Ôn tập Web ngữ nghĩa

17 642 6
Ôn tập Web ngữ nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN SEMANTIC WEB Lý thuyết 1. Web ngữ nghĩa là gì? a. Định nghĩa: Web ngữ nghĩa là sự mở rộng của Web hiện tại mà trong đó thông tin được định nghĩa rõ ràng sao cho con người và máy tính có thể làm việc với nhau một cách hiệu quả. Mục tiêu của Web ngữ nghĩa là phát triển các chuẩn chung về công nghệ, cải tiến Web hiện tại bằng cách thêm vào một lớp ngữ nghĩa để máy tính có thể hiểu được thông tin Web nhiều hơn, tăng cường kết xuất thông tin một cách tự động, tích hợp dữ liệu. Vậy SW là một mạng lưới các thông tin toàn cầu được liên kết theo một cách thức để máy tính dễ dàng xử lý. Có thể hiểu đơn giản nó là một cách trình bày dữ liệu có hiệu quả trên mạng toàn cầu. SW có khả năng làm việc với dữ liệu, điều này mở ra một lớp các ứng dụng mới trên nền Web ngữ nghĩa. SW hứa hẹn cung cấp một mô hình liên kết những nguồn thông tin khác nhau chẳng hạn như những trang Web, các CSDL hay ngay cả luồng dữ liệu và thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Do đó các ứng dụng được thiết kế dựa trên các khái niệm đề cập và sử dụng các thông tin có thể xử lý được bằng máy tính, để tạo động lực lớn cho việc phát triển của một thế hệ các công cụ và các ứng dụng Web mới. b. Bản chất của SW. − Dữ liệu máy tính có thể đọc được: SW là một viễn cảnh, ý tưởng là dữ liệu được định nghĩa, liên kết trên Web theo cách này có thể tự động hóa, kết hợp và sử dụng lại dữ liệu thông qua các ứng dụng khác nhau chứ không phải chỉ cho mục đích hiển thị. − Các tác tử thông minh: Mục đích của SW là trình diễn Web cho máy có khả năng đọc, để từ đó cho phép các chương trình thông minh truy hồi và xử lý thông tin tích hợp. − CSDL phân tán: SW đủ linh hoạt để có khả năng thể hiện tất cả CSDL và các quy tắc logic để liên kết chúng lại với nhau tạo thành một giá trị gia tăng. − Chú thích tốt hơn: ý tưởng của SW cung cấp cho Web hiện tại các chú thích ở dạng máy tính có thể xử lý được và liên kết chúng lại với nhau. − Cải thiện chức năng tìm kiếm: Có thể truy cập tài nguyên Web thông qua nội ung thay cho từ khóa như trong Web hiện tại. Mục đích chính là để xây dựng một chỉ mục có cấu trúc cho trang Web. − Các dịch vụ Web: SW cung cấp truy cập không chỉ những tài liệu tĩnh để sưu tập thông tin hữ dụng mà còn cho các dịch vụ cung cấp các chức năng hữu ích khác. c. Cấu trúc Web ngữ nghĩa. − Tầng Unicode & URI: nhằm bảo đảm việc sử dụng tập kí tự quốc tế và cung cấp lớn định danh các tài nguyên trong Web ngữ nghĩa. − Tầng XML: cùng với định nghĩa về kg tên và lđồ bảo đảm rằng chúng ta có thể tích hợp các định nghĩa SW với các chuẩn khác dựa trên XML − Tầng RDF và RDFS: tạo các phát biểu để mô tả các đối tượng với những từ vựng và định nghĩa URI, các đối tượng có thể tham chiếu đến những từ vựng và định nghĩa URI ở trên. Đây là lớp mà chúng ta có thể gán các kiểu (type) cho các tài nguyên và liên kết. − Ontology Vocabulary: bộ từ vựng được xd trên cơ sở tầng RDF và RDFS, cho phép thể hiện ngữ nghĩa hình thức, định nghĩa mối liên hệ giữa các khái niệm với nhau − Tầng Logic: xây dựng tập luật, xem như là cơ sở luật trên SW hỗ trợ cho quá trình suy diễn. − Tầng Proof: CM suy diễn của hệ thống bằng cách liên kết các sự kiện. − Tầng Trust: đảm bảo tính tin cậy của các ứng dụng trên SW giúp ứng dụng quyết định nên hay không nên tin tưởng tài nguyên. − Tầng Digital Signature: chữ ký điện tử, dùng để xác định chủ thể của tài nguyên. 2. RDF a. RDF là gì RDF là ngôn ngữ mô tả thông tin về tài nguyên trên Web. RDF đặc biệt dùng để mô tả siêu dữ liệu về tài nguyên Web như tiêu đề, tác giả, ngày tháng tạo lập và chỉnh sửa Web, thông tin bản quyền và các thông tin đăng ký về tài liệu Web hoặc có thể được dùng để lên kế hoạch cho một tài nguyên chia sẻ. RDF sử dụng các URI dùng để định danh nguồn tài nguyên Web và các thuộc tính để mô tả các nguồn tài nguyên Mặc dù RDF được gọi là ngôn ngữ nhưng thực chất RDF là một mô hình dữ liệu. Dĩ nhiên, một mô hình dữ liệu trừu tượng cần một cú pháp cụ thể để diễn đạt và RDF diễn đạt dựa vào cú pháp XML được gọi là RDF/XML. Bằng cách sử dụng XML, thông tin trong RDF có thể dễ dàng trao đổi giữa các máy tính khác nhau, sử dụng các hệ điều hành khác nhau và các ngôn ngữ ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên cú pháp của RDF không nhất thiết phải dựa vào XML mà có nhiều cách để trình bày cú pháp khác của RDF. RDF là khung ứng dụng mô tả tài nguyên để xử lý siêu dữ liệu trên Web, cung cấp tính liên thông giữa các ứng dụng nhằm trao đổi thông tin mà máy tính có thể xử lý được, cơ chế mô tả tài nguyên mà giả sử các dữ liệu của tài nguyên đó không thuộc một miền ứng dụng nào hết b. Các thành phần cơ bản của RDF • Tài nguyên Tài nguyên (Resource) là một đối tượng, một “cái” (thing) gì đó mà chúng ta co thể đề cập đến. Chẳng hạn như tài nguyên có thể là các tác giả, những cuốn sách, nhà xuất bản, địa điểm, con người, khách sạn, phòng, các truy vấn tìm kiếm v.v…Mỗi tài nguyên có một URI. Một URI có thể là một URL (Uniform Resource Locator, hay địa chỉ WEB hay một loại đính dánh duy nhất nào đó; lưu ý rằng một định dạng không có nghĩa là có thể truy nhập đến tài nguyên Các lược đồ URI được định nghĩa không chỉ cho các địa chỉ Web mà còn cho các đối tượng đa dạng khác như các số điện thoại, những số ISBN, và các địa chỉ địa lý. Thực tế đã có các thảo luận dài về tính chất của URI hay như các câu hỏi có tính chất triết lý (chẳng hạn các định danh duy nhất nào là hợp lý sử dụng cho một con người). Một cách tổng quát, chúng ta giả sử rằng một URI là một định danh cho một tài nguyên Web. • Thuộc tính. Các thuộc tính(Property) là các dạng tài nguyên đặc biệt, chúng mô tả các mối quan hệ giữa các tài nguyên, ví dụ như “written by”, “age”, “title”, v.v…Các thuộc tính trong RDF cũng được xác định bởi các URI và trong thực tế là URL Ý tưởng về sử dụng URI để xác định các “thing” và quan hệ giữa chúng là rất quan trọng. Sự lựa chọn này cho chúng ta một cơ chế đánh tên duy nhất, phổ dụng và toàn cầu. • Phát biểu. Một phát biểu (Statement) là khẳng định của các thuộc tính đối với các tài nguyên. Một phát biểu là một bộ ba <đối tượng – thuộc tính – giá trị> chứa một tài nguyên, một thuộc tính (property) và một giá trị. Giá trị có thể là các tài nguyên hoặc là các literal. Các literal là các giá trị nguyên tử (chuỗi). c. Mô hình dữ liệu RDF • Định nghĩa Một mô hình cơ bản của RDF gồm ba đối tượng sau: − Tài nguyên (Resources): là tất cả những gì được mô tả bằng biểu thức RDF. Nó có thể là một trang Web, một phần của trang Web hay một tập các trang Web. − Thuộc tính (Properties): thuộc tính, đặc tính, hoặc quan hệ dùng để mô tả tính chất của tài nguyên. − Giá trị (Value): là giá trị được gán cho thuộc tính. Mô hình RDF mô tả các tài nguyên thông qua các phát biểu (statements), mỗi phát biểu gồm ba thành phần sau: − Chủ thể (Subject): địa chỉ hay vị trí tài nguyên muốn mô tả, được xác định bởi URI. − Vị từ/thuộc tính (Predicate): xác định tính chất của tài nguyên, cũng được xác định bởi URI. − Đối tượng (Object): nội dung gán cho thuộc tính, có thể là tài nguyên hoặc giá trị literal. • Bộ ba RDF Mỗi một phát biểu (chủ thể, vị từ/thuộc tính, đối tượng) còn gọi là một bộ ba (triple). Ví dụ: Xét phát biểu sau: http://www.example.org/index.html has a creator whose value is John Smith. Phát biểu được phân ra thành các thành phần sau: − Chủ thể (Subject) http://www.example.org/index.html − Vị từ/thuộc tính (Predicate) http://purl.org/dc/elements/1.1/creator − Đối tượng (Object): John Smith Chúng ta đã biết URI dùng để mô tả tài nguyên trên Web, chon en ở phát biểu trên vì phải dùng từ “creator” và “John Smith”, ta sẽ dùng URI “http://purl.org/dc/elements/1.1/creator” và “http://www.example.org/staffid/85740” để mô tả cho từng khái niệm trên. Phát biểu trên được biễu diễn dưới dạng một bộ ba như sau: <http://www.example.org/index.html> <http://purl.org/dc/elements/1.1/creator> <http://www.example.org/staffid/85740”> • Đồ thị RDF Đồ thị RDF là một đồ thị có hướng và đánh nhãn, là phương pháp mặc định để mô tả các mô hình dữ liệu RDF với hai lý do: Thứ nhất, các đồ thị rất dễ hiểu và không bị nhầm lẫn giữa chủ thể, thuộc tính của chủ thể và giá trị của thuộc tính. Ngoài ra, không tồn tại sự nhập nhằng về các phát biểu ngay cả khi tồn tại bên trong một mô hình dữ liệu RDF phức tạp. Thứ hai, sử dụng đồ thị RDF là kỹ thuật mô tả mặc định, là có các mô hình dữ liệu RDF chỉ có thể biểu diễn bằng các đồ thị RDF mà không phải trong RDF/XML. Một bộ ba còn có thể mô tả dưới dạng nút – cung – nút. Hướng của đồ thị rất quan trọng. Cung của đồ thị luôn bắt đầu từ chủ thể đến đối tượng. Tập các bộ hợp lại tạo thành đồ thị RDF (RDF Graph). Các nút trong đồ thị có thể là các chủ thể và đối tượng trong bộ ba RDF và các cung trong đồ thị có thể là các vị từ, và có thể nhận các giá trị URI, nút trắng hoặc các literal. Chủ thể Đối tượng Vị từ/thuộc tính Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong bộ ba RDF Ví dụ: Với phát biểu trên ta có thể mô hình hóa lại như sau: Hình 1.2: Mô tả phát biểu đơn giản bằng đồ thị Ví dụ: Ta thêm các phát biểu sau cho cùng một chủ thể http://www.example.org/index.html has a creation-date whose value is August 16, 1999. http://www.example.org/index.html has a language whose value is English. Được biểu diễn dưới dạng đồ thị sau: http://www.example.org/index.h http://www.example.org/staffid/85740 August16, 1999 En http://purl.org/dc/elements/1.1./creator http://purl.org/dc/elements/1.1./language http://www.example.org/terms/creation-date Hình 1.3: Biểu diễn cho nhiều phát biểu có cùng subject Mô hình trên chỉ ra rằng các đối tượng trong phát biểu RDF có thể lá một URI hoặc cũng có thể là một giá trị literal. Ở hình trên ta dùng hình ovalđể biểu diễn một tài nguyên là một URI và dùng hình chữ nhật để biểu diễn một tài nguyên là một giá trị literal. 1.1.1.1. RDF Literal. Literal được sử dụng để biểu diễn các giá trị như con số, ngày tháng, chuỗi…Bất cứ cái gì có thể biểu diễn bởi một giá trị literal cũng có thể được biểu diễn dưới dạng một URI. Một literal có thể là đối tượng của một phát biểu nhưng không thể là chủ thể hay là thuộc tính. Literal có hai kiểu sau: literal thường (plain) hay literal có kiểu: − Một literal thường là một chuỗi được kết hợp với một thẻ XML bất kỳ. Trong ngôn ngữ tự nhiên ta có thể gọi là một kiểu text. Ví dụ Hình 1.4: Giá trị literal biểu diễn cho tuổi của John Smith Giá trị 27 ở đây chỉ là một chuỗi gồm 2 ký tự “2” và “7”. Nhưng nếu ta muốn biểu diễn nó là một con số, một số nguyên thì phải dùng kiểu literal có kiểu. − Một literal có kiểu được hình thành bằng cách kết hợp một chuỗi với một định danh URI để biểu diễn một kiểu dữ liệu đặc biêt nào đó. Kết quả trả về là một nút trong đồ thị tương tự như kiểu literal. Kiểu giá trị được biểu diễn literal có kiểu sẽ được ánh xạ đến kiểu giá trị đặc biệt mà ta đã khai báo thông qua URI. Ở ví dụ trên, khi muốn biểu diễn tuổi của John là một kiểu số nguyên thì ta sẽ có cách khai báo như sau: Chủ thể (Subject) http://www.example.org/staffid/85740 Vị từ/thuộc tính (Predicate) http://www.example.org/terms/age Đối tượng (Object): “27”< http://www.w3.org/2001/XMLSchema#integer> Và được biểu diễn thành đồ thị như sau: http://www.example.org/staffid/85740 “27” <http://www.w3.org/2011/XMLSchema#integer> http://example.org/terms/age 27 http://www/example.org/staffid/85740 http://www/example.org/staffid/85740 Hình 1.5: Literal có kiểu biểu diễn cho tuổi ông John Smith 3. Ontology a. Định nghĩa. Ontology là sự hiểu biết về domain nào đó. Chia sẽ nhau về sự vật, hiện tượng có thể trao đổi với nhau. Các ngôn ngữ Ontology biểu diễn tri thức chia sẽ cho các ứng dụng sử dụng được với nhau. Ontology là một đặc tả tường minh, mang tính hình thức của sự khái niệm hóa có thể chia sẻ được bằng cách xác định các khái niệm liên quan của hiện tượng đó. Ở đây tường minh có nghĩa là các khái niệm được sử dụng và các ràng buộc trên chúng được định nghĩa rõ ràng đọc và hiểu Ontology. Chia sẻ phản ánh quan điểm rằng một Ontology nắm bắt tri thức được chấp nhận bởi một nhóm người. Ontology là một thuật ngữ được mượn từ triết học, đề cập đến ngành khoa học mô tả các loại thực thể trong thế giới thực và chúng liên hệ với nhau như thế nào. Trong W3C, một Ontology cung cấp các mô tả cho các phần tử sau: • Các lớp trong một lĩnh vực xác định • Các quan hệ giữa các lớp đó • Các thuộc tính của các lớp đó. Ontology gồm có: − Các khái niệm biểu diễn thông qua lớp và chương trình phân lớp của các lớp chứa các phép thể hiện. − Thuộc tính gồm có sử dụng từ gốc của trí tuệ nhân tạo là “Roles” &”Slots”. − Tiền đề, quan hệ giữa các lớp: Kế thừa, ràng buộc trong tập thuộc tính, tính chất của thuộc tính (đối xứng, kéo theo). − Tác vụ suy diễn: + Phân tích của Ontology và phân lớp các khái niệm + Phát hiện lớp này có bao nhiêu lớp khác. + Kiểm tra tính nhất quán bên trong Ontology. b. Phương pháp xây dựng Ontology Bước 1: Xác định mục đích: xác định mục tiêu sử dụng của Ontology Bước 2: Xây dựng Ontology: chia thành 3 bước i. Xác định các khái niệm và các mối quan hệ chính trong lĩnh vực quan tâm. Tạo các định nghĩa cho các khái niệm, các mối quan hệ đó và xác định các thuật ngữ tham chiếu đến chúng ii. Mã hóa: biểu diễn tri thức có ở bước (i) trong một ngôn ngữ hình thức nào đó. iii. Tích hợp, hợp nhất các Ontology đang tồn tại: thiết lập các ánh xạ khác nhau giữa hai Ontology, do đó giữ được các Ontology ban đầu và hòa nhập với các Ontology với mục đích tạo ra một Ontology duy nhất từ các Ontology ban đầu. Có thể xem ánh xạ giữa các Ontology là tập các quy tắc viết lại kết hợp các thuật ngữ và các biểu đạt đã được định nghĩa trong một Ontology nguồn với các thuật ngữ và các biểu đạt của Ontology đích Bước 3: Đánh giá: thiết lập một đánh giá về các Ontology với một khung gồm các xác định yêu cầu. Bước 4: Lập tài liệu: Lập tài liệu Ontology theo phân loại và mục đích. Bài tập : Ngôn ngữ truy vấn SPARQL 1. Cú pháp của tổng quát và các khái niệm cơ bản Dữ liệu: <http://example.org/book/book1> <http://purl.org/dc/elements/1.1/title> "SPARQL Tutorial" . Truy vấn: SELECT ?title WHERE { <http://example.org/book/book1> <http://purl.org/dc/elements/1.1/title> ?title } Kết quả truy vấn: Title “SPARQL Tutorial” 2. Cho dữ liệu như sau: @prefix dc: <http://purl.org/dc/elements/1.1/> . @prefix : <http://example.org/book/> . @prefix ns: <http://example.org/ns#> . :book1 dc:title "SPARQL Tutorial" . :book1 ns:price 42 . :book2 dc:title "The Semantic web" . :book2 ns:price 23 . Truy vấn: Không có OPTIONAL PREFIX dc: <http://purl.org/dc/elements/1.1/> PREFIX ns: <http://example.org/ns#> SELECT ?title ?price WHERE { ?x ns:price ?price . FILTER (?price < 30) . ?x dc:title ?title . } Kết quả: title price "The Semantic web" 23 Bằng cách ràng buộc biến “price”, chỉ có book2 thích hợp với truy vấn vì có một giới hạn dựa vào gía trị được phép của “price”. Trường hợp có OPTIONAL, kết quả truy vấn: PREFIX dc: <http://purl.org/dc/elements/1.1/> PREFIX ns: <http://example.org/ns#> SELECT ?title ?price WHERE { ?x dc:title ?title . OPTIONAL { ?x ns:price ?price . FILTER (?price < 30) } } title price "SPARQL Tutorial" "The Semantic web" 23 Không có giá cả nào cho cuốn sách với tựa đề “SPARQL” vì mẫu đồ thị tùy chọn không dẫn đến một lời giải bao gồm biễn price. Hai đồ thị sau đây sẽ được sử dụng trong những ví dụ: # Named graph: http://example.org/foaf/aliceFoaf @prefix foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> . @prefix rdf: <http://www.w3.org/1999/02/22-rdf-syntax-ns#> . @prefix rdfs: <http://www.w3.org/2000/01/rdf-schema#> . _:a foaf:name "Alice" . _:a foaf:mbox <mailto:alice@work.example> . _:a foaf:knows _:b . _:b foaf:name "Bob" . _:b foaf:mbox <mailto:bob@work.example> . _:b foaf:nick "Bobby" . _:b rdfs:seeAlso <http://example.org/foaf/bobFoaf> . <http://example.org/foaf/bobFoaf> rdf:type foaf:PersonalProfileDocument . # Named graph: http://example.org/foaf/bobFoaf @prefix foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> . @prefix rdf: <http://www.w3.org/1999/02/22-rdf-syntax-ns#> . @prefix rdfs: <http://www.w3.org/2000/01/rdf-schema#> . _:z foaf:mbox <mailto:bob@work.example> . _:z rdfs:seeAlso <http://example.org/foaf/bobFoaf> . _:z foaf:nick "Robert" . <http://example.org/foaf/bobFoaf> rdf:type foaf:PersonalProfileDocument . Truy cập tên đồ thị. Truy vấn bên dưới kết hợp mẫu đồ thị dựa trên mỗi đồ thị có tên trong dataset và đưa ra những lời giải mà có biến src ràng buộc tới IRI của đồ thị kết hợp. PREFIX foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> SELECT ?src ?bobNick WHERE { GRAPH ?src { ?x foaf:mbox <mailto:bob@work.example> . ?x foaf:nick ?bobNick } } Kết quả truy vấn cho ta tên của những đồ thị mà thông tiin được tìm thấy và giá trị cho nick của Bob: src bobNick <http://example.org/foaf/aliceFoaf> "Bobby" <http://example.org/foaf/bobFoaf> "Robert" • Dữ liệu: @prefix foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> . _:a foaf:name "Johnny Lee Outlaw" . _:a foaf:mbox <mailto:jlow@example.com> . _:b foaf:name "Peter Goodguy" . _:b foaf:mbox <mailto:peter@example.org> . • Truy vấn: PREFIX foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> SELECT ?name ?mbox WHERE { ?x foaf:name ?name . ?x foaf:mbox ?mbox } • Kết quả truy vấn: name mbox "Johnny Lee Outlaw" <mailto:jlow@example.com> "Peter Goodguy" <mailto:peter@example.org> Kết hợp kiểu OPTIONAL. Những thành phần tùy chọn của mẫu đồ thị có thể được xác định về mặt cú pháp với từ khóa OPTIONAL được áp dụng vào một kiểu đồ thị: Dữ liệu: pattern OPTIONAL { pattern } dữ liệu: @prefix foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> . @prefix rdf: <http://www.w3.org/1999/02/22-rdf-syntax-ns#> . _:a rdf:type foaf:Person . _:a foaf:name "Alice" . _:a foaf:mbox <mailto:alice@example.com> . _:a foaf:mbox <mailto:alice@work.example> . _:b rdf:type foaf:Person . _:b foaf:name "Bob" . Truy vấn: PREFIX foaf: <http://xmlns.com/foaf/0.1/> SELECT ?name ?mbox WHERE { ?x foaf:name ?name . OPTIONAL { ?x foaf:mbox ?mbox } } Với dữ liêu ở trên, kết quả truy vấn là: name mbox "Alice" <mailto:alice@example.com> "Alice" <mailto:alice@work.example> "Bob" Kết hợp các Pattern với UNION. SPARQL cung cấp một phương tiện của sự kết hợp những mẫu đồ thị lại để sao cho một trong số những mẫu đồ thị thay thế có thể phù hợp. nếu có nhiều hơn một lời giải phù hợp, thì tất cả các lời giải đều được tìm thấy. Từ khóa UNION là cú pháp cho những giải pháp mẫu. • Dữ liệu @prefix dc10: <http://purl.org/dc/elements/1.0/> . @prefix dc11: <http://purl.org/dc/elements/1.1/> . _:a dc10:title "SPARQL Query Language Tutorial" . _:b dc11:title "SPARQL Protocol Tutorial" . _:c dc10:title "SPARQL" . _:c dc11:title "SPARQL (updated)" . • Truy vấn PREFIX dc10: <http://purl.org/dc/elements/1.0/> PREFIX dc11: <http://purl.org/dc/elements/1.1/> SELECT ?title WHERE { { ?book dc10:title ?title } UNION { ?book dc11:title ?title } } • Kết quả truy vấn title "SPARQL Protocol Tutorial" "SPARQL" "SPARQL (updated)" "SPARQL Query Language Tutorial" [...]... vì trong trường hợp pm: a thì có tên là Anh và hpage là http://example.org/Anh/ và không có mbox nên để trống Ngược lại, trong b thì có name là Khanh nhưng không có hpage mà chỉ có mailto nên trường hợp b không hiển thị c Câu lệnh SPARQL để hiển thị tên của tất cả các tài nguyên có trong dữ liệu trên cùng với trang Web của họ SELECT ? name ? hpage ?mbox WHERE {?x pm: Frame ? name OPTIONAL { ?x pm.Www... SPARQL nói trên với tập dữ liệu RDF đã cho và giải thích kết quả c Hãy viết câu lệnh SPARQL để hiển thị tên của tất cả các tài nguyên có trong dữ liệu trên cùng với trang Web của họ Giải: a Đồ thị http://example.org/ns#/a Anh http://example.org/Anh/ Pm:Frame Pm: Www http://example.org/ns#/b Khanh mailto:http://example.org/Khanh/ Pm:Frame Pm: Email b Kết quả của câu lệnh SPARQL nói trên tập dữ liệu RDF...Truy vấn này tìm thấy tựa đề của những cuốn sách trong dữ liệu, mà tựa đề được ghi lại sử dụng những thuộc tính của Dublin Core từ phiên bản 1.0 hay 1.1 Nếu những ứng dụng muốn biết thông tin được ghi lại một cách chính xác như thế nào thì truy vấn như sau: PREFIX dc10: PREFIX dc11: SELECT ?x ?y WHERE { {?book dc10:title... SELECT ?src ?bobAge WHERE { GRAPH ?src { ?x foaf:mbox ?x foaf:age ?bobAge }} a Mô hình hóa dữ liệu RDF trên theo dạng đồ thị b Cho biết kết quả của câu lệnh SPARQL nói trên với tập dữ liệu RDF đã cho và giải thích kết quả Giải a Mô hình hóa dữ liệu RDF trên theo dạng đồ thị • Trường hợp: Alice 32 _:b _:a alice@work.example Alice Bob bob@work.example http://example.org/foaf/bobFoaf... mbox name type Bob • Trường hợp: Bob _:a alice@work.example Bob http://example.org/foaf/bobFoaf PersonalProfileDocument Name mbox age seeAlso 35 type b Cho biết kết quả của câu lệnh SPARQL nói trên với tập dữ liệu RDF đã cho và giải thích kết quả Bài 3: Cho tài liệu RDF được biễu diễn như sau theo định dạng XML như sau: . TÀI LIỆU ÔN THI MÔN SEMANTIC WEB Lý thuyết 1. Web ngữ nghĩa là gì? a. Định nghĩa: Web ngữ nghĩa là sự mở rộng của Web hiện tại mà trong đó thông tin được định nghĩa rõ ràng sao cho. quả. Mục tiêu của Web ngữ nghĩa là phát triển các chuẩn chung về công nghệ, cải tiến Web hiện tại bằng cách thêm vào một lớp ngữ nghĩa để máy tính có thể hiểu được thông tin Web nhiều hơn, tăng. Cấu trúc Web ngữ nghĩa. − Tầng Unicode & URI: nhằm bảo đảm việc sử dụng tập kí tự quốc tế và cung cấp lớn định danh các tài nguyên trong Web ngữ nghĩa. − Tầng XML: cùng với định nghĩa về

Ngày đăng: 02/02/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kết hợp các Pattern với UNION.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan