bài thu hoạch BDTX

4 5K 10
bài thu hoạch BDTX

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔ: HÓA – SINH – TD – Â.N – MT Họ và tên: NGÔ ĐÌNH LÂN BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC : 2012 – 2013 Câu hỏi: Anh (chị) trình bày kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện năm học. Bài làm: Kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện năm học của tôi như sau : Đối với modun 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng Nội dung 1: Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : chuẩn kiến thức và kĩ năng của tiết dạy, thông tin về học sinh của lớp mình dạy. Nội dung 2: Các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng Trước tiên, giáo viên cần phải nắm được chuẩn kiến thức và kĩ năng của tiết dạy, sau đó phải nắm được thông tin về học sinh của lớp mình để từ đó định hình nên hướng đi của tiết học. Nội dung 3: Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng Tùy theo tình hình ở mỗi lớp qua tìm hiểu tôi áp dụng các phương pháp truyền đạt khác nhau cho phù hợp với tình hình học tập, khả năng tiếp thu của mỗi lớp. Đối với modun 21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học (TBDH) Nội dung 1: Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH Trong quá trình dạy học người dạy cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học. Vì thiết bị dạy học là cộng cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. Thiết bị dạy học sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng thực hành, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh Nội dung 2: Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho học sinh thực hiện bảo quản thiết bị dạy học Thiết bị dạy học là rất cần thiết đối với việc dạy học. Vì vậy, vấn đề bảo quản và sử dụng hợp lí thiết bị dạy học là điều đáng quan tâm. Bảo quản các thiết bị dạy học bằng cách phân loại, sắp xếp và lau chùi phù hợp đối với từng loại thiết bị.Thường xuyên kiểm tra để khắc phục những hư hỏng. Nội dung 3: Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH Giáo viên cần nắm được thông tin về TBDH và biết cách sửa chữa các TBDH Nội dung 4: Cải tiến và sáng tạo TBDH Thiết bị dạy học tự làm (TBDHTL) là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có. TBDHTL có nguyên lí cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực. Bản thân tôi trong năm nay có làm một đồ dùng dạy học và được xếp loại B cấp trường. Đối với modun 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục Nội dung 1: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai. Nội dung 2: Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường Giáo viên chuẩn bị : + Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt; lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp. + Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: nhận thức, thái độ, kĩ năng hành vi. + Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động của tổ chức + Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì, GV làm gì,các lực lượng giáo dục khác tham gia vào phần việc nào. + Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể. + Dự kiến địa điểm tiến hành. + Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết. Nội dung 3: Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục Đây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là bước thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Khi thực hiện kế hoạch hoạt động cần chú ý những điều sau: + Chỉ đạo hs thực hiện theo đúng chương trình đã vạch. + Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. GVCN cần rèn luyện cho đội ngũ tự quản đề phòng, có phương án giải quyết để khỏi bị động. Đối với modun 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm Nội dung 1: Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là đoàn trường, chi đoàn GV, hội PHHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. Nội dung 2: Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp… Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh. Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống phát triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau: Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác. Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nội dung 3: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm Theo tôi lập công tác chủ nhiệm bao gồm các nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi, khó khăn : III. NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1. Phân loại học sinh : (sau khi khảo sát đầu năm học) - Tổng số học sinh:…… 2. Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp Danh sách đội ngũ tự quản: 1. Lớp trưởng: 2. Lớp phó học tập: 3. Lớp phó lao động – vệ sinh: 4. Thủ quỹ lớp: 5. Tổ trưởng tổ 1 6. Tổ trưởng tổ 2 7. Tổ trưởng tổ 3 8. Tổ trưởng tổ 4 3. Nhiệm vụ chung : 4. Xây dựng tập thể học sinh tự quản: a. Mục tiêu b. Biện pháp thực hiện 5. Tổ chức các hoạt động GDNGLL: a. Mục tiêu b. Biện pháp thực hiện: 6. Xác định mục tiêu phấn đấu chung . a. Mục tiêu b. Biện pháp thực hiện 7. Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng Đối với modun 34: Tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS Nội dung 1: Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, do đó tạo nên sự hài hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu của các cấp học. Và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa nhằm củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và xã hội. Vì vậy, hoạt động này ở mỗi cấp học cũng sẽ có những mục tiêu khác nhau. Nội dung 2: Nội dung tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lónh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nội dung 3: Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng hợp lí giữa nội dung và hình thức của hoạt động đã lựa chọn. Theo tơi có một số phương pháp cơ bản: - Phương pháp thảo luận nhóm : nhóm nhỏ, nhóm lớn (đơn vị lớp) - Phương pháp đóng vai - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp tình huống - Phương pháp giao nhiệm vụ Khi vận dụng một trong các phương pháp này giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng. Trong một hoạt động có thể dùng đan xen nhiều phương pháp khác nhaucó thể mang lại hiệu quả cao hơn và quan trọng là người tổ chức ln phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động. . SINH – TD – Â.N – MT Họ và tên: NGÔ ĐÌNH LÂN BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC : 2012 – 2013 Câu hỏi: Anh (chị) trình bày kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân. thức, kĩ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện năm học. Bài làm: Kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận dụng những kiến thức, kĩ năng. sau : Đối với modun 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng Nội dung 1: Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : chuẩn kiến

Ngày đăng: 02/02/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan