Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Ðại số và Giải tích

210 1.9K 16
Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Ðại số và Giải tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để tồn tại và phát triển, con người có nhu cầu và yêu cầu phải nhận thức các sự vật, hiện tượng và kể cả chính mình. Nói cách khác, con người cần phải tư duy. Mỗi sự vật và hiện tượng đều có những dấu hiệu, thuộc tính, cần phải biết phân tích, so sánh và tổng hợp để tìm được các dấu hiệu, thuộc tính bản chất của các sự vật và hiện tượng hướng tới mục đích nhận thức. Quá trình nhận thức trên cũng phải tiến hành các thao tác tư duy khác như tương tự hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa để có được các tri thức đầy đủ, chính xác về các sự vật hay hiện tượng ấy. Quá trình nhận thức nói trên là kết quả của tư duy. Trong học tập nói chung, học tập toán nói riêng, để hình thành một khái niệm, người học phải suy nghĩ, phân tích để tìm ra các thuộc tính của khái niệm, thuộc tính nào là thuộc tính bản chất, thuộc tính nào là đặc trưng, phân chia khái niệm thành các bộ phận theo các thuộc tính đó để hiểu khái niệm một cách đầy đủ, sâu sắc hơn, ... Nhờ phân tích, con người tách ra các thuộc tính của các đối tượng, còn nhờ tổng hợp, con người hợp nhất các thuộc tính bản chất, tách chúng ra khỏi các thuộc tính còn lại, không bản chất, đưa các thuộc tính bản chất này vào một thể thống nhất, đó là khái niệm. Để tiếp thu một định lý, HS phải biết phân tích được giả thiết và kết luận của định lý, các cách chứng minh định lý và vận dụng định lý vào giải các bài tập cụ thể, ... Khi giải một bài tập, HS phải biết phân tích cấu trúc của bài tập đó, cái đã cho và cái phải tìm, huy động các kiến thức liên quan để tìm cách giải bài tập, so sánh các cách giải để tìm lời giải tối ưu, từ trường hợp đặc biệt có thể khái quát hóa để tìm bài toán tổng quát, ... Từ đó có thể thấy, quá trình học toán đòi hỏi học sinh phải thường xuyên thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, ... Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giảng dạy toán là dạy cách nghĩ, dạy tư duy, dạy cho học sinh biết các loại thao tác tư duy, ý nghĩa và tác dụng của từng loại thao tác, mối quan hệ giữa các thao tác, cách thức phối hợp các thao tác. Tư duy phải được phát triển trong quá trình học thông qua việc được thường xuyên rèn luyện, mà trước hết là rèn luyện các thao tác tư duy. Rèn luyện các thao tác tư duy được quan niệm như thế nào là đầy đủ và đúng đắn, hoạt động đó phụ thuộc những yếu tố nào, về mặt sư phạm nên được tổ chức ra sao ... là những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu. Đây là những vấn đề thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học. Vai trò quan trọng của các thao tác tư duy và yêu cầu phải rèn luyện các thao tác đó cần thiết như đã nêu ở trên, nhưng trong thực tiễn giảng dạy toán ở trường phổ thông chưa được chú ý thích đáng. Tác giả luận án do công việc phải đảm nhiệm đã có nhiều cơ hội tiếp cận thực tiễn dạy học toán thông qua dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên, học sinh, qua nghiên cứu các báo cáo về tình hình giảng dạy học tập của một số trường đã rút ra một số nhận xét chung, đó là: Một số giáo viên nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của tư duy, của các thao tác tư duy còn hạn chế. Một số giáo viên khác mặc dù nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của các thao tác tư duy nhưng chưa thực hiện một cách có kết quả nhiệm vụ dạy cách tư duy cho học sinh khi học toán. Đặc biệt, một số giáo viên lúng túng trong quá trình dạy học khi thực hiện yêu cầu rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Những vấn đề đặt ra về lý luận và từ thực tiễn nói trên cần được nghiên cứu trong lĩnh vực phương pháp dạy học toán học. Phân môn toán nào cũng đòi hỏi phải rèn luyện cho HS thực hiện các thao tác tư duy, tuy nhiên trong luận án này, chúng tôi lựa chọn Đại số và Giải tích vì những lý do chính sau đây: - Đại số, đặc biệt là Giải tích ở trường THPT có nhiều khái niệm khó và quan trọng gắn liền với phạm trù vô hạn, với đại lượng vô cùng bé như khái niệm giới hạn của dãy số, giới hạn của hàm số, đạo hàm, nguyên hàm, ... Để hiểu được các khái niệm này và mối quan hệ giữa chúng đòi hỏi học sinh phải biết phân tích nội hàm và xác định rõ ngoại diên của chúng. Điều này cũng liên quan tới việc phát hiện dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm, nhận dạng khái niệm và hình thành mối quan hệ của các khái niệm trong cùng một hệ thống. - Một số định lý của Đại số và Giải tích có cấu trúc phức tạp, có nhiều ứng dụng trong giải toán và trong thực tiễn, chẳng hạn định lý về dấu của tam thức bậc hai, định lý về giá trị trung gian của hàm liên tục, các định lý về giới hạn hữu hạn của dãy số, hàm số, ... Dạy học những nội dung này đòi hỏi phải làm rõ ý nghĩa của từng yếu tố được cho trong giả thiết, xác định cấu trúc lôgic và khả năng vận dụng của định lý. - Mạch toán ứng dụng đã được tăng cường ở trường THPT, đặc biệt là một số yếu tố về đại số tổ hợp, xác suất và thống kê. Đối với HS, các khái niệm thuộc chủ đề này còn mới và khó, các bài toán đếm đa dạng, phong phú trong đời sống thực tiễn, có thể giải theo nhiều cách khác nhau, HS gặp nhiều sai lầm. Do đó, dạy học chủ đề này thích hợp với việc phát hiện dấu hiệu chung và bản chất của bài toán, nhìn bài toán dưới nhiều góc độ, tìm nguyên nhân sai lầm trong lời giải và cách khắc phục, ... - Nhìn bề ngoài, Đại số và Giải tích có vẻ giống nhau, thực ra chúng khác nhau về bản chất. Trong khi Đại số gắn liền với các bất biến, hữu hạn hoặc vô hạn đếm được thì Giải tích lại nghiên cứu các đại lượng biến thiên, liên tục và gián đoạn, có lực lượng vô hạn không đếm được. Nếu GV không phân tích kỹ, đầy đủ, sâu sắc, thì việc dạy Giải tích sẽ bị "Đại số hóa", hạn chế rất nhiều đến khả năng tư duy của HS ở độ tuổi trưởng thành - chuyển từ việc nhìn thế giới theo quan điểm "tĩnh" sang quan điểm "động". Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư duy, về kỹ năng học toán cho HS trong đó có bàn đến các thao tác tư duy [6], [8], [36], [44], [50], [52], [61], [103], ... nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và đầy đủ về việc rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy trong quá trình học toán, đặc biệt là đối với Giải tích và Đại số và cách thức rèn luyện các thao tác đó. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Đại số và Giải tích" với mong muốn trình bày một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề thao tác tư duy và nêu một số biện pháp rèn luyện các thao tác đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Đại số và Giải tích ở trường THPT.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HIỆN CÁC THAO TÁC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Toán Mã số: 62 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TRẦN KIỀU 2. TS. NGUYỄN VĂN THUẬN NGHỆ AN - 2014 QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN Viết tắt Viết đầy đủ ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa TN : Thực nghiệm tr. : Trang THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9 1.1. Một số vấn đề khái quát về tư duy và tư duy toán học 9 1.1.1. Khái niệm tư duy 9 1.1.2. Đặc điểm của tư duy 9 1.1.3. Một số vấn đề về tư duy toán học 11 1.2. Thao tác tư duy 12 1.2.1. Mối quan hệ giữa hành động tư duy và thao tác tư duy 12 1.2.2. Phân tích - Tổng hợp 15 1.2.3. So sánh 22 1.2.4. Tương tự hóa 24 1.2.5. Trừu tượng hóa - Khái quát hóa 28 1.2.6. Đặc biệt hóa 37 1.2.7. Mối liên hệ giữa các thao tác tư duy 39 1.3. Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy 41 1.3.1. Kỹ năng 41 1.3.2. Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy 44 1.3.3. Các cấp độ của kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy 44 1.4. Một số đặc điểm của học sinh Trung học phổ thông 45 1.4.1.Đặc điểm hoạt động học tập 45 1.4.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 46 1.4.3. Một số đặc điểm nhân cách chủ yếu 46 1.5. Khảo sát thực trạng về việc thực hiện các thao tác tư duy trong dạy học ở trường Trung học phổ thông 47 1.5.1. Mục đích 47 1.5.2. Đối tượng khảo sát 47 1.5.3. Hình thức khảo sát 47 1.5.4. Kết quả khảo sát thực trạng 47 1.6. Kết luận chương 1 58 Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HIỆN CÁC THAO TÁC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 60 2.1. Định hướng xây dựng và thực hiện biện pháp 60 2.2. Một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh trong dạy học Đại số và Giải tích 60 2.2.1. Biện pháp 1: Tập luyện cho học sinh phân tích nội hàm và ngoại diên của khái niệm toán học, cũng như khả năng vận dụng các khái niệm đó vào việc giải quyết các vấn đề toán học 60 2.2.2. Biện pháp 2: Tập luyện cho học sinh làm rõ ý nghĩa của từng yếu tố được cho trong giả thiết và tìm các khả năng vận dụng của định lý 69 2.2.3. Biện pháp 3: Tập luyện cho học sinh diễn đạt các định nghĩa, định lý và giải các bài toán theo những cách khác nhau 80 2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chung và bản chất của các yếu tố và quan hệ trong một hoặc một lớp bài toán 97 2.2.5. Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho học sinh luyện tập kỹ năng tương tự hóa trong quá trình giải toán 111 2.2.6. Biện pháp 6: Khuyến khích học sinh đề xuất bài toán mới trên cơ sở khai thác bài toán đã cho 117 2.2.7 Biện pháp 7: Xây dựng một số tình huống có chứa lời giải các bài toán với những sai lầm, hướng dẫn học sinh phân tích để giúp họ nhận ra các sai lầm thường gặp, qua đó tìm các biện pháp dạy học thích hợp để khắc phục 128 2.3. Kết luận chương 2 143 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 145 3.1. Mục đích thực nghiệm 145 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 145 3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 145 3.2.2. Nội dung thực nghiệm 146 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 152 3.3.1. Đánh giá định tính 152 3.3.2. Đánh giá định lượng 154 3.4. Kết luận chương 3 160 KẾT LUẬN 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHẦN PHỤ LỤC 171 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để tồn tại và phát triển, con người có nhu cầu và yêu cầu phải nhận thức các sự vật, hiện tượng và kể cả chính mình. Nói cách khác, con người cần phải tư duy. Mỗi sự vật và hiện tượng đều có những dấu hiệu, thuộc tính, cần phải biết phân tích, so sánh và tổng hợp để tìm được các dấu hiệu, thuộc tính bản chất của các sự vật và hiện tượng hướng tới mục đích nhận thức. Quá trình nhận thức trên cũng phải tiến hành các thao tác tư duy khác như tương tự hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa để có được các tri thức đầy đủ, chính xác về các sự vật hay hiện tượng ấy. Quá trình nhận thức nói trên là kết quả của tư duy. Trong học tập nói chung, học tập toán nói riêng, để hình thành một khái niệm, người học phải suy nghĩ, phân tích để tìm ra các thuộc tính của khái niệm, thuộc tính nào là thuộc tính bản chất, thuộc tính nào là đặc trưng, phân chia khái niệm thành các bộ phận theo các thuộc tính đó để hiểu khái niệm một cách đầy đủ, sâu sắc hơn, Nhờ phân tích, con người tách ra các thuộc tính của các đối tượng, còn nhờ tổng hợp, con người hợp nhất các thuộc tính bản chất, tách chúng ra khỏi các thuộc tính còn lại, không bản chất, đưa các thuộc tính bản chất này vào một thể thống nhất, đó là khái niệm. Để tiếp thu một định lý, HS phải biết phân tích được giả thiết và kết luận của định lý, các cách chứng minh định lý và vận dụng định lý vào giải các bài tập cụ thể, Khi giải một bài tập, HS phải biết phân tích cấu trúc của bài tập đó, cái đã cho và cái phải tìm, huy động các kiến thức liên quan để tìm cách giải bài tập, so sánh các cách giải để tìm lời giải tối ưu, từ trường hợp đặc biệt có thể khái quát hóa để tìm bài toán tổng quát, Từ đó có thể thấy, quá trình học toán đòi hỏi học sinh phải thường xuyên thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giảng dạy toán là dạy cách nghĩ, dạy tư duy, dạy cho học sinh biết các loại thao tác tư duy, ý nghĩa và tác dụng của từng loại thao tác, mối quan hệ giữa các thao tác, cách thức phối hợp các thao tác. Tư duy phải được phát triển trong quá trình học thông qua việc được thường xuyên rèn luyện, mà trước hết là rèn luyện các thao tác tư duy. Rèn luyện các thao tác tư duy được quan niệm như thế nào là đầy đủ và đúng đắn, hoạt động đó phụ thuộc những yếu tố nào, về mặt sư phạm nên được tổ 2 chức ra sao là những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu. Đây là những vấn đề thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học. Vai trò quan trọng của các thao tác tư duy và yêu cầu phải rèn luyện các thao tác đó cần thiết như đã nêu ở trên, nhưng trong thực tiễn giảng dạy toán ở trường phổ thông chưa được chú ý thích đáng. Tác giả luận án do công việc phải đảm nhiệm đã có nhiều cơ hội tiếp cận thực tiễn dạy học toán thông qua dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên, học sinh, qua nghiên cứu các báo cáo về tình hình giảng dạy học tập của một số trường đã rút ra một số nhận xét chung, đó là: Một số giáo viên nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của tư duy, của các thao tác tư duy còn hạn chế. Một số giáo viên khác mặc dù nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của các thao tác tư duy nhưng chưa thực hiện một cách có kết quả nhiệm vụ dạy cách tư duy cho học sinh khi học toán. Đặc biệt, một số giáo viên lúng túng trong quá trình dạy học khi thực hiện yêu cầu rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Những vấn đề đặt ra về lý luận và từ thực tiễn nói trên cần được nghiên cứu trong lĩnh vực phương pháp dạy học toán học. Phân môn toán nào cũng đòi hỏi phải rèn luyện cho HS thực hiện các thao tác tư duy, tuy nhiên trong luận án này, chúng tôi lựa chọn Đại số và Giải tích vì những lý do chính sau đây: - Đại số, đặc biệt là Giải tích ở trường THPT có nhiều khái niệm khó và quan trọng gắn liền với phạm trù vô hạn, với đại lượng vô cùng bé như khái niệm giới hạn của dãy số, giới hạn của hàm số, đạo hàm, nguyên hàm, Để hiểu được các khái niệm này và mối quan hệ giữa chúng đòi hỏi học sinh phải biết phân tích nội hàm và xác định rõ ngoại diên của chúng. Điều này cũng liên quan tới việc phát hiện dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm, nhận dạng khái niệm và hình thành mối quan hệ của các khái niệm trong cùng một hệ thống. - Một số định lý của Đại số và Giải tích có cấu trúc phức tạp, có nhiều ứng dụng trong giải toán và trong thực tiễn, chẳng hạn định lý về dấu của tam thức bậc hai, định lý về giá trị trung gian của hàm liên tục, các định lý về giới hạn hữu hạn của dãy số, hàm số, Dạy học những nội dung này đòi hỏi phải làm rõ ý nghĩa của từng yếu tố được cho trong giả thiết, xác định cấu trúc lôgic và khả năng vận dụng của định lý. - Mạch toán ứng dụng đã được tăng cường ở trường THPT, đặc biệt là một số yếu tố về đại số tổ hợp, xác suất và thống kê. Đối với HS, các khái niệm thuộc chủ đề này còn mới và khó, các bài toán đếm đa dạng, phong phú trong đời sống 3 thực tiễn, có thể giải theo nhiều cách khác nhau, HS gặp nhiều sai lầm. Do đó, dạy học chủ đề này thích hợp với việc phát hiện dấu hiệu chung và bản chất của bài toán, nhìn bài toán dưới nhiều góc độ, tìm nguyên nhân sai lầm trong lời giải và cách khắc phục, - Nhìn bề ngoài, Đại số và Giải tích có vẻ giống nhau, thực ra chúng khác nhau về bản chất. Trong khi Đại số gắn liền với các bất biến, hữu hạn hoặc vô hạn đếm được thì Giải tích lại nghiên cứu các đại lượng biến thiên, liên tục và gián đoạn, có lực lượng vô hạn không đếm được. Nếu GV không phân tích kỹ, đầy đủ, sâu sắc, thì việc dạy Giải tích sẽ bị "Đại số hóa", hạn chế rất nhiều đến khả năng tư duy của HS ở độ tuổi trưởng thành - chuyển từ việc nhìn thế giới theo quan điểm "tĩnh" sang quan điểm "động". Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư duy, về kỹ năng học toán cho HS trong đó có bàn đến các thao tác tư duy [6], [8], [36], [44], [50], [52], [61], [103], nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và đầy đủ về việc rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy trong quá trình học toán, đặc biệt là đối với Giải tích và Đại số và cách thức rèn luyện các thao tác đó. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Đại số và Giải tích" với mong muốn trình bày một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề thao tác tư duy và nêu một số biện pháp rèn luyện các thao tác đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Đại số và Giải tích ở trường THPT. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI Vấn đề tư duy thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tư duy không chỉ được nghiên cứu ở phương diện triết học mà còn được nghiên cứu ở nhiều phương diện khác như Lôgic học, Xã hội học, Sinh lý học, Tâm lý học, Lý luận dạy học, Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgic học nghiên cứu tư duy dưới góc độ các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người. Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra “Trí tuệ nhân tạo”. Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức. 4 Tư duy bắt đầu từ nhận thức cảm tính, nhà tâm lý học X. L. Rubinstein đã viết: “Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa cho tư duy”. Tư duy là một quá trình tâm lý, nghĩa là tư duy có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau được nhà tâm lý học K. K. Platônôp minh họa bởi sơ đồ [102, tr. 116]: Tuy nhiên, tính giai đoạn của quá trình tư duy chỉ phản ánh được mặt bên ngoài, cấu trúc bên ngoài của tư duy, còn nội dung bên trong mỗi giai đoạn của quá trình tư duy lại là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở của những thao tác tư duy, còn gọi là thao tác trí tuệ hay thao tác trí óc [107, tr. 116]. 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Một số tác giả nước ngoài đề cập đến thao tác tư duy, nêu định nghĩa của một số thao tác và mối quan hệ giữa chúng, chẳng hạn như: G. Polya cho rằng thao tác tư duy bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa [77]. Ông cũng đã đưa ra một số ví dụ về toán học minh họa cho các thao tác đó. G. Polya trong [75] đã đưa ra quy trình 4 bước để giải bài toán, trong mỗi bước tác giả đã đưa ra các gợi ý, đó chính là các thao tác phân tích, tổng hợp liên tiếp, đan xen nhau để thực hiện được 4 bước của quá trình giải toán. Có thể thấy Nh ận th ức v ấn đ ề S àng l ọc li ê n t ư ởng v à h ình th ành gi ả thuy ết Ki ểm t ra gi ả thuy ết Kh ẳng đ ịnh Phủ định Ch ính x ác h óa T ìm gi ả thuy ết m ới Gi ải quy ết v ấn đ ề H ành đ ộng t ư duy m ới Xu ất hi ện c ác li ê n t ư ởng 5 trong giải toán, các thao tác phân tích và tổng hợp thường gắn bó khăng khít với nhau. Trong phân tích có tổng hợp (tổng hợp thành phần) và trong quá trình tổng hợp phải có phân tích (đảm bảo tính lôgic và tính định hướng của quá trình tổng hợp). M. N. Sácđacôp cho rằng: tư duy được thực hiện và phát triển trong những hình thức riêng của nó: phân tích, tổng hợp và so sánh; trừu tượng hóa, khái quát hóa và cụ thể hóa; quy nạp, diễn dịch và tương tự; phát hiện những mối liên hệ và quan hệ; hình thành những khái niệm, phân loại và hệ thống hóa chúng [82], [83]. Những ví dụ được ông nêu trong [82], [83] đều không thuộc về toán học. Trong [103], Đào Văn Trung có nói đến năng lực khái quát hóa và đưa ra một số ví dụ về toán học. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Trong nước chưa có công trình nào của các tác giả đề cập đến định nghĩa thao tác tư duy mà chỉ nêu lên thao tác tư duy bao gồm những thao tác nào, nêu định nghĩa của một số thao tác và mối quan hệ giữa chúng, chẳng hạn như: Các nhà tâm lý học trong các công trình [94], [95], [106], [107], [108] cho rằng thao tác tư duy bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa. Nguyễn Bá Kim không gọi là thao tác tư duy mà gọi là các hoạt động trí tuệ cơ bản, bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa [52], [54]. Hoàng Chúng cho rằng thao tác tư duy bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa và cụ thể hóa [8]. Trong Giáo dục học môn Toán, các tác giả có đề cập đến trừu tượng hóa, khái quát hóa và đặc biệt hóa [33] . Qua tìm hiểu một số công trình như đã nêu ở trên, có thể thấy: - Quan niệm về các thao tác tư duy chưa nhất quán. - Chưa làm rõ thứ tự để tiến hành các thao tác tư duy. - Chưa cụ thể hóa các thao tác tư duy biểu hiện trong dạy học Toán như thế nào. - Chưa có đánh giá về thực trạng của việc thực hiện các thao tác tư duy ở trường Trung học phổ thông một cách khá toàn diện và cụ thể. - Thiếu các biện pháp dạy học cụ thể nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy. 6 2.3. Định hướng nghiên cứu của tác giả - Đưa ra trật tự để tiến hành một số thao tác tư duy. - Đưa ra một quan niệm về rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông. - Tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các thao tác tư duy của GV và HS Trung học thông qua dạy học môn Đại số và Giải tích. - Xây dựng một số biện pháp góp phần rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của luận án là nghiên cứu để làm sáng tỏ các thao tác tư duy về các khía cạnh: khái niệm, vai trò, tính phổ dụng trong nhận thức nói chung và trong giáo dục toán học nói riêng, đồng thời nghiên cứu để xây dựng các biện pháp nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện thao tác tư duy. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Luận án có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Quan niệm về thao tác tư duy, các loại thao tác tư duy, sự cần thiết phải chú ý rèn luyện chúng; - Xem xét thao tác tư duy từ bình diện hoạt động; - Các thao tác tư duy trong dạy học toán; - Thực trạng rèn luyện các thao tác tư duy trong dạy học toán ở THPT; - Đề xuất các biện pháp dạy học để rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy; - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được một số biện pháp sư phạm hợp lý, khả thi, có cơ sở khoa học xác đáng thì có thể phát triển kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Đại số và Giải tích ở trường THPT. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài. 6.2. Điều tra, quan sát: Nhận thức và thực trạng dạy học của giáo viên toán THPT về bồi dưỡng kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS. 6.3. Thực nghiệm sư phạm. [...]... sư phạm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh trong dạy học Đại số và Giải tích 2.1 Định hướng xây dựng và thực hiện biện pháp 2.2 Một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS trong dạy học Đại số và Giải tích 2.3 Kết luận chương 2 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3.1 Mục đích thực nghiệm 3.2 Tổ chức và nội dung thực nghiệm 3.3... tính phổ dụng, vai trò và vị trí của các thao tác tư duy trong dạy học toán 7.1.2 Đưa ra một quan niệm về hành động tư duy trong mối quan hệ với thao tác tư duy 7.1.3 Đưa ra một quan niệm về kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy và quy trình rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS THPT trong học tập toán 7.1.4 Nêu được một số khó khăn và sai lầm của HS khi đứng trước những vấn đề toán học. .. nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT 8 NHỮNG LUẬN ĐIỂM ĐƯA RA BẢO VỆ 8.1 Quan niệm về các thao tác tư duy, trật tự để tiến hành một số thao tác 8.2 Quan niệm về rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS THPT 8.3 Thực trạng về việc thực hiện các thao tác tư duy ở Trường THPT 8.4 Một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS THPT 9 CẤU... vậy, thao tác tư duy còn được gọi là quy luật bên trong của tư duy [107, tr 116] Thao tác tư duy không đồng nhất với tư duy Quá trình tư duy là quá trình thực hiện các thao tác tư duy để đạt được mục đích Việc rèn luyện các thao tác tư duy cuối cùng cũng nhằm vào mục đích chung là phát triển tư duy cho HS, một trong các mục tiêu chính của việc dạy học Có thể liệt kê, mô tả một số thao tác tư duy cụ... học mà việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi phải có kỹ năng về các thao tác tư duy 7.1.5 Nêu được cơ sở khoa học cho các biện pháp sư phạm để rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh 7.2 Về mặt thực tiễn 7.2.1 Xây dựng một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho HS THPT 7.2.2 Có thể sử dụng Luận án để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên... quát hóa, trừu tư ng hóa và cụ thể hóa Từ phân tích và tổng hợp các ý kiến nêu trên, có thể hiểu rằng thao tác tư duy là một hành động tư duy được kỹ thuật hóa và đã rút gọn, có thể rèn luyện để đạt được các mức độ nhất định Việc rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh chính là việc tập luyện các hành động tư duy Trong luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu các thao tác tư duy sau: phân tích, tổng... đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Một số vấn đề khái quát về tư duy và tư duy toán học 1.2 Thao tác tư duy 1.3 Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy 1.4 Đặc điểm tâm lý của HS THPT 7 1.5 Khảo sát thực trạng về việc thực hiện các thao tác tư duy trong dạy học ở trường THPT 1.6 Kết luận chương 1 Chương 2: Một số biện pháp sư... giữa hành động tư duy và thao tác tư duy Về mối quan hệ giữa hành động tư duy và thao tác tư duy, có hai cách giải thích như sau: Nhiều nhà tâm lý học (trong đó có J Piaget) cho rằng: - Hành động (Action) là các ứng xử của cá nhân đối với sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài; - Thao tác (Operations) là các hành động đã được chuyển vào bên trong (hành động bên ngoài được nội hiện) và đã được... của quá trình tư duy lại là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở của những thao tác tư duy, và như quan điểm đã nêu trên, còn gọi là thao tác trí tuệ hay thao tác trí óc [107, tr 116] Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác tư duy để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác tư duy trong đầu mình... học với tư cách là một khoa học có nguồn gốc từ thực tiễn và có ứng dụng vô cùng đa dạng, phong phú trong thực tiễn với những đặc điểm về đối tư ng và phương pháp nghiên cứu cũng là một đối tư ng của tư duy, và như là một tất yếu, xuất hiện tư duy toán học "Để nhận thức được mặt nội dung của hiện thực cần có tư duy biện chứng, và để nhận thức mặt hình thức của hiện thực cần có tư duy lôgic Do đó, tư . tác tư duy 39 1.3. Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy 41 1.3.1. Kỹ năng 41 1.3.2. Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy 44 1.3.3. Các cấp độ của kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy. niệm về rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh Trung học phổ thông. - Tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các thao tác tư duy của GV và HS Trung học thông qua dạy học môn. duy trong dạy học toán; - Thực trạng rèn luyện các thao tác tư duy trong dạy học toán ở THPT; - Đề xuất các biện pháp dạy học để rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy; - Thực

Ngày đăng: 05/02/2015, 09:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan