“Tại sao chính sách tiền tệ của mỹ không ảnh hưởng đến sản lượng của mỹ mà lại ảnh hưởng đến sản lượng của hồng kông

28 814 9
“Tại sao chính sách tiền tệ của mỹ không ảnh hưởng đến sản lượng của mỹ mà lại ảnh hưởng đến sản lượng của hồng kông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 1 LỜI MỞ ĐẦU “Cung tiền có ảnh hưởng đến sản lượng thực?” cũng là vấn đề đã được các nhà kinh tế học quan tâm. Có trường phái đồng ý có và cũng có trường phái không đồng ý về vấn đề này. Thực tế, sau chế độ “bản vị vàng” kết thúc và được thay thế bằng rất nhiều hình thức tỷ giá hoái đoái khác nhau, trong đó có neo tỷ giá cố định, đã có những minh chứng gì cho vấn đề cung tiền có ảnh hưởng đến sản lượng và khi sử dụng chế độ tỷ giá neo cố định, quốc gia lựa chọn liệu có bị ảnh hưởng không? Nếu neo giá đồng USD vào vàng, Mỹ buộc phải tăng lãi suất khi vàng trở nên khan hiếm, bất chấp tình trạng của nền kinh tế. Sự thiếu linh hoạt trong chính sách là nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại suy thoái, khi chính phủ các nước buộc phải thắt chặt tiền tệ trong hoàn cảnh nền kinh tế tồi tệ nhất. Không có gì ngạc nhiên khi càng sớm bãi bỏ bản vị vàng, nền kinh tế một quốc gia càng sớm phục hồi. Không ai muốn quay trở lại “thời kỳ đen tối” khi bản vị vàng ngăn các ngân hàng trung ương in thêm tiền để kích thích kinh tế. Bản vị vàng cũng ngăn chặn thâm hụt ngân sách khi các chính phủ rơi vào giai đoạn cần phải thâm hụt ngân sách. “Cung tiền có ảnh hưởng đến sản lượng thực?” cũng là vấn đề đã được các nhà kinh tế học quan tâm. Có trường phái đồng ý có và cũng có trường phái không đồng ý về vấn đề này. Thực tế, sau khi chế độ “bản vị vàng” kết thúc và được thay thế bằng rất nhiều hình thức tỷ giá hoái đoái khác nhau, trong đó có neo tỷ giá cố định. Đã có những minh chứng gì cho vấn đề cung tiền có ảnh hưởng đến sản lượng và khi sử dụng chế độ tỷ giá neo cố định, quốc gia lựa chọn liệu có bị ảnh hưởng không? Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ phân tích bài báo “Tại sao chính sách tiền tệ của Mỹ không ảnh hưởng đến sản lượng của Mỹ mà lại ảnh hưởng đến sản lượng của Hồng Kông” của Gabriel Rodrı´guez và Nicholas Rowe (2007). Qua việc tóm tắt ý tưởng, xem xét mô hình và phân tích kết quả của bài báo này, chúng ta sẽ thấy được một khía cạnh mới của chế độ tỷ giá hối đoái cố định mà tác giả đã kiểm chứng. Và từ đó, chúng tôi cũng đưa ra những vấn đề mới về việc các quốc gia từ bỏ chế độ bản vị vàng để có một sự phục hồi nhanh chóng hơn sau khủng hoảng có phải là điều đúng đắn hay không? Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 2 MỤC LỤC TÓM TẮT 4 1. GIỚI THIỆU 5 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 3.1 Ý tưởng cho mô hình nghiên cứu 8 3.2 Lý do chọn Hồng Kông làm quốc gia nghiên cứu 9 3.3 Mô tả dữ liệu: 10 3.4 Mô hình nghiên cứu: 11 3.5 Phương pháp nghiên cứu: 11 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 4.1 Mô tả bước 1 12 4.2 Mô tả bước 2 13 4.3 Mô tả bước 3 17 5. KẾT LUẬN 25 Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 3 CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CSTT Chính sách tiền tệ EU Các nước trong khối Châu Âu Fed Cục dự trữ liên bang Mỹ HK Nước Hồng Kông LNH Liên ngân hàng NHTW Ngân hàng trung ương TGHĐ Tỷ giá hối đoái US Nước Mỹ USD Đô la Mỹ Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 4 TÓM TẮT Các kiểm định tiêu chuẩn về ảnh hưởng của tiền đến sản lượng sẽ vô nghĩa nếu chính sách tiền tệ được sử dụng hoàn toàn để làm giảm biến động trong sản lượng. Nếu như nói rằng chính sách tiền tệ Mỹ được dùng để ổn định sản lượng Mỹ, thì kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ cho thấy rằng tiền Mỹ sẽ không tác động nhân quả Granger đến sản lượng Mỹ. Thật vậy, như Rowe và Yetman đã cho thấy (2002. Xác định các mục tiêu của nhà hoạch định chính sách: một nghiên cứu đối với ngân hàng Canada. Tạp chí Kinh tế Canadian 35 (2), 239-256), nếu có độ trễ 6 quý trong ảnh hưởng của tiền đến sản lượng, thì sản lượng US sẽ không thể dự đoán được từ bất kỳ tập hợp thông tin có sẵn đối với độ trễ 6 quý của Fed. Tuy nhiên, tác động này đối với các nước khác lại có diễn biến không giống như diễn biến của Mỹ. Cụ thể là Hồng Kông, một quốc gia có đồng tiền được cố định theo đồng đô-la Mỹ. Như vậy, chính sách tiền tề của Hồng Kông được xem như phụ thuộc vào Mỹ, hay nói cách khác chính sách tiền tệ Hồng Kông sẽ được thiết lập ở Washington D.C. Và một điều tất yếu rằng những chính sách được đưa ra tại Mỹ là không hề có chủ ý sẽ tác động đến sản lượng Hồng Kông. Tuy nhiên, kiểm định nhân quả bằng thực nghiệm của tiền đô-la Mỹ đối với sản lượng Hồng Kông đã cho thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả. Tác giả sẽ kiểm tra việc này bằng thực nghiệm. Và việc phân tích thực nghiệm này của tác giả cũng sẽ cung cấp một sự đo lường mức độ hi sinh ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định thay vì bằng chính sách tiền tệ độc lập. Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 5 1. GIỚI THIỆU Câu hỏi được đặt ra là: “có hay không tác động của tiền đến sản lượng thực?”. Trường hợp nếu Fed giảm cung tiền 20% một cách đột ngột, bất thường và không cảnh báo thì sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Đã có hai trường phái kinh tế vĩ mô thể hiện quan điểm với vấn đề này: - Một là, các nhà kinh tế vĩ mô sau Keynes, họ lập luận rằng cung tiền không ảnh hưởng đến tổng cầu, và do đó không tác động đến sản lượng. - Hai là, một số nhà kinh tế vĩ mô cổ điển với quan điểm cho rằng cung tiền có thể tác động đến tổng cầu, nhưng giá và lương hoàn toàn linh hoạt; và kết quả là đường tổng cung dịch chuyển theo chiều dọc, có nghĩa là chỉ mức giá giảm còn sản lượng thực thì không. Ngược lại với quan điểm trên, gần như tất cả các nhà kinh tế vĩ mô đồng ý rằng giảm cung tiền sẽ làm tổng cầu giảm, và tổng cầu giảm sẽ làm sản lượng giảm, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm này là yếu và không thuyết phục. Nguyên nhân cơ bản là loại thực nghiệm được mô phỏng theo mô hình như vậy rất khó để xảy ra. Fed rõ ràng sẽ không sẵn sàng thực hiện loại thực nghiệm đó khi tin rằng việc giảm bất thường 20% cung tiền sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng trong sản lượng thực. Fed sẽ không giảm 20% cung tiền một cách bất thường chỉ đơn thuần để quan sát một cuộc suy thoái xảy ra lớn như thế nào. Do đó, loại thực nghiệm mà có thể kiểm định một cách đúng đắn liệu tiền có tác động đến sản lượng thì không bao giờ được thực hiện trong thực tế. Khi Fed áp dụng mục tiêu giảm biến động sản lượng quốc gia là mục tiêu quan trọng nhất thì, một kiểm định OLS có thể phát hiện một sự tác động của cung tiền đến sản lượng của US đồng nghĩa với việc đây là một chính sách vô trách nhiệm và US không đạt được mục tiêu nêu trên. Để kiểm chứng cho những gì Fed làm là có vô trách nhiệm hay không, tác giả đã tiến hành nghiên cứu. Lúc này, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Liệu chính sách tiền tệ của US khi phản ứng với các trạng thái của nền kinh tế thì có tác động nhân quả với sản lượng của US không? Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 6 Câu hỏi 2:Khi chính sách tiền tệ của US khi phản ứng với các trạng thái của nền kinh tế mà không quan tâm đến HK, thì Chính sách tiền tệ của US có ảnh hưởng nhân quả lên sản lượng của HK khi quốc gia này neo tỷ giá cố định theo đồng USD hay không? 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Về mối quan hệ nhân quả kinh tế của tiền lên sản lượng, đã từng có rất nhiều tác giả thực hiện các đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra quan điểm bác bỏ quan hệ này. Buiter (1984) với bài viết “Granger-Tính nhân quả và sự hiệu quả của các chính sách” đã chứng minh rằng với một chính sách tối ưu hóa sản xuất, sử dụng tiền để tác động đến sản lượng, các dữ liệu đã không cho thấy mối quan hệ nhân quả Granger của tác động từ tiền lên sản lượng. Cover (1988) trong nghiên cứu “Mô hình kinh tế vĩ mô Keynes và tài sản kinh tế cổ điển mới” đã xây dựng mô hình vĩ mô Keynes, cho thấy rằng nếu chính sách tiền tệ được thực hiện một cách tối ưu, thì tiền cũng sẽ không tạo ra sản lượng theo tính nhân quả Granger. Hayo, B., (1999) đã thực hiện một nghiên cứu thực tiễn từ các nước EU và một số nước khác với bài viết “Sự xem xét lại tính nhân quả Granger giữa cung tiền và sản lượng”. Kết quả cho thấy có sự xuất hiện của mối quan hệ nhân quả này tại một số nước. Tuy nhiên số các kết quả về việc bác bỏ mối quan hệ này là nhiều hơn, trong đó phải kể đến như Mỹ, Canada, Đức, … Tác giả Rowe và Yetman (2002) trong bài viết “Xác định các mục tiêu của nhà hoạch định chính sách: một nghiên cứu đối với ngân hàng Canada” cho thấy tác động của các mục tiêu từ các chính sách tại Canada. Nếu Ngân hàng Canada đang sử dụng lãi suất như là công cụ để thực hiện tỷ lệ lạm phát mục tiêu ở mức 2% và có một độ trễ 8 quý trong ảnh hưởng của lãi suất đối với lạm phát, sau đó độ lệch của lạm phát so với mức mục tiêu 2% trăm là không dự báo được và không tương quan với bất kỳ thông tin nào được công bố từ Ngân hàng Canada với độ trễ là 8 quý. Điều này có nghĩa rằng các xét nghiệm quan hệ nhân quả thực nghiệm của chính sách tiền tệ đối với lạm phát có thể là rất sai lầm. Maral Kichian (2012) với nghiên cứu “ Những điều kiện tài chính và mối quan hệ cung tiền-sản lượng tại Canada”, đã nghiên cứu ảnh hưởng của tiền lên tăng trưởng sản lượng Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 7 ở Canada và xem xét vai trò của các điều kiện tài chính hiện hành đến mối quan hệ. Tác giả cho rằng việc nghiên cứu này có thể giải thích sự thiếu đồng nhất trong các bài nghiên cứu trước kia khi nghiên cứu về mốt quan hệ cung tiền-sản lượng. Ngoài ra, Maral cũng cho thấy điều kiện tín dụng cũng đóng một vai trò trong mối quan hệ đó. Đặc biệt, có một tác động tiêu cực ngắn hạn của tiền lên tăng trưởng sản lượng khi có sự thiếu hụt tín dụng. Cuối cùng, trong dài hạn, cung tiền không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của sản lượng. Các nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tiền và sản lượng, đặc biệt sử dụng mô hình VAR trong bài viết có các tác giả như: McCallum (1979), Bernanke (1986), Blanchard và Quah (1989), King và Watson (1992), và Thoma (1994), một lần nữa, đưa ra các kết luận tổng thể là không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa tiền và sản lượng. Trong đó, có nhiều nghiên cứu tập trung về mối quan hệ này giữa sản lượng và tiền trong ngắn hạn, một số khác tập trung vào mối qua hệ dài hạn giữa tiền, thu nhập, giá và lãi suất, cho dù Swason (1998) đã thể hiện những nghi ngờ về tính hiệu lực của phương pháp kiểm tra được sử dụng trong trường hợp này. Swason (1998) trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa cung tiền và sản lượng đã cho thấy, với dữ liệu là hàng quý, cả cung tiền M1 và M2 đều có những tác động đến sản lượng nếu mẫu dữ liệu là lớn đủ để thể hiện đặc diểm chính các mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến lãi suất. Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 8 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Ý tưởng cho mô hình nghiên cứu Giả định có một số phương trình cấu trúc cơ bản, mà Fed tin, liên kết mức sản lượng thực với mức cung tiền , và một số biến khác, với một độ trễ j trong ảnh hưởng của tiền đến sản lượng: = F( ,…) (1) Fed muốn sản lượng thực lý tưởng duy trì tăng trưởng với một tốc độ không đổi g. Do đó, = (2) Giả định Fed có một hàm hạ bậc 2 và cấu trúc của nền kinh tế là tuyến tính, Fed sẽ thiết lập cung tiền tại từng giai đoạn để kỳ vọng sản lượng thực ở thời điểm t+j bằng với mức lý tưởng, trong điều kiện các thông tin là có sẵn tại thời điểm t ( ): E( | ) = E[F( ,…)| ] = (3) Bởi vì bất kỳ biến nào cũng có thể tách thành kỳ vọng và sai số dự báo, tại đó sai số dự báo phải không tương quan với bất kỳ thông tin nào tại thời điểm t, chúng ta có: = E( | ) + (4) Thay thế phương trình (2) và (3) vào (4) có: = + (5) Phương trình (5) nói rằng: - Sản lượng sẽ bằng xu hướng thời gian cộng sai số ngẫu nhiên mà hoàn toàn không tương quan với bất kỳ thông tin nào là có sẵn tại thời điểm t. Có khả năng, cung tiền là một phần của tập hợp thông tin ấy. - Có nghĩa là, nếu Fed đang sử dụng CSTT để ổn định sản lượng thực, sản lượng nhất thiết phải không tương quan với cung tiền trong quá khứ; xem Rowe và Yetman (2002). Thậm chí dù giả định cung tiền tác động đến sản lượng, với một độ trễ j, bất kỳ kiểm định nhân quả nào cũng không tìm được bằng chứng có quan hệ nhân quả. Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 9 Để hiểu được tốt hơn về kết quả này, các tác giả xem xét trong hoàn cảnh nào mà Fed sẽ giảm 20% cung tiền. Có 2 khả năng xảy ra: - Fed sẽ chỉ giảm khi biết được một số thông tin (về một trong các biến khác của hàm số F, ví dụ như giảm mạnh thuế) làm Fed kỳ vọng là nếu duy trì một mức cung tiền liên tục thì sản lượng sẽ tăng mạnh. - Nếu Fed dự đoán đúng, cung tiền sẽ giảm 20% nhưng sản lượng tiếp tục tăng trưởng bình thường. Biến động duy nhất trong sản lượng sẽ là kết quả của các sai số dự báo của Fed, và do đó phải không tương quan với bất kỳ điều gì Fed biết trong thời gian CSTT có thể tác động đến sản lượng. 3.2 Lý do chọn Hồng Kông làm quốc gia nghiên cứu Để kiểm định liệu cung tiền có tác động đến sản lượng, tác giả phải tìm ra dữ liệu mà tại đó Cơ quản quản lý tiền tệ thay đổi cung tiền và không quan tâm đến ảnh hưởng của nó đến sản lượng. HK cung cấp những loại dữ liệu như vậy. Trong nhiều năm, HK đã duy trì TGHĐ gần cố định với đồng USD. Vì HK có mối quan hệ là quốc gia nhỏ hơn so với US và vì Fed không cam kết trách nhiệm giúp đỡ HK duy trì TGHĐ cố định, nên CSTT HK xem như được thiết lập tạp Washington DC, ngụ ý chính sách tiền tệ của US sẽ tác động và chi phối như là chính sách tiền tệ của HK. Nếu cú sốc đối với nền kinh tế US và HK là tương quan không hoàn toàn, và nếu Fed thực hiện CSTT để ổn định sản lượng US, mà không quan tâm đến sản lượng HK, điều này có nghĩa là phần nào CSTT, ít nhất, là biến ngoại sinh đối với sản lượng HK. Giả định: - Fed biết có cú sốc tích cực (kỳ vọng làm gia tăng sản lượng) vào nền kinh tế US. Fed sẽ giảm cung tiền để “ngược chiều gió” giảm bớt cú sốc, tránh đưa nền kinh tế rơi vào tăng trưởng nóng. Nếu dự đoán là đúng, sản lượng US tiếp tục tăng trưởng bình thường. Nhưng nếu không có cú sốc tương tự vào nền kinh tế HK, HK sẽ chịu toàn bộ tác động của việc giảm cung tiền US, mà không được giảm bớt cú sốc, và sẽ bị suy thoái. Nhóm 01-Lớp Ngân hàng Đêm 01-K23 10 - Tương tự, nếu Fed dự đoán một cú sốc tiêu cực vào nền kinh tế US thì sẽ tăng cung tiền. Không có thay đổi trong sản lượng US được thấy sau đó, nhưng HK sẽ được hưởng 1 sự thay đổi lớn trong sản lượng 1 . Trong thực tiễn, tình huống được quan sát ở HK giống với tình huống được quan sát trong thời kỳ Đại Suy thoái, lúc đó nhiều nước đang vận hành theo chế độ bản vị vàng. Thực tế, một số lý thuyết về Đại Suy thoái trình bày bằng chứng có liên quan đến vai trò của yếu tố tiền tệ trong thời gian này, xem Bernanke (1995). Theo ông, “các cú sốc được truyền dẫn toàn cầu chủ yếu thông qua việc vận hành theo bản vị vàng”; xem thêm Choudhri và Kochin (1980), Eichengreen (1984), Hamilton (1988) và một số nghiên cứu khác. Thực tế, nghiên cứu mới về bản vị vàng cho phép các nhà kinh tế khẳng định với độ tin cậy cao là các yếu tố về tiền tệ đóng một vai trò nguyên nhân quan trọng, cả trong việc giảm giá, giảm sản lượng thế giới và sự phục hồi sau cùng. Bằng chứng cho thấy các nước từ bỏ bản vị vàng phục hồi sau khủng hoảng nhanh hơn các nước vẫn duy trì bản vị vàng. Không có nước nào công bố sự phục hồi đáng kể khi duy trì bản vị vàng. Sự phụ thuộc mạnh mẽ của tốc độ phục hồi vào việc lựa chọn chế độ TGHĐ là bằng chứng bổ sung và mạnh mẽ về tầm quan trọng của các yếu tố về tiền tệ. 3.3 Mô tả dữ liệu: Dữ liệu được lấy theo quý và khoảng từ 1986:1 đến 1999:4 và gồm có vector z t cấp nx1, bao gồm ba chuỗi thời gian được sử dụng để phân tích: z t = (y 1t , y 2t , y 3t ) Trong đó:  là log của sản lượng HK ( )  là log của sản lượng US ( ) 1 Câu chuyện trên được giả định cú sốc đối với nền kinh tế US là một cú sốc IS. Một cú sốc IS tích cực đến nền kinh tế, US tăng chi tiêu chính phủ và làm dịch chuyển đường cung, US nghĩ là Fed sẽ giảm cung tiền và tăng lãi suất để giữ tổng cầu US không đổi. Nhưng lãi suất US cao hơn thì lãi suất HK cũng vậy, sẽ có ít nhất một vài sự luân chuyển vốn giữa 2 quốc gia cho việc tìm kiếm lợi nhuận. Và lãi suất HK cao hơn sẽ làm giảm tổng cầu ở HK (trừ khi HK cũng có cú sốc IS tích cực tương tự). Nếu cú sốc đến nền kinh tế US là một cú sốc LM, như giảm cầu tiền US, Fed sẽ giảm cung tiền tương ứng, làm lãi suất không đổi, và sẽ không có tác động nào trong cả 2 quốc gia. [...]... trường HK rằng: - H0: Chính sách tiền tệ của US không ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng HK - H1: Chính sách tiền tệ của US có ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng HK Tương tự cho thị trường US, ta có: - H0: Chính sách tiền tệ của US không ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng US - H1: Chính sách tiền tệ của US có ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng US Để kiểm định mối quan hệ nhân quả, tác... định rằng công cụ tiền tệ US (lãi suất LNH US hoặc cung tiền US) tác động đến sản lượng thực HK nhưng không tác động đến sản lượng US Làm thế nào mà CSTT US không ảnh hưởng trong nội bộ quốc gia mà ảnh hưởng lớn đến phần còn lại của thế giới? Câu trả lời của tác giả với vấn đề nghịch lý được tìm thấy này thật đơn giản CSTT US được dùng để ổn định sản lượng US, nên biến động của sản lượng US từ xu hướng... các chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ Đồng đô la Hồng Kông trên danh nghĩa neo tỷ giá theo USD nên khi Fed tiếp tục triển khai chính sách nới lỏng tiền tệ, Hồng Kông buộc phải đánh giá lại chính sách neo tỷ giá này Giá nhà tại Hồng Kông đã tăng 20% trong năm 2012 dẫn tới nguy cơ bong bóng bất động sản “phình to” hơn và thậm chí có thể “vỡ” Điều này sẽ khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Hồng Kông. .. ưu tiên trong chính sách Tuy nhiên, việc hạ thấp lãi suất và bơm tiền của Fed đã dẫn tới việc một lượng tiền lớn của Mỹ đã “chảy vào” châu Á tạo ra nguy cơ "bong bóng" tài sản trong khu vực này Lo ngại về vấn đề này, Ngân hàng trung ương các nước trong khu vực phải thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm đà tăng trưởng của khu vực trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ Có thể nói, Hồng Kông và Singapore... từ sản lượng US và 26,4% từ tiền US tại cuối năm thứ 3 (mốc 12 quý) Với mốc 24 quý, các giá trị lần lượt là 43,6% và 17,6% Khi biến động của sản lượng US hoặc tiền US được phân tích, tác giả thấy một hình ảnh khác: sản lượng HK không có tác động ngắn hay dài hạn đến sản lượng US Nhưng quan trọng hơn, tiền US không thể giải thích biến động của sản lượng US Điều này phù hợp với phân tích nhân quả của. .. luận trọng yếu của tác giả rõ ràng và mạnh mẽ khi lãi suất LNH US hay cung tiền US là công cụ tiền tệ Có bằng chứng rõ ràng ủng hộ giả thuyết của tác giả là CSTT US tác động đến sản lượng HK, mà không tác động đến sản lượng US Khi kiểm định F gồm cả kiểm tra biến hiệu chỉnh sai số, các kết quả đưa ra những bằng chứng thậm chí mạnh mẽ hơn cho nhân quả dài hạn của CSTT US đối với sản lượng HK Tuy nhiên... thống kê không còn chính xác, nên tác giả phải dùng các phương pháp để điều chỉnh cho kết quả phù hợp với kích thước mẫu nhỏ Bài viết chỉ dừng lại ở kết luận có mối quan hệ nhân quả giữa chính sách tiền tệ của Mỹ và sản lượng của Hồng Kông mà chưa đo lường cụ thể tác động sẽ thể hiện mức độ bao nhiêu Đây có thể là hướng nghiên cứu tiếp cho những bài sau Mở rộng vấn đề: Kể từ sau sự sụp đổ của các chế... suất LNH US có ảnh hưởng đến sản lượng HK hay sản lượng US hay không? Kết quả chạy mô hình cho thấy thống kê F hầu hết có ý nghĩa ở mức 90%, thể hiện có mối quan hệ nhân quả giữa biến lãi suất LNH US và biến sản lượng HK, nhưng lại không có ý nghĩa khi xét quan hệ nhân quả giữa biến lãi suất LNH US với biến sản lượng US Tương tự ở Bảng kết quả 2b khi thay biến lãi suất bằng biến cung tiền: Bảng 2b Kiểm... quan hệ giữa biến sản lượng của HK bị ảnh hưởng như thế nào bởi các biến ngoại sinh: Sản lượng HK trễ 1 kỳ và biến ngoại sinh là sản lượng của US và lãi suất LNH US, để mô hình ổn định, tác giả thêm các biến hiệu chỉnh sai số và biến giả thời vụ Di vào, với i= 1, 2, 3 là biến thể hiện cho quý 1, 2, 3 - Tương tự, Phương trình (13) mô ta mối quan hệ giữa biến sản lượng của HK bị ảnh hưởng như thế nào... không cho thấy là CSTT không có liên quan Thay vào đó, thực tế cho thấy Fed không quản lý CSTT để làm cung tiền biến động theo kiểu thời vụ Thật vậy, một phát hiện mạnh mẽ, rằng cung tiền đã tác động nhân quả Granger đến sản lượng, sẽ là căn cứ vững chắc để yêu cầu Chủ tịch của Fed từ chức, bởi lý do Ông đã không giữ đúng lời hứa giữ sản lượng Mỹ luôn ổn định Hạn chế của bài viết: Bài viết đề cập đến . này, chúng tôi sẽ phân tích bài báo “Tại sao chính sách tiền tệ của Mỹ không ảnh hưởng đến sản lượng của Mỹ mà lại ảnh hưởng đến sản lượng của Hồng Kông của Gabriel Rodrı´guez và Nicholas Rowe. trường HK rằng: - H 0 : Chính sách tiền tệ của US không ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng HK - H 1 : Chính sách tiền tệ của US có ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng HK. Tương tự cho. trường US, ta có: - H 0 : Chính sách tiền tệ của US không ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng US - H 1 : Chính sách tiền tệ của US có ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng US. Để kiểm định

Ngày đăng: 03/02/2015, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan