Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại

54 1.1K 1
Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp butyl oleat có các tính chất phù hợp với ứng dụng làm phụ gia trợ trượt cho dầu bôi trơn pha chế. Lựa chọn graphit là chất bôi trơn rắn có tác dụng hữu ích khi làm việc trong quá trình đúc. Đưa ra đơn pha chế và quy trình pha chế 03 loại dầu tách khuôn

VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU BÔI TRƠN CHO QUÁ TRÌNH ĐÚC NHÔM KIM LOẠI Thực hiện theo Hợp đồng số 50.12.RD/HĐ-KHCN ngày 19 tháng 3 năm 2012 giữa Bộ Công thương và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam Hà Nội, 01/2013 Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Văn Kha Cán bộ tham gia: ThS. Đinh Văn Nam ThS. Dương Thị Hằng ThS. Nguyễn Ánh Thu Hằng KS. Bùi Phạm Nguyệt Hồng KS. Nguyễn Hữu Tùng ThS. Đồng Thị Hằng 1  MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ 2 MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1. TỔNG QUAN 4 1.1. Quá trình đúc nhôm kim loại 4 1.1.1. Nhôm và vai trò của nhôm trong công nghiệp 4 1.1.2. Quá trình đúc nhôm kim loại 5 1.2. Dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 9 1.2.1. Giới thiệu về chất bôi trơn cho quá trình đúc 9 1.2.2. Yêu cầ u đối với dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm 10 1.2.3. Thành phần của dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 11 1.3. Tình hình nghiên cứu về chất bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 19 1.3.1. Trên thế giới 19 1.3.2. Trong nước 22 PHẦN 2. THỰC NGHIỆM …….25 2.1. Thực nghiệm 25 2.1.1. Nội dung 25 2.1.2. Thực nghiệm 25 2.2. Các phương pháp kiểm tra đ ánh giá 27 2.2.1. Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa lý 27 2.2.2. Các phương pháp đánh giá tính năng tác dụng 28 2.2.3. Thử nghiệm thực tế tại cơ sở 28 PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 3.1. Khảo sát, lựa chọn dầu gốc 30 3.1.1. Các dầu gốc khoáng 30 3.1.2. Dầu tổng hợp 31 3.1.3. Dầu thực vật 32 3.2. Nghiên c ứu lựa chọn phụ gia dầu tách khuôn pha chế 34 3.2.1. Nghiên cứu khảo sát các tác nhân trợ trượt 34 3.2.2. Lựa chọn phụ gia ức chế oxi hóa và khảo sát hàm lượng 36 3.2.3. Lựa chọn phụ gia ức chế ăn mòn kim loại 37 3.2.4. Lựa chọn phụ gia tạo nhũ 37 3.3. Đơn pha chế dầu tách khuôn 38 3.4. Thử nghiệm các dầu pha chế tại cơ sở 41 3.5. Thi ết lập quy trình công nghệ và triển khai thử nghiệm ở quy mô pilot 43 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 2  PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG BIỂU Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 1.1 Nhu cầu sử dụng nhôm ở Việt Nam (tấn) 2 Bảng 1.2 Sản lượng các hợp kim đúc ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 3 Bảng 2.1 Các phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý 24 Bảng 3.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng của dầu SN150, SN500 28 Bảng 3.2 Chỉ tiêu chất lượng của dầu tổng hợp dimetyl silicon 28 Bảng 3.3 Thành phần, tính chất của dầu lạc 29 Bảng 3.4 Các tính chất của dầu đậu tương 29 Bảng 3.5 Kết quả thử nghiệm độ bền oxi hóa 30 Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật điển hình của axit oleic và butyl oleat tổng hợp 31 Bảng 3.7 Các thông số kỹ thuật của bột graphit 32 Bảng 3.8 Kết quả xác định độ mài mòn và tải trọng hàn dính trên máy bốn bi 32 Bảng 3.9 Kết quả khảo sát hàm lượng Ionol pha chế 33 Bảng 3.10 Một số thông số kỹ thuật của phụ gia diphenylamit 34 Bảng 3.11 Đơn pha chế 03 loại dầu tách khuôn 36 Bảng 3.12 Các thông số chất lượng của 03 dầu tách khuôn pha chế 37 Bảng 3.13 Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu Bestril 80AG 38 Bảng 3.14 Tính toán sơ bộ giá thành các loại dầu tách khuôn pha chế 45  DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Thứ tự Tên hình vẽ và đồ thị Trang Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý đúc liên tục 6 Hình 3.1 Quy trình công nghệ pha chế dầu TK1 41 Hình 3.2 Quy trình công nghệ pha chế dầu TK2 42 Hình 3.3 Quy trình công nghệ pha chế dầu TK3 43 3  MỞ ĐẦU Hiện nay, nhôm và các hợp kim của nhôm đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp, quốc phòng và trong đời sống. Sự gia tăng ứng dụng của “kim loại có cánh” khiến công nghệ đúc nhôm ngày càng phát triển. Cùng với sự đa dạng của các phương pháp đúc nhôm kèm theo sự phát triển của các hợp chất bôi trơn cho quá trình này nhằm đáp ứng các yêu cầu bôi trơn riêng của từng quá trình đúc. Trên thị trườ ng Việt Nam, các chất bôi trơn cho quá trình đúc nhôm chủ yếu là các sản phẩm nhập ngoại với giá thành cao. Việc nghiên cứu sản xuất chất bôi trơn cho quá trình đúc nhôm liên tục còn rất nhiều tiềm năng, nhất là trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất, hiệu quả của nguyên công đúc, chủ động được nguồn hàng, nâng cao tuổi thọ sử dụng của khuôn và thiết bị. Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại” với mục đích tạo ra được sản phẩm dầu bôi trơn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của quá trình đúc các chi tiết, thiết bị, máy móc làm bằng nhôm kim loại, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, góp phần giả m thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. 4  PHẦN 1. TỔNG QUAN 1.1. Quá trình đúc nhôm kim loại 1.1.1. Nhôm và vai trò của nhôm trong công nghiệp Nhôm là kim loại nhẹ có vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống con người. Hiện nay, nhôm và các hợp chất của nhôm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống như chế tạo máy bay, ôtô, kỹ thuật điện, xây dựng, sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất sơn, dụng cụ gia đình Nhôm còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp quốc phòng, được coi là một trong những kim loại chiến lược. Nhu cầu sử dụng nhôm hàng năm ở nước ta là hàng chục nghìn tấn, chỉ đứng sau thép. Số liệu về tiêu thụ nhôm ở nước ta trong những năm qua và dự kiến những năm tới được thể hiện ở bảng 1.1 [1]. Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng nhôm ở Việt Nam (tấ n) Năm Chủng loại 1997 2000 2005 2006 2010 2015 Nhôm thỏi 25.000 50.000 60.000 64.000 80.000 100.000 Nhôm hình 25.000 30.000 39.000 44.000 65.000 80.000 Nhôm tấm, lá 9.000 20.500 29.500 31.500 35.000 40.000 Các loại khác 3.840 7.640 10.050 11.200 15.000 20.000 Tổng 62.840 108.140 138.550 150.700 195.000 240.000 Do có nhiệt độ chảy thấp và nhiệt độ bốc hơi cao, nên nhôm dễ tạo hình bằng phương pháp đúc. Nhiệt nóng chảy của nhôm khá lớn tới 391,2 KJ/kg.độ, vì vậy để nấu chảy nhôm cần một lượng nhiệt lớn. Ngược lại nhiệt dung cao cũng làm cho nhôm nguội chậm dần từ trạng thái lỏng, thuận lợi cho quá trình biến tính và tinh luyện. Nhôm có tính chảy loãng cao nên có thể đúc được các sản phẩm có thành m ỏng tới 2,5 mm và phức tạp. Nhờ các đặc điểm của nhôm kim loại, đúc nhôm chiếm đến trên 90% tổng khối lượng đúc kim loại màu [1]. 5  1.1.2. Quá trình đúc nhôm kim loại Đúc là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng chảy lỏng vào khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu. Đa phần công nghệ đúc thực hiện với các vật liệu kim loại [2]. Theo tài liệu “Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển ngành đúc Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nướ c” do Hội Đúc -Luyện kim Việt Nam thực hiện năm 2009 cho thấy: lượng hợp kim nhôm đúc và các loại hợp kim mầu khác chiếm 10-12% trong tổng sản lượng vật đúc. Bảng 1.2. Sản lượng các hợp kim đúc ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 Năm Gang xám Gang cầu Gang dẻo Thép đúc HK nhôm HK màu khác Tổng 2020 950 570 19 114 190 19 1900 2025 1250 625 50 200 250 50 2500 Hợp kim nhôm là một trong số rất ít các kim loại có thể đúc được bằng nhiều phương pháp như đúc áp lực, đúc khuôn kim loại, đúc khuôn cát, khuôn thạch cao, đúc mẫu chảy, đúc liên tục. Một số phương pháp đúc tiên tiến mới, như đúc mẫu cháy cũng có thể áp dụng. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp đúc để chế tạo các chi tiết máy bằng hợp kim nhôm. Yếu tố quan trọng nhất là: - Giá thành và tính khả thi - Chất lượng Chất lượng là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn phương pháp đúc. Chất lượng ở đây có nghĩa là “mức độ hoàn hảo” của vật đúc (rỗ khí, nứt, độ nhẵn bóng bề mặt…) và “cơ tính” của sản phẩm (độ bền và độ dẻo). Tuy nhiên, có một điều không thể quên đối với các kỹ sư đúc nói chung là quá trình đúc, khi tốc độ nguội lớn thì không khí, đặc biệt là khí Hyđro sẽ được giữ lại trong vật đúc, có thể tập trung thành rỗ khí ở phần giữa của vật 6  đúc, làm giảm cơ tính. Một số nghiên cứu mới đây đã cố gắng tìm cách giảm thiểu rỗ khí tuy nhiên đây là công việc rất khó khăn, gần như là không thể loại bỏ hết được rỗ khí. Phương pháp đúc áp lực thấp sẽ cho sản phẩm hoàn hảo hơn. Các phương pháp đúc nhôm chính gồm [2]: 1. Đúc áp lực Trong đúc áp lực, hợp kim nhôm được sử dụng nhiều nhất so với tất cả các loại hợp kim khác. Chỉ tính riêng ở Mỹ, hàng năm nhôm đúc áp lực trị giá lên tới 2.5 tỷ đôla. Riêng nhôm đúc áp lực chiếm tỷ phần gấp đôi so với tất cả các phương pháp khác gộp lại. Đúc áp lực rất phù hợp với đúc hàng loạt số lượng lớn, khối lượng chi tiết nhỏ. Nguyên lý: kim loại lỏng được đưa vào khuôn bằng áp lực tương đối lớn thông qua 1 xylanh-pistong. Áp lực lớn, tốc độ nguội nhanh, sẽ cho sản phẩm có tổ chức sít chặt, hạt nhỏ mịn làm tăng cơ tính và khả năng chịu mài mòn. Sản phẩm của đúc áp lực rất khó hàn và xử lí nhiệt do vẫn còn khí bị giữ lại trong vật đúc. Nếu muốn loại bỏ thì cần những công nghệ đặc biệt. Một điều lưu ý trong đúc áp lực là lựa chọn vật liệu có khoảng đông đặc hẹp. 2. Đúc khuôn kim loại Đúc khuôn kim loại hay đúc khuôn vĩnh cửu (permanent casting) là phương pháp đúc mà như tên gọi – khuôn làm bằng kim loại giống như đúc áp lực. Đúc khuôn kim loại phù hợp với các vật đúc lớn hơn so với đúc áp lực, khoảng 10kg hoặc cao hơn. Cơ tính của các chi tiết đúc bằng phương pháp đúc áp lực được cải thiện đáng kể khi kết hợp các phương pháp nhiệt luyện. 3. Khuôn cát Đúc khuôn cát, tức đề cập đến công đoạn làm khuôn bằng cát và các chất phụ gia để kết dính có thể là đất sét hoặc một số loại khác. Đúc khuôn cát hiện nay vẫn được sử dụng nhưng không chính xác. Chính vì vậy, đôi khi một số chi tiết lớn vài chục kg yêu cầu chính xác thì không thể dùng khuôn cát mà phải dùng khuôn kim loại. 4. Đúc li tâm 7  Đúc li tâm là một dạng khác để đưa kim loại lỏng vào khuôn. Khuôn được làm bằng kim loại, đặt trên máy đúc li tâm. Khi khuôn đang quay tròn, hệ thống rót được thiết kế sẵn, rót kim loại vào khuôn. Với lực quay li tâm sẽ giới hạn chiều dày vật đúc đúng như thiết kế, với sự hỗ trợ của lực li tâm, kim loại sẽ sít chặt. Tuy nhiên, đúc li tâm sẽ chỉ áp dụng cho các chi tiết có dạng tròn như dạng tang trống. Nhưng đổi lại, có tính của vật đúc sẽ được cải thiện đáng kể vì có lực li tâm và khuôn kim loại nên tổ chức nhỏ mịn. 5. Đúc liên tục Đúc liên tục là quá trình gia công và tạo hình đơn giản cho kim loại đang dần trở nên quan trọng, không thể thiếu trong công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị. Năm 1966, đúc liên tục lần đâu tiên được đưa vào ứng dụng ở quy mô công nghiệp ở nước ta để đúc ống nước bằng gang. Đến nay thì quá trình gia công này đã được áp dụng cho các vật liệu kim loại phổ biến trong lĩnh vực cơ khí chế tạo như đồng, thép, nhôm, kẽm… * Nguyên lý quá trình đúc liên tục Đúc liên tục là quá trình rót kim loại lỏng đều và liên tục vào một khuôn bằng kim loại, xung quanh hoặc bên trong khuôn có nước lưu thông làm nguội (còn gọi là bình kết tinh). Nhờ quá trình truyền nhiệt nhanh giữa kim loại lỏng và khuôn nên khi kim loại rót vào khuôn được kết tinh ngay. Vật đúc được kéo liên tục ra khỏi khuôn bằng những cơ cấu đặc biệt như con lăn ho ặc gàu kéo… Đúc liên tục được thực hiện bằng máy đúc theo quy trình: kim loại lỏng → rót → làm nguội → cắt hoặc cán trực tiếp thành phôi đúc. Đúc liên tục là khâu trung gian nối khâu nấu luyện và khâu cán. Máy đúc liên tục gồm các bộ phận: thiết bị chuyển tải thùng rót, thùng rót trung gian, xe để thùng rót, bình kết tinh, cơ cấu làm nguội, cơ cấu kéo phôi đúc ra ngoài (hình 1.1). * Ưu điểm của phương pháp đúc liên tục So v ới các phương pháp khác, đúc liên tục có những ưu điểm sau: - Năng suất thu hồi sản phẩm cao tạo hiệu quả kinh tế lớn. Đối với đúc 8  thỏi phải qua cán phá, cắt bỏ đầu đuôi khoảng 10 ~ 20%, trong khi đó đúc liên tục chỉ phải cắt bỏ đầu đuôi khoảng 1 ~ 2%. - Tiết kiệm năng lượng của đúc liên tục chủ yếu là bỏ khâu cán phá và trong việc thu hồi sản phẩm. - Tính đồng đều và chất lượng phôi đúc tốt hơn. - Đúc liên tục dễ cơ khí hóa, tự động hóa hơn đúc khuôn. Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý đúc liên tục Hiện nay quá trình đúc liên tục nhôm kim loại có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp như đúc bằng khuôn nằm ngang, đúc bằng khuôn nằm nghiêng, đúc theo phương đứng, đúc cán phôi mỏng, đúc liên tục song đai… Quá trình đúc liên tục yêu cầu các chất bôi trơn phải ngăn chặn sự dính các thanh kim loại đã được hóa rắn vào khuôn nếu không các vỏ rắn sẽ dễ vỡ ở phía ngoài tiếp giáp khuôn và làm kim loại lỏng (đã bị nấu chảy) chảy ra ngoài. Trong quá trình đúc liên tục nhôm kim loại, nhôm nóng chảy được rót vào khuôn theo phương pháp đúc áp lực. Do nhiệt độ đúc cao đòi hỏi bề mặt tiếp xúc với khuôn được bôi trơn để tránh hiện tượng bị hàn dính kim loại. 9  Việc này đòi hỏi chất bôi trơn tạo lớp bôi trơn đều trên bề mặt khuôn. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, lớp bôi trơn này bị phân hủy tạo thành lớp rắn có tác dụng tách thanh nhôm ra khỏi khuôn đúc và làm giảm ma sát trượt giữa 2 bề mặt kim loại. Nhôm kim loại nóng chảy dễ hòa tan khí khiến tạo thành các rỗ khí trong nhôm thành phẩm và các vết nứt trên bề mặt. Trong trường hợp này, chất bôi tr ơn cho quá trình đúc nhôm có tác dụng là lớp bảo vệ ngăn khí tương tác lên bề mặt nhôm. Đồng thời khí sinh ra khi chất bôi trơn phân hủy phải trơ để tránh gây oxi hóa bề mặt kim loại nhôm. 1.2. Dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 1.2.1. Giới thiệu về chất bôi trơn cho quá trình đúc Nhiệm vụ của chất bôi trơn trong quá trình đúc kim loại là bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa khuôn và nhôm dạng lỏng, chống hiện tượ ng hàn dính giữa 2 bề mặt kim loại, giảm lực ma sát, làm mát, giải tỏa nhiệt của vật đúc, kéo dài tuổi thọ của khuôn và thiết bị [3]. Chất lượng sản phẩm đúc được thể hiện ở độ chính xác của hình dạng kích thước của sản phẩm, màu sắc, độ bóng, độ bền của sản phẩm Khi lựa chọn chất bôi trơn cần xem xét đến khả năng t ương tác của chúng với kim loại; khả năng đóng vai trò của một tác nhân nhiệt luyện mà từ đó ảnh hưởng lên cấu trúc kim loại của sản phẩm hình thành. Trong quá trình đúc liên tục, nhôm ở dạng lỏng có thể được đúc liên tục giữa hai dây đai truyền động, đúc liền khối hoặc đúc thỏi, nên yêu cầu sự bôi trơn liên tục cho thiết bị đúc và vật đúc. Sự bôi trơn liên tục mang lại nhiều ưu điểm như giảm đáng kể lượng khói hình thành, giảm xu hướng kéo và nứt ở giai đoạn cuối quá trình đúc, cho phép sản xuất vật đúc có chất lượng tốt và bề mặt đồng đều hơn. [...]... trơn cho quá trình đúc thỏi các kim loại dễ oxi hóa với thành phần gồm dầu bôi trơn và muối floborat kim loại Muối này phân hủy thành khí BF3 ở nhiệt độ cao của quá trình đúc, tạo thành lớp chống oxi hóa cho bề mặt kim loại Dầu bôi trơn theo sáng chế phù hợp dùng cho quá trình đúc kim loại Mg, Al và các hợp kim của chúng Trên thị trường hiện nay, các chất bôi trơn cho quá trình đúc kim loại rất đa dạng...Chất bôi trơn cho quá trình đúc kim loại thông thường là chất bôi trơn rắn hoặc mỡ bôi trơn Tuy nhiên, trong quá trình đúc liên tục hoặc bán liên tục, các dầu bôi trơn được dùng bôi trơn khuôn thay thế cho dạng mỡ, và phổ biến là các dạng nhũ tương dầu trong nước hoặc các sản phẩm gốc nước Trong quá trình đúc liên tục, chất bôi trơn phân bố bôi trơn đều trên bề mặt tiếp xúc giữa khuôn và vật đúc Dưới... bôi trơn cho quá trình đúc kim loại ngày càng tăng do yêu cầu vệ sinh công nghiệp Dẫn đến sự phát triển các dầu bôi trơn gốc tổng hợp và dầu động thực vật biến tính cùng hệ phụ gia thân thiện với môi trường 1.3.2 Trong nước Chất bôi trơn khuôn dùng trong quá trình đúc nhôm kim loại là sản phẩm đặc biệt có tác dụng phân tách khuôn và kim loại rắn Ở Việt Nam số lượng và chủng loại chất bôi trơn cho quá. .. chất lượng sản phẩm như làm biến sắc, biến đổi cơ lý tính sản phẩm theo chiều hướng xấu Khả năng cải thiện chất lượng sản phẩm như tăng độ bóng, độ cứng, độ bền của sản phẩm là các tính năng tác dụng mong muốn 1.2.3 Thành phần của dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại Dầu bôi trơn cho quá trình đúc kim loại gồm dầu gốc và các phụ gia Dầu gốc là dầu khoáng tinh chế, dầu tổng hợp, dầu động thực... các quá trình sunphonat hóa, oxi hóa hoặc hydro hóa Ngoài ra trong thành phần của dầu bôi trơn quá trình đúc kim loại có thể chứa sáp, các chất nhũ hóa, lecithin, hỗn hợp bột graphit, đá tan, mica, bentonit …[5], [8]   11  1.2.3.1 Dầu gốc Dầu gốc dùng pha chế dầu bôi trơn cho quá trình đúc kim loại bao gồm dầu khoáng tinh chế, dầu tổng hợp hoặc dầu động thực vật đã biến tính a) Dầu gốc khoáng Dầu gốc... thanh Dầu khoáng và phụ gia phải không độc, hơi thoát ra phải không gây kích thích mắt và các cơ quan hô hấp của người sản xuất và không tạo khuyết tật trên bề mặt thành Các chất bôi trơn rắn như graphit, vôi được bổ sung vào dầu bôi trơn để cải thiện lớp trượt [3], [5], [6] 1.2.2 Yêu cầu đối với dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm Để đảm bảo các vai trò trong quá trình đúc nhôm, chất bôi trơn cho quá trình. .. đề xuất chất bôi trơn cho quá trình đúc hợp kim nhôm ở các dạng rắn, lỏng, mỡ, nhũ hoặc phân tán trong nước Chất bôi trơn theo sáng chế phân bố đồng đều một lớp oxit lên mặt phân cách giữa vật đúc và thành khuôn đúc trong quá trình đúc liên tục hoặc bán liên tục Các chất bôi trơn này có thành phần từ dầu gốc tổng hợp và dầu thực vật Trong đơn sáng chế WO/2001/005915 [25] trình bày chất bôi trơn cho quá. .. loại rất đa dạng về chủng loại và tính năng tác dụng như các chất bôi trơn tách khuôn, chất bôi trơn pittong trong máy đúc, các chất bôi trơn chống tạo khói và lửa, bền nhiệt,… Các chất bôi trơn này thường bôi trơn ở dạng mỡ, bột nhão, dạng dầu, nhũ tan hoặc phân tán trong nước Các chất bôi trơn dùng cho quá trình đúc liên tục thông thường bôi trơn ở dạng dầu hoặc dạng nhũ dầu trong nước Hãng Trennex... axit linoleic - Dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu là nguyên liệu chính để sản xuất dầu phanh và chất thấm ướt cho ngành dệt nhuộm và thuộc da Từ rất lâu, dầu thầu dầu được ứng dụng để sản xuất chất bôi trơn, đặc biệt mỡ bôi trơn chất lượng cao Có nhiều nghiên cứu về dầu thầu dầu biến tính làm phụ gia trong các chế phẩm bôi trơn Năng suất cây trồng tương đối thấp, khoảng 10001200 kg/ha Hàm lượng dầu là 50-60%... hữu cơ, dầu gốc tổng hợp hoặc dầu gốc khoáng chất lượng tốt và các phụ gia rắn Sản phẩm dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm trong nước hiện nay có dầu DTK-2, DTK-3 của APP Sản phẩm này là dầu nhũ tách khuôn được pha chế từ dầu tổng hợp, chất nhũ hoá, phụ gia chống dính và chống ăn mòn Sản phẩm chuyên dùng để bôi trơn và làm mát khuôn trong quá trình đúc áp lực các chi tiết nhôm (không sơn) Dầu được . chất bôi trơn cho quá trình đúc 9 1.2.2. Yêu cầ u đối với dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm 10 1.2.3. Thành phần của dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 11 1.3. Tình hình nghiên cứu. kim loại nhôm. 1.2. Dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 1.2.1. Giới thiệu về chất bôi trơn cho quá trình đúc Nhiệm vụ của chất bôi trơn trong quá trình đúc kim loại là bôi trơn bề. QUAN 4 1.1. Quá trình đúc nhôm kim loại 4 1.1.1. Nhôm và vai trò của nhôm trong công nghiệp 4 1.1.2. Quá trình đúc nhôm kim loại 5 1.2. Dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại 9 1.2.1.

Ngày đăng: 05/02/2015, 18:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan