CHUYÊN ĐỀ HT VÀ LT TGĐĐHCM

14 990 8
CHUYÊN ĐỀ HT VÀ LT TGĐĐHCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẢNG ỦY XÃ KHÁNH BÌNH TÂY ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ TRƯỜNG PTDT DANH THỊ TƯƠI * Khánh Bình Tây, ngày 15 tháng 7 năm 2013 BÁO CÁO THAM LUẬN Chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tận tụy, trách nhiệm, trung thực trong thực hiện nhiệm vụ” Kính thưa: - Đ/C Tôn Văn Cường – Bí thư chi bộ/ Chủ tọa hội nghị. - Các đ/c đảng viên trong chi bộ. Được sự thống nhất của Ban tổ chức, thay mặt Ban Chi ủy, tôi xin phát biểu tham luận về việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đaọ đức Hồ Chí Minh” năm 2013. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe và lời chào mừng tốt đẹp nhất. Kính thưa: Các đồng chí ! Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, là các mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động các mặt về đạo đức, tác phong, phong cách và luôn giáo dục cán bộ những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức của Bác. Gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, cùng với chuyên đề năm 2011, 2012 "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị", và với việc nghiên cứu một số tác phẩm của Người: Đường cách mệnh, Di chúc, và Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2013, chúng ta có thêm chuyên đề: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tận tụy, trách nhiệm, trung thực trong thực hiện nhiệm vụ". Phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của cách mạng Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. 1. Vì sao trong giai đoạn hiện nay mọi CB, ĐV cần phải tận tụy, trách nhiệm, trung thực trong thực hiện nhiệm vụ? Trước hết ta phải hiểu “Tận tụy, trách nhiệm, trung thực” là gì? - Tận tụy là hết lòng hết sức với trách nhiệm, không nề gian khổ, không ngại hi sinh. - Trách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. Chúng ta vốn thường hiểu trách nhiệm là những việc phải làm. Hiểu như vậy không sai nhưng thiếu. Thiếu ở chỗ nào? Làm là phải đúng luật và phải tạo ra kết quả, kết quả không phải sao cũng được mà phải đáp ứng một chuẩn chấp nhận cụ thể nào đó. Chứ không phải làm thế nào cũng được, không phải làm cho có là được, mà phải làm đến mức độ tạo ra kết quả như yêu cầu và phải nằm trong phạm vi những "giá" nào đó, chứ không phải bằng bất cứ giá nào. Và nếu kết quả không đạt theo yêu cầu thì phải chịu phần hậu quả tương ứng chứ không phải là không đạt thì cũng chẳng sao. Nếu anh làm việc đúng, nhưng chưa đủ để tạo ra kết quả yêu cầu thì chưa gọi là hoàn thành trách nhiệm. Hoàn thành trách nhiệm, làm tròn trách nhiệm là tạo ra kết quả như hoặc hơn yêu cầu một cách không phạm luật. - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Mỗi CB, ĐV trong giai đoạn hiện nay cần phải nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy, trung thực với công việc được giao; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác. Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm. Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm". Nếu làm được như thế thì hoạt động của đơn vị mới thực sự đi vào chiều sâu và đạt được kết quả đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được một triết lý sâu xa rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Luôn tận tụy, trách nhiệm và trung thực với nhân dân. Tư tưỏng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách, một tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, Người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Người mà cả cuộc đời là một tấm gương sáng cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo. 2. Những công việc cụ thể của bản thân cần làm để thực hiện “Tận tụy, trách nhiệm, trung thực” trong thực hiện nhiệm vụ, gắng liền với nghĩa vụ của mình đang đảm nhận? vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân. Bản thân luôn có kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác của mình và luôn báo cáo với chi bộ, cấp ủy nơi công tác để được góp ý, giúp đỡ, giám sát, tạo điều kiện thực hiện, coi đây là một trong những căn cứ để tự đánh giá mình vào cuối năm. Để làm được điều đó thì bản thân cần phải thực hiện tốt những yêu cầu sau: Hằng ngày đều tự xem xét lại mình, xem cái gì đúng, cái gì sai, cái gì làm được và cái gì chưa làm được Điều quan trọng đầu tiên là bản thân phải đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững các quan điểm, nghị quyết của Đảng. Đó chính là căn cứ để tôi kiểm tra lại công việc, tư cách và năng lực của mình. Bản thân phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp, một lòng một dạ vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Muốn vậy, tôi phải không ngừng học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, không ngừng tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn, nói đi đôi với làm, luôn tự tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên, xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Một trong những nội dung mà bản thân cần phải làm để thực hiện “Tận tụy, trách nhiệm, trung thực” là: Tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân. Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành nguyên nhân vì đâu và suy nghĩ tìm cách sửa chữa để làm việc tốt hơn, sống đẹp hơn. Bản thân luôn khiêm tốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, của quần chúng, của cấp dưới từ đó chuyển thành nhận thức và hành động tự giác. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với việc rèn luyện phong cách người cán bộ cách mạng. Chính phong cách đó là cơ sở để cho hoạt động của người cán bộ ngày càng hiệu quả, và là tấm gương đối với quần chúng nhân dân, góp phần củng cố lòng tin của họ vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao “Tận tụy, trách nhiệm, trung thực” và chính Người là một mẫu mực về tinh thần đó, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán "óc lãnh tụ", phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân, cần phải chửa trị và khắc phục. Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của xã hội. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, hay ngược lại, dân chủ quá trớn, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi, hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên pháp luật, làm cho nhân dân bất bình, cần phải bị lên án và loại bỏ. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào, phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo, đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói, nghèo. Nhân dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nhằm mục đích làm cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dân không ngừng rèn luyện để hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, của thời đại mới. Việc học tập và rèn luyện đó sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ và phát triển. Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao thế hệ cán bộ, đảng viên ta trở thành những người tiên phong gương mẫu của Đảng, được quần chúng, nhân dân tin tưởng, yêu mến, quý trọng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn tự rèn luyện, học tập, không ngừng hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách, thì nhất định điều tốt sẽ được nhân lên, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm sẽ được ngăn chặn và khắc phục. Đảng ta giữ vững được danh hiệu cao quý mà truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân đã hun đúc lên "Đảng ta quang minh chính đại", "Đảng là đạo đức, là văn minh", là "Hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc", để giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, xứng đáng là người lãnh đạo đất nước, người đày tớ thật trung thành của nhân dân. 3. Biện pháp để thực hiện những việc đó, liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ đã qua có gì được và chưa được? * Biện pháp thực hiện: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là chặng đường cả cuộc đời con người. “Tận tụy, trách nhiệm, trung thực” là góp phần giáo dục ý thức con người, làm cho mọi người sống có trách nhiệm hơn “Sống vì mọi người”. Để bản thân có thể hoàn thành được nhiệm vụ mà xã hội và lãnh đạo giao cho có hiệu quả theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Bản thân tôi trong thời gian tới chú trọng vào những công việc sau đây: - Thứ nhất là, quan tâm đến việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho bản thân, giáo viên, công nhân viên. Luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động quản lý giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. - Thứ hai là, chú trọng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân và giáo viên để mỗi nhà giáo thực sự tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công việc; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, với đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, của đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường, của ngành. Công bằng trong công tác quản lý và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của giáo viên và học sinh; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Có thiện chí, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp, luôn chân tình đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho các cấp lãnh đạo; chủ động học tập thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hoàn thành tốt mọi công việc được giao, đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Thứ ba là, quan tâm đến việc rèn luyện lối sống, tác phong của nhà giáo. Nhà giáo phải sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Trang phục, trang sức của nhà giáo khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của học sinh. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. Có ý thức trách nhiệm, tận tụy và trung thực với tương lai của giáo viên, học sinh. Thứ tư là, tạo thành thông điệp, thường xuyên nhắc nhở thầy, cô giáo phải luôn tâm niệm những yêu cầu thiết yếu đối với nhà giáo: 1. Thích nghề dạy học, rèn luyện tính kiên nhẫn, giàu kiến thức, có lương tâm. 2. Có tấm lòng vị tha, yêu thương con người, yêu thương học sinh chân thành mới đủ sức cảm hóa, giáo dục, cần coi đó là công cụ cơ bản của giáo dục. 3. Có uy quyền trước học sinh mới làm cho học sinh nghe lời và kính phục. Phải có bản lĩnh vững vàng, phải làm rõ việc thưởng – phạt, khen – chê. Nguyên tắc cơ bản để tạo được uy quyền là nhà giáo phải tỏ ra có giáo dục, biết tự trọng mình; uy quyền phải lấy sự tận tâm làm gốc, phải có lòng bao dung, nhân ái. 4. Nghiêm nghị, đứng đắn trước học sinh; thái độ của người thầy đối với trò phải như thái độ của bậc cha mẹ đối với con cái (hoặc anh, chị đối với em út) 5. Có kiến thức vững vàng, uyên thâm mới dạy dỗ học sinh có kết quả tốt, mới tạo niềm tin và kính phục ở học sinh. 6. Biết lắng nghe, biết chia sẻ, đừng miễn cưỡng, đừng duy ý chí, không ba hoa và không nhạo lại học sinh mỗi khi các em làm gì chưa đúng. 7. Luôn luôn thể hiện tinh thần “Tận tụy, trách nhiệm, trung thực” trong mọi công việc, trong lối sống và trong mọi hành vi, đây được xem là vấn đề quan trọng nhất trong đời đời sống của mọi con người. * Liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ đã qua có gì được và chưa được? Nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Bản thân quán triệt sâu sắc Chỉ thị 03- CT/TW ngày 15/5/2011 của Bộ chính trị. Hàng năm bản thân đều đăng ký “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với những nội dung cụ thể và đưa phương hướng phấn đấu, được tập thể đóng góp bổ sung. Căn cứ vào nội dung đăng ký. Hàng tháng bản thân có làm bảng tự kiểm điểm phê bình. Chi bộ cũng đánh giá rút kinh nghiệm những việc đã làm được hoặc chưa làm được của cá nhân, để phát huy và khắc phục. Đạt kết quả cụ thể như sau: - Về kết quả của bản thân: Luôn không ngừng nổ lực phấn đấu, học tập, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tham gia đóng góp đẩy đủ các loại quỹ, chấp hành tốt nội quy của cơ quan, đơn vị, của ngành, hoàn thành tốt công việc được giao. - Về kết quả quản lý chuyên môn: + Giáo viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ dưới mái trường XHCN, những tri thức được tiếp nhận ở trường sư phạm và qua thời gian trải nghiệm trong cuộc sống thầy cô đã chắt chiu chọn lọc để truyền thụ cho HS, mong sao các em trở thành người chủ tương lai của đất nước như Bác từng mong muốn “…được sánh vai cùng các cường quốc năm châu” vì sự nghiệp giáo dục, vì tồn vinh của đất nước, mỗi giáo viên làm việc với tinh thần trách nhiệm không tính toán thời gian miễn sao hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Từng thành viên trong đơn vị đã tận dụng hết quỹ thời gian hiện có để giúp cho HS ngày càng phát triển toàn diện hơn, thực hiện khẩu hiệu hành động “ Giờ nào việc ấy” trong hội họp, học tập và vui chơi… Lên lớp đúng giờ. Không bỏ bài, bỏ tiết hay cắt xén chương trình. Những học sinh yếu luôn được giáo viên phụ đạo, giáo viên luôn có ý thức chia sẽ, tận tụy trong công việc vì thế 100% giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + Luôn có ý thức đổi mới công tác quản lý cho phù hợp với mục tiêu chung. Chất lượng giáo dục kết quả khá cao góp phần cho việc nâng cao thành tích của đơn vị: Giáo viên giỏi cấp trường 07 đồng chí. Giáo viên giỏi cấp huyện 03 đồng chí. Học sinh giỏi cấp huyện đạt 06 giải. Học sinh tốt nghiệp đạt 100%. Học sinh được lên lớp sau khi thi lại đạt 96,8% - Bên cạnh những mặt làm được thì vẫn còn một số hạn chế: + Bản thân trong xử lý công việc còn thiên về tình nhiều hơn về lý. + Trong đấu tranh phê và tự phê để bảo vệ lẽ phải, lời lẽ đôi khi còn vụng về dẫn đến sức thuyết phục chưa cao. Cuối cùng chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc buổi sinh hoạt thành công tốt đẹp. Xin chân thành cám ơn! NGƯỜI VIẾT THAM LUẬN Lê Hồng Thanh ĐẢNG ỦY XÃ KHÁNH BÌNH TÂY ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ TRƯỜNG PTDT DANH THỊ TƯƠI * Khánh Bình Tây, ngày 15 tháng 7 năm 2013 BÁO CÁO THAM LUẬN Chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” Kính thưa: - Đ/C Tôn Văn Cường – Bí thư chi bộ/ Chủ tọa hội nghị. - Các đ/c đảng viên trong chi bộ. Được sự thống nhất của Ban tổ chức, thay mặt Ban Chi ủy , tôi xin phát biểu tham luận về việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đaọ đức Hồ Chí Minh” năm 2013. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe và lời chào mừng tốt đẹp nhất. Kính thưa: Các đồng chí ! Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, là các mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động các mặt đó và luôn giáo dục cán bộ những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức của Bác. Gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, cùng với chuyên đề năm 2011, 2012 "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị", và với việc nghiên cứu một số tác phẩm của Người: Đường cách mệnh, Di chúc, và Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2013, chúng ta có thêm chuyên đề: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp". Phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của cách mạng Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. 1.Vì sao mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao trách nhiệm nêu gương? Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Trước hết cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Thứ hai, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm. Thứ ba, để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới". Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được một triết lý sâu xa rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưỏng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo. 2. Trong điều kiện công tác của mỗi cán bộ, đảng viên thì cần phải gương mẫu ở những vấn đề nào? Để làm được điều đó thì mỗi người cần phải làm gì? 2.1. Trong điều kiện công tác của mỗi cán bộ, đảng viên thì cần phải gương mẫu ở những vấn đề sau: Điều quan trọng đầu tiên là người cán bộ, đảng viên phải đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững các quan điểm, nghị quyết của Đảng. Đó chính là căn cứ để mỗi cán bộ, đảng viên kiểm tra lại công việc, tư cách và năng lực của mình. Người cán bộ, đảng viên phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp, một lòng một dạ vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, không ngừng tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn, nói đi đôi với làm, luôn tự tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên, xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Một trong những nội dung phải gương mẫu là: tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân. Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân. Yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác của mình và báo cáo với chi bộ, cấp ủy nơi công tác để được góp ý, giúp đỡ, giám sát, tạo điều kiện thực hiện, coi đây là một trong những căn cứ để đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm. 2.2. Để làm được điều đó thì mỗi người cần phải thực hiện tốt những yêu cầu sau: Mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày đều tự xem xét lại mình, xem cái gì đúng, cái gì sai, nguyên nhân vì đâu và suy nghĩ, tìm cách sửa chữa để làm việc tốt hơn, sống đẹp hơn. Người cán bộ, đảng viên cần khiêm tốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, của quần chúng, của cấp dưới từ đó chuyển thành nhận thức và hành động tự giác. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với việc rèn luyện phong cách người cán bộ cách mạng. Chính phong cách đó là cơ sở để cho hoạt động của người cán bộ ngày càng hiệu quả, và là tấm gương đối với quần chúng nhân dân, góp phần củng cố lòng tin của họ vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật, và chính Người là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán "óc lãnh tụ", phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân. Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của xã hội. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, hay ngược lại, dân chủ quá trớn, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi, hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên pháp luật, làm cho nhân dân bất bình, cần phải bị lên án và loại bỏ. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào, phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo, đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói, nghèo. Nhân dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nhằm mục đích làm cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dân không ngừng rèn luyện để hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, của thời đại mới. Việc học tập và rèn luyện đó sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ và phát triển. Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao thế hệ cán bộ, đảng viên ta trở thành những người tiền phong gương mẫu của Đảng, được quần chúng, nhân dân tin tưởng, yêu mến, quý trọng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn tự rèn luyện, học tập, không ngừng hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách, thì nhất định điều tốt sẽ được nhân lên, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm sẽ được ngăn chặn và khắc phục. Đảng ta giữ vững được danh hiệu cao quý mà truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân đã hun đúc lên "Đảng ta quang minh chính đại", "Đảng là đạo đức, là văn minh", là "Hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc", để giữ vững và phát huy vai trò tiên [...]... gia Tất cả các đảng viên trong chi bộ và tập thể chi bộ đều đăng ký “ làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với những nội dung cụ thể và đưa phương hướng phấn đấu, được tập thể đóng góp bổ sung Căn cứ vào nội dung đăng ký chi bộ phân công đảng viên giám sát việc thực hiện, có uốn nắn giúp đỡ tạo điều kiện để đảng viên rèn luyện và học tập tốt Mỗi kỳ họp chi bộ đều có nhận xét về việc học tập của mình... bộ và quần chúng Về nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, công chức viên chức và học sinh trong đơn vị Ban chi ủy đã tổ chức cho đảng viên và quần chúng quán triệt chỉ thị 03 của Bộ chính trị Nhằm giúp cho đảng viên và quần chúng hiểu sâu sắc về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học tập noi theo, thư viện trường PTDT Danh Thị Tươi đã có tủ sách giáo dục gồm có 29 tác phẩm về cuộc đời sự nghiệp và. .. chưa làm được của cá nhân, tập thể để phát huy và khắc phục Luôn luôn lồng ghép nội dung chương trình hành động vào họp chi bộ và họp Hội đồng sư phạm của đơn vị trong kỳ họp lệ định kỳ mỗi tháng 1 lần Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, chi bộ thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên và tổ chức sinh hoạt Đảng có chất lượng, đúng định kỳ, nội dung sinh hoạt đều thực hiện tốt theo Hướng dẫn của Ban Tổ... gương Để có thể hoàn thành sứ mệnh giáo dục và đào tạo của hai nhà trường đã được xã hội giao phó và thực hiện nêu gương, gương mẫu có hiệu quả của người đảng viên, giáo viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Chi bộ trường PTDT Danh Thị Tươi trong thời gian tới chú trọng vào những công tác sau đây: - Thứ nhất là, quan tâm đến việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho cán bộ,... đúng định kỳ, nội dung sinh hoạt đều thực hiện tốt theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cà Mau, Huyện ủy Trần Văn Thời và Đảng ủy xã Khánh Bình Tây Trong các buổi sinh hoạt chi bộ đều có kể chuyện Bác Hồ Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, đánh giá... trong và ngoài nhà trường để mỗi thành viên học tập Chính vì thế, 12 đảng viên trong chi bộ luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đều sôi nổi tích cực thi đua rèn luyện đạo đức, ra sức cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt và xuất xắc nhiệm vụ được giao Về việc thực hiện nội dung đăng ký của tập thể: Ban chi ủy qua nghiên cứu tìm hiểu nội dung chuyên. .. mạnh, hai trường đạt lao động tiên tiến, cá nhân 70% đạt lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua các cấp và tặng bằng khen cấp tỉnh Tạo mọi điều kiện để tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, toàn thể đảng viên, giáo viên và nhân viên hai trường nhận giúp đỡ HS gặp khó khăn, học sinh nghỉ, bỏ học đều được vận động học sinh ra lớp Những học sinh yếu sẵn sàng phụ đạo để các em ngày càng tiến bộ hơn,... chậm, hiệu quả chưa cao - Một vài đảng viên chưa thể hiện hết vai trò tính tuyên phong, gương mẫu trong mỗi công việc 4 Kết luận cụ thể công việc sắp tới thực hiện nêu gương, gương mẫu của đảng viên trong chi bộ Nêu gương là chặng đường cả cuộc đời con người Nêu gương trong mọi vấn đề của cuộc sống Nêu gương là góp phần giáo dục con người và ổn định cuộc sống tất cả mọi người đều phải nêu gương Để có thể... dục gồm có 29 tác phẩm về cuộc đời sự nghiệp và những câu chuyện kể về Bác Hồ, để tập thể giáo viên và học sinh có tư liệu tham khảo học tập, hàng tuần sinh hoạt dưới cờ đều có tuyên truyền và học sinh các lớp kể chuyện Bác Hồ dưới cờ có 15 em tham gia kể với 15 mẫu chuyện về Bác Hồ, tích hợp nội dung này vào giảng dạy học sinh ở các môn học Chi bộ đã tổ chức Hội thi kể chuyện Bác Hồ nhân dịp ngày thành... yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với học sinh, với đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, của đồng nghiệp và cộng đồng Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường, của ngành Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng . "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, cùng với chuyên đề năm 2011, 2012 "Học tập và làm theo. "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, cùng với chuyên đề năm 2011, 2012 "Học tập và làm theo. và là tấm gương đối với quần chúng nhân dân, góp phần củng cố lòng tin của họ vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật, và

Ngày đăng: 04/02/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan