de cuong on thi tot nghiep do gv nguyen thuy lanh truong THPT To Hieu Hai Phong so

66 311 0
de cuong on thi tot nghiep do gv nguyen thuy lanh truong THPT To Hieu Hai Phong so

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 Trường: THPT Tô Hiệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp 12 Nhóm: Sinh Năm học 2012-2013 Môn: Sinh học Phần 7: Sinh thái học I.Tóm tắt kiến thức cơ bản Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật Bài 35&36: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Quần thể s/v và MQH giữa các cá thể trong QT 1.Các khái niệm: 1.1. Môi trường sống: bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật ,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật ; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật 1.2 Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian + Khoảng thuận lợi: Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tôt nhất + Khoảng chống chịu: : Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật 1.3. Nhân tố sinh thái:là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống s/v. 1.4. Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. 1.5.Nơi ở : chỉ là nơi cư trú của sinh vật 1.6. Quần thể sinh vật: Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài cùng sinh sống trong cùng khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. - VD:quần thể trâu rừng 2.Phân loại: 2.1.Các loại môi trường: +Cạn gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sv trên trái đất +Nước( nước ngọt,nước lợ,nước mặn) là nơi sống của các sinh vật thủy sinh + Đất( các lớp đất có độ sâu khác nhau)có sinh vật đất sinh sống + Sinh vật(thực vật, động vật,con người) là nơi sống của các sinh vật kí cộng sinh 2.2Các nhân tố sinh thái: + Nhân tố vô sinh( vật lí, hóa học của môi trường) + Nhân tố hữu sinh( mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật) Lưu ý: Con người là nhân tố ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật 2.3.Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Lưu ý: Đây là mối quan hệ cùng loài + Quan hỗ trợ : - Ý nghĩa:Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống 1 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 - Biểu hiện: Thông qua hiệu quả nhóm.Ví dụ: Ở đ/v( chó sói sống thành đàn…); Ở thực vật sống thành khóm,bụi để chịu đựng bão, gió,tránh thoát hơi nước, ( khóm tre, trúc…,hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa) + Quan hệ cạnh tranh: - Ý nghĩa:Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo quần thể tồn tại và phát triển.VD thực vật tranh giành nhau a/s, dinh dưỡng Bài 37&38: Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 1.Nêu tên 7 đặc trưng cơ bản của QTSV - Tỉ lệ giới tính - Nhóm tuổi: Có 3 loại tháp tuổi: phát triển, ổn định, suy vong. - Sự phân bố cá thể: theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên. - Mật độ cá thể. - Kích thước của quần thể sinh vật. - Kích thước của quần thể sinh vật. - Tăng trưởng của quần thể sinh vật: (chữ J, chữ S) 2Trình bày đặc điểm từng nhân tố và vai trò của từng nhân tố Lưu ý: - Trong các đặc trưng thì đặc trưng về mật độ cá thể là đặc trưng cơ bản nhất do nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản, tử vong của cá thể. Khi mật cá thể của QT tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh gay gắt dành thức ăn, nơi ở…dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong QT tăng cường hỗ trợ lẫn nhau - Kích thước quần thể: + khái niệm : kích thước QT sv là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT + Đặc điểm : * mỗi QT có một kích thước riêng; * kt giao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa tùy loài: • Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể it nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển. nếu KT của Qt giảm dưới mức tối thiểu, Qt dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong vì: → Số lượng cá thể quá it, sự hỗ trợ giảm nên khả năng chống chợi với môi trường của QT kém →Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp gỡ giữa đực và cái it →Giao phối gần xảy ra làm đe dọa sự tòn tại của loài • Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu KT của QT quá lớn cạnh tranh xảy ra gay gắt, ngoài ra là ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…tăng cao dẫn tới một só cá thêt di cư hoặc tử vong 2 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 - Tăng trưởng của quần thể sv cần phân biệt rõ tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Nội dung Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Tăng trưởng theo tiềm năng thực tế Điều kiện môi trường Mt không giới hạn( nguồn sống dồi dào, không gian cư trú rộng ) Mt bị giới hạn( đks không thuận lợi, có sự biến động số lượng cà thể…) Đặc điểm sinh học - Khả năng sinh học thuận lợi cho sự sinh sản: tỉ lệ sinh sản cao, tử vong thấp - thường xảy ra với loài có kích thước nhỏ: vi khuẩn,vi nấm - Khả năng sinh học hạn chế - thường xảy ra với loài có kích thước lớn:voi, tê giác, bò tót,các cây gỗ trong rừng Hình dáng đồ thị Chữ J Chữ S Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 1. Khái niệm: 1.1 Biến động số lượng cá thể là:sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể 1.2 Phân biệt biến động theo chu kì và không theo chu kì, lấy ví dụ Nội dung Biến động theo chu kì Biến động không theo chu kì Khái niệm Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của đk môi trường Số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do đk bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh…hoặc do hoạt động khai thác quá mức tài nguyên của con người Ví dụ ở VN cứ vào mùa xuân, mùa hè xuất hiện nhiều sâu hại Cháy rừng chàm ở U Minh thượng đầu năm 2002 đã xua đuổi và giết chết nhiều sinh vật rừng 2.Nêu và phân tích được những nguyên nhân gây biến động(nhân tố vô sinh-nhân tố không phụ thuộc mật độ, nhân tố hữu sinh-nhân tố phụ thuộc mật độ) 2.1 Có 2 nguyên nhân cơ bản là: nhân tố vô sinh(nhân tố không phụ thuộc mật độ) và nhân tố hữu sinh( nhân tố phụ thuộc mật độ) 2.2 Phân tích 2 nguyên nhân A,Nhân tố vô sinh: - Gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ vì:không bị chi phối bởi mật độ cá thể của QT - Các NTVS: nhiệt độ, độ ẩm, nước, không khí, đất, khí hậu…, trong đó khí hậu là nhân tố ảnh hưởng thương xuyên và rõ rệt nhất Ví dụ: khi nhiệt độ xuống qua thấp là nguyên nhân gây chết nhiều đv biến nhiệt(ếch nhái, bò sát…) 3 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 - Sự thay đổi của nhân tố vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của cá thể, sống trong đk tự nhiên không thuận lợi ,sức sinh sản của các cá thể giảm, thụ tinh kém, sức sống con non yếu B. Nhân tố hữu sinh: - Gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ vì: bị chi phối bởi mật độ cá thể của QT - Các NT hữu sinh:sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và tử vong, sự phát tán….ảnh hưởng rất lớn đến SL cá thể của QT 3.Cơ chế sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể về mức cân bằng bằng cách hoặc làm giảm hoặc tăng cao số lượng cá thể của quần thể thông qua điều chỉnh mức sinh sản, mức tử vong, xuất cư, nhập cư. Cụ thể: - khi đk mt thuận lợi( nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù )→sức sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng→số lượng cá thể của QT tăng - Ngược lại………….sức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng→số lượng cá thể của QT giảm 4. Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái trong đó số lượng cá thể của quần thể ở trạng thái ổn định phù hợp với nguồn sống của môi trường Chương II: Quần xã sinh vật Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã 1.Khái niệm quần xã sinh vật: - Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau - Cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định - Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó nhau như một thể thống nhất tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định - ví dụ: Quần xã cánh đồng lúa, quần xã ao cá… 2.Các đặc trưng cơ bản của quần xã( dấu hiệu để phân biệt các QXSV) 2.1Thành phần loài: Thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế, loài đặc trưng( lưu ý phân biệt loài ưu thế, loài đặc trưng,ví dụ) 2.1.1Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài - Phản ánh mức độ đa dạng của quần xã, sự biến động, ổn định hay suy thoái của QX. - Một QX ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao 2.1.2. Phân biệt loài ưu thế, loài đặc trưng,ví dụ Nội dung Loài ưu thế Loài đặc trưng Khái niêm Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó(1)hoặc là loài có SL nhiều hơn hẳn các loài khác(2) Ví dụ Trên cạn thực vật có hạt là ưu thế (1): Cá cóc tam đảo (2): Tràm ở U Minh 2.2.Đặc trưng sự phân bố cá thể trong không gian: - Phân bố theo chiều thẳng đứng: ví dụ Sự phân thành nhiều tầng cây khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới 4 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 - Phân bố theo chiều ngang( thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi).ví dụSự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đền sườn núi đến chân núi * Ý nghĩa các kiểu phân bố: + Giảm bớt độ cạnh tranh giữa các loài + Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường 3.Quan hệ giữa các loài trong quần xã: - Quan hệ hỗ trợ: các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại + Cộng sinh: Cả hai đều có lợi và bắt buộc.ví dụ nấm, tảo đơn bào, vi khuẩn cộng sinh trong địa y, vi khuẩn lam trong nốt sần cây họ đậu, hải quỳ và của + Hợp tác: Cả hai đều có lợi và không bắt buộc, vd chm sáo và trâu rừng, chim mỏ đỏ và linh dương, lươn biển và cá nhỏ + Hội sinh: Một bên có lợi bên kia không lợi, không hại,ví dụ:Phong lan và cây gỗ, cá ép sống bám trên cá lớn - Đối kháng: Loài có lợi sẽ phát triển, loài bị hại sẽ suy thoái,tuy nhiên nhiều trường hợp cả 2 đều bị hại + Cạnh tranh: Hai bên đều bị hại,ví dụ:lúa và cỏ dại + Kí sinh: Một bên có lợi(phải sống nhờ sinh vật khác bằng cách ăn mô hoặc thức ăn đã tiêu hóa của vật chủ nhưng không giết chết vật chủ), bên không có lợi gì,ví dụ gian sán kí sinh trong ruột người,cây tầm gửi trên cây gỗ, + Ức chế cảm nhiễm: Một bên không lợi, không hại, một bên bị hại ,ví dụ:tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật thủy sinh; cây tỏi chất tiết ức chế hoạt động của sinh vật xung quanh + Sinh vật này ăn sinh vật khác: Một bên có lợi(bên sử dụng loài kia thức ăn), một bên bị hại nặng nề( có thể chết) vd: bò ăn cỏ, cây nắp ấm bắt ruồi 4.Hiện tượng khống chế sinh học: - Khái niệm: là hiện tượng số lượng các cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp(được điều chỉnh bởi các mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng). Ứng dụng trong nông nghiệp sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ sử dụng ong kí sinh diệt bọ dừa… Bài 41: Diễn thế sinh thái 1.Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường 2. Phân biệt: Diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh( ví dụ) Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Khái niệm Là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật Là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã từng có QX sinh sống Các giai đoạn: 1.GĐ khởi đầu 2. GĐ giữa Chưa có sinh vật hoặc rất ít sv Các QX biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau ngày càng phát Đã từng có QX phát triển mạnh nhưng đã bị suy thoái QX mới phục hồi tuần tự thay thế nhau 5 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 3.GĐ cuối triển Hình thành QX mới tương đối ổn định -Có thể hình thành QX mới tương đối ổn định - Tuy nhiên nhiều QX bị suy thoái Ví dụ Diễn thế ở một đầm nước nông DT QX bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng Lạng Sơn 3. Nguyên nhân: + Nguyên nhân bên ngoài(sự thay đổi mạnh mẽ của khí hậu: mưa, bão, lũ lụt, hạn hán…;yếu tố bất thường:cháy rừng, động đất, núi lửa phun trào….) + Nguyên nhân bên trong( -Do mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài trong quần xã dẫn tới sự thay thế của các nhóm loài ưu thế; - Con người( chặt cây, đốt rừng,san lấp hồ nước, đắp đập thủy điện…) là nguyên nhân chính làm biến đổi và nhiều khi gây suy thoái quần xã ngược lại con người cũng có thể làm quần xã phong phú hơn) 4.Tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái:Giúp chúng ta biết được quy luật, phát triển của quần xã sinh vật từ đó: - Dự đoán được QX tồn tại trước đó và QX trong tương lai - Chủ động trong kế hoạch khai thác, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người Chương III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Các bài từ 42 đến 45 1.Khái niệm A, Hệ sinh thái gồm: quần xã sinh vật và sinh cảnh( môi trường vô sinh của quần xã) B. Chuỗi thức ăn: Gồm nhiều loài có quan hệ nhau về dinh dưỡng trong đó mỗi loài là một mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước và bị mắt xích phía sau tiêu thụ, ví dụ…………………. C. Lưới thức ăn: Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung,ví dụ… D. Bậc dinh dưỡng: - Tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng - Gồm các bậc dinh dưỡng: Bậc dinh dưỡng cấp 1( sinh vật sản xuất: chủ yếu thực vật, tảo, VSV quang tự dưỡng), bậc dinh dưỡng cấp 2( sinh vật tiêu thụ bậc 1: ăn sinh vật sản xuất), bậc dinh dưỡng cấp 3( sinh vật tiêu thụ bậc 2)… E. Tháp sinh thái: Là hình sắp xếp số loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao được biểu diễn bằng các hình chữ nhật cùng chiều cao nhưng chiều dài khác nhau biểu diễn độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng( có 3 loại tháp : số lượng, sinh khối, năng lượng- hoàn thiện nhất trong 3 tháp) F. Chu trình sinh địa hóa : Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường G. Sinh quyển: gồm toàn bộ sinh vật sống trong các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất 6 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 H. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Là sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, càng lên dậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, các bộ phận rơi rụng I. Hiệu suất sinh thái: Là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái 2.Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái : gồm 2 thành phần là thành phần vô sinh(là môi trường vật lí-sinh cảnh, ví dụ: ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật) và thành phần hữu sinh( gồm các nhóm sinh vật : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thu, sinh vật phân giải) 3.Các kiểu hệ sinh thái cơ bản trên trái đất: Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên,và hệ sinh thái nhân tạo Đặc điểm so sánh Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Nguồn vật chất và nguồn năng lượng Vật chất từ sinh cảnh Vật chất từ sinh cảnh với sự hỗ trợ của con người Độ đa dạng cao Thấp Khả năng tự điều chỉnh cao Thấp Trạng thái cân bằng và tính ổn định Có cân bằng sinh học và sự ổn định được duy trì một cách tự nhiên Kém cân bằng , không duy trì ổn định Ví dụ Cánh rừng, sa mạc, trái đất, giọt nước Rừng trồng, cánh đồng lúa, bể cá cảnh… 4.Một số chu trình sinh địa hóa( chu trình C,N,nước) 4.1Chu trình các bon: - Vai trò các bon: là nguyên tố đa lượng quan trọng vì tham gia cấu tạo các thành phần vật chất sồng - Chu trình SGK -Nguồn C làCO 2 - Một phần C lằng đọng sẽ tạo nên các mỏ than đá, dầu lửa - Hiện nay do hoạt động của mạnh mẽ con người( sản xuât, công, nông nghiệp, giao thông vận tải…)làm lượng CO 2 trong khí quyển tăng cao là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính,làm tăng nhiệt độ trái đất 7 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 4.2 Chu trình Nito: -Thực vật hấp thụ nito dưới dạng muối amon( NH 4 + ),nitrat (NO 3 - ) - Các muối trên được hình thành bằng con đường vật lí( tia sớp,sét),hóa học, sinh học( một số vi khuẩn có khả năng cố định N 2 - vi khuẩn lam cộng sinh vơi bèo hoa dâu, vi khuẩn thuộc chi rizobium cộng sinh với cây họ đậu…) 4.3 Chu trình nước(sgk) 5. Sinh quyển - Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học là biom khác nhau tùy đặc điểm địa lí, khí hậu, sinh vật sống trong mỗi khu - Các khu sinh học( 3 khu): + Khu sinh học cạn: Rùng mưa nhiệt đới, rừng là rụng ôn đới, rừng lá kim phương bắc, đồng rêu hàn đới +Các khu sinh học trên nước ngọt: những khu nước đứng(đầm, ao, hồ…); khu nước chảy( sông, suối) + khu sinh học biển • theo chiều thẳng đứng: lớp nước mặn là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, giữa là sinh vật bơi, dưới cùng là nhiều sinh vật đáy • theo chiều ngang: vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi 6. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 6.1 Phân bố năng lượng trong hệ sinh thái - Năng lượng mặt trời cung cấp NL chủ yếu cho sự sống trên TĐ - Ánh sáng phân bố không đồng đều trên trái đất:càng lên lớp không khí cao a/s càng mạnh, vùng xích đạo a/s mạnh hơn vùng ôn đới… - SV sản xuất chỉ hấp thụ được a/s nhìn thấy - Quang hợp chỉ sử dụng được khoảng 0.2% đến 0.5% tổng lượng bức xạ trên TĐ 6.2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái - Trong chu trình dinh dưỡng NL được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao - Càng lên bậc dinh dưỡng cao NL càng giảm do một phần bị thất thoát qua từng bậc dinh dưỡng nhiều cách(hô hấp, tạo nhiêt, qua chất thải- phân, chất bài tiêt,qua các bộ phận rơi rụng- là rụng, lột xác, rụng lông…) - Năng lượng được chuyền theo một chiều từ s/v sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường 6.3 hiệu suất sinh thái Mô tả sơ đồ biểu diễn hiệu suất sinh thái ở một bậc dinh dưỡng: Năng lượng đầu vào nhận được từ bậc dinh dưỡng dưới 100%,nhưng đã mất 70% qua hô hấp tạo nhiêt, 10 % qua rơi rụng; chỉ sử dụng 10% tích tũy còn 10% truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn(NL đầu ra) Kl :Năng lượng tích lũy sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm khoảng 10% năng lượng nhân từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn 8 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 Trường: THPT Tô Hiệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp 12 Nhóm: Sinh Năm học 2012-2013 Môn: Sinh học Phần 7: Sinh thái học II. Đề cương tự luận Câu 1. Em hãy nêu các khái niệm: Môi trường sống, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái,ổ sinh thái, nơi ở? Câu 2. Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở, lấy ví dụ Câu 3. a, Em hãy nêu khái niệm quần thể sinh vật và lấy ví dụ b, Em hãy trình bày quá trình hình thành quần thể Câu 4.Nêu các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể ,lấy ví dụ, rút ra ý nghĩa? Câu 5. Nêu các đặc trưng cơ bản của QTSV, trình bày đặc điểm của các đặc trưng : sự phân bố, mật độ, kích thước quần thể.Rút ra ý nghĩa của từng đặc trưng Câu 6. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể Câu 7. Phân biệt tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế Câu 8 Lấy ví dụ để phân biệt biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì Câu 9. Trình bày nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể Câu 10.a, Em hãy nêu cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? Ý nghĩa b, Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể Câu 11a, Em hãy trình bày khái niệm QXSV?, ví dụ b, Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ?Phân biệt loài ưu thế, loài đặc trưng Câu 12. Nêu đặc điểm của từng mối quan hệ sinh thái trong quần xã sinh vật, lấy ví dụ Câu 13. Khống chế sinh học là gì?, Ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp như thế nào Câu 14.a, Trình bầy khái niệm diễn thế sinh thái b, Phân biệt diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh c, Nguyên nhân diễn thế, tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái Câu 15.a, Hệ sinh thái là gì?,cấu trúc hệ sinh thái 9 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 b, Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống c, Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo Câu 16.a, Phân biệt chuỗi, lưới thức ăn, lấy ví dụ minh họa b, Cho chuỗi thức ăn sau: rong rêu→ giáp xác→cá nhỏ→cá lớn. Em hãy chỉ ra các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn trên Câu 17. Tháp sinh thái là gì, trình bày các loại tháp sinh thái, rút ra nhận xét Câu 18 a, Chu trình sinh địa hóa là gì, vai trò? b, Trình bày sơ lược chu trình C,N, nước Câu 19 a, Sinh quyển là gì, cấu trúc sinh quyển? b, Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học tên là gì, kể tên các khu sinh học, lấy vd Câu 20 Trình bày các khái niệm dòng năng lượng, hiệu suất sinh thái, mô tả hình 45.3 sgk trang 202 Phần 7: SINH THÁI HỌC Chương I-II: CÁ THỂ, QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ SINH VẬT. 1. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái a. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. b. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. c. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. d. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. 2. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường a. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. b. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. c. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. d. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. 3. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm a. tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. b. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật. c. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. d. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. 4. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm a. thực vật, động vật và con người. b. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. c. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. d. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. 5. Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là a. Nhân tố hữu sinh. b. nhân tố vô sinh. c. các bệnh truyền nhiễm. d. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. 6. Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là a. nhân tố hữu sinh. b. nhân tố vô sinh. c. các bệnh truyền nhiễm. d. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. 10 [...]... Khái niệm Do con người tiến hành, tích lũy những biến bị có lợi đối với con người đào thải những bd không có lợi với con người dù đó là bd có lợi cho sv Tích lũy những biến bị có lợi đối với sv, đào thải những bd không có lợi với sv Tính chất Do con người tiến hành, vì mục đích của con người Diễn ra trong tự nhiên Động lực Nhu cầu có lợi cho con người Đấu tranh sinh tồn của sinh vât 25 Trường THPT Tô... tiêu thụ d tăng tính đa dạng sinh học trong ao 46 Sự phân bố của một loài trong qx thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố a diện tích của qx c thay đổi do hoạt động của con người b thay đổi do quá trình tự nhiên d nhu cầu về nguồn sống 47 Quan hệ dinh dưỡng trong qx cho biết a mức độ gần gũi giữa các cá thể trong qx b con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong qx c nguồn thức ăn của các sinh vật... tuổi, mật độ b độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã c thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong d thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài 41 Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có a sự phân tầng thẳng đứng c đa dạng sinh học thấp b đa dạng sinh học cao d nhiều cây to và động vật lớn 42 Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể... mới b Cách li sinh thái - VD: SGKtr130 :hai loài côn trùng sống trong loài cây A và loài cây B 29 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 - Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới do sự giao phối gần giữa các cá thể trong cùng một sinh cảnh - Đặc điểm: Thường... kính ở Trái đất là a do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng b do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu 21 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 c do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp d do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp 63 Trong một khu rừng... thể của quần thể c sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể d mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 31 Trạng thái cân bằng của quần thể là là trạng thái số lượng cá thể ổn định do a súc sinh sản giảm, sự tử vong giảm b sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng c sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm d sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong 32 Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ... trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai d có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người 66 Độ đa dạng của quần xã sinh vật là a một độ cá thể của từng loài trong quần xã b mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài c số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã d tỷ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát... tử vong c cá thể nhập cư và xuất cư d tỷ lệ đực cái 14 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 65 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào? a có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người b có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thi n... Đại phân tử hữu cơ 22 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 ( aa, axnucleic, đường đơn…) (protein, AND, ARN…) Lưu ý:- trong quá trình tiến hóa của sự sống ARN xuất hiện trước AND vì ARN có thể nhân đôi mà không đến enzim - Trong điều kiện TĐ nguyên thủy không có khí O2 2 Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai(protobion) Đại phân tử hữu cơ (protein,... thì đưa đến hậu quả gì? a phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt b quần thể bị phân chia thành hai c một số cá thể di cư ra khỏi quần thể d một phần cá thể bị chết do dịch bệnh 13 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 57 Quần thể sinh vật là gì? a là tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời gian . gồm to n bộ sinh vật sống trong các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất 6 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 H. Dòng năng lượng trong. thay đổi do hoạt động của con người. b. thay đổi do quá trình tự nhiên. d. nhu cầu về nguồn sống. 47. Quan hệ dinh dưỡng trong qx cho biết a. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong qx. b. con đường. kính,làm tăng nhiệt độ trái đất 7 Trường THPT Tô Hiệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp sinh 12 năm 2012-2013 4.2 Chu trình Nito: -Thực vật hấp thụ nito dưới dạng muối amon( NH 4 + ),nitrat (NO 3 - ) - Các

Ngày đăng: 01/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • C x G H

    • CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan