tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

57 605 1
tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1.Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp 1.1 Lời nói đầu Có thể nói nước là tài sản chung của nhân loại, là nguồn gốc của sự sống. Nước đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo cuộc sống con người. Con người sử dụng nước phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ điện …. Có thể thấy trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhiều nguyên liệu có thể thay thế cho nhau được nhưng riêng nước chưa gì thay thế được. Tuy nhiên nước còn là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong nhất là tại các nước đang phát triển. Chính vì vậy việc xử lý nước luôn là một vấn đề cấp bách trong đời sống con người . 1.2.1 Sự ô nhiễm nước Nước trong tự nhiên được hình thành cả số lượng và chất lượng dưới ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên, không có tác động của con người. Dưới tác động của con người nước tự nhiên bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau kết quả là làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó. Các khuynh hướng thay đổi chất lượng của nước dưới ảnh hưởng các hoạt động con người bao gồm: - Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễmbởi H 2 SO 4 , HNO 3 từ khí quyển và nước thải công nghiệp , tăng hàm lượng SO 3 2- và NO 3 2- trong nước . - Tăng hàm lượng các ion Ca, Mg, Si… trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hoà tan phong hoá các quặng Cacbonat. - Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên. - Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và các chất thải rắn. - Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, trước tiên là các chất khó bị phân huỷ sinh học ( các chất bề mặt, thuốc trừ sâu ). 1 - Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình ôxy hoá liên quan đến quá trình phì dưỡng các nguồn chứa nước và khoáng hoá các hợp chất hữu cơ…. - Giảm độ trong nước.Tăng khả năng nguy hiểm ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố phóng xạ. 1.1.3. Phân loại nước thải Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc chọn lựa các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân loại này có các loại nước thải dưới đây: Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở trường học và các cơ sở tương tự khác. Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất , trong đó chất bẩn thuộc nguồn gốc hữu cơ thường tồn tại dưới thành phần không hoà tan, dạng keo và dạng hoà tan. Thành phần và tính chất của chất bẩn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết bị, trạng thái làm việc của hệ thống mạng lưới vận chuyển, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên…do tính chất hoạt động của đô thị mà chất bẩn của nước thải thay đổi theo thời gian và không gian.Để tiện lợi người ta quy ước thành phần, tính chất của nước thải sinh hoạt là tương đối ổn định. Nước thải công nghiệp ( hay còn gọi là nước thải sản xuất ). Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Nước thải sinh hoạt bao gồm: nước thải sinh hoạt từ khâu chuẩn bị, chế biến thức ăn tại các nhà hàng xí nghiệp, nước sinh hoạt của công nhân trong giờ làm việc và nước thải tắm của công nhân. Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố( lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế độ công nghệ, lưu lượng đơn vị tính trên sản phẩm…) và rất đa dạng.Trong các thành phố phát triển, khối 2 lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 30-35% tổng lưu lượng nước thải đô thị. Nước thấm qua: Đây là nước mưa thấm qua các hệ thống cống bằng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga. Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. ở những thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát riêng. 1.1.4. Các đặc điểm chính của nước thải a) Đặc điểm vật lý Theo trạng thái vật lý, các chất bẩn trong nước thải được chia thành: - Các chất không hoà tan ở dạng lơ lửng, kích thước lớn hơn 10 -4 mm, có thể ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi, giấy, vải, cây,cỏ… - Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước dạng hạt trong khoảng 10 -4 đến 10 -6 mm. - Các chất bẩn dạng tan có kích thước nhỏ hơn 10 -6 mm, có thể ở dạng phân tử hoặc phân ly thành ion. - Nồng độ các chất bẩn trong nước thải có thể đậm đặc hoặc loãng tuỳ thuộc tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt và lượng nước thải công nghiệp hoà lẫn vào. b) Đặc điểm hoá học Nước thải chứa các hợp chất hoá học dạng vô cơ như sắt, magie, canxi, silic, nhiều chất hữu cơ sinh hoạt như phân, nước tiểu và các chất thải khác như cát, sét, dầu, mỡ. Nước thải vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần trở nên có tính axit vì thối rữa từ các chất hữu cơ có xuất xứ từ động vật và thực vật. Những chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các chất nitơ và các chất cacbon. Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu như ure, protein, amin, axit amin…Các hợp chất chứa cacbon như mỡ, xà phòng, hydro cacbon trong đó 3 có cả xenlulo…từ chất thải công nghiệp lẫn vào làm cho thành phần và tính chất nước thải càng thêm đa dạng. c) Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật Nước thải sinh hoạt chứa vô số sinh vật, chủ yếu là vi sinh với số lượng từ 10 5 - 10 6 tế bào trong 1 ml. Nguồn chủ yếu đưa vi sinh vật vào nước thải là phân, nước tiểu và đất cát. Tế bào vi sinh hình thành từ chất hữu cơ, nên tập hợp vi sinh có thể coi là một phần của tổng hợp chất hữu cơ trong nước thải. Phần này sống, hoạt động, tăng trưởng để phân huỷ phần hữu cơ còn lại của nước thải. Vi sinh trong nước thải thường được phân biệt theo hình dạng. Vi sinh xử lý nước thải có thể phân làm ba nhóm: vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật. Vi khuẩn dạng nấm có kích thước lớn hơn vi khuẩn và không có vai trò trong quá trình phân huỷ ban đầu của các chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải, chúng thường phát triển kết thành lưới nổi trên mặt nước gây cản trở dòng chảy và quá trình thuỷ động học. Nguyên sinh động vật đặc trưng bằng một vài giai đoạn hoạt động trong quá trình sống của nó. Thức ăn chính của chúng là vi khuẩn nên chúng là chất chỉ thị quan trọng thể hiện hiệu quả xử lý nước thải. 1.1.5. Một số thông số quan trọng của nước thải a) Hàm lượng chất rắn Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng quan trọng nhất của nước thải. Nó bao gồm các chất rắn nổi, lơ lửng, keo và tan. Khi phân tích, tổng chất rắn được xác định là phần còn lại sau khi cho bay hơi mẫu nước hoặc nước thải trên bếp cách thuỷ, tiếp đó sấy khô ở nhiệt độ 103 0 C cho tới khi trọng lượng không đổi. Hàm lượng các chất rắn lắng được sẽ lắng xuống đáy bình hình côn trong 60 phút và được tính bằng ml/l. Chỉ tiêu này là một phép đo gần đúng lượng bùn sẽ được khử trong lắng sơ cấp. Trong nước thải sinh hoạt cặn lơ lửng chiếm 70% cặn hữu cơ và 30% cặn vô cơ. 4 b) Hàm lượng oxy hoà tan DO Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy thường có độ hoà tan thấp và phụ thuộc vào áp suất, nhiêt độ, nồng độ muối có trong nước thải. Trong quá trình xử lý, các vi sinh vật tiêu thụ oxy hoà tan để oxy hoá sinh hoá, đồng hoá các chất dinh dưỡng và chất nên cần thiết cho sự sống, sinh sản và tăng trưởng của chúng. Vì vậy, giữ được oxy hoà tan trong nước thải trong quá trình xử lý là yêu cầu quan trọng. c) Nhu cầu oxy sinh hoá BOD Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải trong nước thải công nghiệp. BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật và được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ, vì vậy việc xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. Trong kỹ thuật môi trường chỉ tiêu này được dùng rộng rãi để: - Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải - Xác định kích thước thiết bị xử lý. - Xác định hiệu xuất xử lý của một số quá trình. - Xác định sự chấp thuận tuân theo những quy định cho phép thải chất thải. d) Nhu cầu oxy hoá học COD Chỉ số này được dùng để biểu thị hoá hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong nước thành CO 2 và nước. Lượng oxy này tương đương với với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hoá hoá học mạnh 5 trong môi trường axit. COD được xác định bằng cách đun sôi hợp chất hữu cơ( nước thải ) với axit sunfuric đậm đặc tinh khiết và cho thêm kali iodat hoặc muối của axit cromic. 1.2 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp Mục đích của xử lý nước thải là khử các tạp chất sao cho nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các chỉ tiêu đã đề ra. Để đạt được điều này dây chuyền công nghệ xử lý nước thải được nhóm thành các công đoạn: Xử lý cấp 1- Gồm các quá trình xử lý sơ bộ và lắng bắt đầu từ song ( hoặc lưới chắn ) và kết thúc sau lắng cấp 1. Công đoạn này có nhiệm vụ khử các vật rắn nổi có kích thước lớn và các tạp chất rắn lơ lửng ở bể lắng cấp 1. ở đây thường gồm các quá trình lọc qua song ( hoặc lưới ) chắn,lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ và trung hoà. Xử lý cấp 2-Gồm các quá trình sinh học ( đôi khi cả hoá học ) có tác dụng khử hầu hết các tạp chất hữu cơ hoà tan có thể phân huỷ bằng con đường sinh học, nghĩa là khử BOD. Đó là các quá trình: Hoạt hoá bùn, lọc sinh học hay oxy hoá sinh học trong các hồ ( hồ sinh học và phân huỷ yếm khí ). Tất cả các quá trình này đều sử dụng khả năng của các vi sinh vật chuyển hoá các chất thải hữu cơ về dạng ổn định và năng lượng thấp. Xử lý cấp 3- Thường gồm các quá trình: Vi lọc, kết tủa hoá học và đông tụ, hấp thụ bằng than hoạt tính trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện thấm tích, các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo hoá và ozon hoá. 6 Lắng cát 3 4 5 6 7 8 5 Xử lý cấp I Xử lý sơ bộ Xử lý cấp II Xử lý cấp III Nước thải vào 1 2 Tạp chất Cát sỏi Bù n sơ cấ p Bùn hoạt tính Bùn thải Dòng ra Cl 2 Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải . 1. Thanh chắn hoặc lưới chắn 5. Bể lắng cấp II. 2. Bể lắng cát 6. Bể tiếp xúc clo 3. Bể lắng cấp một 7. Bể lắng làm đặc bùn 4. Xử lý cấp II ( hoạt hoá bùn hoặc lọc sinh học ) 8. Bể tiêu huỷ bùn yếm khí 9. Thiết bị tách nước 1.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học Đây là bước xử lý sơ bộ. Mục đích của quá trình là loại tất cả các tạp vật có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành xử lý nước thải như làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác, lưới lọc dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi như giấy, rau, cỏ, rác. Sau dó chúng thường được chuyển tới máy nghiền rác,sau khi được nghiền nhỏ chúng được chuyển tới bể phân huỷ cặn. Trong những năm gần đây sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác đối với những trạm xử lý công xuất nhỏ và vừa. Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải( như xỉ, than, cát…) chúng không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh hoá nước thải và xử lý cặn bã cũng như không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên trạm xử lý. Cát từ bể lắng cát được đưa đi phơi khô và sau đó thường được sử dụng lại co những mục đích xây dựng. Bể lắng tách ra các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy,các chất 7 lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặt nước. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị thu gom và vận chuyển lên công trình xử lý cặn. Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ( nước thải công nghiệp ), Đối với xử lý khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thường được thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi. Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bắng cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp. Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60% các tạp chất không hoà tan và 20% BOD. Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30% theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học. Trong một số trường hợp các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể lắng có ngăn phân huỷ, bể UASB… là những công trình vừa để lắng cặn vừa để phân huỷ cặn lắng trong môi trường kỵ khí. Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi xử lý cơ học nước thải được khử trùng và xả vào nguồn nhưng thường thì xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi cho qua xử lý sinh học. Khi tính toán các bể lắng để xử lý nước thải phải tính đến các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất lý học của nước thải và các chất lơ lửng trong đó, các chỉ tiêu cơ bản là : - Nhiệt độ nước vào bể. - Nồng độ các chất lơ lửng và lý tính của chúng. - Kích thước các hạt hoặc tốc độ lắng xuống hay nổi lên của chúng. - Độ ẩm của cặn sau khi lắng. - Động học quá trình nén cặn dưới nước. 1.2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý. 8 Phương pháp này được dùng để thu hồi các chất quý hoặc để khử các chất độc hại, các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hoá sau này. Cơ sở của các phương pháp hoá lý là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá diễn ra giữa chất bẩn với hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hoá- khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân huỷ chất độc hại. Các phương pháp hoá học là oxy hoá, trung hoà và keo tụ.Thông thường đi đôi với trung hoà có kèm theo quá trình đông tụ và nhiều hiện tượng vật lý khác. Những phương pháp hoá lý để xử lý nước thải đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: Đông tụ, hấp thụ, trích ly, bay hơi, tuyển nổi, trao đổi ion, tinh thể hoá, dializ-màng bán thấm, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử khí khử màu…. 1.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp đông tụ Đông tụ là làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ ( phèn ) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chât bẩn ở dạng lơ lửng và keo thành những bông có kích thước lớn hơn lắng xuống.Phương pháp đông tụ làm tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo thậm chí cả nhũ tương và các tạp chất khác. Khi đó nồng độ các chất lơ lửng, mùi, màu sẽ giảm xuống. Các chất đông tụ thường dùng là nhôm sunfat,sắt sunfat, sắt clorua… Hiệu suất đông tụ cao nhất khi giá trị pH= 4÷ 8,5. Để loại các bông lớn và dễ lắng người ta cho thêm các chất trợ đông tụ. Đó là chất cao phân tử tan trong nước và đễ phân ly thành ion. Tuỳ thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương. 1.2.4.Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ Hấp phụ là tách các chất hữu cơ và khí hoà tan khỏi nước thải bằng cách tập chung các chất đó trên bề mặt chất rắn ( chất hấp phụ ) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hoà tan với các chất rắn. Hiện nay phương 9 pháp hấp phụ được xử dụng rộng rãi để xử dụng nước thải công nghiệp. Phương pháp này cho phép xử lý nước thải chứa một hoặc nhiều loại nước bẩn khác nhau. Kể cả khi nồng độ chất bẩn trong nước rất thấp. Như vậy phương pháp hấp phụ còn có thể dùng để xử lý triệt để nước thải sau khi đã xử lý bằng các phương pháp khác. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả. Trong công nghệ xử lý nước thải khi nói về phương pháp hấp phụ tức là nói về quá trình hấp phụ chất bẩn hoà tan ở bề mặt biên giới giữa pha lỏng và pha rắn. Người ta phân biệt ba loại hấp phụ sau đây: - Hấp phụ là quá trình, trong đó những phân tử của chất bẩn hoà tan không những tập chung ở bề mặt mà còn bị hút sâu vào các lớp bên trong của chất rắn( hoặc chất lỏng ). Khi xử lý nước thải chứa các chất bẩn dạng khí hoà tan thì người ta dùng các phương pháp hấp thụ- tháp hấp thụ hoặc tháp lọc khí. - Hấp phụ lý học là quá trình hút( hay còn gọi là tập chung ) của một hoặc hỗn hợp các chất bẩn hoà tan thể khí hoặc thể lỏng trên bề mặt chất rắn. - Hấp phụ hoá học là quá trình hút các chất tan dạng khí dưới tác dụng hoá học tức là các chất tan hấp phụ lên bề mặt và tạo phản ứng hoá học với chất rắn. 1.2.5. Xử lý nước thải bằng phương pháp trích ly Phương pháp trích ly là một trong những phương pháp phổ biến để xử lý nước thải chứa phenol và các chất hữu cơ khác như các loại axit béo. Thực chất của phương pháp này là sử dụng độ hoà tan của các chất bẩn trong dung môi nào đó, mà dung môi đó lại không tan trong nước thải. Nếu cho dung môi vào nước thải và khuấy trộn đều thì các chất bẩn sẽ hoà tan trong dung môi, khi đó nồng độ chất bẩn trong nước thải sẽ giảm nếu tiếp tục tách dung môi ra khỏi nước thải thì nước thải coi như được làm sạch. Như vậy nguyên tắc của phương pháp này là: Trong hỗn hợp hai chất lỏng 10 [...]... cho phép, phương pháp xử lý hoá học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hoà, oxy ho và khử, phương pháp ozon hoá, phương pháp điện hoá học.Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt 13 tiền Người ta sử dụng các phương pháp để khử các chất... được xử lý, đáp ứng yêu cầu trong TCVN 5945- 1995, được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước bên ngoài Tách nước thải Cống thoát nước chung Tách rác và cặn trong nước thải ổn định bùn cặn hữu cơ Điều hoà lưu lượng nước thải Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí Thu hồi và xử lý khí sinh học Tách cặn lắng đợt hai Xả nước thải ra cống thoát nước bên ngoài Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải. .. hồ lắng và tuần hoàn bùn sinh học 2.3 Xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện kỵ khí là phương pháp lợi dụng quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải khi không có oxy Thường phương pháp xử lý này được áp dụng để lên men, ổn định cặn và nước thải sinh hoạt có nồng độ BOD và COD cao Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ nhờ vi sinh kỵ... nước, nitơ, ion sunphat… Nhiệm vụ của công trình kỹ thuật xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là tạo điều kiện sống và hoạt động tốt nhất cho các vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ được nhanh chóng 2.2.2 .Các quá trình xử lý sinh học Các quá trình xử lý sinh học được áp dụng để xử lý nước thải bao gồm năm nhóm chính: - Quá trình hiếu khí là các quá trình xử lý sinh học diễn ra với sự có mặt của... bằng cách dùng các màng bán thấm Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua 1.2.8 Xử lý nước thải bằng phương pháp nhiệt 12 Để xử lý khử độc của nhiều loại nước thải công nghiệp đôi khi người ta dùng phương pháp nhiệt là hợp lý nhất Thực chất của phương pháp nhiệt là các chất độc hữu cơ trong nước thải sẽ hoàn toàn bị oxy hoá ở nhiệt độ cao( bị đốt cháy) và cho ra các sản phẩm ở thể khí và. .. lý sinh học - Nước thải trước khi đưa vào sử lý sinh học cần qua sàng, lọc để tách các tạp chất thô như giấy, nhãn và các loại hạt rắn khác Đối với dòng thải rửa chai có giá trị pH cao cần được trung hoà bằng khí CO 2 của quá trình lên men hay bằng khí thải nồi hơi 2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 2.2.1 Đại cương về phương pháp sinh học 20 Thực chất của phương pháp xử lý sinh học là sử... Trạm xử lý nước thải không ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa khu vực nhà máy 3.2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Vinh được trình bày tạI bản vẽ số 2 ở phần cuối của đồ án Chú thích: Trước tiên nước thải được lắng trong bể lắng cát số 1 rồi đi qua song chắn rác 2 vào bể tập chung nước thải 3 Qua các khâu xử lý nước thải cơ học trên, các. .. Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bùn hoạt tính ( bùn tuần hoàn ) thường được đưa quay trở lại bể sinh học để tạo điều kiện cho quá trình sinh hoá hiệu quả Phần bùn còn lại là bùn dư, thường được đưa tới bể nén bùn để giảm thể tích trước khi đưa tới các công trình xử lý cặn bã Chương 2 Nước thải nhà máy bia Vinh và phương pháp xử lý sinh học 2.1 Nước thải nhà máy bia Vinh 2.1.1 Công nghệ... phương pháp ozon hoá, phương pháp điện hoá…Theo giai đoạn và mức độ xử lý, phương pháp hoá học sẽ có tác động tăng cường quá trình xử lý cơ học hoặc sinh học Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hoá khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân huỷ chất độc hại Phương pháp hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp Tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh. .. hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín a )Phương pháp trung hoà Phương pháp trung hoà được dùng để đưa môi trường nước thải chứa axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hoà đưa pH về khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hoặc xử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo Trung hoà nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: - Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm - Bổ sung các tác . Nước thải công nghiệp ( hay còn gọi là nước thải sản xuất ). Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là. việc xử lý nước thải. Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hoà, oxy ho và khử, phương pháp ozon hoá, phương pháp điện hoá học.Tất cả các phương pháp này đều dùng các. yếu. Nước thải sinh hoạt bao gồm: nước thải sinh hoạt từ khâu chuẩn bị, chế biến thức ăn tại các nhà hàng xí nghiệp, nước sinh hoạt của công nhân trong giờ làm việc và nước thải tắm của công

Ngày đăng: 03/02/2015, 16:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình vẽ bể điều hoà được trình bày tại bản vẽ số 3 ở phần cuối của đồ án

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan