đạo đức trong kinh doanh

19 360 0
đạo đức trong kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh Khoa Tài Chính_Ngân Hàng ¯ Mơn học : Quản Trị Học Đề Tài : Đạo Đức Trong Kinh Doanh Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy Tâm Mã số:854030863 _ Lớp: 08TN2 Lời mở đầu: “Chữ tín quý hơn vàng” là câu nói cửa miệng của giới kinh doanh. Sẽ không có bất kỳ hợp đồng kinh tế nào được thực hiện nếu như các đối tác không tin tưởng lẫn nhau. Khó ở chỗ niềm tin là thứ trừu tượng dù vẫn được xây dựng trên cơ sở những điều mắt thấy, tay sờ, và đôi lúc là cả tai nghe nữa. Hãy khoan nói tới việc đối tác phá sản hay vỡ nợ, cho dù có tin tưởng họ tới mức nào, hợp đồng cam kết chặt chẽ ra sao, doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi cảnh hàng tới chậm, thanh toán trễ… Tổn thất phát sinh không phải bao giờ cũng được bù đắp bởi nhiều lý do: giữ quan hệ bạn hàng, hỗ trợ đối tác… Ngay cả khi nhận được bồi hoàn về kinh tế thì doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu thiệt thòi về uy tín với đối tác thứ ba. Bởi vậy, trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, phức tạp hay đơn giản, công tác quản trị luôn quan tâm tới các tình huống bất ngờ với hai khái niệm: thời gian và rủi ro. Bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp đã vì lợi riêng của mình mà có những hành động làm tổn hại đến uy tín cũng như thiệt hại về tài sản của các doanh nghiệp khác. Giữ được một đạo đức tốt trong kinh doanh là việc luôn được các nhà quản trị tốt thật sự chú ý đến để nhằm không tổn hại đến người kinh doanh khác và uy tín của mình trên thương trường. Và đó cũng là đề tài nghiên cứu của em, do thời gian và kiến thức có hạn nên bài làm của em sẽ có nhiều sai sót mong thầy sẽ góp ý thêm để những lần sau bài làm của em sẽ tốt hơn. Bài Làm Chương I : Cơ Sở Lý Luận 1. Khái niệm “Đạo Đức trong kinh doanh”: Khái niệm đạo đức thương trường đã có nền móng tự hàng nghìn năm trước. Aristotle đã từng nói không ít điều có thể coi là cơ sở của đạo đức kinh doanh thời hiện đại. Theo Giáo sư James O'Toole của trường Đại học Tổng hợp Nam California, chính triết gia thời Hy Lạp cổ đại này là người thực tế nhất và có "tâm hồn doanh nhân" nhất trong lịch sử triết học của loài người. Chính Aristotle đã nêu ra ý tưởng rằng, nhiệm vụ chính của người thủ lĩnh không phải là gia tăng quyền lực của mình trước cấp dưới mà là tạo ra những điều kiện để tất cả cán bộ dưới quyền mình có thể thể hiện được mọi năng lực ở mức cao nhất. Giáo sư O'Toole đã thống kê những câu hỏi mà Aristotle đã lập ra và ngày nay có thể đang khiến các nhà quản lý hiện đại phải đau đầu đi tìm câu trả lời: "Tôi muốn người ta đối xử với tôi như thế nào khi tôi là thành viên của cơ quan?", "Những tiền đề tiềm năng nào có được để phát triển các tài năng và cả tiềm năng của các thành viên trong cơ quan?", "Tôi có nhận nhiều hơn công sức đóng góp của mình vào quỹ chung hay không?", "Liệu hệ thống phân chia lợi nhuận đang có ảnh hưởng như thế nào tới không khí đạo đức chung của cơ quan?", "Các nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng chiếm bao nhiêu phần trăm số lợi nhuận thu được nhờ áp dụng các sáng kiến và ý tưởng của họ?" 2.Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh: Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột người lao động… Sự hủy hoại môi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân và các cơ quan chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và phản ứng bởi công đoàn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách hàng lại thường được doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che đậy thông qua nhiều phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc dẫu có nhận biết thì cũng đã muộn vì đã lỡ mất tiền, không thể đòi lại được. Nếu như chuyện lừa dối trong các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ tiêu dùng đáng bị lên án thì hành vi lừa dối trong kinh doanh giáo dục và đào tạo càng là điều không thể chấp nhận được. Hiện có nhiều cơ sở chiêu sinh, mở lớp đào tạo về quản lý, trong đó có chủ đề Văn hóa doanh nghiệp – một phần không tách rời của đạo đức kinh doanh. Lẽ đương nhiên, ai cũng nghĩ, một doanh nghiệp đã đi dạy cho người khác làm văn hóa doanh nghiệp thì không lý nào doanh nghiệp đó lại không xây dựng cho mình văn hóa trước. Và khi đã có văn hóa doanh nghiệp rồi, vấn đề đạo đức kinh doanh hẳn sẽ được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, thực tế không phải lúc nào cũng như nhiều người vẫn tưởng. Trước hết, các thông điệp mà các “trường quản lý” truyền đến cho người đọc có thể nói là hoành tráng và ấn tượng vào loại bậc nhất hiện nay. Những ngôn ngữ quảng cáo độc đáo, độc chiêu (và có thể, cả độc quyền), rất thời thượng đã làm cho người đọc choáng ngợp. Thuật ngữ thời thượng là “chuyên nghiệp” (pro) đã được tận dụng hết công suất, xuất hiện khắp nơi, với tần suất cao đến mức nhiều người bây giờ cứ mở miệng ra là nói “Phải chuyên nghiệp chứ!”, “Vậy là không chuyên nghiệp!”… Một số thuật ngữ, chức danh tiếng Anh, mà ngay đối với các công ty đa quốc gia cũng còn xa lạ và chưa được dùng đến, cũng đã có mặt trên các trang quảng cáo chiêu sinh, càng làm cho nhiều người thêm tò mò, tưởng …thiệt. Có cơ sở đào tạo còn cố ý mượn tên các tổ chức đào tạo danh tiếng của thế giới để đánh bóng cho mình, mặc dù qua thời gian theo học, học viên dễ dàng nhận thấy mọi thứ đều là “hàng nội”; chỉ duy có học phí, tuy được tính bằng tiền Việt, nhưng lại, vô tình hay cố ý, tương đương với một con số đô la tròn trịa và không nhỏ chút nào. Kế đến là chất lượng của các bài giảng và của giảng viên. Có “trường” quảng cáo ầm ĩ là có đội ngũ giảng viên kinh nghiệm dày dạn trong môi trường đa quốc gia. Tuy nhiên các nhà quản lý đa quốc gia này lại không hề hiểu hoặc có hiểu biết thì cũng rất hạn hẹp về doanh nghiệp Việt Nam và những phức tạp thường có của nó. Các “giảng viên đa quốc gia” thường thao thao bất tuyệt về những câu chuyện đa quốc gia, cung cách quản lý đa quốc gia, hệ thống đa quốc gia và, tất nhiên, cả các nhà quản lý tài ba đa quốc gia, trong đó chắc chắn có mình. Thế nhưng khi học viên đặt câu hỏi về những vấn đề có thực và phổ biến ở các doanh nghiệp “thuần Việt” thì giảng viên lại ấp úng và lóng ngóng như gà mắc tóc. Trào lưu “đa quốc gia” đang được các “trường”, các “học viện” quản lý lạm dụng triệt để mà không hề quan tâm đến việc kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc, dẫn đến việc các nhà quản lý “đa quốc gia” được mời đi làm thầy giáo bất đắc dĩ để dạy cho các doanh nhân “thuần Việt” cách xử lý những vấn đề “thuần Việt”, đã không mang lại hiệu quả mong đợi. Thiết tưởng, cần nói rõ rằng, môi trường quản lý đa quốc gia rất khác với môi trường quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu nhà quản lý không có kinh nghiệm thiết lập mà chỉ biết vận hành, khi làm việc với doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất lúng túng vì không có hệ thống gì cả. Thầy dạy, nếu chưa qua kinh nghiệm làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam, cũng sẽ khó hiểu được “insight” (tâm tư, ẩn ý) của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nhiều bài giảng trở nên xa rời thực tế, nặng về các tình huống trong môi trường quản lý hoàn hảo của các công ty đa quốc gia, không thể là bài học thiết thực, có thể vận dụng được cho thực tế khá phức tạp của các doanh nghiệp Việt. Một số trường sử dụng các giảng viên từ trường đại học để dạy các chuyên đề quản trị doanh nghiệp. Điều đáng tiếc là một số giảng viên, tuy có kiến thức rộng, nhưng lại chưa qua thực tế làm công tác quản lý, điều hành một tổ chức, đơn vị sản xuất - kinh doanh nào; do vậy các bài giảng cũng nặng về lý thuyết và học thuật hơn là các tình huống kinh doanh “sát sườn” mà các doanh nghiệp mong đợi có lời giải. Trở lại với chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp, từng được quảng cáo chiêu sinh rất hoành tráng. Đã đi dạy văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp, đặc biệt là các trường, các học viện nên coi trọng đạo đức kinh doanh. Không nên tìm cách cường điệu hóa, danh tiếng hóa các sản phẩm / dịch vụ của mình thông qua các hình thức quảng cáo cường điệu và quá đà. Câu chuyện “treo đầu dê, bán thịt chó” từ lâu đã là bài học trào phúng về đạo đức kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp, ít nhất, phải thể hiện qua việc “treo gì, bán nấy”. Chương 2 : Thực trạng của vấn đề I./ Giá trị thương hiệu và đạo đức kinh doanh: 1. Thương hiệu trong nền kinh tế thị trường: Theo cơ chế cạnh tranh của thị trường tự do, trong bất cứ ngành hàng nào, từ hàng tiêu dùng nhanh, hàng điện máy, ngành quần áo thời trang hay các ngành dịch vụ,… các thương hiệu luôn xuất hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân khúc giá khác nhau. Lấy ví dụ tại thị trường Việt Nam. Trong ngành dầu gội, giá bán của Sunsilk đắt gần gấp 3 lần giá bán của dầu gội đầu Mỹ Hảo. Trong ngành điện máy, giá bán của tivi Sony đắt gấp đội so với giá của nhãn hiệu nội địa Darling. Trong ngành dịch vụ quảng cáo hay trong dịch vụ về luật, giá dịch vụ của các hãng nước ngoài đắt hơn từ 3 đến 10 lần so với giá của các công ty của Việt Nam. Tuy có mức chênh lệch giá rất lớn giữa các thương hiệu ở phân khúc thấp so với phân khúc cao cấp, nhưng càng ngày, chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) giữa các phân khúc càng bớt khác biệt. Ngày nay, nếu bỏ nhãn hiệu đi và cho người khách hàng dùng thử, nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có giá rất chênh nhau những lại hầu như không tạo ra sự khác biệt. Trên thực tế các tập đoàn đa quốc gia đã chuyển khâu sản xuất của nhiều loại sản phẩm và các ngành dịch vụ sang các nước đang phát triển, nơi mà giá nhân công rẻ hơn tại thị trường tiêu thụ nhiều lần. Chuyện gì đã xảy ra khi mức chênh lệch giá không thể hiện ở các ích lợi của sản phẩm hay của dịch vụ? Và tại sao người ta phải bỏ thêm những khoản tiền lớn để được sử dụng thương hiệu mà họ yêu thích? 2. Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh? Hiện nay bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản phẩm, hay của dịch vụ lên càng cao càng tốt. Khi một sản phẩm có giá cao, rõ ràng khả năng mang lại lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể, mà công sức và thời gian và chi phí kinh doanh sẽ giám xuống. Còn gì bằng khi mà một chai bia Heineken có giá bán gần gấp 3 lần chai bia Sài Gòn (trên thực tế mức lợi nhuận sẽ chênh nhau đến cả chục lần). Tại sao một đôi giày thể thao Nike được sản xuất tại Việt Nam có giá xuất xưởng chưa tới 15 Đô-la Mỹ lại có giá bán gần 200 Đô-la Mỹ? Tất cả những người làm kinh doanh, những chuyên gia marketing và các giám đốc nhãn hiệu đều có chung một khát khao là làm sao có thể nâng được giá bán của sản phẩm lên thật cao ở mức tối đa mà người tiêu dùng có thể chấp nhận. Một vấn đề lớn được đặt ra rằng liệu đã đến lúc phải làm rõ chuyện “bóc lột trắng trợn” của những người chủ thương hiệu đối với người tiêu dùng? Theo như những gì đang xảy ra, liệu các chủ thương hiệu có quá nhẫn tâm và tham lam khi nâng mức giá lên cao quá mức như vậy? Trong tác phẩm “No Logo”, Naomi Klein đã nêu ra thực tế là người tiêu dùng ở các nước phương tây đã thấy rõ tình trạng này từ những thập niên chín mươi của thế kỷ XX. Đã có hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối và tẩy chay các nhãn hiệu toàn cầu. Theo như những gì mà mọi người thấy được thì có lẽ người tiêu dùng đang bị các tập đoàn sở hữu những thương hiệu lớn bóc lột “tới tận xương”. Nếu mọi chuyện đúng như vậy thì tất cả những người làm nghề xây dựng thương hiệu đều là những kẻ tham lam, vô đạo đức và lừa bịp khách hàng chăng? Là một người đã nhiều năm làm nghề truyền thông tiếp thị với mục đích xây dựng nên những thương hiệu có giá trị cao (tức làm cho người tiêu dùng phải “hài lòng” bỏ tiền ra mua và sử dụng thương hiệu được quảng bá), tác giả bài viết này đã thật sự “sốc” khi đọc được những tài liệu trong cuốn sách của tiến sĩ Naomi Klein. Là chuyên gia quản lý thương hiệu, hoặc là một chủ doanh nghiệp, liệu có gì sai khi chúng ta muốn tạo nên những thương hiệu “đắt hơn những nhãn hiệu khác nhiều lần” mà vẫn hấp dẫn người tiêu dùng? Liệu có gì trái với đạo đức kinh doanh trong việc tìm cách bắt người tiêu dùng phải trả thêm tiền chỉ bởi sản phẩm được gắn thêm một cái tên “khác biệt”? 3. Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá Số liệu thực tế cho thấy, sự trung thành của người tiêu dùng (hay nói cách khác là sự lệ thuộc của họ) vào các thương hiệu đắt tiền luôn bền vững và ngày càng tăng. Trong một nghiên cứu về người uống bia tại thị trường Việt Nam, khi trả lời cho câu hỏi: “nếu được thoải mái lựa chọn thì bạn sẽ chọn loại bia nào?”, hơn 70% người được hỏi đã trả lời Heineken. Quả thật là các thương hiệu mạnh luôn có giá cao hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng. Tuy vậy, nếu bạn tìm hiểu kỹ lưỡng thì sẽ thấy rằng, các sản phẩm “cao cấp” đắt tiền luôn được ưa chuộng, và ngày càng được ưa chuộng hơn. Trong một đợt phỏng vấn bỏ túi với khoảng 60 phụ nữ được hỏi ý kiến, tất cả mọi người đều chọn Sunsilk làm dầu gội thay vì chọn một nhãn dầu nội địa khác có chất lượng tốt và giá rẻ hơn. Trong cuốn “The Cult of The Luxury Brand” (tạm dịch Mốt Xài Hàng Hiệu Sang Trọng) nêu ra một số dẫn chứng về xu hướng thích xài hàng hiệu của người tiêu dùng. Đặc biệt tại Châu Á, người dân ngày càng thích chọn mua những loại hàng hóa có nhãn hiệu rất đắt tiền (có đến 94% phụ nữ ở Tokyo sử dụng sản phẩm của Louis Vuitton – một nhãn hiệu hàng hóa thuộc loại đắt nhất thế giới). Hẳn việc ưa chuộng các sản phẩm giá cao sẽ cho cảm nhận là sản phẩm tốt hơn, dẫn đến việc sẽ hài lòng hơn khi sử dụng. Dựa trên những phân tích về giá trị của sản phẩm và giá trị của thương hiệu, chúng ta dễ thấy được là một sản phẩm mang thương hiệu sẽ tạo ra 2 loại giá trị khác biệt rất rõ ràng: giá trị lý tính và giá trị cảm tính. Giá trị lý tính: Đây chính là những lợi ích mà một loại hàng hóa, hay một loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng. Cà phê đơn thuần là một loại thức uống gây nghiện và giúp người uống tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn. Uốn tóc là một dịch vụ giúp cho các bà các cô có mái tóc kiểu cách và đẹp hơn. Nếu một sản phẩm không có thương hiệu, nó được gọi là hàng hóa. Giá trị cảm tính: Là một loại giá trị do các thương hiệu mang lại. Khi một loại hàng hóa với những đặc điểm cụ thể tạo nên sự khác biệt, người bán hàng sẽ được gắn thêm tên gọi cho hàng hóa đó để người tiêu dùng dễ phân biệt, dễ nhận biết. Chính cái tên mà người bán hàng gắn cho loại sản phẩm có những đặc điểm khác biệt là lý do để cho chúng ta phải trả thêm tiền để mua sản phẩm đó. Nói một cách khác, sản phẩm đó có kèm theo thương hiệu. Thương hiệu cà phê Highland có giá trên dưới 20 ngàn một ly, trong khi ly cà phê của dì Ba bán ở góc đường (cũng ngon không kém) thì giá chỉ có 4 ngàn đồng. Dịch vụ cũng vậy, uốn một cái đầu tại tiệm uốn tóc bình dân Hồng ở trong xóm giá chỉ 100 ngàn đồng, nhưng cũng uốn một kiểu tóc tương tự ở tiệm Khôi sang trọng thì giá suýt soát 1 triệu đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt về giá cả không chỉ bởi cái tên thương hiệu. Trên thực tế, sự chênh lệch về giá ở đây thể hiện mức độ cảm nhận, hay nói cách khác là lượng cảm xúc tốt mà người khách hàng có được từ sản phẩm hay dịch vụ có cái tên đặc thù đó. 4. Hãy xem xét sự khác biệt. Trước hết, tất cả mọi người đều phải công nhận rằng hàng hiệu thứ thật luôn luôn có những đặc điểm khác biệt vượt trội với chất lượng “không thể chê vào đâu được”. Kế đến là nó tạo ra các giá trị cảm tính như sự tự hào, sự hãnh diện và rất tự tin cho người xài hàng hiệu. Làm sao mà lại có thể không tự hào khi bạn mặc một chiếc áo sơ mi “hàng độc” có giá đến 6 triệu đồng, đeo một cái thắt lưng có giá 18 triệu đồng và đi một đôi giày da nai “chính hiệu” có giá gần 30 triệu đồng,… Một thương hiệu đắt tiền luôn tạo ra sự khao khát của người tiêu dùng và làm cho họ thỏa mãn hơn rất nhiều so với một nhãn hiệu bình dân. Như vậy sự thỏa mãn chính là điều khác biệt cơ bản. Một thương hiệu bình dân sẽ đáp ứng cho những nhu cầu cơ bản của khách hàng bằng các giá trị lý tính, nhưng một thương hiệu cao cấp sẽ tạo ra thêm những giá trị cảm tính và các giá trị cảm tính này là loại mà không dễ gì mà người tiêu dùng có được (như sự hãnh diện, sự thỏa mãn, sự tự tin,…). Các giá trị cảm tính này thực tế là các cảm xúc tốt ở mức độ cao và sẽ xuất hiện mỗi khi nhãn hiệu được sử dụng. Bạn nên biết rằng giá trị của một vật chính là lượng cảm xúc tốt mà vật đó mang lại cho người sử dụng. Đây cũng là điểm khác biệt lớn hoặc rất lớn về giá bán giữa nhãn hiệu thường và nhãn hiệu cao cấp. Để tạo ra một thương hiệu “đắt tiền” là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi nếu người tiêu dùng không “cảm thấy” và không tin rằng thương hiệu có giá trị đúng như giá bán thì chắc chắn họ sẽ không thể nào có được cái cảm giác sử dụng “hàng hiệu” và không đời nào họ bỏ tiền ra để mua. Theo những phân tích trên đây, việc tạo ra một nhãn hiệu cao cấp sẽ đòi hỏi rất nhiều tiền bạc cũng như nhiều thời gian. Để duy trì sự “cao cấp” đó thì còn là việc khó khăn hơn nữa. Thật may mắn là cuối cùng, những người làm nghề xây dựng nên các thương hiệu đắt tiền đã có thể tự hào rằng mình đang làm những việc rất có đạo đức chứ không phải là việc phi đạo đức như nhiều người lầm tưởng. Bằng việc tạo ra những thương hiệu cao cấp và cực kỳ sang trọng, người làm thương hiệu đã mang lại cho người tiêu dùng những cảm giác thỏa mãn, những phút giây hạnh phúc không dễ có được trong cuộc sống. Hàng hiệu là một công cụ làm cho sản phẩm, hay dịch vụ trở nên đầy cảm hứng, tạo ra sự thỏa mãn và hài lòng cho hàng ngàn hoặc hàng triệu người trong cái thế giới đầy stress và buồn tẻ này. Tóm lại, giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó được tạo nên từ giá trị lý tính và giá trị cảm tính. Tuy nhiên đó cũng chưa phải là tất cả. 5. Sự hy sinh nằm sau thương hiệu cao cấp Một chiếc túi Longchamp bán với giá 500$ trong khi giá thành SX chỉ khoảng bằng 1/10, giày Nike giá bán 200$ trong khi giá thành 15$, Giày da nai chính hiệu giá 30mil VND khoảng 1 năm tiền lương của lao động phổ thông. Người tiêu dùng bị bóc lột, họ phải trả nhiều tiền cho những giá trị vô hình, mà giá trị vật chất của chúng không hơn các SF no-name khác. Điều đó nghe thật bất công. Nhưng thử đứng ở góc độ của các thương hiệu cao cấp xem để có được giá bán như vậy họ đã phải hy sinh những gì? Năng khiếu trời cho [...]... tại thì công ty của ông còn được học tập ý tưởng kinh doanh mới, để sáng tạo và phát triển mạnh hơn 2 Đưa đạo đức vào trong kinh doanh Hầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình Dựa trên kinh nghiệm từ nhiều công ty trên thế giới và kết... một bộ những quy tắc đạo đức thống nhất Bộ quy tắc này được xem là một cẩm nang hướng dẫn cho nhân viên và là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức trong doanh nghiệp Nội dung của bộ quy tắc đạo đức nên bao gồm bốn phần chính: 1 Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp; 2 Cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên; 3 Các giá trị đạo đức và trách nhiệm... đó đạo đức trong kinh doanh không phải là những nội quy cứng nhắc trên giấy mà sẽ trở thành một nét văn hóa sống động trong công ty c Các chương trình Huấn luyện về đạo đức Xây dựng một bộ quy tắc chỉ là bước đầu đưa đạo đức trở thành nét văn hóa sống động trong công ty Bộ quy tắc dù đầy đủ và rõ ràng đến đâu cũng không thể bao quát hết tình hình thực tế Vì thế, việc hiểu và thực hiện đạo đức trong doanh. .. II./ Đạo Đức Kinh Doanh của Doanh Nhân đối với Đối Tác và “Đối Thủ”: 1 Hành vi trái với đạo đức kinh doanh Một doanh nhân Việt kiều về Việt Nam làm ăn, do không thể đứng tên công ty, đã nhờ một người bạn chí cốt đứng tên giùm và cho hùn một phần vốn vào đó Thời gian sau, công ty ăn nên làm ra, người bạn chí cốt vì mê tiền và danh vọng nên đã tìm cách hất luôn người chủ thật sự của công ty ra khỏi doanh. .. giá trị đạo đức, cho dù trong nhiều trường hợp phải chịu thua thiệt, và sự gương mẫu trong việc thực hiện những giá trị này của lãnh đạo sẽ tạo niềm tin và động lực cho mọi người cùng nhau làm ăn chân chính b Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất Phạm trù đạo đức thường rất rộng và trừu tượng, nhiều khi còn mang tính chủ quan Do đó, để cụ thể hóa việc thực hiện các vấn đề đạo đức, mỗi doanh nghiệp... hiện đạo đức trong doanh nghiệp a Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo Thực tế cho thấy nhiều hành vi phi đạo đức của các nhân viên là do ảnh hưởng xấu từ cấp lãnh đạo Nếu lãnh đạo đồng tình tiếp tay cho các hành vi như khai man thuế, làm gian, làm ẩu, qua mặt đối tác thì không thể đòi hỏi sự trung thực của nhân viên "Thượng bất chính hạ tắc loạn" ! Ngược lại, sự quyết tâm tôn trọng các giá trị đạo. .. trách nhiệm mà nhân viên phải thực hiện đối với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và cộng đồng; 4 Các phương thức thông tin và cách giải quyết các vướng mắc liên quan đến đạo đức Như vậy, trong bộ quy tắc đạo đức thì trách nhiệm của doanh nghiệp và lãnh đạo được nêu ra trước, sau đó mới đề cập đến trách nhiệm của nhân viên Trong thực tế, các công ty ở Mỹ và Canada thường có những bộ quy... Xin hỏi nếu người nhà cán bộ trong công ty uống phải sữa do công ty sản xuất và được xác định là bị “sạn thận” thì sao? Đạo đức kinh doanh ở đâu? Đạo đức con người để ở đâu? Nhân đây tôi đề nghị công ty: 1 Xin lỗi người tiêu dùng công khai trên báo đài 2 Tiến hành các kiểm tra toàn diện và chi tiết đối với toàn bộ nguyên vật liệu của công ty để bảo đảm không có melamine trong nguyên vật liệu và sản... phần của một vài doanh nghiệp có thể bị nhỏ lại, nhưng điều quan trọng là doanh số của tất cả đều tăng Một điểm lợi nữa là các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển Một doanh nhân từng chia sẻ, trong ngành của ông có hai doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 15% thị phần Nếu thật sự muốn chiếm trên 80% thị phần ông có thể giảm giá và dùng nhiều chiêu cạnh tranh khác để đưa hai doanh nghiệp kia... người khác và dán mác của mình lên Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh nhân Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với chính bản thân mình III./ Kinh doanh vô đạo đức: 1 Với những hành vi biết trước hậu quả nghiêm trọng như việc trộn bột đá vào bánh kẹo thì cần phải . hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh: Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không. được học tập ý tưởng kinh doanh mới, để sáng tạo và phát triển mạnh hơn. 2. Đưa đạo đức vào trong kinh doanh Hầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan. Khái niệm Đạo Đức trong kinh doanh : Khái niệm đạo đức thương trường đã có nền móng tự hàng nghìn năm trước. Aristotle đã từng nói không ít điều có thể coi là cơ sở của đạo đức kinh doanh thời

Ngày đăng: 03/02/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Thương hiệu trong nền kinh tế thị trường:

  • 2. Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh?

  • 3. Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá

  • 4. Hãy xem xét sự khác biệt.

  • 5. Sự hy sinh nằm sau thương hiệu cao cấp

  • 6. Cơ hội tồn tại

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan