CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP TRONG KÌ THI TN THPT

5 860 1
CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP TRONG KÌ THI TN THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁI DẠNG TOÁN ĐIỂN HÌNH TRONG KÌ THI TN THPT MÔN HÓA 1. Cho 8,8 gam CH 3 COOC 2 H 5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH 3 COONa thu được là: A. 12,3 gam. B. 16,4 gam. C. 4,1 gam. D. 8,2 gam. 2. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam CH 3 COOC 2 H 5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 19,2. B. 9,6. C. 8,2. D. 16,4. 3. Cho 6,0 gam HCOOCH3 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối HCOONa thu được là: A. 4,1 gam. B. 6,8 gam. C. 3,4 gam. D. 8,2 gam. 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một este X no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là: A. C 2 H 4 O 2 . B. C 3 H 6 O 2 . C. CH 2 O 2 . D. C 4 H 8 O 2 . 5. Thủy phân 8,8g este X có công thức C 4 H 8 O 2 bằng dd NaOH vừa đủ thu được 4,6g ancol X và thu được bao nhiêu gam muối: A. 4,1g B. 4,2g C. 8,2g D. 3,4g 6. Cho 6g một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100ml dd NaOH 1M. Tên gọi của este dó là: A. etyl axetat B. propyl fomiat C. metyl axetat D. metyl fomiat 7. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2g hỗn hợp gồm 2 este HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 bằng dd NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dd NaOH tối thiếu cần dùng là: A. 400ml B. 300ml C. 150ml D. 200ml 8. Xà phòng hóa 8,8g etyl axetat bằng 200ml dd NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 3,28g B. 8,56g C. 8,2g D. 10,4g 9. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là: A. 36,0. B. 16,2. C. 9,0. D. 18,0. 10. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là: A. 184 gam. B. 92 gam. C. 276 gam. D. 138 gam. 11. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là: A. 250 gam. B. 360 gam. C. 270 gam. D. 300 gam. 12. Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO 2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là: A. 23,0g. B. 18,4g. C. 27,6g. D. 28,0g. 13. Khử glucozơ bằng hidro để tạo socbitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam socbitol với hiệu suất 80% là A. 2,25 gam B. 22,5 gam C. 1,44 gam D. 14,4 gam 14. Khi lên men 360g glucozo với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là: A. 184g B. 276g C. 92g D. 138g 15. Cho m(g) glucozo lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20g kết tủa. Giá trị của m là: A. 14,4 B. 45 C. 11,25 D. 22,5 16. Từ 16,2 tấn xenxulozo người ta sản xuất được m tấn xenxulozo trinitrat (H = 90%). Giá trị của m là: A. 26,73 B. 33 C. 25,46 D. 29,7 17. Phân tử khối trung bình của xenxulozo là 1620000. Giá trị n trong phân tử là: A. 10000 B. 8000 C. 9000 D. 7000 18. Lên men 41,4g glucozo với H=80% lượng khí thu được hấp thụ hoàn toàn vào dd nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là: A.18,4 B. 28,75 C. 36,8 D. 23 19. Cho m(g) glucozo lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nước vôi trong dư thu được 120g kết tủa với H=60%. Giá trị của m là: A. 225g B. 112,5g C. 120g D. 180g 20. Xenxulozo trinitrat được điều chế từ xenxulozo và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfiric đặc nóng. Để có 29,7kg xenxulozo trinitrat, cần dung dd chứa m(kg) axit nitric (H=90%). Giá trị của m là: A. 42kg B. 30kg C. 10kg D. 21kg 21. Cho 500g benzen phản ứng với HNO 3 (đặc) có mặt H 2 SO 4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu H=78% thì khối lượng anilin thu được là: A. 456g B. 564g C. 465g D. 546g 22. Cho 9,3g anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là: A. 11,95g B. 12,95g C. 12,59g D. 11,85 23. Cho 5,9g propylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là: A. 8,15g B. 9,65g C. 8,1g D. 9,55g 24. Trung hòa 11,8g một amin đơn chức cần 200ml dd HCl 1M. CTPT của X là: A. C 2 H 7 N B. CH 5 N C. C 3 H 9 N D.C 3 H 7 N 25. Cho 10g amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư) thu được 15g muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 8 B. 7 C. 5 D. 4 26. Đốt cháy hoàn toàn 0,2mol metylamin sinh ra V lít N 2 (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48 B. 1,12 C. 2,24 D. 3,36 27. Cho 7,5g axit aminoaxetic (H 2 N–CH 2 –COOH) phản ứng hết với HCl. Khối lượng muối thu được là: A. 43g B. 44g C. 11,05g D. 11,15g 28. Cho m(g) alanin phản ứng hết với dd NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1g . Giá trị m đã dùng là: A. 9,9g B. 9,8g C. 8,9g D. 7,5g 29. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 200. B. 100. C. 150. D. 50. 30. Một loại PE có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietylen đó gần bằng: A. 920 B. 1230 C. 1529 D. 1786 31. Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của PVC là: A. 12000 B. 15000 C. 24000 D. 25000 32. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H 2 (ở đktc) là: A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít. 33. Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là: A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít. 34. Hoà tan 22,4 gam Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 2,24. C. 8,96. D. 3,36. 35. Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là: A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 14,96 gam. D. 27,2 gam. 36. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m: A. 2,0. B. 2,2. C. 6,4. D. 8,5. 37. Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư), thu được 0,2 mol khí H 2 . Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là: A. 1,8 gam và 7,1 gam. B. 2,4 gam và 6,5 gam. C. 3,6 gam và 5,3 gam. D. 1,2 gam và 7,7 gam. 38. Cho 0,11 mol khí CO 2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối. Số (g) mỗi muối trong hỗn hợp là: A. 0,84 và 10,6. B. 0.42 và 11,02. C. 1,68 và 9,76. D. 2,52 và 8,92. 39. Cho 0,02 mol Na 2 CO 3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO 2 thoát ra (ở đktc) là: A. 0,672 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít. 40. Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO 3 1M cần dùng là: A. 40 ml. B. 20 ml. C. 10 ml. D. 30 ml. 41. Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2 (ở đktc) thoát ra là: A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. 42. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là: A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 600 ml 43. Hòa tan m (g) Na kim loại vào nước thu được dung dịch A . Trung hòa dung dịch A cần 100 ml dung dịch H 2 SO 4 1M. Tính m. A. 2,3 g B. 4,6 g C. 6,9 g D. 9,2 g 44. Hòa tan hết 7,6 g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba 45. Cho 10g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít H 2 (đktc), dd X và m(g) kim loại không tan. Giá trị của m là: A. 4,4 B. 5,6 C. 3,4 D. 6,4 46. Ngâm một lá kẽm trong 100ml dd AgNO 3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm: A. giảm 0,65g B. tăng 1,51g C. giảm 0,755g D. tăng 1,3g 47. Ngâm một đinh sắt trong 200ml dd CuSO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dd, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO 4 là: A. 1M B. 0,5M C. 2M D. 1,5M 48. Cho 9g hợp kim nhôm tác dụng với dd NaOH đặc, nóng (dư) thoát ra 10,08 lít khí (đktc), còn các thành phần của hợp kim không phản ứng. Thành phần % của nhôm trong hợp kim: A. 75% B. 80% C. 90% D. 60% 49. Cho 11,8g hỗn hợp Al, Cu tác dụng với dd NaOH (dư). Sau phản ứng thể tích khí H 2 sinh ra là 6,72 lít (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là: A. 6,4g B. 1,0g C. 9,1g D. 3,7g 50. Để khử hoàn toàn 8g bột Fe 2 O 3 bằng bột Al thì khối lượng bột nhôm cần dùng là: A. 8,1g B. 1,35g C. 5,4g D. 2,7g 51. Hòa tan hoàn toàn 2,7g Al bằng dd HNO 3 (loãng, dư) thu được V lít khí không màu hóa nâu ngoài khôn khí (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 4,48 C. 3,36 D. 1,12 52. Cho 10g một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là: A. Ba B. Mg C. Ca D. Sr 53. Hòa tan 8,2g hỗn hợp CaCO 3 và MgCO 3 trong nước cần 2,016 lít khí CO 2 (đktc). Số gam mỗi muối trong hỗn hợp là: A. 2g và 6,2g B. 6,1g và 2,1g C. 4g và 4,2g D. 1,48g và 6,72g 54. So sánh (1) là thể tích H 2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH và (2) là thể tích N 2 duy nhất thu được khi cho cùng lượng Al trên tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, dư trong cùng điều kiện, ta thấy: A.(1) gấp 5 lần (2) C. (1) bằng (2) B. (2) gấp 5 lần (1) D. (1) gấp 2,5 lần (2) 55. Hòa tan hết m(g) hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng thoát ra 0,4mol khí, còn trong lương dư dd NaOH thì thu được 0,3mol khí. Giá trị của m là: A. 11 B. 12,28 C. 13,7 D. 19,5 56. Dùng m(g) Al để khử hết 1,6g Fe 2 O 3 (pứ nhiệt nhôm). Cho sản phẩm sau pứ tác dụng với lượng dd NaOH thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là: A. 0,54 B. 0,81 C. 1,08 D. 1,755 57. Cho 31,2g hỗn hợp bột Al và Al 2 O 3 tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là: A. 21,6g Al và 9,6g Al 2 O 3 C. 16,2g Al và 15g Al 2 O 3 B. 5,4g Al và 25,8g Al 2 O 3 D. 10,8g và 20,4g Al 2 O 3 58. Để 28g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4g. Giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là oxit sắt từ, % sắt đã bị oxi hóa là: A. 48,8% B. 60% C. 81,4% D. 99,9% 59. Hòa tan hết cùng một lượng Fe trong dd H 2 SO 4 loãng dư (1) và dd H 2 SO 4 đặc nóng dư (2) thì thể tích khí sinh ra cùng điều kiện là: A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp rưỡi (1) D. (2) gấp ba (1) 60. Hòa tan Fe trong dd HNO 3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03mol NO 2 và 0,02mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan: A. 0,56g B. 1,12g C. 1,68g D. 2,24g H T Ế . CÁI DẠNG TOÁN ĐIỂN HÌNH TRONG KÌ THI TN THPT MÔN HÓA 1. Cho 8,8 gam CH 3 COOC 2 H 5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư),. xenxulozo là 1620000. Giá trị n trong phân tử là: A. 10000 B. 8000 C. 9000 D. 7000 18. Lên men 41,4g glucozo với H=80% lượng khí thu được hấp thụ hoàn toàn vào dd nước vôi trong dư thì lượng kết tủa. 6,4 46. Ngâm một lá kẽm trong 100ml dd AgNO 3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm: A. giảm 0,65g B. tăng 1,51g C. giảm 0,755g D. tăng 1,3g 47. Ngâm một đinh sắt trong 200ml dd CuSO 4 .

Ngày đăng: 03/02/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan