MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

22 14.2K 272
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG  LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN I- Đặt vấn đề: - Hiện đây đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế phát triển thúc đẩy đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt, trong sự thay đổi đi lên đó có sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Ở Huyện ta, đã có nhiều chuyên đề, nhiều hoạt động do phòng, trường tổ chức nhằm bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi rút kinh nghiệm trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Trong các hoạt động của giáo dục mầm non hoạt động làm quen với toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức biểu tượng toán ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học, đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1: hình thành cho trẻ các kiến thức, kỹ năng về tập hợp và số lượng, về hình dạng, về quan hệ kích thước, về định hướng không gian.v.v…bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh, rèn luyện phương pháp tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức môn toán học ở lớp một. Hoạt động LQVT là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác, lôgích cao. Để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Đối với hoạt động “ Làm quen với toán” phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Môi trường, cách tiếp cận, cơ hội, phương pháp.v.v Song trên thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồng thời ít tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập vì vậy hiệu quả của quá trình giáo dục đạt chưa cao. Nội dung lồng ghép, đan xen còn rời rạc chưa hoà quyện vào nhau do vậy dẫn đến tình trạng trẻ khó tiếp thu kiến thức, không hứng thú trong giờ học. Các biện pháp dạy học chưa được giáo viên sử dụng phù hợp. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này. II- Cơ sở lý luận: - Thực hiện chiến lược đổi mới hiện nay với phương pháp dạy học: Lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Thông qua hoạt động làm quen với toán trẻ được trãi nghiệm, được khám phá, tìm tòi sáng Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ1 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẽ, dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhằm tăng thêm vốn kinh nghiệm, đã được giáo viên vận dụng để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ - Toán học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, ngay từ đầu các cháu nhỏ đã tiếp xúc với người lớn và thế giới đồ vật đa dạng xung quanh, tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian…. qua các hoạt động đa dạng dưới sự hướng dẫn của người lớn. Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau.v.v Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng, trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo môi trường cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ. III- Cơ sở thực tiễn: - Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp lớn Lớn 1 - Tìm hiểu thực tế tôi thấy được tình hình của lớp có những thuận lợi và khó khăn . 1- Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và sự hỗ trợ của phụ huynh - Bản thân đã được đào tạo bài bảng qua trường lớp và đã học xong chương trình đại học - Trường lớp khang trang, thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động, lớp một độ tuổi. - Nhận được sự quan tâm hổ trợ của phụ huynh cùng chăm lo đến việc học của con em mình 2- Khó khăn: Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ2 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” - Một số trẻ còn nhút nhác chưa tích cực tham gia vào hoạt động, khả năng nhận thức của trẻ về hoạt động làm quen với toán còn nhiều hạn chế. - Môi trường lớp học được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề nhưng nội dung và hình thức chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ. - Với lứa tuổi mẫu giáo, bước đầu cho trẻ LQVT: muốn đạt được mục đích yêu cầu của hoạt động bản thân tôi đã có những biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động LQVT. IV- Nội dung nghiên cứu 1- Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động nhận thức. - Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trãi nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để thu nhận một khối lượng kiến thức và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học sau này ở phổ thông. Vì thế giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp tất cả trẻ đến với mình, dành thời gian quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp. Biết cung cấp cơ hội để tạo sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. Biết sắp xếp lớp học theo phong cách khuyến khích trẻ hoạt động. Tạo cơ hội để phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ, hứng thú trong học tập và khám phá thế giới xung quanh. Tận dụng những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đầu tư đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động. Đổi mới cách trang trí lớp tạo môi trường toán theo hướng mở phù hợp từng chủ đề tạo cơ hội để trẻ hoạt động trãi nghiệm với đồ dùng trang trí để lĩnh hội kiến thức: Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí không dán cố định mà được bố trí trẻ có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ. Hình ảnh 1: Cô trang trí môi trường lớp mở đồ dùng bố trí cho trẻ hoạt động Ví dụ: Nhận biết số lượng và chữ số, luyện đếm Chủ đề động vật: tôi trang trí một mảng tường với chủ đề những con vật bé yêu: phần dưới tạo những chiếc túi đựng con vật, chữ số. Phần trên là nơi để khi chơi trẻ sử dụng con vật rời ở các túi để xếp tạo thành những nhóm con vật theo ý thích và chọn chữ số biểu thị… Chủ đề gia đình: + Cô chuẩn bị nhiều hình ảnh rời như hình bố, mẹ, anh, chị, em rời, một số đồ dùng trong gia đình, trẻ có thể sử dụng những hình ảnh này để xếp về người thân gia đình mình, hoặc của bạn…đếm số lượng, so sánh ở góc học tập. Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ3 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” + Chuẩn bị các nguyên vật liệu phế phẩm có dạng các hình học, khối cho trẻ xếp hình người thân, đồ dùng trong gia đình trang trí góc nghệ thuật + Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ. Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm Chủ đề ngành nghề: Ở góc học tập cô chuẩn bị một số dụng cụ, sản phẩm, hình ảnh tượng trưng một số nghề, trẻ chọn sản phẩm, dụng cụ xếp đúng cho từng nghề hoặc tranh lô tô về một số hoạt động của từng nghề trẻ sắp xếp theo đúng trình tự công việc từng nghề. Ví dụ: Nhận biết các hình, phân biệt kích thước của vật Chủ đề động vật: Ở góc tạo hình sử dụng các hình học để tạo thành bức tranh đàn cá bơi trong nước để trang trí ở lớp tạo cơ hội cho trẻ luyện đếm, so sánh Ngoài ra còn sử dụng các nguyên vật liệu khác để trẻ tạo hình trang trí lớp như que, hột hạt, gấp giấy về các con vật. Sưu tầm các hình ảnh cho trẻ cắt dán làm album các biểu tượng toán và các đồ dùng đồ chơi cho lớp, sử dụng các sản phẩm mà trẻ làm được cùng cô trang trí lớp. Tùy vào từng chủ đề mà tôi chuẩn bị hướng trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí xây dựng môi trường lớp học nhằm tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trãi nghiệm qua đó củng cố kiến thức kỹ năng cho trẻ và giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi 2- Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán: Như chúng ta đã biết, đặc trưng hoạt động làm quen với toán là tính chính xác và khoa học, tư duy của trẻ là trực quan, hoạt động của trẻ là thao tác với đồ vật vì vậy đồ dùng trực quan đóng vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của trẻ. Đồ dùng đẹp hấp dẫn thu hút sự chú ý, tò mò, khám phá của trẻ. Ví dụ: Trong bài dạy cho trẻ làm quen với các khối như khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ…tôi đã đưa ra các trò chơi như “ Về đúng nhà”ở phần trò chơi luyện tập. Để đáp ứng trò chơi này, trước đó tôi sưu tầm các nguyên vật liệu để cho bài dạy như: Bóng nhựa, lon bia, vỏ họp… và làm các ngôi nhà có gắn các khối để trẻ tham gia trò chơi và kết quả trẻ tham gia trò chơi rất hứng thú Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán phục vụ nội dung dạy giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra những cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgích và hợp lý. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài “số 7 tiết 1” tôi đã chọn cặp đối tượng Thỏ và cà rốt để dạy trẻ lập nhóm có đối tượng có số lượng 7, tôi chọn cặp đối tượng trên với lý do: Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ4 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” Thỏ và cà rốt có mối quan hệ lôgích với nhau. Thỏ thích ăn cà rốt và trẻ lập số lượng 7 với cặp đối tượng Thỏ và cà rốt. Hình ảnh 2: Xếp tương ứng Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoả mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. 3- Phát huy hoạt động làm quen với toán thông qua các hoạt động khác. Nhận thức phát triển ở lứa tuổi mẫu giáo dưới ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau: Tạo hình, giáo dục âm nhạc, làm quen văn học.v.v Quá trình phát triển các hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động nhận thức các biểu tượng toán ban đầu cũng diễn ra trong khi trẻ được nghe kể chuyện đọc thơ hoặc trẻ tự kể lại chuyện, đọc thơ. Các câu chuyện cổ tích, truyện thơ dành cho trẻ có những giá trị văn học nhất định nên thu hút được sự chú ý, cảm xúc nghệ thuật của trẻ giáo viên cần tận dụng truyện thơ như một phương tiện để giáo dục nhân cách nói chung và nhận thức các biểu tượng toán nói riêng. Sau khi nghe kể chuyện, đọc thơ giáo viên cần đàm thoại với trẻ về các yếu tố toán học có trong mỗi truyện thơ, tuỳ vào mỗi chủ đề giáo viên lựa chọn truyện thơ theo nội dung giáo dục có các biểu tượng toán học. Khi kể chuyện đọc thơ cần chú ý những đoạn tái hiện các hoạt động tri giác số lượng, hình dạng kích thước .v.v Cần có ngữ điệu giọng đặt biệt để trẻ ghi nhớ các biểu tượng đó. Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”. - Câu hỏi đàm thoại: Câu chuyên có bao nhiêu nhân vật? Vui Hùng có mấy người con? Con hãy kể lại quá trình Lang Liêu làm bánh? Lang Liêu làm mấy thứ bánh và những thứ bánh đó có ý nghĩa gì không? * Bài thơ: “Đàn gà con” Có bao nhiêu quả trứng? Nở ra bao nhiêu chú gà con? - Thông qua hoạt động tạo hình nhiều kiến thức toán học được trẻ vận dụng vào hoạt động nhận thức như hình dạng, màu sắc, độ to nhỏ, bố cục, xác định vị trí Ví dụ: Qua việc mô phỏng lại cách vẽ giúp trẻ tri giác tái tạo lại một số hình dạng, kích thước tương ứng: Vẽ con gà: đầu tròn nhỏ, thân mình hình tròn to, cánh hình tam giác.v.v Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ5 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” Mặt khác các hoạt động tạo hình là các hoạt động phản ánh sự vật hiện tượng theo các yếu tố toán học, sự phát triển các hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của trẻ vào thực tiễn. Ví dụ: Trẻ vẽ lại các phương tiện giao thông từ các hình đó trẻ tri giác lại các hình học trẻ đã học. Vẽ người thân trong gia đình: Trẻ vận dụng các hình hình học để vẽ được hình người như đầu là hình tròn; tay, chân, mình là những hình chữ nhật, bàn tay, bàn chân là những hình tam giác.v.v Với bài tập vẽ trang trí đường diềm bằng những hình hình học khác nhau, trẻ phải suy nghĩ phân tích hình giống nhau, khác nhau, xác định phân bố sự luân phiên xen kẻ của các hình, đòi hỏi trẻ tập trung chú ý cao, khả năng phân tích và có biểu tượng rõ ràng về các hình. Hoặc thông qua hoạt động tạo hình với những bài vẽ, nặn, cắt dán cô cũng động viên khuyến khích trẻ làm được nhiều sản phẩm đẹp và thông qua đó trẻ so sánh và muốn làm được nhiều sản phẩm đẹp hơn. Ví dụ: Trong giờ học “ Nặn các loại quả” cô chuẩn bị giỏ quả thật với nhiều loại quả với nhiều màu sắc khác nhau cô cho trẻ đếm số lượng trong giỏ và hỏi trẻ thích nặn những loại quả này không sau đó cho trẻ về chỗ nặn và mang sản phẩm lên trưng bày. Cô cho trẻ đếm lại số quả của bạn A với số quả bạn B và cho trẻ so sánh số lượng quả của 2 bạn bạn nào nhiều hơn. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ sử dụng hột hạt, que tính xếp thành các hình học, sử dụng dây chun để tạo hình học theo ý thích hoặc sử dụng các hình học để tạo ra các hình khác nhau: 2 hình tam giác tạo thành 1 hình chữ nhật hoặc 1 hình vuông, 2 hình vuông ghép lại thành 1 hình chữ nhật.v.v Sử dụng các hình học xếp tạo thành các đồ chơi đồ dùng theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. Việc lồng ghép đan xen các nội dung toán học vào các hoạt động một cách hài hòa không gò bó lạm dụng hay áp đặc sẽ tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm vào các hoạt động thực tiễn góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng hoạt động. Hình ảnh 3: Trẻ đang thực hành qua các hoạt động khác 4- Củng cố kiến thức kỹ năng biểu tượng toán ban đầu ở trẻ thông qua việc sử dụng các trò chơi sáng tạo: Để đạt được mục đích và yêu cầu của hoạt động LQVT ngoài việc thực hiện đầy đủ nội dung trong các giờ học đã được quy định trong chương trình, giáo viên cần phải biết sử dụng các trò chơi để củng cố kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ6 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” của trẻ rất quan trọng. Tham gia vào trò chơi, trẻ được hoạt động hết mình, được trãi nghiệm rèn luyện và một điều đặc biệt bản thân trò chơi có sự phản hồi, nghĩa là trong quá trình tham gia trò chơi, bản thân trẻ thấy được sự thiếu hụt của mình, qua đó cũng cố, luyện tập lại. Để lựa chọn trò chơi nhằm luyện tập các biểu tượng toán cho trẻ cần xác định rõ mục đích cần luyện tập nội dung gì? và liệt kê các yêu cầu cần được luyện tập: Ví dụ: * Về số lượng và phép đếm: - Kỹ năng đếm và nhận biết số lượng - Gọi số theo đúng thứ tự - Xếp tương ứng 1-1 - Đếm theo trình tự hướng đếm các nhóm đồ vật khác, đếm bằng các giác quan - Phân chia một đối tượng bằng nhiều cách.v.v *Về hình dạng: - Nhận biết gọi tên hình. - Phân biệt các hình qua đặc điểm của nó * Về kích thước: - Nhận biết mối quan hệ kích thước, luyện tập kỹ năng so sánh, sử dụng phép đo đơn giản. * Về định hướng trong không gian: Nhận biết vị trí đồ vật, tìm đồ vật theo vị trí cho trước. Giáo viên căn cứ vào đồ dùng, đồ chơi, chủ đề, thời tiết, văn hoá nơi trẻ đang sống. Căn cứ vào trình độ phát triển nhận thức, vui chơi của trẻ để sưu tầm các trò chơi ở sách tham khảo, ở tạp chí giáo dục mầm non và giáo viên có thể dựa vào tri thức kỹ năng cụ thể để sáng tạo ra một trò chơi mới phù hợp. Tổ chức trò chơi đảm bảo tính hấp dẫn, tính chủ động, tự lực sáng tạo của trẻ. Khi tổ chức và hướng dẫn trẻ các trò chơi cần chú ý: Trẻ phải nắm vững luật chơi, cách chơi, trong quá trình chơi tuỳ vào khả năng tiếp thu của trẻ để nâng dần mức độ yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: “Ai nhanh hơn” Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ7 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” Cô cho trẻ vừa đi vừa hát và yêu cầu đứng trước bạn nào đó trong nhóm hoặc ngược lại trẻ sẽ chạy nhanh và làm theo yêu cầu của cô…hoặc cô chuẩn bị một số đồ dùng quanh lớp và yêu cầu trẻ chọn và xác định được vật đó đang ở vị trí nào đối với trẻ. Ví dụ: “ Ô tô về đúng bến” Giáo viên chuẩn bị nhiều bến trong đó có một bến 7 chấm tròn, yêu cầu về đúng bến đó; Sau đó cô nâng dần yêu cầu về bến có 7 chấm tròn màu xanh.v.v Hoặc với một mục đích rèn luyện khả năng nhận biết số lượng cô có thể thay đổi tình huống, đồ chơi khác nhau như: Thuyền về bến, về đúng nhà khi đó tác dụng củng cố càng vững chắc. Khi tổ chức chơi, không những chú ý đến mục đích dạy học như cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn chú ý đến mục đích giáo dục như rèn luyện phẩm chất đạo đức, qui tắc ứng xử. Chẳng hạn những trò chơi số lượng trẻ tham gia chơi đông hơn, trẻ phải biết kìm chế để đợi đến lượt mình chơi. - Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp và đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tuỳ từng trò chơi mà tôi chọn hình thức chơi phù hợp nhằm tạo hứng thú và huy động tối đa số trẻ tham gia vào trò chơi Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên cố thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập. Hình ảnh 4: Trẻ đang thực hành qua trò chơi 5- Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng: CNTT là một trong những phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, đặc biệt là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sự phối hợp giữa những hình ảnh, âm thanh sống động, hiệu ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ trong quá trình quan sát và tri giác về một sự vật hiện tượng nào đó. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. Đối với bộ hoạt động LQVT tất cả trẻ cần được luyện tập thao tác với đồ vật nhiều hơn nhằm củng cố kiến thức nếu quá lạm dụng CNTT thì làm hạn chế hoạt Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ8 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” động của trẻ. Vì vậy tùy vào từng bài dạy tôi nghiên cứu vận dụng đưa CNTT bài giảng một cách linh hoạt thông qua các trò chơi nhằm đảm bảo nội dung kiến thức cung cấp và huy động tối đa trẻ tham gia vào hoạt động lĩnh hội kiến thức. Ứng dụng các phần mềm để thiết lập các trò chơi sáng tạo: nén âm thanh vào biểu tượng như bài hát, nhạc, lời khen, tiếng động, câu hỏi….về một yêu cầu nào đó trong trò chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động. Sự xuất hiện của các biểu tượng tùy chọn không mang tính áp đặc trẻ làm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ kích thích trẻ hoạt động tích cực, hứng thú. VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ đề động vật tôi tạo các hiệu ứng, âm thanh, tiếng kêu các con vật, hình ảnh sinh động gây hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn. Ví dụ: Trò chơi “ Ô số bí mật” Cách chơi: Cô có các ô số và đằng sau mỗi ô số có những chữ số hoặc những đồ dùng có số lượng trẻ cần học trẻ sẽ chọn chữ số tương ứng với số lượng hoặc số lượng tương ứng với chữ số Hình ảnh 5: Trò chơi ứng dụng CNTT Ví dụ: Trò chơi chữ số đáng yêu: Trẻ chọn các nét rời ghép tạo thành các chữ số theo yêu cầu hoặc theo ý thích của trẻ Trò chơi: Ai đoán giỏi: Qua hình ảnh, tiếng kêu, câu đố và đoán nhanh chữ số, hình, số lượng theo yêu cầu Ví dụ: Trò chơi : Xếp hình: Áp dụng ngôi nhà toán học của Mille vào ngôi nhà chuột. Trên màng hình cô rất nhiều hình vẽ trẻ sẽ sử dụng các hình đó ghép thành các kiểu nhà, phương tiện giao thông mà trẻ thích. ( Tuỳ theo chủ đề mà cô yêu cầu trẻ ghép) Vào ngôi nhà của Sammy cô áp dụng thiết lập các trò chơi như Trò chơi: Ai chọn đúng: Qua hình ảnh trẻ quan sát xem con vật đó nằm ở phía nào so với cây ( Tuỳ theo chủ đề cô thiết lập cho phù hợp) Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động nhằm tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trong quá trình nhận thức như quan sát, so sánh, luyện tập… thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ vui học và lĩnh hội kiến thức tốt hơn. V- Kết quả nghiên cứu: - Qua thời gian áp dụng những biện pháp giúp trẻ học tốt môn LQVT tôi thấy ở trẻ có những bước tiến vượt trội trong hoạt động - Đa số trẻ nắm được kỹ năng về môn học . Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ9 SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán” - 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động . - Phát huy hết khả năng của từng trẻ, hầu hết trẻ biết sử dụng đồ dùng trực quan cho hoạt động làm quen với toán - Qua các hoạt động trẻ tự làm tăng thêm vốn kiến thức cho mình qua việc làm đồ dùng - Hình thành ở trẻ những đức tính như cần cù, chăm lao động đoàn kết giúp đỡ bạn bè. - Giáo dục trẻ có thái độ đúng với mọi người, với môi trường xung quanh nhất là những đồ dùng đồ chơi ở các góc VI- Kết luận: Qua thực hiện đề tài : Một vài kinh nghiệm giúp trẻ hoạt động tốt môn làm quen với toán tôi rút ra bài học kinh nghiệm. - Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động nhận thức - Phát huy tác dụng hoạt động nhận thức các yếu tố toán học thông qua các hoạt động khác. - Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán - Củng cố kiến thức kỹ năng biểu tượng toán ban đầu ở trẻ thông qua việc sử dụng các trò chơi sáng tạo - Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng - Vì vậy việc lựa chọn các phương pháp sư phạm để tác động đến trẻ là yêu cầu cần thiết, hợp lý, sự động viên khuyến khích đối với trẻ. Tất cả những nội dung phương pháp ở trên chỉ đạt được kết quả khi chúng ta tận dụng được tất cả những cơ hội cho trẻ. VII- Đề nghị: Trên đây là một vài biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động LQVT. Trong quá trình viết không tránh khỏi những thiếu sót kính mong quý lãnh đạo xem xét góp ý để SKKN được hoạt chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đại phong, ngày 20 tháng 12 năm 2012. Người viết Nguyễn Thị Bỉ Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ10 [...]... Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 4: Trẻ đang thực hành qua trò chơi Trường Mầm Non Đại Phong 13 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 5: Trò chơi ứng dụng CNTT Trường Mầm Non Đại Phong 14 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán IX-... pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 1 Trường Mầm Non Đại Phong 18 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 2 Trường Mầm Non Đại Phong 19 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 3 Hình ảnh 4 Trường Mầm Non Đại Phong 20 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một. ..SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán VIII/ PHỤ LỤC: Hình ảnh 1: Cô trang trí môi trường lớp mở đồ dùng bố trí cho trẻ hoạt động Trường Mầm Non Đại Phong 11 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 2: Xếp tương ứng Hình ảnh 3: Trẻ đang thực hành qua các hoạt động khác Trường Mầm Non Đại... hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 3 Hình ảnh 4 Trường Mầm Non Đại Phong 20 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Trường Mầm Non Đại Phong 21 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 5 Trường Mầm Non Đại Phong 22 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ ... hoạt động làm quen với toán X MỤC LỤC Mục Nội dung Số trang I Đặt vấn đề 1 II Cơ sở lý luận 1 III Cơ sở thực tiễn 2 1 Thuận lợi 2 2 Khó khăn 2 Nội dung nghiên cứu 3 IV 4 Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động nhận thức Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán Phát huy hoạt động làm quen với. .. với Toán thông qua các hoạt động khác Củng cố kiến thức kỹ năng biểu tượng toán ban đầu ở trẻ thông qua việc sử dụng các trò chơi sáng tạo 5 Ứng dụng CNTT vào bài giảng 8 V Kết quả nghiên cứu 9 VI Kết luận 10 VII Đề nghị 10 VIII Phụ lục 11 IX Tài liệu tham khảo 15 X Mục lục 16 1 2 3 Trường Mầm Non Đại Phong 16 3 4 5 6 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen. .. quen với toán X/ MỤC LỤC Trang I/ Đặc vấn đề 1 II/ Cơ sở lý luận 1 III/ Cơ sở thực tiễn 2 1/ Thuận lợi: 2 2/ Khó khăn: 2 IV/ Nội dung nghiên cứu 1/ Biện pháp 1 3 2/ Biện pháp 2 4 3/ Biện pháp 3 5 4/ Biện pháp 4 6 5/ Biện pháp 5 8 V/ Kết quả nghiên cứu 9 VI/ Kết luận 9 VII/ Đề nghị: 10 VIII/ Phụ lục: 11 IX/ Tài liệu tham khảo 14 Trường Mầm Non Đại Phong 17 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp. .. Non trẻ (Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết – Nhà xuất bản giáo dục năm 2005) - Dựa trên chương trình chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện chương trình trẻ 5- 6 tuổi ( Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu- Nhà xuất bản giáo dục 1995) - Sách hương dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo Trường Mầm Non Đại Phong 15 Người viết: Nguyễn Thị Bỉ SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt . SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN I- Đặt vấn đề: - Hiện đây đất. Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Hình ảnh 1 Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Nguyễn Thị Bỉ18 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với. Bỉ2 SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán - Một số trẻ còn nhút nhác chưa tích cực tham gia vào hoạt động, khả năng nhận thức của trẻ về hoạt động làm quen với toán

Ngày đăng: 01/02/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan