tiểu luận môn lập trình mạng lập trình cho phép hệ đa server gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa

21 528 0
tiểu luận môn lập trình mạng lập trình cho phép hệ đa server gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  TIỂU LUẬN MÔN HỌC LẬP TRÌNH MẠNG Đề tài: LẬP TRÌNH CHO PHÉP HỆ ĐA SERVER GẮN BÓ DỮ LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẬT TỰ HÓA Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Văn Sơn Học viên thực hiện : Phùng Thị Ngọc Dung Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 1 ĐÀ NẴNG 5/2012 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay hầu hết các ứng dụng tin học đều được xây dựng để thực hiện trên mạng máy tính, các ứng dụng client-server đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Nhưng khi quy mô và mức độ của các ứng dụng tăng lên và yêu cầu về chất lượng, tốc độ xử lý và độ phức tạp cũng tăng theo thì trên thực tế, một xu hướng kỹ thuật mới ra đời – xu hướng phân tán các thành phần tạo nên hệ tin học theo hướng tiếp cận nơi sử dụng và sản xuất thông tin. Song để khai thác có hiệu quả toàn hệ, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải tính đến là các tài nguyên nói chung, đặc biệt là tài nguyên thông tin nói riêng và chiến lược khai thác, sử dụng chúng một cách tối ưu nhất. Chiến lược khai thác các tài nguyên dùng chung này là chức năng cũng như đối tượng nghiên cứu của các hệ tin học phân tán. Trong thực tế, hệ tin học phân tán với những nguyên lý, phương pháp của nó đã và đang được nhiều người quan tâm để có thể vận dụng trong quá trình tác nghiệp của mình Vấn đề truy cập, xử lý thông tin và đảm bảo sự gắn bó dữ liệu trên hệ phân tán đã được nghiên cứu trong hàng loạt các công trình. Trong phạm vi tiểu luận của mình, tôi thực hiện những vấn đề sau: Phần I: Cơ sở lý thuyết, bao gồm 3 chương. Mục đích tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu trên hệ phân tán, cấu trúc của CSDL phân tán và sự gắn bó dữ liệu trên hệ đa Server bằng phương pháp trật tự hóa. Phần II: Bài tập ứng dụng. Trình bày về thuật toán Lamport và xây dựng chương trình sắp xếp các thông điệp đến dự trên đồng hồ Lamport. Tôi xin chân thành Cám ơn TS. Lê Văn Sơn đã giảng dạy, hướng dẫn, cung cấp tài liệu để cho tôi nắm vững được kiến thức môn học này. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN I. Giới thiệu Công nghệ về các hệ cơ sở dữ liệu phân tán (distributed database system, DDBS) là sự hợp nhất của hai hướng tiếp cận đối với quá trình xử lý dữ liệu: Công nghệ cơ sở dữ liệu và công nghệ mạng máy tính. Các hệ cơ sở dữ liệu chuyển từ mô thức xử lý dữ liệu, trong đó mỗi ứng dụng định nghĩa và duy trì dữ liệu của riêng chúng sang mô thức quản lý và xử lý dữ liệu tập trung. Hướng đi này dẫn đến tính độc lập dữ liệu, nghĩa là các ứng dụng được miễn nhiệm đối với những thay đổi về tổ chức logic hoặc vật lý của dữ liệu và ngược lại. Một trong những động lực thúc đẩy việc sử dụng hệ cơ sở dữ liệu là nhu cầu tích hợp các dữ liệu hoạt tác của một xí nghiệp và cho phép truy xuất tập trung, nhờ vậy có thể điều khiển được các truy xuất đến dữ liệu, còn công nghệ mạng đi ngược lại với mọi nổ lực tập trung hóa. Nhìn thoáng qua chúng ta khó hình dung ra làm cách nào tiếp cận hai hướng trái ngược nhau để cho ra một công nghệ mạnh mẽ và nhiều hứa hẹn hơn so với từng công nghệ riêng lẻ. Mấu chốt của vấn đề là cần phải hiểu rằng, mục tiêu quan trọng nhất của công nghệ cơ sở dữ liệu là sự tích hợp không phải sự tập trung hóa, cũng cần phải hiểu rằng hai thuật ngữ có được điều này không dẫn đến điều kia. Và vẫn có thể tích hợp mà không cần tập trung hóa. Đây chính là mục tiêu của công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 3 II. Định nghĩa cơ sở dữ liệu phân tán Một cơ sở dữ liệu phân tán là một tập nhiều cơ sở dữ liệu có liên đới logic và được phân bố trên một mạng máy tính. Vậy hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán được định nghĩa là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị các hệ cơ sở dữ liệu phân tán và làm cho việc phân tán trở nên “vô hình” đối với người sử dụng. Hai thuật ngữ quan trọng trong định nghĩa này là “liên đới logic’ và “phân bố trên một mạng máy tính”. Một hệ cơ sở dữ liệu phân tán (distributed database system, viết tắt là DDBS) không phải là một “tập các tập tin” lưu riêng lẻ tại mỗi nút của một mạng máy tính. Để tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu phân tán, các tập tin không những có liên đới logic mà chúng còn phải có cấu trúc và được truy xuất qua một giao diện chung. Ngoài ra, một hệ cơ sở dữ liệu phân tán không phải là hệ thống trong đó dù có sự hiện diện của một mạng máy tính, cơ sở dữ liệu chỉ nằm tại một nút của mạng. Cơ sở dữ liệu này được quản lý tập trung tại một hệ thống máy tính và tất cả mọi yêu cầu đều chuyển đến vị trí đó. Điều cần xem xét là độ chậm trễ khi truyền dữ liệu. Tất nhiên sự tồn tại của một mạng máy tính hoặc một tập các tập tin không đủ để tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Điều chúng ta quan tâm là một môi trường trong đó dữ liệu được phân tán trên một số vị trí. Trong hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán, cơ sở dữ liệu chứa trong vài máy tính. Các máy tính liên lạc với nhau qua nhiều phương tiện truyền thông, như bus tốc độ Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 4 cao hay đường điện thoại. Chúng không chia sẻ bộ nhớ chính, cũng không dùng chung đồng hồ. Các bộ xử lý trong hệ thống phân tán có kích cỡ và chức năng khác nhau. Chúng có thể gồm các bộ vi xử lý, trạm làm việc, máy tính mini, hay các máy tính lớn vạn năng. Những bộ xử lý này được gọi tên là các trạm, nút, máy tính và cả những tên tùy theo ngữ cảnh riêng. Trong hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán gồm nhiều trạm, mỗi trạm có thể khai thác các giao thức truy nhập dữ liệu trên nhiều trạm khác. Sự khác nhau chính giữa hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và tập trung là: trong hệ thống tập trung, dữ liệu lưu trữ tại chỗ, còn phân tán thì không. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 5 CHƯƠNG II CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN I. Cơ sở dữ liệu phân tán: Có nhiều lý do để xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán, như chia sẻ thông tin, tăng độ tin cậy, tăng tốc độ truy cập thông tin. Tuy nhiên, sử dụng hệ thống phân tán phải trả giá phát triển phần mềm, khó khăn hơn khi sửa lỗi dữ liệu và lỗi hệ thống. I.1. Các ưu điểm của việc phân tán dữ liệu Trước tiên hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán có ưu điểm cho phép dùng chung dữ liệu theo cách hiệu quả và tin cậy. I.1.1.Chia sẻ dữ liệu và điều khiển phân tán Nếu một số trạm nối nhau, người dùng tại một trạm có thể khai thác dữ liệu trên trạm kia. Thí dụ nếu không có hệ thống phân tán, việc chuyển tiền qua tài khoản phải thực hiện qua cơ chế trung gian. Tiến bộ thứ nhất này cho phép chia sẻ dữ liệu theo nghĩa mỗi trạm vẫn có mức độ ưu tiên về điều khiển dữ liệu cục bộ. Trong hệ thống tập trung, người quản trị cơ sở dữ liệu của trạm trung tâm điều khiển các hoạt động xử lý của cơ sở dữ liệu. Trong hệ thống phân tán, cũng có người quản trị bao quát chung toàn hệ thống. Một phần của trách nhiệm này trao lại cho người quản trị địa phương tại trạm. Phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống mà người này có độ tự trị riêng. Khả năng tự trị địa phương được xem là ưu điểm chính của cơ sở dữ liệu phân tán. I.1.2.Tin cậy và sẵn sàng Nếu một trạm trong cơ sở dữ liệu phân tán bị hỏng, các trạm còn lại vẫn có khả năng tiếp tục công việc. Cụ thể, nếu dữ liệu sao chép trên nhiều trạm, mỗi giao tác cần dữ liệu cụ thể có thể tìm trên trạm khác. Do vậy hư hỏng một trạm không gây sụp đổ cả hệ thống. Sai sót của trạm cần được hệ thống phát hiện, cần có hành động thích hợp để hồi phục dữ liệu. Hệ thống không tiếp tục sử dụng trạm bị hư mà đợi sau khi sửa xong, trạm này được gắn tích hợp vào hệ thống. Dù việc khôi phục sai sót trong cơ sở dữ liệu phân tán là phức tạp hơn so với cơ sở dữ liệu tập trung, khả năng hầu hết các hệ thống là tiếp tục làm việc khiến cho tính sẵn sàng tăng lên. Tính sẵn sàng là khó đạt được trong cơ sở dữ liệu thời gian thực. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 6 Ví dụ : Trong hệ thống bán vé máy bay, việc không truy nhập được vào các dữ liệu như việc không kịp đăng ký chỗ cho các chuyến bay sẽ gây tổn hại đến uy tín và lượng khách hàng của hãng hàng không. I.1.3.Tăng tốc xử lý các truy vấn Nếu một câu hỏi yêu cầu dữ liệu trên vài trạm, có thể tách câu hỏi này ra các câu hỏi nhỏ để có thể khai thác song song tại nhiều trạm. Tính toán song song như thế cho phép trả lời câu hỏi nhanh hơn. Trong trường hợp này, các trạm đều có một bản sao dữ liệu, câu hỏi được hệ thống trả lời tại trạm nào có chi phí rẻ hơn cả. I.2. Các nhược điểm của việc phân tán dữ liệu Nhược điểm đầu tiên của hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán là việc tăng thêm sự phức tạp khi xử lý phân tán. Phức tạp tăng lên dưới các dạng sau: - Giá phát triển phần mềm: Do các khó khăn khi cài đặt một hệ thống phân tán, giá thành sẽ tăng lên. - Dễ mắc lỗi hơn: Vì các trạm trong hệ phân tán làm việc song song, khó có thể đảm bảo thuật toán được thực hiện đúng trên tất cả các trạm. Do vậy mà số lỗi sẽ tăng lên. Các thuật toán phù hợp với cơ sở dữ liệu phân tán còn đang được nghiên cứu. - Khối lượng các xử lý tăng: Hệ thống phân tán cần truyền nhiều thông báo, nhiều tính toán phụ. Do vậy khối lượng xử lý tăng lên so với hệ thống tập trung. Khi chọn thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu, người thiết kế cần phải cân đối các ưu điểm và nhược điểm của việc phân tán các dữ liệu. Có dải rộng các thiết kế rất phân tán đến các hệ thống tập trung. - Những vấn đề về cập nhập và quản lý bản sao dữ liệu. - Xử lý các truy vấn phức tạp hơn. - Thiết kế và quản trị Cơ sở dữ liệu phức tạp hơn. II. Thiết kế các cơ sở dữ liệu phân tán Phần này tập trung vào các thiết kế dùng cho cơ sở dữ liệu phân tán. Giả sử quan hệ R được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Có vài lý do yêu cầu lưu quan hệ này trong hệ thống phân tán. - Các bản sao: Hệ thống bảo trì vài bản sao như nhau của quan hệ. Mỗi quan hệ được lưu tại một trạm. - Các phần nhỏ: Quan hệ tách thành các phần nhỏ. Mỗi phần được lưu trên một trạm. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 7 - Bản sao và phần nhỏ: Đây là hình thức tổ hợp của hai dạng vừa nêu. Quan hệ tách thành nhiều phần. Hệ thống có nhiều bản sao của mỗi phần, trên các trạm khác nhau. Nếu quan hệ R được sao lại, một bản sao của R được lưu trong hai hay nhiều trạm. Trong trường hợp cực đoan, tại mỗi trạm đều có một bản sao. Một vài ưu điểm và nhược điểm của việc sao này. - Tính sẵn sàng: Nếu một trạm chứa quan hệ R bị hư, quan hệ R có thể được tìm trên trạm khác. Do vậy, hệ thống cần tiếp tục câu hỏi về quan hệ R dù xảy ra hư hỏng trên một trạm. - Tính song song tăng lên: Trong trường hợp đa số truy nhập quan hệ R chỉ là đọc dữ liệu, một vài trạm yêu cầu R có thể xử lý song song. Càng nhiều bản sao càng tăng khả năng sẵn sàng của dữ liệu. Hơn nữa, việc tăng các bản sao làm giảm số lượng thông tin cần truyền giữa các trạm. - Phức tạp tăng lên khi tiến hành cập nhật: Hệ thống cần đảm bảo tất cả các bản sao của quan hệ R là chặt chẽ, tức thỏa mãn các điều kiện toàn vẹn, trừ khi xảy ra sai sót. Điều này có nghĩa khi một bản sao được cập nhật, phép xử lý này cần được thực hiện trên tất cả các trạm có chứa bản sao của R. Chẳng hạn trong hệ thống ngân hàng, khi tài khoản có trên các trạm, số lượng tiền của tài khoản này trên các trạm phải như nhau. Nhìn chung, việc dùng các bản sao làm tăng hiệu quả của phép đọc, tăng tính sẵn sàng trong giao tác đọc dữ liệu. Vấn đề điều khiển các phép cập nhật tương tranh của những giao thức trong trường hợp dữ liệu có các bản sao trong hệ thống phân tán là phức tạp hơn việc điều khiển trong hệ thống tập trung. Việc quản lý có thể được đơn giản hóa bằng cách chọn ra một bản sao gọi là bản sao sơ cấp của quan hệ R. Ví dụ: Trong hệ thống ngân hàng, một tài khoản gắn với trạm mà tài khoản đó yêu cầu mở. Tại trạm này, tài khoản có dữ liệu như bản sao sơ cấp. Trong hệ thống đặt chỗ máy bay, dữ liệu gắn với chuyến bay tại trạm mà chuyến bay xuất phát sẽ được xem là bản sao sơ cấp. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 8 CHƯƠNG III SỰ GẮN BÓ DỮ LIỆU TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN I. Tác động và giao dịch Các đối tượng khác nhau của hệ không phải là các đối tượng độc lập nhau, chúng quan hệ với nhau bởi tập hợp các quan hệ gọi là các ràng buộc toàn vẹn. Các ràng buộc này thể hiện sâu sắc các đặc tính riêng biệt của hệ. Trạng thái của hệ thoả mãn một tập các ràng buộc toàn vẹn gọi là trạng thái gắn bó. Các nhà thiết kế và vận hành hệ mong muốn rằng việc thực hiện các tiến trình phải duy trì cho được hệ trong trạng thái gắn bó. Để chính xác hoá đặc tính này, cần phải lưu ý là trạng thái của hệ chỉ được xác định ở mức quan sát cho trước. Ta quan tâm đến hai mức quan sát: STT Mức Giải thích 1 NSD Tiến trình là một dãy thực hiện các giao dịch. Giao dịch đó là chương trình duy nhất được thực hiện từ một trạng thái gắn bó dẫn hệ đến một trạng thái gắn bó khác. 2 Hệ thống Mỗi giao dịch được cấu tạo từ nột dãy các tác động được thể hiện như sau. Nếu 2 tác động A và B thuộc hai giao dịch khác nhau được thực hiện bởi hai tiến trình thì hiệu ứng tổng quát của chúng sẽ là hiệu ứng của dãy (A;B) hoặc là (B;A) Ở mức hệ thống, ta có thể nói rằng các tác động là phần tử nhỏ nhất không thể chia cắt được nữa. Cho một tập hợp giao dịch M={T 1 , T 2 …, T n } lần lượt được thực hiện bởi các tiến trình độc lập p 1 , p 2 ,…,p n . Việc thực hiện tuần tự có nghĩa là thực hiện tất cả các giao dịch của M theo kiểu nối đuôi nhau và tuân thủ một trật tự nào đó. Sự gắn bó của hệ được bảo toàn, theo định nghĩa, bằng việc thực hiện riêng biệt từng giao dịch. Do vậy, nó cũng được bảo toàn trong chế độ thực hiện tuần tự của M. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 9 Nếu, vì lý do hiệu quả, nhiều giao dịch được thực hiện song song, thì sự gắn bó không còn đảm bảo được nữa. Một yêu cầu khác nữa rất quan trọng là trong quá trình thực hiện hệ phải đảm bảo cho các tác động không bị ngắt quãng. II. Trật tự hóa các tác động Trở lại với tập hợp giao dịch M = {T 1 , T 2 …, T n } cho ở phần trước. Mỗi giao dịch được cấu tạo từ một dãy các tác động. Bằng các tác động không chia sẻ được này, toàn bộ sự việc thực hiện của tập hợp các giao dịch M bởi một tập hợp các tiến trình tương tranh là tương đương với việc thực hiện một dãy S các tác động thuộc các giao dịch này, như S = (a 1 , a 2 , , a n ) chẳng hạn. Trong trật tự tuân thủ trật tự nội tại của từng giao dịch, dãy này bao gồm tất cả các tác động cấu tạo nên các giao dịch M; mỗi tác động chỉ xuất hiện một và chỉ một lần. Một dãy như vậy gọi là trật tự hóa của tập các giao dịch M. Ví dụ: Cho T 1 = (a 11 , a 12 , a 13 , a 14 ) và T 2 = (a 21 , a 22 , a 23 ). Một trật tự hóa (T 1 , T 2 ) được thể hiện như sau: S = a 21 , a 11 , a 12 , a 22 , a 13 , a 23 , a 14 Trong số các trật tự hóa của một tập hợp các giao dịch, điều rất quan trọng là phải tách ra cho được những cái phục vụ trạng thái gắn bó dữ liệu và chúng được gọi là trật tự hóa gắn bó. Như vậy, đặc tính quan trọng của trật tự hóa là: các trật tự hóa tương ứng với việc thực hiện tuần tự của tập hợp các giao dịch hay còn gọi ngắn gọn là trật tự hóa tuần tự. Điều kiện đủ cho sự gắn bó của một trật tự hóa có thể được phát biểu như sau: Một trật tự hóa là gắn bó, nếu nó có cùng quan hệ phụ thuộc với một trật tự tuần hoàn. III. Triển khai giao dịch tôn trọng sự gắn bó Cho một tập hợp giao dịch M={T 1 , T 2 …, T n }. Một trật tự hóa của tập hợp các tác động thành phần sẽ tương ứng với việc thực hiện hoàn toàn các giao dịch. Việc thu được một trật tự hóa gắn bó chỉ có thể thành công khi áp dụng các ràng buộc trên trật tự thực hiện các tác động. Nguyên lý của phương pháp là ở chỗ làm chậm một tác động nào đó cho đến thời điểm mà sự thực hiện của nó không còn có nguy cơ phá hủy sự gắn bó của trật tự hóa (bằng cách chặn tiến trình hiện hành). Để đảm bảo các giao dịch trên tôn trọng sự gắn bó thông tin thì người ta đưa ra các phương pháp, cơ chế để đảm bảo khi giao dịch vẫn có sự gắn bó thông tin toàn vẹn dữ liệu trên cơ sở dữ liệu phân tán là: Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 10 [...]... tài liệu liên quan để áp dụng thực hiện tiểu luận này, tôi đã hiểu được rõ thêm bản chất của hệ tin học phân tán, nhất là quá trình gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa trên hệ thống đa Server thông qua việc gửi và nhận thông điệp giữa Client /Server, giữa các Server Nội dung tiểu luận đã khái quát sơ lược lý thuyết về hệ Cơ sở dữ liệu phân tán, sự gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa, ... giao dịch Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 12 PHẦN II: BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG I BÀI TOÁN ỨNG DỤNG Lập trình cho phép hệ đa Server gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa Bài toán gồm có 2 phần chính sau: 1 2 3 Xây dựng đa Server theo kiểu ngang hàng có khả năng phát và nhận thông điệp Xây dựng cấu trúc các loại thông điệp trao đổi giữa các Server Xây dựng đoạn chương trình sắp xếp các thông điệp... II Giải quyết bài toán: II.1 Giả lập 02 Server và 01 Client: Phần này tôi chọn lập trình Client /Server bằng Socket của Java để mô phỏng: - Giả lập hai Server trên một máy đơn giống như hai Server đang chạy trên Internet thực sự Hai Server này có chức năng: o Chứa cơ sở dữ liệu là một tài khoản ngân hàng Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 16 o Khi nhận thông điệp:  Server sẽ cập nhật giá trị đồng hồ... thiết của T, trạng thái của hệ là gắn bó 2 Nếu một tiến trình bị sự cố trước khi diễn ra các thay đổi của T, trạng hái của hệ là gắn bó 3 Nếu một tiến trình bị sự cố giữa các thay đổi của T, trạng thái của hệ là không gắn bó Nếu dữ liệu được phân tán trên nhiều server, để bảo đảm dữ liệu sẽ được ghi lên đúng đắn lên mọi cơ sở dữ liệu, đòi hỏi phải có các cơ chế bảo vệ dữ liệu Ví dụ như việc cập nhật... Thầy giáo và các bạn Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Văn Sơn (2002), Hệ phân tán, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh 2 Nguyễn Phương Lan, Hoàng Đức Hải (2001), Java lập trình mạng, Nhà xuất bản Giáo dục 3 Nima Kaveh, Wolfgang Emmerich, “Deadlock Detection in Distributed Object Systems” 4 Các tài liệu trên internet 5 Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 21 ... queue.setElementAt(tmp,i); } } Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 19 KẾT LUẬN Một trong các tiêu chí đặt ra trong việc phát triển các chương trình ứng dụng hiện nay, là phải hoạt động hiệu quả trên môi trường mạng, đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng sử dụng Đòi hỏi các nhà thiết kế hệ thống, người lập trình phải có tư duy và khả năng và nắm bắt kịp thời các công nghệ ứng dụng trong lập trình mạng Qua quá trình nghiên... thời gian thực trên mỗi hệ thống không đồng bộ, đặc biệt trong hệ phân tán, nó khó giữ được đồng hồ hệ thống chung giữa tất cả các tiến trình đang sắp xếp Trong trường hợp như vậy, đồng hồ logic có thể được dùng để biểu thị thứ tự thông tin cho các sự kiện, đồng hồ logic Lamport là khái niệm cơ bản để sắp xếp các tiến trình và các sự kiện trong hệ phân tán Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 13 I.2 Thuật... trình Pji với nhiệm vụ thực hiện các tác động giao dịch T j trên Si, các tác động được thực hiện trên các trạm khác nhau có thể tiến hành theo kiểu song song Các phương pháp để quản lý gắn bó các giao dịch như: Phương pháp dự phòng để chống bế tắc, phương pháp dựa vào việc hạn chế các khả năng diễn ra bằng cách phát hiện bế tắc có tính chất động, điều đó dẫn đến hủy bỏ các giao dịch Tiểu luận Môn Lập. .. Do vậy, một trạm chuyên cho việc tiếp nhận các yêu cầu và các khuyến nghị giải phóng từ các trạm còn lại Một trật tự giống nhau trên các trạm chỉ đạt được, nếu ta áp dụng dấu trong các thông điệp bởi các đồng hồ logic truyền và đánh số trạm Quan hệ trật tự toàn bộ được định nghĩa Thêm vào đó, để cho một trạm có thể ra quyết định bằng việc tham chiếu duy Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 14 nhất vào... pháp trật tự hóa, các kỹ thuật lập trình phân tán trong ngôn ngữ lập trình Java Xây dựng giao diện trao đổi thông điệp giữa Client và hai server, từ đó xây dựng các Client /Server có monitoring theo dõi quá trình gửi và nhận thông điệp trực tiếp trong panel Do một số hạn chế của bản thân: Lần đầu tiếp cận với kỹ thuật lập trình mạng, bị chi phối bởi tư duy lập trình thủ tục cho ứng dụng trên máy đơn Nên . & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  TIỂU LUẬN MÔN HỌC LẬP TRÌNH MẠNG Đề tài: LẬP TRÌNH CHO PHÉP HỆ ĐA SERVER GẮN BÓ DỮ LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẬT TỰ HÓA Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê. các giao dịch. Tiểu luận Môn Lập Trình mạng Trang 12 PHẦN II: BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG I BÀI TOÁN ỨNG DỤNG Lập trình cho phép hệ đa Server gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa. Bài toán. giữa Client /Server, giữa các Server. Nội dung tiểu luận đã khái quát sơ lược lý thuyết về hệ Cơ sở dữ liệu phân tán, sự gắn bó dữ liệu bằng phương pháp trật tự hóa, các kỹ thuật lập trình phân

Ngày đăng: 31/01/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TIỂU LUẬN MÔN HỌC

    • LẬP TRÌNH MẠNG

    • LỜI NÓI ĐẦU

    • CHƯƠNG I

    • GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

      • I. Giới thiệu

      • II. Định nghĩa cơ sở dữ liệu phân tán

      • CHƯƠNG II

      • CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

        • I. Cơ sở dữ liệu phân tán:

          • I.1. Các ưu điểm của việc phân tán dữ liệu

            • I.1.1. Chia sẻ dữ liệu và điều khiển phân tán

            • I.1.2. Tin cậy và sẵn sàng

            • I.1.3. Tăng tốc xử lý các truy vấn

            • I.2. Các nhược điểm của việc phân tán dữ liệu

            • II. Thiết kế các cơ sở dữ liệu phân tán

            • CHƯƠNG III

            • SỰ GẮN BÓ DỮ LIỆU TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

              • I. Tác động và giao dịch

              • II. Trật tự hóa các tác động

              • III. Triển khai giao dịch tôn trọng sự gắn bó

              • IV. Quản lý gắn bó các giao dịch

              • CHƯƠNG I

              • BÀI TOÁN ỨNG DỤNG

              • CHƯƠNG II

              • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THUẬT TOÁN

                • I. Cơ sở lý thuyết:

                  • I.1. Đồng hồ logic Lamport:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan