khoanh tay đứng nhìn, có người bế tắc, có người lại đón nhận nó một cách rất bình tâm và coi nó như là một cuộc thử lửa để nung nấu cho mình những phẩm chất sắt đá, gan góc. Họ luôn luôn lạc quan có khi đến khinh bạc trước những khó khăn xảy đến với mình. Con người như vậy là con người nghị lực, con người luôn luôn vượt lên trên hoàn cảnh và tìm cách chiến thắng nó bằng nội lực bản thân. Cơ sở của lối sống đó là gì? Trước hết, nó xuất phát từ sự nhận thức của con người với cuộc sống. Cuộc sống luôn vận động và phát triển theo những quy luật nội tại của nó, nắm được bản chất của những quy luật đó, con người sẽ có được thái độ xử sự đúng đắn. Thứ hai, nó xuất phát từ ý thức sâu Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên sắc về tài năng. Con người tài năng sẽ bất chấp mọi khuôn khổ, mọi thử thách của hoàn cảnh. Dù cuộc đời có giăng ra trước mắt họ thiên la địa võng thỡ cỏnh chim đại bàng vẫn tung bay trên bầu trời cao rộng của nó. Cái “ngụng” càng lộ diện trong hoàn cảnh mà xã hội cương toả con người, kìm kẹp con người, xã hội phi cá tính. 2. Vấn đề “ngụng” trong văn học Trong văn học, vấn đề “ngụng” gắn chặt với việc thể hiện con người cá nhân, cá tính, con người vượt ra khỏi vòng cương toả của xã hội. Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, trong khi khẳng định cái “Ta” như một phẩm chất cao đẹp của con người thỡ nó cũng làm một công việc tiếp theo nữa là phủ định cá tính của cá nhân đó. Con người giai đoạn này là con người công dân, trách nhiệm nên ta không đặt vấn đề “ngụng” ở đây. Chỉ đến giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, vấn đề này mới được đặt ra như một bước phát triển mới trong việc thể hiện con người. Hia tác giả tiêu biểu là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Công Trứ. Không còn là con người “thần, tiên, thiền” nữa mà là con người trần tục, nhục cảm, vật chất, con người sống thành thật với chính mình. Ở Hồ Xuân Hương, chúng ta không nói đến vấn đề “ngụng” một cách trực diện mà gọi là cá tính thì đúng hơn, mặc dù bà là người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên phá bỏ nhiều những quy phạm, những nguyên tắc của xã hội. Lời tuyên ngôn “Vớ đõy đổi phận làm trai được- Thì sự anh hùng há bấy nhiờu” được coi như là một sự khẳng định cá tính một cách rõ rệt nhất. Ở văn học giai đoạn này, người quân tử với ý niêm an bần lạc đạo, giữ mình trong sạch không còn nữa, nhường chỗ cho con người tài tử, ngợi ca chữ Tài, chữ Tình, sống hành lạc: “Cuộc hành lạc chơi bao là lãi bấy- Nếu không chơi thiệt ấy ai bự” (Nguyễn Công Trứ). Chưa bao giờ con người trong văn học lại buông thả công khai, tự do như thế! Văn học là sự thể hiện con người một cách sinh động và sâu sắc nhất. Thời đại nào cũng có những con người thị tài, khoe tài và viết về tài mình Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên một cách sảng khoái. Từ cái “ngụng” của Nguyễn Công Trứ trong xã hội phong kiến đến cái “ngụng” của Tản Đà trong xã hội thành thị buổi giao thời là sự tiếp nối trong việc thể hiện con người cá nhân của hai nhà nho tài tử đồng thời lại biểu hiện những cung bậc sắc điệu khác nhau của hai con người, hai thời đại. Lấy việc thể hiện cái “ngụng” trong văn chương làm bệ phóng để nhìn sâu sắc hai cuộc đời, hai con người, hai cá tính, đồng thời qua đó có được cái nhìn sâu sắc hơn về bối cảnh xã hội là vấn đề quan tâm của chúng tôi trong báo cáo này. II. Biểu hiện của cái “ngụng” trong thơ của Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà Xã hội phong kiến thời Nguyễn Công Trứ có nhiều nhiễu nhương, biến động đồng thời cũng là bối cảnh để thức dậy nhiều tư tưởng thời đại, thức dậy nhiều ý niệm mới về con người cá nhân với cá tính, tài năng và sáng tạo. Nguyễn Công Trứ - một bản lĩnh trong cuộc sống, một cá tính trong văn chương đã khẳng định mình như một nhà nho sống cao hơn những phép tắc, luật lệ của xã hội. Cánh buồm thơ của ông phăng phăng lướt trong gió mà không sợ một sự trở ngại nào. Ông ngông trong cuộc đời bao nhiêu thì văn chương của ông cũng lộng gió và khác đời bấy nhiêu. Cái “ngụng” của Nguyễn Công Trứ được thể hiện rõ nét nhất trong những bài hát nói phóng khoáng, mạnh mẽ, nói lên được cái chí tung hoành của con người toan xẻ núi lấp sông, coi thường thế tục trần ai, khoả sức vẫy vùng đồng thời được thể hiện trong những vần thơ “ngất ngưởng”. Cái “ngụng”của Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời và trong văn chương được xem như một sự khẳng định về một kiểu nhà nho mới trong văn học. Nó được thể hiện ở nhiều phương diện như quan niệm về chí trai, cái nhìn về hiện trạng xã hội và hành lạc- được xem như một biểu hiện rõ nhất của cỏi “ngụng” Nguyễn Công Trứ. 1. Cách thể hiện con người cá nhân 1.1. Quan niệm về công danh sự nghiệp của một đấng nam nhi Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên Đối với một trang nam tử trong xã hội phong kiến, việc học hành, thi cử, đỗ đạt và làm quan là một điều tất yếu đặt ra như bổn phận. Chí theo đuổi lập công danh như ngọn lửa cháy sáng trong suốt cuộc đời mỗi người đọc sách thánh hiền. Bản thân Nguyễn Công Trứ, dù tài hoa học giỏi nhưng đường hoạn lộ cũng không phải đã dễ dàng, trôi chảy. Năm 1819, khi 42 tuổi ông mới trúng giải Nguyên trường thi Nghệ An. Nhưng có một điều đặc biệt là: trong lịch sử văn học nước ta chưa có một nhà nho nào lại ý thức về việc lập công danh sâu sắc như ông Thượng Thứ này. Sáng tác của ông có thể nói là sự khẳng định và đi tìm một cách khẳng định đúng đắn nhất về chữ công danh trong cuộc đời. Quan niệm về công danh sự nghiệp được Nguyễn Công Trứ gọi bằng những tên khác nhau: chí nam nhi, đường công danh, nợ công danh, nợ tang bồng Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ ta thấy có khoảng hơn 10 bài thơ ông luận về kẻ sĩ, về chí khí anh hùng, về công danh sự nghiệp. Và trong những bài thơ đầy trỏng chớ ấy, không lúc nào nhà thơ quên khẳng định về vị trí, vai trò của mình giữa cuộc đời. Ông cho rằng, việc mình sinh ra trên đời là việc hữu ý của trời đất: Thiên phú ngô, địa tỏi ngụ Thiên địa sinh ngụ nguyờn hữu ý (Trời che ta, đất chở ta Trời đất sinh ra ta là có ý) Ông cho rằng, mình sinh ra là phải làm tròn phận sự, coi mọi việc trong trời đất đều là việc của ta: - Vũ trụ chức phận nội (Việc vũ trụ là phận sự của ta) - Vũ trụ chi gian giai phận sự (Những việc trong vũ trụ đều là phận sự của ta) Đây là một nhân sinh quan tích cực hành động của con người không bao giờ biết thoái thác trách nhiệm của mình, ụng luôn giơ vai của mình ra mà Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên gánh càn khôn. Ở Nguyễn Công Trứ, quan niệm về “nợ cụng danh”cú phần kiêu căng, hơi ngạo nghễ. Ông dám báo trước những điều ông sẽ làm được: Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng Cờ báo tiệc giữa trời bay bướm nhẹ Tài bộ thế mà công danh lại thế Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong Nguyễn Công Trứ nói nhiều đến công danh. Nhưng không bó hẹp trong hai chữ công danh là lập thân nữa mà ông nhìn lên cao hơn, nhìn ra núi sông, vũ trụ. Ông mở rộng đường biên đến cõi bao la, vô tận. Công danh của ông được đặt trong mối tương quan với trời đất. Cũng chính vì vậy mà hình ảnh kẻ sĩ lên mang một tầm vóc, một kích thước khổng lồ: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Nợ tang bồng) Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thời nát với cỏ cây (Gánh trung hiếu) Như vậy, với Nguyễn Công Trứ, người nam nhi lập công danh vừa để thoả cỏi chớ của mình vừa để trả món nợ cho hoỏ cụng, để góp tiếng nói vào khúc hợp tấu của vũ trụ. Đây là quan niệm thật hào sảng, nó nâng tầm nhà nho lên tầm anh hùng cứu thế. Nó đưa kẻ sĩ đến việc “thực hiện một mẫu người tổng hợp, trong đó cú cỏi đạo đức của Trọng Ni, cái hùng dũng của Tử Lộ, cái thanh thản của Tăng Điểm. Kẻ sĩ của ông như thành một siờu nhõn” (Phạm Thế Ngũ). Quan niệm về công danh sự nghiệp không phải là quan niệm mới mẻ của kẻ sĩ thời trung đại. Nhưng nhắc đến nó như một “đặc sản” trong thơ thì quả là chỉ thấy trong thơ Nguyễn Công Trứ. Chính tần số xuất hiện và tính chất của nó đã chứng tỏ và đã khẳng định Nguyễn Công Trứ- một nhà nho lệch chuẩn. Nổi bật trong tư tưởng của ụng khụng đơn giản là Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội Báo cáo khoa học Vũ Thị Bích & Bùi Thị Duyên nợ quân thân “chưa bỏo lũng canh cỏnh” (Nguyễn Trãi) nữa mà là hùng tâm trỏng chớ xoay chuyển vẫy vùng trong vũ trụ dọc ngang, ngang dọc. Không cú gỡ khỏc ngoài ta và vũ trụ! Một cánh buồm thơ lướt đi giữa trận cuồng phong mang theo khát vọng xẻ núi lấp sông, trả hết “nợ tang bồng” “Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ xuất hiện dưới nhiều cạnh góc và hướng tới những mục đích khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh và tâm trạng. Ý chí đó, dù dưới góc cạnh nào cũng cú tớch cỏch cực đoan độc đỏo” (GS Nguyễn Duy Diễn). Không thể có một quan niệm về công danh sự nghiệp một cách sâu sắc và mới mẻ, lớn lao như vậy ở một nhà nho cả đời khắc kỉ phục lễ không biết vượt thoát khỏi bức tường thép của thể chế. Điều đó chỉ có thể nảy nở từ ý thức rất sâu sắc có khi tới mức cực đoan của nhà thơ về tài bộ của mình. 1.2 Ý thức sâu sắc về cái Tài Nguyễn Công Trứ là nhà nho “cú tài và thị tài” (Trần Đình Hượu). Sáng tác của ông là bài ca ca ngợi tài năng kiệt xuất của bản thân. Trong xã hội phong kiến, các bậc anh hùng hào kiệt thường hay ý thức về tài mình và coi đó là cái vốn để lập thân. Nguyễn Công Trứ cực đoan cái tài của mình trong một ý thức rất cao về bản ngã. ễng khoe tài một cách rất dõng dạc, như là một sự nổi loạn của cá tính: Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi (Cầm kì thi tửu) Trong trần ai ai kém ai đâu Tài bộ thế khoa danh ờ lại có (Đường công danh) Không tài tình quang cảnh có ra chi (Tài tình) Trước kia, Nguyễn Du cho tài năng là vô ích, là phù phiếm, mang tài là khổ:”Phàm sinh phụ kì ý- Thiên địa phi sở dụng”(Phàm sinh người có ý lạ- Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội [...]... hoài bão của một nhà nho, xử thế theo cốt cách của người lãng mạn Dường như ba yếu tố này đã kết hợp thành cỏi ngụng cuả Tản Đà Chương II TỪ CÁI NGÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐẾN CÁI NGÔNG CỦA TẢN ĐÀ I Từ cỏi ngông của một kẻ sĩ anh hùng đến cỏi ngụng của một bậc “trớch tiờn” Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Thi sĩ Nguyễn Công Trứ và Tản Đà đều là... ngán đời nhưng Tản Đà vẫn chơi.Đú chớnh là nét khác người của Tản Đà. Điều cơ bản nhất trong thơ Tản Đà chính là sự giải phóng tình cảm cỏ nhõn .Thơ Tản Đà là tiếng gọi tha thiết của tình cảm nhưng nó thường mơ màng, những khát vọng đứt gẫy vì tình ái với ông là không có thật.Chớnh vì cái giống đa tình, ta có một” nên giấc mộng tình ái của Tản Đà cũng thể hiện bản chất ngông rõ nét, ngông của một bậc trớch... tiờn.ễng tiờn ấy bị đày xuống trần gian vì mắc tội ngụng.Và từ trớch tiờn, Tản Đà trở thành một tiên thơ, tiên rượu, tiên chơi… Tản Đà say sưa với hưởng thụ, với giấc mộng lớn.Chưa thi sĩ nào nhắc đến mộng nhiều và sâu sắc như Tản Đà .Tản Đà tự coi mình là người mộng.Cừi mộng là không gian nghệ thuật đặc trưng cho thế giới nghệ thuật của Tản Đà. Mộng trong quan quan niệm của Tản Đà có hai đặc điểm quan... đạo đức của Trọng Ni, cái hung dũng của Tử Lộ, cái thanh thoát của Tăng Điểm.Kẻ sĩ của4 ông trở thành một siờu nhõn” Nói như Lưu Trọng Lư thì Nguyễn Công Trứ là một bậc công thần một tay thao lược, một kẻ “chiến sĩ”.Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là ta nhắc đến sự mạnh mẽ, sự quyết liệt của một cái Tôi cao ngạo Giáo sư Phạm Văn Cư nhận xét: “Suốt cuộc đời Nguyễn Công Trứ xoay vần quanh chữ danh.Hăm hở đi... này thật ngược với Nguyễn Công Trứ- con người luôn có ý thức lập phẩm rất cao và luôn mang cái tài của mình ra mà thách thức thiên hạ Tài của Nguyễn Công Trứ là tài năng và tài tình Tất cả những biểu hiện của nó đều được nhà thơ nhấn mạnh đến cực điểm Chính quan niệm về cái tài như vậy nên Nguyễn Công Trứ tự cho mình có thể làm được nhiều điều không tưởng, vượt ra ngoài khả năng của con người bình... coi Tản Đà chỉ tôn thờ khoái lạc thỡ đó dung tục hóa ý thơ của ụng.Chỳng ta nên biết Tản Đà ý thức về cái Tôi của mỡnh sõu sắc.Trong tản văn của mình, Tản Đà nhiều lần triết lý về cái gọi là “thằng người”.ễng nhận thấy đó là một danh xưng cao quý và vì thế công khai giữ một thái độ khinh bạc, một thái độ ngông, một giấc mộng như để thám hiểm những chân trời mới lạ trong thế giới tinh thần của cái tôi... đời những kẻ sĩ anh hùng 2 đến cỏi ngụng của một bậc “trớch tiờn” Cũng giống như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà cũng đeo đuổi giấc mộng công danh sự nghiệp nhưng không thành .Tản Đà mang túi thơ của mình đi khắp ba kỳ, hành nghề viết văn, viết báo, nếm mùi thăng trầm đủ vị.Ngụng dường như trở thành bản tính không thể thiếu nơi Tản Đà, thể hiện cá tính, phong cách, con người ụng .Tản Đà luôn nhận mình là một bậc... những tuyên ngôn cho bản chất ngông của mỡnh.Chỳng tụi nghiên cứu hai tác phẩm tiêu biểu: “Bài ca ngất ngưởng của nguyễn Công Trứ và bài “Hầu trời” của Tản Đà 1 Bài ca ngất ngưởng – một khuynh hướng ngạo nghễ hiếm có trong làng thơ xứ Việt Bài thơ được viết sau 1848, lúc này Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu.Đõy là tiếng nói của tác giả sau quãng đời làm quan thăng trầm.bài thơ được làm theo thể ca trù... ngông Ông tự nhận mình có tài ngông: Thiên tào tra sổ xét vừa xong Đệ sổ lờn trỡnh thượng đế trông - Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới về tội ngông (Hầu trời) Nhưng cuối cùng thi sĩ nhận ra rằng: “chán cả giang hồ hết cả ngụng” Rõ ràng, ngông là bản lĩnh của Tản Đà, gần như một thuộc tính của Tản Đà Chớnh trong xã hội phong kiến mới sinh ra tội ngông Tản Đà ngông cũng chính là một cách... như cuộc sống lúc bấy giờ của tác giả 2 Thi sĩ của những vần thơ say Thi sĩ Tản Đà cũng là một “tửu đồ”.Trong trạng huống say, Tản Đà đã sáng tác nên rất nhiều bài thơ tuyệt tác Say ở đây không phải là cái say ẩm thực tầm thường mà là cái say của tao nhân mặc khách, cái say vì nhân thế, vì cảnh đời Bao nhà thơ nói rất hay về rượu, lập luận cho việc say sưa của mình Nho gia xưa từng đem nhàn lạc vào thi . thay đổi. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Tản Đà chính là sự phản ánh rõ nhất cuộc đời tài hoa, tài tử, phá phách của hai ông. Từ Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà, chúng ta nhìn thấy một. xã hội là vấn đề quan tâm của chúng tôi trong báo cáo này. II. Biểu hiện của cái “ngụng” trong thơ của Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà Xã hội phong kiến thời Nguyễn Công Trứ có nhiều nhiễu nhương,. chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài báo cáo khoa học “Cỏi Ngông từ thơ của Nguyễn Công Trứ đến thơ Tản Đà . II. Lịch sử vấn đề Một nhà thơ lớn Xô Viết Tvardovski nhận xét: " Mỗi thế hệ làm

Ngày đăng: 05/02/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan