Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể bưởi thanh trà (citrus grandis (l ) osbeck) ở thành phố huế

53 862 1
Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể bưởi thanh trà (citrus grandis (l ) osbeck) ở thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Từ lâu, bưởi Thanh trà là một trong số các trái cây đặc sản có giá trị của Thừa Thiên Huế, nổi tiếng với hương vị thơm ngon đặc biệt của chúng. Tuy nhiên, ngay tại đây, bưởi Thanh trà được trồng ở các vùng khác nhau cũng có chất lượng khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trên đối tượng Thanh trà nhưng chủ yếu tập trung điều tra về phân bố [1], [2]; đánh giá thực trạng sản xuất [7]; các quá trình dinh dưỡng khoáng cũng như sử dụng phân bón cho Thanh trà [19], [29], [30]; nghiên cứu các tác nhân gây bệnh [14], [21]; nghiên cứu nhân giống [5] chứ chưa có những nghiên cứu về mối quan hệ cũng như sự đa dạng về mặt di truyền của quần thể bưởi Thanh trà. Bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng là loại trái cây đặc sản được người tiêu dùng nhiều nơi trong nước ưa chuộng, nhưng hiện nay sản lượng Thanh trà vẫn còn thấp. Do trồng trọt lâu đời, do các đột biến tự nhiên và các quá trình lai tạo diễn ra trong một thời gian dài nên độ đồng nhất của giống cũng giảm đi, có nhiều dạng kiểu hình mới xuất hiện. Nghiên cứu về sự đa dạng di truyền của quần thể bưởi Thanh trà ở đây là cơ sở để chọn lọc và bảo quản các giống gốc, tạo tiền đề cho việc nhân giống với số lượng lớn sau này. Các kỹ thuật sinh học phân tử là công cụ hữu hiệu, đã được ứng dụng rất rộng rãi để phân tích tính đa dạng di truyền cũng như xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài với nhau. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể bưởi Thanh trà (Citrus grandis (L.) Osbeck) ở thành phố Huế" làm cơ sở cho việc chọn giống Thanh trà sau này. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây bưởi và cây bưởi Thanh trà 1.1.1. Cây bưởi Những ghi nhận lịch sử và phân tích di truyền có thể kết luận chỉ có 3 loài thực sự trong chi Citrus (thanh yên, quýt và bưởi) và nhiều dạng sinh học dưới loài. Cam, chanh, chanh cốm, bưởi chùm mặc dù được thừa nhận rộng rãi nhưng chúng rất giống nhau về mặt di truyền, được tạo ra do chọn lọc, nhân giống bằng chiết ghép hay bằng hạt. Sự khác nhau giữa các dạng này có nguồn gốc từ các đột biến soma. Hơn nữa, nhiều thế hệ cây lai được tạo ra và được con người chọn lọc từ các dạng ăn được hay theo các tiêu chí công nghiệp tạo nên sự đa dạng trong chi Citrus như hiện nay [56]. Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck), còn có các tên khác là C. maxima (J. Burm.) Merr. hay C. decumna L., được biết đến như là cây truyền thống của chi Citrus (Scora, 1975). Bưởi thuộc họ cam chanh (Rutaceae), dưới họ Aurantioidae, tộc Citreaea, dưới tộc Citrinae. Chi này có thể được chia thành hai dưới chi là Citrus và Papeda dựa vào đặc điểm lá, hoa, quả [46]. Hệ thống phân loại của chi Citrus được dùng phổ biến nhất là của Swingle và Tanaka. Swingle (1967) cho rằng chi Citrus có 16 loài, trong khi đó Tanaka (1977) lại cho rằng có đến 162 loài thuộc chi Citrus. Tuy nhiên Scora (1975) lại cho rằng chỉ có 3 loài là thanh yên (C. medica), quýt (C. reticulata), và bưởi (C. grandis; hoặc C. maxima) và Papeda là một nhóm của chi Citrus [46]. Bưởi thuộc cây thân gỗ, cao khoảng 10 m. Lá có phiến to, dày, gân phụ 5-6 cặp, cuống có cánh rộng. Hoa có chùm ngắn, trục có lông, cánh hoa trắng, dài 3,5 cm, tiểu nhụy nhiều, dính nhau. Trái to, gần như tròn. Bộ nhiễm sắc thể 2n=18 [13]. Bưởi là một loài cây ăn quả sống lâu năm, lá thường xanh, thân cây cao, tán cây có dạng hình tròn tự nhiên, hình dẹt hoặc nón. Cành thường to hơn cam, quýt, cành lá phát triển mạnh. Các bộ phận lá, cành, quả khi còn non thường phủ một lớp 2 lông tơ mỏng. Nhìn chung, cây có múi có bộ rễ ăn cạn, các rễ lông mọc yếu nên khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thấp [6], [27]. Bưởi có thể sinh sản hữu tính bằng hạt hay nhân giống bằng giâm, chiết cành. Thông thường bưởi được nhân giống bằng hạt và thường ít được chú ý chăm sóc, chọn lọc nên có xu hướng ngày càng đa dạng so với các loài cây kinh tế khác trong chi Citrus. Bưởi được xem là cây trồng có khả năng thích nghi rộng với khí hậu mặc dù điều kiện sống tự nhiên của chúng là ở vùng nhiệt đới ẩm [58]. Các nhà phân loại thực vật nhận thấy hiện nay bưởi hoang dại không còn tồn tại phổ biến nữa. Nếu có một số loài mọc hoang gần gũi với chi Citrus thì chúng cũng không có quan hệ trực tiếp về mặt di truyền với những loài đang được trồng. Bưởi được trồng trên khắp thế giới, ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, những nơi mà mùa đông có nhiệt độ ôn hòa, cây có thể sống sót và có đủ nước để sinh trưởng, phát triển (Gmitter và cs, 1992). Chất lượng quả bưởi tốt nhất là ở các vùng cận nhiệt đới. Các vùng trồng Citrus phổ biến nhất là châu Mỹ (Brazil, Mỹ, Argentina và Mexico), lưu vực Địa Trung Hải (Nam Âu, Tây Nam Á, Bắc Phi), châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản) và Nam Phi. Theo FAO, sản lượng bưởi và bưởi chùm trên thế giới là 4 triệu tấn, được trồng ở 74 quốc gia với diện tích là 264.000 ha. Mỹ là nước có sản lượng bưởi và bưởi chùm lớn nhất thế giới. Vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Ấn Độ, Bắc Burma và Tây Nam Trung Quốc được xem là trung tâm phát sinh và đa dạng của chi Citrus và những chi có quan hệ gần gũi với nó. Tổng sản lượng quả của chi Citrus toàn cầu trong thời gian 2004-2005 là 105,5 triệu tấn [8], [46]. Bưởi là loài cây ăn quả đặc sản của nước ta, được trồng phổ biến từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Ở nước ta từ lâu đã hình thành những vùng trồng bưởi và những giống bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi đường Hương Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh), bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), bưởi Thanh trà (Thừa Thiên Huế), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai), bưởi Năm roi, bưởi Da xanh (Vĩnh Long) [2]. 3 Bưởi có nhiều giá trị về mặt y học đồng thời là thực phẩm ăn kiêng tốt cho nhiều loại bệnh. Bưởi có thể được sử dụng trực tiếp hay chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như các loại mứt, bánh kẹo, gỏi và nước uống. Về thành phần dinh dưỡng, trong 100 g phần ăn được của bưởi chứa 90,3 g nước; 0,3 g chất khoáng; 38 kcal; 0,5 g protein; 0,3 g chất béo; 8,5 g carbohydrate; 37 mg calcium; 0,2 mg sắt; 120 μg carotene; 0,06 mg vitamin B1; 0,04 mg vitamin B2 và 105 mg vitamin C [36]. Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng của bưởi theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có hơi khác (Bảng 1.1). Thành phần chủ yếu của tinh dầu lá bưởi là dipenten, linalola và citrala. Trong tinh dầu vỏ quả có 26% citrala và ester. Trong vỏ quả bưởi, ngoài tinh dầu còn chứa pectin naringin (một glucoside), các enzyme peroxydase, amylase, đường ramnose, vitamin A và C, hesperidin (hesperidin còn gọi là hesperidoside) [17]. Bưởi là trái cây nhiệt đới đa công dụng. Trái bưởi không những ngon, có tác dụng bổ dưỡng mà lá, hoa, vỏ đều chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Vỏ hạt bưởi tươi có tác dụng cầm máu rất tốt, bằng cách lấy hạt vỏ tươi dịt vào chỗ chảy máu. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen, nghiền thành bột bôi lên chỗ chốc lở có thể lành bệnh rất nhanh [17]. Ngày nay, khoa học còn khám phá thêm những đặc tính trị liệu mới của bưởi. Trong bưởi chứa nhiều pectin, là chất sợi hòa tan chứa polysaccharide giúp hấp thu cholesterol của thức ăn và muối mật nên làm giảm lượng cholesterol trong máu [17]. Hesperidin và naringin là hai flavonoid chính của cùi bưởi có công dụng giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não. Lycopene trong bưởi ruột hồng và bưởi ruột đỏ là một carotenoid đặc biệt có khả năng ức chế hoạt động của các khối u, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm về dược tính quý giá này. 4 Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của bưởi Thành phần Hàm lượng Nước 89,10 g Năng lượng 38 kcal Protein 0,76 g Lipid tổng số 0,04 g Tro 0,48 g Carbohydrate 9,62 g Chất xơ 1,0 g Chất khoáng Calcium 4 mg Sắt 0,11 mg Magnesium 6 mg Phosphorus 17 mg Potassium 216 mg Sodium 1 mg Kẽm 0,08 mg Đồng 0,048 mg Mangan 0,017 mg Vitamin Vitamin C 61,0 mg Thiamin 0,034 mg Riboflavin 0,027 mg Niacin 0,220 mg Vitamin B-6 0,036 mg Vitamin A, IU 8 IU Cholesterol 0 mg Thành phần khác β-Carotene 0 µg α-Carotene 0 µg β-Cryptoxanthin 10 µg Nguồn: United States Department of Agriculture(USDA), 2004 1.1.2. Cây bưởi Thanh trà Bưởi Thanh trà (Citrus grandis (L.) Osbeck) là loài cây ăn quả đặc sản, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao của Thừa Thiên Huế. Bưởi Thanh trà đã được trồng ở Huế từ rất lâu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa khẳng định được cây bưởi Thanh trà được trồng ở Huế khi nào. Theo thông tin điều tra được từ người dân thì bưởi Thanh trà được trồng ở đây ít nhất cũng đã gần hai trăm năm. Đây là loại bưởi thơm ngon, có hương vị và phẩm vị đặc biệt nên được người tiêu dùng rất ưa 5 chuộng, trước đây được trồng để phục vụ riêng cho giới quý tộc trong thời phong kiến. Ngày nay, đã được trồng khá phổ biến để phục vụ người dân và khách du lịch [22]. Bưởi Thanh trà thuộc nhóm cây thân gỗ lớn, cao từ 6-8 m, có khi hơn. Lá có dạng hình trứng ngược, mép lá gợn sóng, đuôi lá chẻ hơi lõm xuống phía ngọn lá. Hoa bưởi Thanh trà lưỡng tính, có màu trắng và thơm, hoa mọc thành từng chùm hoặc đơn, có 5 cánh, có khoảng 30 chỉ nhị trên hoa, chỉ nhị màu vàng dính với nhau từ 3-4 cái, có khi rời (1 cái). Đầu nhụy màu xanh vàng, có chất nhầy bao phủ và có dạnh hình thang ngược, bầu trên có 8-12 lá noãn hoặc hơn, hoa nở vào tháng 1 và tháng 2, có khi tháng 6 (trái vụ). Quả dạng hình quả lê, vỏ quả nhẵn, khi chín có màu vàng sáng, có từ 12-14 múi, tép mọng nước nhưng bóc không dính tay, quả chín có vị ngọt thanh và chua nhẹ. Hạt đơn phôi có màu trắng, kích thước hạt 1,5× 0,8 cm, nhiều hạt trong một quả, trung bình có 60-85 hạt, có khi đến 100 hạt [22]. Thanh trà là loại cây ăn quả đặc sản của Thừa Thiên Huế và là giống bưởi ngon so với nhiều giống bưởi khác như: bưởi Năm roi, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, Nó có vị ngọt thanh, không đắng. Tuy nhiên, Thanh trà có nhược điểm là có nhiều hạt, khối lượng quả biến động và độ đồng đều thấp [22]. Thành phần hóa học của bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế như sau [18]: - Nước (%): 88-99 - Tỷ lệ chất khô (%): 12,65-13,23 - Hàm lượng vitamin C (mg/100 g): 40,27-52,70 - Hàm lượng đường tổng số (%): 11,10-11,63 - Hàm lượng chất xơ (%): 0,4 - Hàm lượng acid hữu cơ (%): 0,51-0,60 - Hàm lượng protein (%): 0,67 - Tỷ lệ phần ăn được (%): 55-65 Tổng diện tích trồng Thanh trà ở Thừa Thiên Huế khoảng 622 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng phù sa ven sông, đặc biệt là ven sông Hương như Thủy Biều, Kim Long, Hương Long (Huế), Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ (Hương Trà), Dương 6 Hòa (Hương Thủy), Phú Mậu (Phú Vang) với diện tích 302 ha, chiếm 48,5% tổng diện tích trồng Thanh trà ở Thừa Thiên Huế. Trên đất phù sa ven sông Bồ như Hương Vân (Hương Trà), Quảng Thọ, Quảng Phú (Quảng Điền), Phong Sơn, Phong An (Phong Điền) với diện tích 174 ha, chiếm khoảng 28% tổng diện tích. Ven sông Ô Lâu như ở Phong Thu, Phong Hòa, thị trấn Phong Điền, Phong Mỹ (Phong Điền) có diện tích 112 ha, chiếm khoảng 18%. Phần còn lại, Thanh trà được trồng ven sông Truồi ở Lộc Điền và Lộc Hòa (Phú Lộc) với diện tích khoảng 16,5 ha (2,6%). Ngoài ra, Thanh trà còn được trồng rải rác ở một số nơi khác như Lộc An, Lộc Thủy (Phú Lộc) và Hương Hòa (Nam Đông) [2]. Bưởi Thanh trà là loại trái cây cao cấp được người tiêu dùng nhiều nơi trong nước ưa chuộng, nhưng hiện nay sản lượng vẫn còn thấp. Việc phát triển mở rộng diện tích trồng bưởi Thanh trà thành vùng sản xuất hàng hóa lớn theo định hướng của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển hàng năm chậm. Nguyên nhân của vấn đề này là do các hộ nông dân còn thiếu vốn đầu tư để mở rộng diện tích, bên cạnh đó do không được đầu tư đúng mức, do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch hại nên giống bưởi này đã có biểu hiện thoái hóa, năng suất và phẩm chất giảm sút [7]. Ngoài ra, do trồng trọt lâu đời, do các đột biến tự nhiên và các quá trình lai tạo diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên độ đồng nhất của giống giảm, có nhiều dạng kiểu hình mới xuất hiện, tạo cho bưởi Thanh trà trồng ở các vùng khác nhau có những đặc điểm không giống nhau. 1.2. Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu đa dạng di truyền chi Citrus Trong xu hướng hiện nay, để chọn giống cây trồng hay xác định nguồn gốc của các loài cây trồng người ta thường sử dụng các chỉ thị phân tử (molecular marker). Việc sử dụng các chỉ thị phân tử sẽ cho kết quả có độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian do các đặc điểm phân tử thường độc lập với các đặc điểm hình thái, không chịu tác động của môi trường. Việc sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử là một công cụ đắc lực để phân tích tính đa dạng di truyền của rất nhiều loài. 7 Gần đây, các phân tích phân tử như trình tự các đoạn nucleotide lặp lại ngắn (microsatellite), các đoạn lặp lại đơn giản (SSR), kết hợp SSR và microsatellite (ISSR), đa hình chiều dài các đoạn cắt hạn chế (RFLP), đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD), đa hình các đoạn khuếch đại với các primer được thiết kế cho các vùng đặc biệt (SCAR), phản ứng RAPD cho gen ctv (CAPS)… đã được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ họ hàng trong số các nhóm phân loại chi Citrus [56]. 1.2.1. Kỹ thuật RAPD Kỹ thuật RAPD là kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên PCR, bằng cách sử dụng những primer ngắn (khoảng 10 nucleotide) có trình tự biết trước, bắt cặp và nhân bản ngẫu nhiên những đoạn DNA có trình tự bổ sung với trình tự của các primer. Theo nguyên tắc, khi 2 cá thể hoàn toàn giống nhau, sau khi thực hiện phản ứng RAPD ở điều kiện như nhau sẽ tạo ra số lượng các đoạn bằng nhau và chiều dài các đoạn tương ứng bằng nhau. Khi có đột biến làm xuất hiện hay mất đi một vị trí bắt cặp ngẫu nhiên sẽ tạo ra số lượng và chiều dài các đoạn DNA khác nhau giữa các cá thể, vì vậy kỹ thuật RAPD có thể phát hiện đột biến. Kỹ thuật RAPD giúp nhận diện những chỉ thị phân tử trội. Việc ứng dụng kỹ thuật RAPD để nghiên cứu đa dạng di truyền đã được rất nhiều tác giả quan tâm và thực hiện trên nhiều đối tượng vi sinh vật, thực vật và động vật [64]. Ở Việt Nam, kỹ thuật RAPD đã được ứng dụng rất rộng rãi trên nhiều đối tượng cây trồng, như dưa leo [15], vải thiều [3], khoai tây [31], dừa [16], lúa cạn [23], đậu xanh [24]… nhằm đánh giá tính đa dạng di truyền, chọn lọc các loại cây trồng có chất lượng tốt, trong đó có các loài thuộc chi Citrus. Bưởi Năm roi là giống bưởi ngon nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long và được trồng nhiều nhất ở huyện Bình Minh, Vĩnh Long. Giống bưởi này được nhân trồng trong sản xuất chủ yếu bằng phương pháp chiết cành nên đã tạo ra tập đoàn bưởi có phẩm chất không đồng nhất cũng như có 3 nhóm chính là nhóm hạt to, nhóm hạt mài và nhóm hoàn toàn không hạt. Võ Công Thành và cs (2005) đã nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bưởi Năm roi bằng cách mỗi nhóm chọn 10 8 cây trong 4 xã khác nhau sau đó phân tích trên 3 loại điện di là protein, enzyme peroxidase và DNA để đánh giá tính đa dạng di truyền, phục vụ cho công tác chọn giống sau này. Kết quả phân tích cho thấy cả 3 nhóm bưởi đều rất đa dạng về kiểu hình (H o ) và kiểu gen (H EP ) nhưng sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê. Việc nhận dạng bằng 3 loại chỉ thị phân tử dễ dàng đối với nhóm hạt mài, chưa khác biệt rõ giữa nhóm hạt to và nhóm không hạt [25]. Vũ Thị Nhuận và cs (2005) đã nghiên cứu đa dạng di truyền của 146 cây bưởi Năm roi ở xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long bằng phương pháp RAPD. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 trong 7 primer được chọn để phát hiện các chỉ thị phân tử cho kết quả tốt ở tất cả các cây trên. Tập đoàn bưởi ở đây được chia làm 6 nhóm, trong đó có 5 nhóm giống nhau nhiều và 1 nhóm khác hẳn. Khoảng cách di truyền của tập đoàn này thay đổi từ 0 đến 36%. Trong tổng số 56 chỉ thị RAPD có 8 chỉ thị hiện diện ở tất cả các cây, 1 chỉ thị có tần số thấp nhất (chỉ có 3 cây) và 3 chỉ thị hiện diện ở 4 cây. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tập đoàn bưởi ở Mỹ Hòa rất đa dạng về mặt di truyền mặc dù chúng có sự tương đồng cao về mặt hình thái và sinh trưởng [20]. Để đánh giá nguồn vật liệu di truyền, Nguyen Thanh Nhan và cs (2003) đã phát triển kỹ thuật RAPD nhằm xác định đặc tính và phát hiện đa hình của các giống quýt và cam thương mại và truyền thống ở Việt Nam, cũng như đã điều tra mối quan hệ di truyền ở 37 giống của các loài khác nhau trong chi Citrus. Tác giả đã sử dụng 150 primer để kiểm tra, trong đó có 15 primer tạo sản phẩm khuếch đại có độ đa hình cao ở 15 giống quýt và 11 thể lai được chọn lọc. Sử dụng chỉ thị RAPD trong xác định các loài cam chanh giúp hiểu biết tốt hơn về các biến dị di truyền, đánh giá biến dị di truyền của chúng so với các loài khác, ứng dụng các loài cam chanh và các thể lai có liên quan trong nhân giống các cây giống hay giống gốc [57]. Tính đa dạng sinh học của các loài cây có múi ở Gò Quao (Kiên Giang) đã được Nguyễn Hữu Hiệp và cs (2004) nghiên cứu dựa vào các đặc điểm hình thái và phân tử. Các đặc điểm về hình thái học cho thấy cây có múi tại Gò Quao, Kiên 9 Giang chia làm 5 nhóm bao gồm: bưởi, cam, quýt, chanh và hạnh. Sử dụng 4 primer là A-02, A-04, A-11 và A-13 (Operon Technologies, CA) trong phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD cho kết quả 49 băng được ghi nhận. Giản đồ phả hệ cho thấy cây có múi của Gò Quao, Kiên Giang chia thành 4 nhóm: bưởi, cam-quýt, chanh và hạnh. Kết quả phân tích cho thấy khoảng cách di truyền giữa các nhóm biến động từ 0-43%. Trong 49 băng có 11 băng xuất hiện ở 100% số cá thể, 26 băng trên 90%, 4 băng trên 80%, 2 băng trên 70%, 6 băng dưới 70% và có 1 băng là 45% [11]. Nguyễn Xuân Thụ và cs (2004) đã xây dựng cây phát sinh của một số giống bưởi trồng ở Việt Nam nhờ vào chỉ thị RAPD. Tác giả đã sử dụng 17 primer (Operon Technologies, CA) để phân tích 13 giống bưởi trồng của Việt Nam, kết quả là tất cả các primer đều khuếch đại được DNA của bưởi, trong tổng số 153 băng được ghi nhận có 124 băng đa hình (81,05%), 29 băng đơn hình (18,95%). Các băng có kích thước từ 150 bp đến 2450 bp. Tỷ lệ các băng đa hình cao chứng tỏ các giống bưởi ở Việt Nam có quan hệ di truyền xa nhau. Dựa trên kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD, tác giả đã tính hệ số đồng dạng di truyền theo công thức của Nei và Li (1979), theo đó hệ số đồng dạng di truyền giữa các giống bưởi Red Pomelo và bưởi Thanh trà cao nhất (0,800); hệ số đồng dạng thấp nhất là giữa hai giống bưởi Phúc Trạch và bưởi Năm roi (0,566). Tính chung thì hệ số đồng dạng di truyền giữa giống bưởi Phúc Trạch và JoJoRa Flame với các giống khác là thấp nhất. Hệ số đồng dạng di truyền của hai giống bưởi Red Pomelo và bưởi Thanh trà với các giống khác là cao nhất. Trên cây phả hệ, bưởi Phúc Trạch nằm tách biệt trên một nhánh, giống bưởi JoJoRa Flame cũng chiếm vị trí tách biệt trên cây phát sinh, các giống bưởi thuộc nhóm BC (BC40, BC43, BC39, BC11) và giống bưởi Năm roi tập hợp trên một nhánh. Các giống bưởi còn lại (Thanh trà, Lá cam, bưởi Diễn, Da xanh và giống BC15) nằm trên nhánh còn lại của cây phát sinh [28]. Ngày nay, việc sử dụng chỉ thị RAPD để xây dựng bản đồ di truyền, xác định sự đa dạng di truyền cũng như nguồn gốc của các giống bưởi nói riêng và những cây thuộc chi Citrus nói chung đã được rất nhiều tác giả trên thế giới quan tâm 10 [...]... 28 Hình 3.1 DNA tổng số của 32 mẫu bưởi Thanh trà ở thành phố Huế SM: Lamda DNA/EcoRI + HindIII; TT: mẫu lá ở Trung Thượng; HL: mẫu lá ở Hương Long; KL: mẫu lá ở Kim Long; LQ: mẫu lá ở Lương Quán 3.2.2 Đa hình quần thể bưởi Thanh trà Sau khi điều tra về nguồn gốc, đặc điểm của các cây Thanh trà ở thành phố Huế, chúng tôi lựa chọn 32 cá thể đặc trưng cho vùng để tiến hành nghiên cứu Chín primer: OPA-02,... 3.1 Đặc điểm hình thái của quần thể bưởi Thanh trà ở thành phố Huế Chúng tôi tiến hành điều tra và thu thập mẫu lá Thanh trà ở 3 vùng trên địa bàn thành phố Huế: Kim Long, Hương Long, Thủy Biều (Trung Thượng, Lương Quán) Kết quả phân tích các đặc điểm về kích thước lá và quả được trình bày ở bảng 3.1 25 Bảng 3.1 Một số đặc điểm hình thái của quần thể bưởi Thanh trà ở thành phố Huế Địa điểm TT 1 2 3... 11HL, 15HL); băng có kích thước khoảng 477 bp chỉ xuất hiện ở 1 cá thể (3KL) Cũng với primer OPA-02, Vũ Thị Nhuận và cs (200 5) đã sử dụng để nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bưởi Năm roi ở xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long lại cho số băng khuếch đại trên 146 cá thể là 14 băng, trong đó có 12 băng đa hình [20] Trong nghiên cứu của chúng tôi, primer này khuếch đại cho 8 băng Như vậy có thể thấy bưởi Năm... deliciosa Tenore), cam chua (C aurantium L .), bưởi chùm (C paradisi Marcf .), bưởi (C grandis Osbeck), thanh yên (C medica L .), chanh cốm (C latifolia) và 2 dạng lai [C clementina T.×(C tangerina T.×C paradisi Macf .)] Sự tương đồng di truyền của 15 giống này được 13 quan sát từ 12 primer ngẫu nhiên, độ tương đồng di truyền giữa các giống quýt thấp nhất là 0,81 Độ tương đồng thấp hơn thấy ở các loài ít... bưởi Năm roi và bưởi Thanh trà có sự khác biệt về di truyền Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thụ và cs (200 4) khi xây dựng cây phát sinh chủng loại các giống bưởi ở Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD đã chỉ ra rằng bưởi Năm roi và bưởi Thanh trà nằm trên hai nhánh khác nhau của cây phát sinh [28] Primer OPC-02 có 20 cá thể khuếch đại với số băng khuếch đại là 13 Cá thể có số băng nhiều... hệ là C medica, C grandis và C latifolia Bốn giống cam ngọt (C sinensis Osbeck) không có sự khác nhau dựa vào chỉ thị RAPD, chúng có độ tương đồng cao nhất [36] Đa dạng di truyền của 38 mẫu bưởi chùm (Citrus paradisi Macf .) và 3 mẫu bưởi (C maxima (Burm .) Merr .) đã được Corazza-Nunes và cs (200 2) thực hiện dựa trên kỹ thuật SSR và RAPD Khoảng 49% trong tổng số 198 chỉ thị RAPD thể hiện sự đa hình và... 3:1 ở cả 2 giống và 1:3 ở cam Pêra, có lẽ là do quá trình chọn lọc trực tiếp [42] Cevík và cs (200 6) đã xây dựng bản đồ di truyền liên kết của chi Citrus bằng kỹ thuật RAPD Tác giả đã chọn ngẫu nhiên 30 cây trong quần thể lai hỗn tạp {C grandis (L. ) Osb.×[C paradisi Macf.×Poncirus trifoliata (L. ) Raf.]}×{[(C paradisi Macf.×P trifoliata (L. ) Raf .) C reticulata Blanco]×[(C paradisi Macf.×P trifoliata (L. ). .. (250-350 qu ) và rất ngon 3.2 Đa hình quần thể bưởi Thanh trà ở thành phố Huế 3.2.1 Chất lượng DNA tổng số Sản phẩm tách chiết DNA tổng số được điện di trên agarose gel 0,8% và đo OD260/280 để kiểm tra chất lượng và nồng độ Kết quả cho thấy DNA tổng số của 32 mẫu lá Thanh trà nghiên cứu ít bị đứt gãy và khá sạch (OD260/280 từ 1,73-1,8 1), nồng độ các mẫu tương đối đồng đều (340-497 ng/µL) Chất lượng... đó có 4 băng đa hình [40] Nhưng ở kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 9 băng khuếch đại thì tất cả đều là băng đa hình, từ đó cho thấy có sự khác biệt di truyền ở giống bưởi Thanh trà và các loài thuộc chi Citrus này Primer OPA-18 có 4 cá thể khuếch đại với 4 băng Cá thể 17LQ và 17HL giống nhau hoàn toàn với số băng khuếch đại là 4; cá thể 14LQ và 5HL giống nhau hoàn toàn với 1 băng được khuếch đại Sản... Citrus grandis (L. ) Osbeck Chi: Citrus Họ cam quýt: Rutaceae Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 32 cá thể bưởi Thanh trà thu được ở các địa điểm Kim Long, Hương Long, Thủy Biều (l ng Trung Thượng và làng Lương Quán) thuộc thành phố Huế Trong đó, số lượng mẫu ở mỗi vùng như sau: - Hương Long có 8 mẫu (2HL, 5HL, 9HL, 11HL, 13HL, 14HL, 15HL và 17HL) - Kim Long có 4 mẫu (1KL, 2KL, 3KL và 4KL) - Trung Thượng . thể bưởi Thanh trà (Citrus grandis (L. ) Osbeck) ở thành phố Huế& quot; làm cơ sở cho việc chọn giống Thanh trà sau này. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây bưởi và cây bưởi Thanh. có những nghiên cứu về mối quan hệ cũng như sự đa dạng về mặt di truyền của quần thể bưởi Thanh trà. Bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng là loại trái cây đặc sản được người. Tĩnh), bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), bưởi Thanh trà (Thừa Thiên Hu ), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai), bưởi Năm roi, bưởi Da xanh (Vĩnh Long) [2]. 3 Bưởi có nhiều giá trị về mặt y học đồng thời

Ngày đăng: 03/02/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan