Tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở việt nam 2003-2009

11 958 3
Tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở việt nam 2003-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam nằm ở vĩ độ từ 8 0 27’ Bắc đến 23 0 27’ Bắc, trên kinh độ từ 102 0 8’ Đông đến 109 o 27’ Đông. Với diện tích tự nhiên là 330.991km 2 , vùng biển rộng lớn trên 1 triệu km 2 , với các đảo và quần đảo, vùng trời thuộc lãnh thổ nước ta. Việt Nam phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông giáp biển Đông, với đường biển dài 3260km, đường biên giới trên bộ dài 450km. Tính đến hết năm 2006, dân số của Việt Nam đạt 84.155.800 người. Dân cư đô thị chiếm 27,2% dân số, dân cư nông thôn chiếm 72,8% dân số. Tỷ lệ giới tính được duy trì ổn định: Nam khoảng 49,1%, nữ khoảng 50,9%. Dân số Việt Nam là loại dân số trẻ, 27,3% từ 0 đến 14 tuổi, 20,5% từ 14 đến dưới 18 tuổi, 45,2% từ 18 đến dưới 65 tuổi, chỉ khoảng 7,0% dân số có độ tuổi từ 65 trở lên Lịch sử của dân tộc Việt Nam cho thấy chính lực lượng trẻ là thiếu niên đã có công lao to lớn góp phần làm nên những chiến công vẻ vang cho non sông Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không đấy là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ. Nhận thức rõ được tầm quan trọng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, lúc sinh thời đã nói: “Thiếu niên nhi đồng là ngươi” chủ tương lai của nước nhà, thanh thiếu niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc”. Người cũng đã từng nhắc nhở: “Vì lợi ích trăm năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Chính vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong nhiều chỉ thị, nghị quyết, Đảng và Nhà nước luôn đề cao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thanh thiếu niên một cách toàn diện, giàu có về trí tuệ, cường 1 tráng về thể lực, sống có lý tưởng, có hoài bão, tiếp thu nhanh văn hóa nhân loại, quý trọng và phát huy những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, có đủ sức mạnh để gánh vác nhiệm vụ cách mạng nặng nề của đất nước. Dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, đa số thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong học tập và lao động, cống hiến sức lực, tài năng và trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, đặc biệt là người chưa thành niên không chịu tu dưỡng, rèn luyện, có lối sống buôn thả, đua đòi, từ đó dẫn đến thực hiện những hành vi phạm pháp, nhất là phạm pháp hình sự. Bên cạnh những thiếu niên chăm ngoan học giỏi thì vẫn còn một bộ phận thiếu niên hư hỏng, suy thoái về đạo đức, sống theo lối sống thực dụng, vi phạm pháp luật và phạm tội. Họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân, gây mối lo lắng và nhức nhối đối với từng gia đình và đối với toàn xã hội. Nguy hiểm hơn là tình trạng ấy đang có xu hướng gia tăng, trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, đe doạ sự tồn vong hưng thịnh của quốc gia, của dân tộc vì không ai khác, họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình trạng ấy đang gây nên mối quan ngại cho toàn xã hội. Điều này thực sự là một vấn đề làm đau đầu các bậc làm cha làm mẹ, mà còn đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội tương lai thì điều không thể khác là phải kịp thời có các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực nêu trên ra khỏi đời sống cộng đồng. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với phương châm: “Vì lợi ích trăm năm phải 2 trồng người”. Thế hệ trẻ chính là thế hệ tương lai của đất nước, là chủ nhân của xã hội mai sau. Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) thực hiện là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ, là sự nghiệp của tất cả các cấp, các ngành các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng và của mọi gia đình. Vì thế hệ tương lai của đất nước nhằm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Cụ thể hoá di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp thích hợp. Và riêng đối với thế hệ trẻ, với NCTN là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì lẽ đó mà nhiệm vụ “Đấu tranh phòng chống tội phạm lứa tuổi chưa thành niên” được xác định là một đề án của chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt từ năm 1998 Nhưng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trước xu hướng hội nhập và mở cửa, toàn cầu hoá, song song với những cơ hội, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn nhiều những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm (THTP). Việc đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện hiện nay không chỉ là vấn đề của Quốc gia mà đã trở thành vấn đề được hầu hết các Quốc gia trên thế giới dành sự quan tâm đặc biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 trong điều kiện hiện nay lại càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong công tác đấu tranh phòng chống để có thể giảm dần tiến tới loại bỏ tình trạng người chưa thành niên phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển đất nước giàu mạnh, tiến bước vào thiên niên kỉ mới. 3 II. Tình hình nghiên cứu đề tài Với tình cấp thiết của vấn đề, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo trên các tạp chí đề cập đến vấn đề “tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta” như: 1. Vũ Đức Khiêu, Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, NXB Pháp lý 1987. 2. Đặng Thị Xuân, Đấu tranh và phòng chống tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học. 3. Vũ Thị Bích Hường, Đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học. 4. Trần Văn Dũng, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học. 5. Nguyễn Văn Tuấn, Hoàn thiện quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự đấu tranh với hành vi phạm tội của người chưa thành niên, Luận án thạc sĩ luật học. 6. Nguyễn Thanh Mận, Việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí dân chủ-pháp luật số 9/1996. 7. Trần Trọng Dũng, Vấn đề tội phạm ẩn trong người chưa thành niên phạm các tội về ma tuý ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2000. 8. Nguyễn Mai Bộ, Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 4/2001. 9. TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết, Một số vấn đề cần chú ý khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 6/2007. 4 10. Đinh Văn Quế, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 6/2007. 11. TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết, Một số vấn đề cần chú ý khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 6/2007. 12. Tình hình phạm pháp về ma tuý do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Chủ nhiệm đề tài: Th.S Lý Văn Quyền – Đại học Luật Hà Nội. 13. Đặng Thị Xuân, Đấu tranh phòng và chống tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học. 14. Đặng Thanh Nga, Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học. Trường đại học Luật Hà Nội, Số 1/2008. 15. Đặng Kim Sơn, Cần sớm sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội, Kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số23(12/2009) Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể dưới góc độ luật hình sự, điều tra tội phạm học trên cơ sở của cá nhân hoặc đặc thù của từng lĩnh vực: ví dụ như vấn đề trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, nguyên nhân tội phạm v v vấn đề tình hình tội phạm thường chỉ có ở từng loại tội, ở từng địa phương cụ thể, nếu có các đề tài nghiên cứu về tình hình tội phạm người chưa thành niên chung trên cả nước thì cũng đều tương đối cũ, thường là trước năm 2000, khó có thể bám sát với tình hình tội phạm trên thực tế hiện nay. Qua sự xem xét, tìm hiểu thực trạng nghiên cứu các đề tài về tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta, em nhận thấy đề tài: “Tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta từ năm 2003 đến năm 2009” là một đề tài mới, chưa có ai nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tội phạm do 5 người chưa thành niên ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009 là một rất cần thiết để chúng ta có thể hình dung được toàn cảnh bức tranh tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, góp phần có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trong thời kì mới. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm do người chưa thành niên, trong đó tập trung làm rõ các vấn đề thực trạng, diễn biến tình hình, cơ cấu tình chất của tình hình tội phạm do người chưa thành ở Việt Nam, qua đó sẽ có những dự báo về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam trong thời kì tiếp theo. 2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài sẽ nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học tình hình tội phạm do người chưa thành niên trên phạm vi cả nước trong giai đoạn từ năm 2003-2009. Với phạm vi nghiên cứu này, đề tài sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta trong giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta có những bước tiến mới trong con đường hội nhập với thế giới, mở cửa nền kinh tế thị trường, bảo đảm tính nóng hổi, thời sự và cập nhật của vấn đề. IV. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Về phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác- LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và các quy định của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thanh thiếu niên, về đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội được sử dựng với tư cách là những căn cứ lý luận và pháp lý cho quá trình nghiên cứu. 6 Các công trinhg nghiên cứu khoa học- luật học về vấn đề tội phạm do người chưa thành niên được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết những vấn đề nghiên cứu của đề tài. 2. Về phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học, toán học, tâm lý học,…với những phương pháp này, tôi sẽ tiến hành các số liệu thống kê hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật trên phạm vi cả nước đặc biệt là của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao từ 2003-2009, nghiên cứu những tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như việc giáo dục trẻ em ở một số đơn vị, cơ quan chức năng trên khắp cả nước, cũng như tổng kết số liệu từ các cuộc điều tra xã hội học tự thực hiện trong một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước…Trên cơ sở nghiên cứu đó sẽ có sự xử lí, tổng hợp để đưa ra những vấn đề cốt lõi của tình hình tội phạm do người chưa thành niên trên phạm vi cả nước. V. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích của đề tài Đề tài nhằm đưa ra một bức tranh toàn diện về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003- 2009, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên trên cả nước, bào đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Cần phải xây dựng được một cách toàn diện về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003- 2009, thể hiện trên các mặt: • Chỉ rõ thực trạng, diễn biến tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 7 • Chỉ rõ cơ cấu, tính chất tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009. • Phải đưa ra được một số ý kiến tổng kết, đánh giá về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009. VI. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Thực trạng, diễn biến tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009. Chương II: Cơ cấu, tính chất tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 Chương III: Tổng kết, đánh giá về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 Nội dung chi tiết của các chương như sau: Chương I: Thực trạng, diễn biến tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009. 1. Thực trạng 1.1 Tội phạm rõ. Trong phần này em sẽ nêu các số liệu đã thống kê được về số vụ bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử về hình sự do người chưa thành niên ở Việt Nam. Các số liệu sẽ được thống kê từ số liệu của Tòa án, Các cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong cả nước và một số tỉnh, thành phố lớn trong các năm từ 2003 đến 2009. Các số liệu này nhằm đưa ra và xác lập một cách chính xác số lượng các bị can, bị cáo, nạn nhân, thiệt hại của tội phạm do ngươi chưa thành niên trên cả nước từ năm 2003 đến hết năm 2009, kết hợp với phương pháp thống kê để có 8 thể đưa ra những nhận định và đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình tội phại giết người trên cả nước. 1.2 Tội phạm ẩn Trên thực tế vẫn còn nhiều tội phạm do người chưa thành niên xảy ra trên thực tế nhưng chưa bị phát hiện và xử lí hình sự vì nhưng nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu như các luận án trước đây về các vấn đề tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên nói riêng đều chưa làm rõ được vấn đề tội phạm ẩn, thì trong luận án này, tội phạm ẩn sẽ được làm rõ. Do đặc thù nghiên cứu tội phạm ẩn cho nên vấn đề này sẽ được đánh giá bằng các phương pháp: phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu điều tra (phương pháp Anket), phương pháp phân tích thông tin xã hội, phỏng vấn các chuyên gia…các phương pháp này sẽ được sử dụng kết hợp với nhau nhằm đưa ra những đánh giá chính xác nhất Từ sự nghiên cứu đánh giá kết hợp tội phạm rõ và tội phạm ẩn sẽ cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta trong từ 2003- 2009 2. Diễn biến tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở nước ta từ 2003-2009. Đề tài sẽ thông qua các số liệu để làm rõ diễn biến của tình hình tội phạm do người chưa thành niên phạm tội ở nước ta từ 2003-2009 như: tổng số vụ, số bị cáo trong từng năm; số vụ, số bị cáo trung bình qua các năm, tình hình gia tăng của các vụ án nghiêm trọng…v Trong phần này, cũng thông qua các số liệu cụ thể và sự phân tích đánh giá, luận án sẽ làm rõ các mặt về cơ cấu, tình chất tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 Chương II: Cơ cấu, tính chất tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 9 Trong phần này, cũng thông qua các số liệu cụ thể và sự phân tích đánh giá, luận án sẽ làm rõ các mặt về cơ cấu, tình chất tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009: 1. Cơ cấu: 1.1 Cơ cấu về loại tội phạm (Sẽ bao gồm các nhóm tội theo cách phân loại ở khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự và phân loại theo từng loại tội cụ thể trong từng chương của Bộ luật Hình sự) 1.2 Cơ cấu về hình thức thực hiện (đơn lẻ, phạm tội có đồng phạm, đồng phạm giản đơn hay có tổ chức) 1.3 Cơ cấu về tính chất phạm tội (Phạm tội lần đầu, tài phạm, tái phạm nguy hiểm) 1.4 Cơ cấu độ tuổi 1.5 Cơ cấu về giới 1.6 Cơ cấu về trình độ văn hóa của người phạm tội 1.7 Cơ cấu theo địa bàn và thời gian phạm tội 2. Về tính chất Phần này sẽ thông qua các số liệu điều tra, thống kế, phân tích, đánh giá để thấy được tính chất đặc thù của tội phạm do người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình trình bày các phần, sẽ đều đưa các ví dụ thực tế để minh họa cụ thể cho nhận đích, tạo sự dễ hiểu, trực quan cho người đọc Chương III: Tổng kết, đánh giá về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 Sau khi trình bày và phân tích ở trên, trong chương này sẽ tổng kết lại những vấn đề cơ bản nhất của bức tranh :tình hình phạm tội do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003 đến 2009. 10 . trạng, diễn biến tình hình, cơ cấu tình chất của tình hình tội phạm do người chưa thành ở Việt Nam, qua đó sẽ có những dự báo về tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam trong thời. chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009. Chương II: Cơ cấu, tính chất tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam từ 2003-2009 Chương III: Tổng kết, đánh giá về tình hình tội phạm do người chưa thành. tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003- 2009, thể hiện trên các mặt: • Chỉ rõ thực trạng, diễn biến tình hình tội phạm do người chưa thành niên ở Việt

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan