Nghiên cứu viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở tại khoa hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 4-2011 - 9-2011

82 977 7
Nghiên cứu viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở tại khoa hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 4-2011 - 9-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi liên quan thở máy là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở những trẻ bị bệnh nặng và là ngu yên nhân thứ hai sau nhiễm khuẩn huyết [49], [83]. Đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ bằng thở máy trong điều trị đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân, nhưng lại là nguyên nhân thuận lợi gây viêm phổi liên quan thở máy. Vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy thường là chủng kháng kháng sinh cao, gây ra rất nhiều khó khăn trong công việc chẩn đoán, điều trị và làm tăng tỷ lệ tử vong, cũng như chi phí của bệnh nhân nằm viện. Những bệnh nhân được hô hấp hỗ trợ bằng máy thở có tỷ lệ viêm phổi cao hơn 6 đến 20 lần so với bệnh nhân không thở máy nằm trong đơn vị hồi sức [49], [62]. Theo các báo cáo gần đây, những yếu tố nguy cơ gây viêm phổi liên quan thở máy của trẻ em nằm ở khoa hồi sức bao gồm: Những bệnh nhân dưới 12 tháng tuổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bỏng, truyền máu và các bệnh di truyền…. Nhưng viêm phổi liên quan thở máy ở trẻ sau mổ tim mở vẫn là vấn đề còn nhiều bàn cãi. Các nhà phẫu thuật tim mạch cảnh báo rằng trẻ em sau mổ tim có nhiều nguy cơ cao với viêm phổi liên quan thở máy và có khả năng tăng nguy cơ kháng thuốc đối với vi khuẩn [58]. Trong những nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất viêm phổi liên quan thở máy ở những trẻ sau mổ tim mở 9% tới 21% và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới t ỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này [27], [59]. Nhằm giúp xác định sớm và cung cấp thêm thông tin về viêm phổi liên quan thở máy, đặc biệt ở những trẻ em sau mổ tim mở, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau : 1. Xác định tỷ lệ VAP và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở. 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở. Chúng tôi hy vọng với kết quả thu được sẽ góp phần chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy.

1 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI ================ PHM ANH TUN NGHIÊN CứU VIÊM PHổI LIÊN QUAN THở MáY ở BệNH NHÂN SAU Mổ TIM Mở TạI KHOA HồI SứC NGOạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG Từ 4/2011 - 9/2011 Chuyờn ngnh: Nhi khoa Mó s: 60.72.16 LUN VN THC S Y HC Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Lấ THANH HI H NI 2011 2 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI ================ PHM ANH TUN NGHIÊN CứU VIÊM PHổI LIÊN QUAN THở MáY ở BệNH NHÂN SAU Mổ TIM Mở TạI KHOA HồI SứC NGOạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG Từ 4/2011 - 9/2011 Chuyờn ngnh: Nhi khoa Mó s: 60.72.16 LUN VN THC S Y HC Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Lấ THANH HI H NI 2011 3 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu .hành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các cơ quan liên quan. Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương, phó chủ nhiệm bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, là người thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hồi sức Ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương. Cùng toàn thể nhân viên khoa Hồi sức Ngoại, Tim mạch, Gây mê hồi tỉnh Bệnh viện Nhi Trung ương, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy cô trong hội đồng chấm đề cương và luận văn. Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội. Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội. Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp và các khoa phòng Bệnh viện Nhi Trung ương. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng tập thể lớp Cao học Nhi khóa 18 đã luôn luôn sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ động viên tôi trong những ngày học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011. Phạm Anh Tuấn 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả Phạm Anh Tuấn ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi liên quan thở máy là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở những trẻ bị bệnh nặng và là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm khuẩn huyết [49], [83]. Đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ bằng thở máy trong điều trị đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân, nhưng lại là nguyên nhân thuận lợi gây viêm phổi liên quan thở máy. Vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy thường là chủng kháng kháng sinh cao, gây ra rất nhiều khó khăn trong công việc chẩn đoán, điều trị và làm tăng tỷ lệ tử vong, cũng như chi phí của bệnh nhân nằm viện. Những bệnh nhân được hô hấp hỗ trợ bằng máy thở có tỷ lệ viêm phổi cao hơn 6 đến 20 lần so với bệnh nhân không thở máy nằm trong đơn vị hồi sức [49], [62]. 5 Theo các báo cáo gần đây, những yếu tố nguy cơ gây viêm phổi liên quan thở máy của trẻ em nằm ở khoa hồi sức bao gồm: Những bệnh nhân dưới 12 tháng tuổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bỏng, truyền máu và các bệnh di truyền…. Nhưng viêm phổi liên quan thở máy ở trẻ sau mổ tim mở vẫn là vấn đề còn nhiều bàn cãi. Các nhà phẫu thuật tim mạch cảnh báo rằng trẻ em sau mổ tim có nhiều nguy cơ cao với viêm phổi liên quan thở máy và có khả năng tăng nguy cơ kháng thuốc đối với vi khuẩn [58]. Trong những nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất viêm phổi liên quan thở máy ở những trẻ sau mổ tim mở 9% tới 21% và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này [27], [59]. Nhằm giúp xác định sớm và cung cấp thêm thông tin về viêm phổi liên quan thở máy, đặc biệt ở những trẻ em sau mổ tim mở, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ VAP và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở. 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở. Chúng tôi hy vọng với kết quả thu được sẽ góp phần chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy. Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 1.1.1. Vài nét lịch sử 6 1.1.1.1. Thuật ngữ: - Từ nhiễm khuẩn bệnh viện (Nosocomial infection) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Noso nghĩa là bệnh Komeion nghĩa là chăm sóc. Đó là một danh từ cổ được chấp nhận để xác định những nhiễm khuẩn mắc phải khi đang nằm viện. 1.1.1.2. Vài nét lịch sử Nhiễm khuẩn bệnh viện tồn tại cùng với sự ra đời của bệnh viện, nhưng đến giữa thế kỷ XIX nó mới được quan tâm, khi Florence Nightingale bắt đầu cuộc vận động kế hoạch cải tiến bệnh viện và đưa ra tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc. Iganz và Oliver Wendell Holmes đã công bố kết quả nghiên cứu của mình là: tỷ lệ trẻ sơ sinh chết ở bệnh viện loại I gấp 7 lần ở bệnh viện loại II và đưa ra giả thuyết nhiễm khuẩn máu của sốt sau đẻ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc rửa tay ở những người tiếp xúc với bệnh nhân Joseph Lister 1860 công bố "tính nhiễm khuẩn của sốt sau đẻ". Và chứng minh sốt sau đẻ là một nhiễm khuẩn máu và đưa ra khái niệm phẫu thuật vô khuẩn, với việc áp dụng rộng rãi phương pháp tiệt khuẩn Lister [41], [42], [79]. - Đầu thế kỷ XX nhiều nghiên cứu nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện với các bệnh như sởi, thuỷ đậu, ho gà, viêm màng não ở buồng bệnh trẻ em và những biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, phòng cách ly… được áp dụng [41], [79]. - Những năm 1940 – 1950 kháng sinh đươc sử dụng trong bệnh viện và người ta nhận ra vai trò của liên cầu khuẩn trong nhiễm khuẩn sản khoa và ngoại khoa. - Đầu thập kỷ 60 tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra nhiễm nhiễm khuẩn bệnh viện, tới thập kỷ 70 người ta nhận thấy hơn 60% nhiễm khuẩn bệnh viện là do vi khuẩn gram (-). Rõ ràng nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan 7 chặt chẽ tới các dụng cụ, thủ thuật và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị đặc biệt ở đơn vị điều trị tích cực [43], [50], [83]. - Hai mươi năm qua chúng ta đã chứng kiến sự tăng cường trở lại của nhiễm khuẩn bệnh viện với những vi khuẩn kháng thuốc như tụ cầu kháng Methicilin, cầu khuẩn đường ruột và tụ cầu kháng Vancomycin. Trực khuẩn gram (-) đa kháng sinh, nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch phải nằm viện đã trở thành một gánh nặng trong chi phí y tế cũng như thách thức đối với y học [2], [4], [43]. 1.1.2. Dịch tễ nhiễm khuẩn bệnh viện. - Ở người lớn nhiễm khuẩn bệnh viện được ước tính 3-5% bệnh nhân nhập viện [31], [66], [82] tỷ lệ tử vong khoảng 3,8% với bệnh nhân có biến chứng này. Nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ em có tỷ lệ nghịch theo lứa tuổi, tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện. - Nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ mắc khác nhau ở những khoa khác nhau. Theo Huskin [50] tỷ lệ mắc 4 trên 1000 trẻ xuất viện ở khoa nhi chung và 140 trên 1000 trẻ xuất viện ở khoa điều trị tích cực sơ sinh. Theo Cobb [31] tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện ở khoa điều trị tích cực trẻ em nhiều gấp 2-5 lần ở phòng điều trị thường. - Viêm phổi mắc phải bệnh viện là nguyên nhân thường gặp thứ 2 (20%) của nhiễm khuẩn bệnh viện sau nhiễm khuẩn tiết niệu 26%, nhưng có tỷ lệ tử vong cao nhất (30%) khi có biến chứng này [43], [81], [11]. Ở khoa điều trị tích cực nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu là viêm phổi mắc phải, chiếm 1-2,9% bệnh nhân vào khoa điều trị [31], [66]. - Viêm phổi mắc phải ở bệnh nhân đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ có tỷ lệ 20-40% tuỳ từng nghiên cứu [11] và 6 ca cho 1000 ngày thở máy [50] có tỷ lệ tử vong cao khoảng 48% đặc biệt ở trẻ em sơ sinh và ở bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp (ARDS) tử vong có thể tới 70%-90% [31], [70], [81]. 8 1.1.3. Phân loại nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện thường chia ra làm ba nhóm chính vì có liên quan tới việc theo dõi, dự phòng và điều trị [50], [57], [11]. + Nhiễm khuẩn bệnh viện do lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn ở cộng đồng ví dụ: nhiễm khuẩn vi rút cúm, vi rút hợp bào hô hấp… + Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan tới các dụng cụ, thủ thuật, điều trị, ví dụ: Nhiễm khuẩn máu do đặt Catheter, do tiêm truyền, viêm phổi sau đặt nội khí quản, mở khí quản, nhiễm khuẩn tiết niệu sau đặt ống sonde bàng quang, nhiễm khuẩn vết mổ,…vv. + Nhiễm khuẩn bệnh viện ở những cá thể đặc biệt ví dụ: Nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ sơ sinh, đẻ non, ở người suy giảm miễn dịch, ghép tạng, bỏng nặng,… 1.1.4. Những yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện [2], [43]. - Tuổi: Đặc biệt là trẻ sơ sinh, đẻ non. - Do biến đổi về vi khuẩn chí của người bệnh do nằm viện lâu ngày sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. - Do hư hại hàng rào bảo vệ, ví dụ như đặt Catheter, bỏng, chấn thương, đặt ống nội khí quản…. - Do di vật: van nhân tạo, dụng cụ mạch máu, ống dẫn lưu…. - Do rối loạn tuần hoàn chuyển hoá, ví dụ: bệnh nhân đái đường, suy thận, suy tim. - Do suy giảm miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, ví dụ như: suy giảm miễn dịch bẩm sinh, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, suy giảm miễn dịch mắc phải. 1.2. VIÊM PHỔI MẮC PHẢI BỆNH VIỆN 1.2.1. Định nghĩa: 9 Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là một nhiễm khuẩn phổi xuất hiện ở bệnh nhân đang nằm viện, không có thời gian ủ bệnh và nhiễm khuẩn đó lúc vào viện. Thường được chấp nhận một thời gian là 48 - 72 giờ sau khi vào viện để xác định tính mắc phải của một viêm phổi trong bệnh viện [16], [11]. 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh - Cũng như những nhiễm khuẩn khác, viêm phổi mắc phải bệnh viện là kết quả của hai yếu tố: + Sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào phổi về số lượng cũng như động lực của chúng. + Sự suy giảm khả năng bảo vệ của đường hô hấp. 1.2.2.1. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh: - Theo đường hô hấp tới phổi + Hít phải các chất tiết ở đường hô hấp trên chứa vi khuẩn gây bệnh là bệnh sinh quan trọng nhất. Vi khuẩn chứa trong chất tiết thường là vi khuẩn nội sinh (của chính bệnh nhân đó). Thường là vi khuẩn định cư ở mũi, răng, miệng, họng của bệnh nhân từ trước hoặc do trào ngược từ đường tiêu hoá lên [31], [42], [43], [50], [61], [70]. + Hít phải các phần tử chứa vi khuẩn ở môi trường hoặc từ các dụng cụ: khí dung, thở oxy, máy hút,…. bị nhiễm bẩn, đặc biệt là từ tay nhân viên y tế. Những vi khuẩn này là vi khuẩn ngoại sinh (ở môi trường bệnh viện) có tính kháng kháng sinh cao [16], [31], [43], [50], [61], [70]. - Theo đường máu tới phổi: Thường liên quan đến phẫu thuật ngực, bụng [31], [11]. Huskins [50] và Cobb [31] cho rằng hít phải dịch họng chứa vi khuẩn gây bệnh là cơ chế xâm nhập gây bệnh thường gặp nhất trong viêm phổi mắc phải bệnh viện. 10 1.2.2.2. Các yếu tố tăng nguy cơ xâm nhập vi khuẩn vào phổi. - Ống nội khí quản tạo đường trực tiếp đưa vi khuẩn từ không khí, từ hạt khí dung hay từ dụng cụ bị bẩn xâm nhập vào phổi [26], [61], [83], theo Cobb ống nội khí quản làm tăng nguy cơ viêm phổi mắc phải lên 7 - 21 lần [29]. - Ống nội khí quản tạo đường dẫn các dịch tiết từ hầu họng xuống phổi, tăng khả năng hít phải dịch tiết từ họng nhất là ống nội khí quản không có Cuff [31], [34], [50], [66], [84]. Theo Goodwins 80% trẻ nhỏ đặt ống nội khí quản hít phải tiết dịch ở họng do ống khí quản không có Cuff. Bệnh nhân được đặt ống NKQ không có Cuff sẽ hít phải dịch họng gấp 7 lần so với BN được đặt ống nội khí quản có Cuff (ống nội khí quản ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là loại ống nội khí quản không có Cuff) [29]. - Mở khí quản làm tăng nhiễm khuẩn trực tiếp từ không khí và dụng cụ, giảm khả năng ho khạc của bệnh nhân làm ứ đọng các chất tiết [7], [45], [11]. Huxley và cộng sự chứng minh rằng 70% bệnh nhân hôn mê hít phải dịch họng so với 40% người bình thường ngủ say hít phải dịch họng [31]. - Các yếu tố khác: Đặt lại ống nội khí quản, thời gian thở máy kéo dài, liệt cơ hô hấp…. tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn xuống phổi. 1.2.2.3. Suy giảm khả năng bảo vệ của đường hô hấp. 1.2.2.3.1. Cơ chế bảo vệ bình thường của đường hô hấp. - Bình thường đường hô hấp dưới được coi là vô khuẩn nhờ có các cơ chế bảo vệ tự nhiên: + Bảo vệ cơ học: Nắp thanh môn đóng khi ta nuốt, phản xạ ho để tống các dị vật và các chất ứ đọng ở đường hô hấp ra ngoài, đường hô hấp được bọc lót một lớp tế bào (tế bào lông chuyển, tế bào tiết nhày, tế bào có chân) và một lớp chất nhày luôn bắt giữ dị vật nhỏ (5-7 micromet) bài tiết chúng ngược lên họng và nuốt xuống dạ dày nhờ chuyển động ngược của các lông chuyển. [...]... của viêm phổi liên quan thở máy: Nguy cơ VAP/1000 ngày thở máy - Tỷ suất mới mắc tích lũy (cicummlative incidence) tại các thời điểm khác nhau - Tỷ lệ VAP: + Tất cả bệnh nhân sau mổ tim mở, chuyển HSN và thở máy hỗ trợ + Trong tổng số bệnh nhân thở máy ≥ 24h + Trong tổng số bệnh nhân thở máy ≥ 48h - Tỷ lệ tử vong: Xác định tỷ lệ tử vong do VAP ở bệnh nhân sau mổ tim mở nằm HSN Bệnh viện Nhi Trung ương. .. VAP ở bệnh nhân sau mổ tim mở theo thời gian thở máy Nhóm bệnh nhân 16 12,8% 109 87,2% VAP 16 25,6% 47 74,4% VAP 16 38,1% Không VAP Thở máy >48h VAP Không VAP Thở máy >24h Tỷ lệ Không VAP Thở máy sau mổ n 26 61,9% Nhận xét: - Trong tổng số 125 bệnh nhân sau mổ tim mở chúng tôi thấy tỷ lệ viêm phổi liên quan thở máy là 12,8% - Tỷ lệ VAP trong nhóm thở máy trên 24h là 25,6% - Tỷ lệ VAP trong nhóm thở máy. .. bàng quang… - Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc giảm axit dạ dày tăng khả năng định cư, kháng sinh của vi khuẩn [84], [11] - Việc chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy thường là muộn, khó điều trị, do đó có tỷ lệ tử vong cao [84], [11] 1.3.3.1 Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy bệnh nhân sau mổ tim mở - Tỷ lệ VAP và tỷ lệ tử vong do VAP ở bệnh nhân sau mổ tim mở cao -. .. tiến cứu Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, các đối tượng nghiên cứu được theo dõi từ khi sau mổ chuyển HSN đến khi ra khỏi khoa để phát hiện VAP Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4-2 011 tới tháng 9-2 011 2.2.1 Xác định tỷ lệ viêm phổi liên quan thở máy (VAP) ở bệnh nhân sau mổ tim mở - Xác... sức ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương - Những bệnh nhân này không bị viêm phổi và thở máy trước phẫu thuật - Bệnh nhân nghiên cứu từ 0h tuổi đến 15 tuổi 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân mắc tim bẩm sinh kết hợp các bệnh thuộc hệ hô hấp khác (hẹp khí phế quản, nang phổi, thiểu sản phổi vv) 2.1.3 Xác định bệnh nhi viêm phổi liên quan đến thở máy dựa vào - Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng bảng điểm... Không VAP Tỷ lệ tử vong - Các yếu tố ảnh hưởng + Dịch tễ (tuổi, giới ) + Bệnh (TBS đơn giản, phức tạp ) + Thời gian… + Yếu tố khác… 34 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TỶ LỆ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY - Từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 125 bệnh nhân sau mổ tim mở, chuyển ra khoa hồi sức ngoại và được thở máy hỗ trợ, tất cả những bệnh nhân này được chia thành... nguy cơ viêm phổi liên quan thở máy - Bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật tim mở thường có thời gian dài, nhi u kỹ thuật khó, như cắt xương ức, cắt tuyến hung, mở ngực, chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, cặp động mạch chủ, ngừng tim , vì vậy trẻ sau mổ tim cần có thời gian thích nghi với những thay đổi về đông máu, nội môi, nội tiết, miễn dịch,… sau quá trình phẫu thuật 19 - Bệnh nhân sau mổ tim mở có nhi u... độc tố Tụ cầu vàng có thể gây bệnh bất cứ cơ quan nào của cơ thể nhi u nhất là da, cơ, xương, khớp, máu , phổi … 1.3 VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY 1.3.1 Định nghĩa: Viêm phổi liên quan thở máy (VAP) là viêm phổi mới xuất hiện ít nhất 48h sau đặt nội khí quản và thở máy 1.3.2 Nguyên nhân suy hô hấp cấp, chỉ định và biến chứng đặt ống NKQ và thở máy hỗ trợ 1.3.2.1 Nguyên nhân suy hô hấp cấp + Suy hô hấp... bằng chứng nhi m khuẩn ở phổi hay xác định được một hay nhi u mầm bệnh gây bệnh ở phổi trên bệnh nhân đặt ống NKQ và thở máy - Một vấn đề quan trọng là sau đặt ống NKQ, vi khuẩn định cư trong họng bệnh nhân sẽ lan xuống đường hô hấp dưới và định cư ở đó sau vài giờ, do đó phương pháp xác định vi khuẩn gây bệnh viêm phổi phải phân biệt với các vi khuẩn định cư ở đường hô hấp dưới trên bệnh nhân đặt ống... Nhi Trung ương 2.2.2 Nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy 2.2.2.1 Phương pháp lấy dịch phế quản qua ống NKQ + Thời điểm lấy dịch phế quản - Lần 1: ngay sau khi mổ tim xong và chuyển sang HSN - Lần 2: sau ngày thứ 2 thở máy tại khoa HSN - Tiếp tục sau đó là ngày thứ 3,5,7,9… cách 2 ngày 1 lần cho tới khi bệnh nhân có chỉ định rút ống NKQ 29 + Cách lấy dịch phế quản - Dụng cụ: Bơm tiêm . PHM ANH TUN NGHIÊN CứU VIÊM PHổI LIÊN QUAN THở MáY ở BệNH NHÂN SAU Mổ TIM Mở TạI KHOA HồI SứC NGOạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG Từ 4/2011 - 9/2011 Chuyờn ngnh: Nhi khoa Mó s: 60.72.16. nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở. 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở. Chúng tôi hy vọng với kết. - Việc chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy thường là muộn, khó điều trị, do đó có tỷ lệ tử vong cao [84], [11]. 1.3.3.1. Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy bệnh nhân sau mổ tim mở. -

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan