Tiểu luận môn tài chính quốc tế THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM

49 785 0
Tiểu luận môn tài chính quốc tế THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn tài chính quốc tế THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM Ngoại hối (The foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Ngày nay, các phương tiện thanh toán quốc tế được thể hiện bằng các tài sản tài chính (financial assets). Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:

MỤC LỤC PHẦN I. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1 I. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1 1. Tổng quan về thị trường ngoại hối 2 1.1. Khái niệm ngoại hối 2 1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối- (the foreign exchange Market- FOREX hay FX) 3 1.3 Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối 3 1.3.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients) 3 1.3.2. Các ngân hàng thương mại (Commercial banks) 4 1.3.3. Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers) 4 1.3.4. Các ngân hàng Trung ương (Central banks) 4 2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối 5 3. Chức năng của thị trường ngoại hối 6 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng 17 3.3. Biến động giá dầu và biến động thị trường chứng khoán 20 PHẦN II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM 21 1.Về cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái 21 2.2. Những hạn chế của Thị trường ngoại hối Việt Nam 32 PHẦN I. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG I. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Tổng quan về thị trường ngoại hối 1.1. Khái niệm ngoại hối Ngoại hối (The foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. 1 Ngày nay, các phương tiện thanh toán quốc tế được thể hiện bằng các tài sản tài chính (financial assets). Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm: - Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền kim loại, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền. - Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, như séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng (Banker’s Acceptances- BAs), hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác. - Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với vai trò là (phương tiện thanh toán) trong thanh toán quốc tế. - Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ Khái niệm ngoại hối thường được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia. Theo pháp lệnh số28/2005/PLUBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN, khái niệm ngoại hối được quy định tại Điều 4, khoản 1 . Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm: - Mua bán các đồng tiền khác nhau. - Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế. 1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối- (the foreign exchange Market- FOREX hay FX) Chúng ta thấy rằng, một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại nội địa với thương mại quốc tế là: - Thương mại nội địa thường chỉ liên quan đến đồng nội tệ. 2 - Trong khi đó, thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi các đồng tiền khác nhau của các quốc gia. Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật bằng đồng yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng đồng EURO, cho nhà xuất khẩu Anh bằng đồng bảng Anh… Với lý do này, để thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường. Nghĩa là, một trong hai bên (mua hoặc bán) phải liên quan đến mua bán ngoại tệ. Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đông tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối. Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán, bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank. 1.3 Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối 1.3.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients) Nhóm khách hàng mua bán lẻ bao gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích: - Chuyển đổi ngoại tệ. - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá Như vậy, nhóm khách hang mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi) 1.3.2. Các ngân hàng thương mại (Commercial banks) Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích: 3 - Cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì là mua hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán. - Kinh doanh cho chính mình, tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc goại bảng của ngân hàng. Trên Interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức: - Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau (Direct Interbank) - Giao dịch gián tiếp với nhau qua môi giới (Indirect Interbank) 1.3.3. Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers) Các nhà môi giới là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối. Phương thức giao dịch qua môi giới có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hang khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá trong tay (inside rate). Tuy nhiên giao dịch qua môi giới có nhược điểm là: các ngân hang phải trả cho nhà môi giới một khoản phí (gọi brokerage fee), làm cho tỷ giá mua bán hẹp lại. 1.3.4. Các ngân hàng Trung ương (Central banks) Ngân hàng Trung ương tham gia Forex nhằm 3 mục đích: - Can thiệp lên tỷ giá: Nhìn chung, các NHTW không thờ ơ trước sự biến động của tỷ giá đối với đồng tiền do mình phát hành. Do đó, mặc dù hầu hết các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển được thả nổi từ năm 1973, nhưng trên thực tế, các NHTW vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi. Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. NHTW tiến hành mua nội 4 tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu; và tiến hành bán nội tệ ra khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ đó tỷ giá được duy trì cố định. - Mua bán chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Do tỷ giá của các đồng tiền dự trữ thường xuyên biến động, nên các NHTW một mặt phải đa dạng hóa cơ cấu dự trữ, mặt khác có thể tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối của mình. - NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ. 2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối - Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đông tiền khác nhau, do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian. - Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. - Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng TW. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. - Các nhóm Thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex, fax. Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả, cho nên tuy các thành viên tham gia thị trưởng ở rất xa nhau nhưng họ vẫn có cảm giác là đang cùng hoạt động dưới một mái nhà chung. - Do thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lương giao dịch cực lớn, công nghệ hoàn hảo, hàng hóa (ngoại tệ) đồng chất (không có rủi ro về hàng hóa), dẫn đến chi phí giao dịch rất thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả. Điều này được thể hiện ở chỗ các tỷ giá niêm yết trên các thị trường hầu như là thống nhất với nhau, nghĩa là mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường là không đáng kể. - Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia (điều này cũng có nghĩa là có tới 83% các giao 5 dịch trên FOREX là có mặt của USD). Như vậy, USD đóng vai trò là đồng tiền trung gian trong trao đổi trên FOREX, các giao dịch mua bán hầu hết phải qua USD. - Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý… nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển. - Doanh số mua bán ròng toàn cầu, tại thời điểm năm 2000 ước tính vào khoảng 1500 tỷ USD/ngày; thị trường hoạt động tích cực nhất là Lodon, sau đó là New York, Tokyo, Singapore, Frankfurt… Đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất. 3. Chức năng của thị trường ngoại hối Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là: Nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài ra thị trường ngoại hối còn có một số chức năng khác, như: - Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia - Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thi trường. - Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. - Thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế. 4. Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối hoạt động và phát triển dưới tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan 4.1. Quy luật của thị trường Trong nền kinh tế, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế đều phải vận hành theo qui luật khách quan của thị trường, đó là qui luật giá trị, qui luật cung-cầu, qui luật cạnh tranh. Những qui luật này chi phối việc lập kế hoạch, chiến lược sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tài chính có giao dịch liên quan đến ngoại tệ, tác động đến nhu cầu về ngoại 6 tệ của những chủ thể đó sẽ thay đổi dẫn đến sự biến động của tỷ giá là giá cả của hàng hóa trên thị trường. Nếu một cơ chế tỷ giá cứng ngắc sẽ làm triệt tiêu động lực bảo hiểm rủi ro tỷ giá và ngăn cản những người tham gia thị trường phát triển kỹ năng quản lý rủi ro ngoại hối và làm chậm sự phát triển của thị trường phái sinh. Ngược lại, tỷ giá biến động dẫn đến làm thay đổi lợi nhuận của các chủ thể có giao dịch liên quan đến ngoại tệ và làm tăng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Cũng như tạo cơ hội cho nhà đầu cơ tham gia mua bán tiền tệ để tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự kỳ vọng về biến động của tỷ giá. Một TTNH được điều hành và hoạt động bằng những biện pháp hành chính, áp đặt tỷ giá theo ý muốn chủ quan của nhà điều hành tách rời với giá thị trường sẽ vi phạm qui luật giá trị và qui luật cung cầu. Khi đó tỷ giá chính thức chỉ mang tính danh nghĩa, giao dịch trên hệ thống ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại, tạo cơ hội cho thị trường không chính thức hoạt động. TTNH sẽ triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường bằng những chính sách ưu tiên cho chủ thể kinh tế nhà nước hơn các chủ thể kinh tế khác, khi đó sẽ dẫn tới những hành vi tiêu cực trong kinh doanh hạn chế sự phát triển của thị trường. Tôn trọng qui luật khách quan của thị trường sẽ tạo điều kiện cho thị trường vận hành đúng với chức năng vốn có của nó; Vấn đề đặt ra cho những nhà quản lý là hãy lập và điều hành chính sách phù hợp với cơ chế thị trường để thông qua qui luật thị trường đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra. 4.2. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Xu hướng phát triển kinh tế của các quốc gia hiện nay là hướng tới hội nhập kinh tế, là mở cửa nền kinh tế và tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà có mức độ mở cửa khác nhau. Điều này nói lên rằng các quốc gia không thể tự thỏa mãn nhu cầu của chính mình, mà phải tiến hành chuyên môn hóa sản xuất xuất khẩu những hàng hóa và dịch vụ có lợi thế so sánh và nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ không có lợi thế so sánh. Như vậy, khi quá trình toàn cầu hoá càng phát triển, mức độ mở cửa của các nền kinh tế càng lớn thì chu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia sẽ càng tăng, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Và một khi còn tồn tại các đồng tiền khác nhau giữa các quốc gia, giữa các khu vực thì dẫn đến nhu cầu trao 7 đổi tiền tệ càng nhiều để đáp ứng với đà phát triển của thương mại và dịch vụ quốc tế từ đó tác động đến hoạt động của TTNH. Bên cạnh chu chuyển hàng hóa và dịch vụ phát triển, toàn cầu hóa còn đưa đến việc mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn quốc tế. Một quốc gia mở cửa TTTC sẽ mang lại những lợi ích nhất định, tăng nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Những nhà đầu tư, những người đi vay sẽ có cơ hội tiếp cận với các dòng vốn có chi phí và lãi suất cạnh tranh thông qua TTTC, bên cạnh đó trên TTTC quốc tế còn cho phép những nhà đầu tư tài chính tìm kiếm khả năng sinh lời cao và giảm được rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế. Như vậy, khi mở cửa TTTC sẽ tạo điều kiện để quá trình luân chuyển vốn giữa các quốc gia phát triển nhu cầu chuyển đổi tiền tệ sẽ càng tăng giúp cho hoạt động trên TTNH phát triển. Đây là một tác động vừa mang yếu tố khách quan vừa có yếu tố chủ quan: khách quan là bởi vì nền kinh tế thế giới hiện nay đứng trước nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu càng gia tăng mà nguồn tài nguyên càng cạn kiệt thì sự liên kết hợp tác để tận dụng những thế mạnh của những quốc gia, khu vực khác là sự vận động theo qui luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế thị trường, còn chủ quan là tùy thuộc vào chính sách mức độ hội nhập cuả từng quốc gia. Khi một nền kinh tế mở cửa với thế giới, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh cùng với luồng vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong trường hợp Việt Nam khi khoảng 90% tổng giá trị nhập khẩu là hàng tư liệu sản xuất và xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới. Những biến động của giá nguyên vật liệu cũng như cầu giảm sút do khủng hoảng kinh tế là những nhân tố ảnh hưởng đến nhập siêu của Việt Nam và ảnh hưởng đến nguồn cung cầu ngoại tệ. Quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến việc mở rộng kiểm soát ngoại hối của các nước. Quá trình tự do hóa kiểm soát ngoại hối vừa thúc đẩy sự phát triển của TTLNH vừa tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ phái sinh hoạt động bởi vì trong thế giới mà chính sách tỷ giá thả nổi được toàn cầu hóa, thì rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cũng như các ngân hàng sẽ gia tăng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. 8 Tuy nhiên, quá trình mở cửa sẽ làm cho nền kinh tế của một quốc gia đối mặt với những biến động từ bên ngoài. Trong một thế giới mà ở đó các thị trường liên kết với nhau sẽ làm cho mức tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ lạm phát … của các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lẫn nhau và nếu đó là những sự kiện như khủng hoảng kinh tế, tài chính của khu vực sẽ làm suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia, giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, tác động đến doanh số giao dịch trên TTNH sẽ sụt giảm. Bên cạnh đó, còn có tác động của các yếu tố: sự phát triển công nghệ thông tin, qui mô ngày càng lớn của các giao dịch tài chính và những rào cản về tài chính thương mại bị bãi bỏ theo yêu cầu của hội nhập, đã dẫn đến sự tăng tốc độ chu chuyển các luồng vốn và trao đổi thương mại, hình thành nên một mạng lưới tài chính toàn cầu với sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các trung tâm tài chính. Những tin tức thị trường mau chóng lan truyền giữa các châu lục và tạo ra phản ứng dây chuyền trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư, đầu cơ trên toàn cầu cũng như dễ dàng gây ra hiệu ứng “domino” trên toàn cầu khi một thị trường tài chính của khu vực nào bị khủng hoảng. 4.3. Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia TTNH của mỗi quốc gia là nơi mà các chính sách kinh tế, tiền tệ được thực hiện, những chính sách này sẽ tác động đến hoạt động và phát triển của TTNH mà trực tiếp là chính sách quản lý ngoại hối. Quản lý ngoại hối hay còn được gọi là kiểm soát ngoại hối, là một hệ thống những qui định pháp lý mà trong đó có những hạn chế trong trao đổi, vay, mượn, những khoản thu và chi trong cán cân thanh toán của một quốc gia. Đối với những mục tiêu đầu tư quốc tế quản lý ngoại hối nhằm kiểm soát, quản lý các luồng vốn di chuyển vào và ra khỏi quốc gia Vì thế, chính sách quản lý ngoại hối bao gồm: chính sách tỷ giá, chính sách kết hối, chính sách lưu thông, kinh doanh và thanh toán ngoại hối vv Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối là nhằm đạt mục tiêu ổn định TTNH, tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị tiền tệ, bảo tồn nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế. 4.3.1. Chính sách tỷ giá 9 Chính sách tỷ giá là những chủ trương biện pháp của chính phủ thông qua cơ chế điều hành nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Tỷ giá là một biến số kinh tế quan trọng, tác động đến nền kinh tế với mức ảnh hưởng khác nhau ở các mặt hoạt động khác nhau, với TTNH chính sách tỷ giá sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp như sau: (1) Một tỷ giá hối đoái phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ có tác động khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá gia tăng lượng ngoại tệ trên TTNH. (2) Tỷ giá được xác định đúng là giá cả của thị trường sẽ tạo cơ sở cho các giao dịch trên TTNH phát triển. (3)Một chế độ tỷ giá phù hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín đồng bản tệ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế thu hút luồng vốn đầu tư chảy vào gia tăng lượng ngoại tệ tạo cơ hội cho dòng chảy ngoại tệ được thông suốt. Lựa chọn một chính sách tỷ giá hợp lý phải tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị, phương hướng phát triển kinh tế và nhất là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Xuất phát từ mục tiêu đặt ra và những tác động của chính sách, chính sách tỷ giá gồm 2 nội dung chính như sau: (1) Xác định một chế độ tỷ giá phù hợp Chế độ tỷ giá (exchange rate regime hay còn gọi là cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) phản ảnh cách thức xác định tỷ giá mà chính phủ lựa chọn và cách thức can thiệp vào tỷ giá của NHTW, vì thế chế độ tỷ giá được phân chia thành các chế độ tỷ giá đặc trưng là: Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ theo đó NHTW công bố và cam kết để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Vai trò của NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định và chỉ biến động trong một biên độ hẹp. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên TTNH mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW.Vai trò của NHTW chỉ tham gia trên TTNH với tư cách là một thành viên bình thường, 10 [...]... chiều): vàng và chứng khoán là hai kênh đầu tư lớn trên thị trường tài chính Khi chứng khoán mất điểm, nhiều nhà đầu tư sẽ chuyển sang kênh vàng làm giá vàng tăng và ngược lại 20 Bên cạnh đó, còn có các yếu tố tâm lý, các yếu tố ngoại tệ mạnh, lạm phát kỳ vọng … ảnh hưởng tới thị trường vàng và giá vàng trên thị trường PHẦN II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM I THỊ TRƯỜNG NGOẠI... đó là: thị trường chính thức và thị trường không chính thức Thị trường chính thức bao gồm thị trường liên ngân hàng và thị trường giao dịch giữa ngân hàng và các khách hàng Thị trường liên ngân hàng được coi là thị trường giao dịch chính thức ở các quốc gia, nhưng tại Việt Nam, sự phát triển và hình thành của thị trường này còn có nhiều đặc điểm chưa tương xứng với vai trò của nó Thị trường ngoại tệ... thể thấy thị trường ngoại hối của Việt Nam có nhiều biến động do những tác động từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính, cũng như trong nước Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách bình ổn thị trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ 1 Về thị trường giao dịch Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 2 loại thị trường ngoại hối... trường tài chính Trong thời gian tới, thị trường này sẽ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối Bên cạnh đó, thị trường tự do, chịu tác động của các chính sách thắt chặt hoạt động kinh doanh từ Chính Phủ đang dần thu hẹp lại, và tỷ trọng cũng ngày càng giảm II THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM (giai đoạn 2008 – 2012) 1 Thực trạng thị trường vàng tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 Nhìn lại... đã có tác động tiêu cực đến thị trường vàng và thị trường ngoại hối trong nước Khi đó tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vượt lên trên mức tỷ giá trần, trạng thái ngoại tệ âm cao hơn, doanh số mua bán ngoại tệ giữa các Tổ chức tín dụng với khách hàng giảm Để ổn định tâm lý, khôi phục sự bình ổn cho thị trường vàng và thị trường ngoại hối, NHNN đã kịp thời triển khai các... cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái Năm 2008 Đây là giai đoạn khủng hoảng kinh tế tại Mỹ lan ra, gây tác động đến nhiều yếu tố trên thị trường tài chính thế giới Và thị trường ngoại tệ của Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng Do tác động từ diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường ngoại hối trong năm 2008 ở Việt Nam đã có nhiều biến động trái chiều Cán cân cung – cầu ngoại. .. lớn nếu phân tích và nhận định đúng xu hướng thị trường Ngoài tính chất sôi động của thị trường, điều làm cho thị trường vàng đem lại lợi nhuận lớn chính là ở đòn bẩy tài chính cao tới 100 lần Thị trường vàng giao dịch suốt ngày đêm, bạn có thể giao dịch vào bất kỳ thời gian nào trong ngày Trong thị trường Vàng, giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: kinh tế chính trị, giá dầu, giá USD, chiến tranh, khủng... giá vàng trong nước càng khó kiểm soát Biến động về cầu vàng: Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 8 trên thế giới Tổng nhu cầu vàng cả năm 2011 của Việt Nam tăng 23% từ mức 81,4 tấn trong năm 2010 lên mức 100,3 tấn năm 2011 Trong khi nhu cầu vàng nữ trang của Việt Nam năm 2011 giảm 9% còn 13 tấn, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng đã tăng 30% lên 87,3 tấn Nhu cầu vàng trên thị trường vàng việt Nam. .. tin về thị trường vàng, thị trường ngoại hối và các chính sách của NHNN, đặc biệt là các nội dung mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại Nghị định 95/NĐ-CP; Can thiệp, bình ổn thị trường thông qua việc cấp phép cho các công ty kinh doanh vàng và một số NHTM được nhập khẩu vàng và bán một phần số vàng huy động, giữ hộ tồn quỹ để can thiệp thị trường vàng, ... I THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM (giai đoạn 2009 – 2012) Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, do tác động từ cuộc khủng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường quốc tế biến động mạnh, kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn Điều này khiến cho thị trường ngoại hối trong nước diễn biến phức tạp hơn nhiều so với trước, nhiều thời điểm cung cầu ngoại tệ mất cân đối, thị trường ngoại hối căng thẳng Trong

Ngày đăng: 03/02/2015, 11:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG

    • I. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

      • 1. Tổng quan về thị trường ngoại hối

        • 1.1. Khái niệm ngoại hối

        • 1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối- (the foreign exchange Market- FOREX hay FX)

        • 1.3 Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối

          • 1.3.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients)

          • 1.3.2. Các ngân hàng thương mại (Commercial banks)

          • 1.3.3. Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers)

          • 1.3.4. Các ngân hàng Trung ương (Central banks)

          • 2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối

          • 3. Chức năng của thị trường ngoại hối

            • 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng

              • 3.3. Biến động giá dầu và biến động thị trường chứng khoán

              • PHẦN II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM

                • 1.Về cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái

                  • 2.2. Những hạn chế của Thị trường ngoại hối Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan