TÁC DỤNG CỦA KIỂM TRA 5'''' HÌNH THỨC VIẾT

22 966 7
TÁC DỤNG CỦA KIỂM TRA 5'''' HÌNH THỨC VIẾT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT TRƯỜNG XUÂN ___________________ LÊ XUÂN HỒ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN DƯỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA VIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ TRONG VIỆC KÍCH THÍCH HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đồng Tháp, tháng 04 năm 2013 - 1 - MỤC LỤC Phần mở đầu 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1 Các hình thức kiểm tra đánh giá phổ biến đối với môn tiếng anh 3 1.1.1 Các loại kiểm tra (Types of test) đánh giá trong môn tiếng Anh và mục tiêu kiểm tra của từng dạng 3 1.1.2 Các dạng bài kiểm tra (Forms of test) đánh giá đối với môn tiếng Anh trong trường phổ thông 6 1.2 Tác dụng của kiểm tra đánh giá trong việc tạo động lực học tập trong học sinh 8 1.2.1 Các loại động lực học tập 8 1.2.2 Tác dụng tạo động lực học tập của kiểm tra đánh giá 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 10 2.1. Mục tiêu (Objectives) 10 2.2. Đối tượng (participants) 10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1. Tính chất và phương thức nghiên cứu 11 3.1.1 Nghiên cứu định lượng (Quantitative) 11 3.1.2 Nghiên cứu định tính (Qualitative) 12 3.2. Kết quả 12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 1. Kết luận chung 15 2. Kiến nghị 15 Phụ lục 17 Tài liệu tham khảo 20 - 2 - Phần mở đầu “Người thiết kế bài kiểm tra (test designer) nên làm mọi cách theo khả năng của mình để tạo động lực học tập”, theo Henning (1987), “vì vậy chúng ta nên cố gắng tối đa nhằm giảm phản ứng tiêu cực có thể đối với nội dung cũng như hình thức kiểm tra”. Như vậy, việc kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng nhất định trong việc phát huy sự tích cự, cố gắng học tập trong học sinh. Có nhiều bài kiểm tra với những hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau. Mỗi bài kiểm tra đều có hình thức và nội dung phù hợp với những mục tiêu nhất định. Trong khâu kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với học sinh trong trường phổ thông, việc kiểm tra chủ yếu đánh giá kiến thức kĩ năng hiện tại hay sự tiếp thu của học sinh thời gian vừa qua. Đã có nhiều nghiên cứu nổ lực tìm ra tác dụng tạo động lực cho người học thông qua kiểm tra đánh giá của nhiều tác giả nước ngoài, nhưng đến thời điểm hiện tại thì việc tạo động lực học tập cho học sinh phổ thông ở Việt Nam qua các bài kiểm tra thường xuyên chưa được quan tâm nghiên cứu, phân tích đúng mực. Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác dụng tạo động lực học tập trong học sinh phổ thông của hình thức kiểm tra thường xuyên gọi là Kiểm tra Miệng (thông thường thời lượng trên dưới 5 phút) dưới hình thức viết. Ngoài ra bài nghiên cứu còn phân tích các khía cạnh có ảnh hưởng đến việc khuyến khích học tập từ nội dung, tỉ trọng kiến thức trong bài kiểm tra, và đánh giá một số ưu điểm và hạn chế của dạng kiểm tra này. - 3 - CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các hình thức kiểm tra đánh giá phổ biến đối với môn Tiếng Anh 1.1.1 Các loại kiểm tra (Types of test) đánh giá môn tiếng Anh và mục tiêu kiểm tra của từng loại Các học giả tiếng Anh nổi tiếng như Alderson, Heaton, Underhill đã đặt ra và trả lời nhiều câu hỏi về kiểm tra như tại sao phải kiểm tra, mục đích của kiểm tra, giáo viên có thật sự phải cần đến những bài kiểm tra trong quá trình giảng dạy không, và họ cần phải làm gì trong việc kiểm tra học sinh của mình … Mỗi người nêu vấn đề khác nhau nhưng họ đều có chung một kết luận là mục đích của kiểm tra trong quá trình giảng dạy là nhằm xác định những thông tin mà giáo viên chưa biết về học sinh của mình. Có nhiều mục đích kiểm tra khác nhau như đánh giá sự tiến bộ của học sinh, xác định kiến thức hiện tại mà học sinh có được, tìm ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của học sinh… Vì vậy cũng có nhiều loại bài kiểm tra khác nhau. Một số học giả như Thompson, Underhill và Hughes cho rằng có bốn loại kiểm tra cơ bản là proficiency test (kiểm tra năng lực ngôn ngữ), achievement test (kiểm tra kết quả đạt được của học sinh trong quá trình học tập), diagnostic test (Chẩn đoán thực trạng) và placement test (Kiểm tra phân nhóm). Tuy nhiên theo Ted Power, có thêm hai loại kiểm tra khác là Aptitude test (khả năng tiếp thu) và progress test (quá trình tiến bộ).    Diagnostic test: (Kiểm tra chẩn đoán) Loại bài kiểm tra này tập trung vào chẩn đoán thực trạng trình độ của học sinh ở đầu một khoá học hoặc mỗi giai đoạn học tập để khi kết thúc giai đoạn ta có một bài kiểm tra khác để đánh giá mức độ tiến bộ hay kết quả đạt được của HS trong cả quá trình. Một bài kiểm tra chẩn đoán cũng có thể bao gồm trong đó kiểm tra kết quả đạt được (achievement test). Bài kiểm tra khảo sát đầu năm trong trường phổ thông hiện nay cũng thuộc loại này. Tuy nhiên do đặc thù của việc học tiếng Anh theo chủ điểm, nên thực tế nội dung kiểm tra khảo sát đầu năm lại thiêng về loại achievement test (những chủ điểm HS đã đạt được của giai đoạn trước). Theo đúng nghĩa của nó bài kiểm tra diagnostic test có tính tổng hợp cao nhằm giúp giáo viên có những phân tích tổng hợp về thực trạng hiện tại của học sinh. Kết quả này sẽ được so sánh với kết quả đạt được thông qua achievement test (kiểm tra kết quả đạt được) ở cuối giai đoạn hoặc khóa học. - 4 -    Placement test: (Kiểm tra phân nhóm) Theo từ điển Longman Dictionary of LTAL thì mục đích của placement test là sắp xếp học sinh vào một nhóm có trình độ tương đương trong một chương trình hoặc khoá học nhất định. Bài kiểm tra này cũng được thực hiện vào đầu khóa học để chấn đoán thực trạng của các nhóm học sinh. Ở điểm này thì placement test có vẻ giống diagnostic test vừa đề cập ở phần 1.1.1. Tuy nhiên, bài kiểm tra placement test tập trung hướng vào những chủ điểm mà học sinh sẽ chuẩn bị được học, nhằm kiểm tra kĩ năng cũng như kiến thức có liên quan đến những chủ điểm mà học sinh sẽ được học trong khóa học. Dựa vào kết quả của bài kiểm tra này giáo viên cũng như nhà quản lý giáo dục sẽ sắp xếp học sinh theo những nhóm có kiến thức, khả năng nhận thức cũng như khuynh hướng phát triển kĩ năng, năng lực ngôn ngữ nói chung…    Progress test: (Kiểm tra quá trình tiến bộ) Đây là loại kiểm tra phổ biến nhất trong các trường phổ thông hiện nay thuộc nhóm kiểm tra thường xuyên. Bài kiểm tra này kiểm tra những nội dung, chủ điểm nhỏ mà học sinh mới được học gần đó. Kết quả kiểm tra sẽ giúp giáo viên xác định học sinh đã tiếp thu và học tập nội dung các chủ điểm đó ở mức độ nào. Qua đó giáo viên cũng sẽ xem học sinh có cần phải rèn luyện thêm những mục nào không. Ở một mức độ nhất định thì progress test cũng có tác dụng giống như diagnostic test. Theo Alderson kiểm tra thường xuyên có tác dụng rất lớn trong việc tạo động lực học tập cho học sinh. Để làm tốt bài kiểm tra này, tất nhiên học sinh sẽ phải học bài và làm bài tập, tập trung vào các chủ điểm vừa học. Điều này giúp học sinh khắc sâu hơn những kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã được giới thiệu và rèn luyện trên lớp. Những học sinh đạt kết quả tốt sẽ thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập và rèn luyện. Đối với những học sinh có kết quả chưa tốt, giáo viên động viên học sinh học chăm hơn, rèn luyện nhiều hơn.    Achievement test: (Kiểm tra kết quả đạt được) Đây là bài kiểm tra thuộc nhóm kiểm tra định kỳ, thường được thực hiện cuối học kì hoặc cuối khóa học. Theo Alderson, achievement test được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau của năm hoặc cuối khóa học và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá học sinh đậu hay trượt khóa học đó. Bài kiểm tra này tập trung kiểm tra vào những chủ điểm, nội dung của một giáo trình nhất định đã được thống nhất chung từ đầu khóa học. - 5 - Achievement test rõ ràng khác biệt với progress test về mục đích và tác dụng tạo động lực học tập của chúng trong quá trình dạy học. Progress test kiểm tra thường xuyên, tập trung vào những chủ điểm nhỏ mà học sinh vừa học được trong khi achievement test kiểm tra kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ trong cả khóa học, một giai đoạn nhất định của năm học, thường là một học kì. Như đã phân tích ở phần 1.1.3 bài kiểm tra thuộc loại progress test giúp cả giáo viên và học sinh có những điều chỉnh phù hợp trong tiến trình dạy học, có tác dụng khích lệ, động viên nhất định đối với học sinh trong việc tự điều chỉnh, rèn luyện để đạt kết quả tốt hơn trong suốt quá trình dạy học. Khác hẳn ở điểm này, bài kiểm achievement test có tác dụng đánh sự thành công của người học sau khi đã kết thúc cả khóa học, chương trình học. Kết quả kiểm tra này giúp nhà giáo dục nói chung xem xét lại tính hiệu quả của giáo trình cũng như giáo viên trong việc điều chỉnh phương cách tiếp cận phù hợp đối với giáo trình đó và đối tượng học sinh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra của chương trình. Ở điểm này, theo Huges, người thiết kế bài kiểm tra này có vai trò cực kỳ quan trọng và phải đầu tư thật nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu giáo trình nhằm đảm bảo học sinh được kiểm tra đúng những kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh thật sự học và rèn luyện được từ giáo trình chung. Sự không thống nhất hoặc nói cách khác là sự khác biệt quá lớn giữa mục tiêu giáo dục, giáo trình (giáo trình được cho là giáo trình chính trong chương trình giảng dạy phổ thông hiện nay là sách giáo khoa) và cấu trúc cũng như nội dung bài kiểm sẽ không đánh giá tốt phẩm chất và năng lực thực sự của học sinh sau một khóa học nhất định.    Proficiency test và aptitude test: (Kiểm tra năng lực ngôn ngữ và kiểm tra khả năng tiếp thu) Loại proficiency test kiểm tra mức độ lưu loát trong việc sử dụng ngôn ngữ trong những môi trường giao tiếp nhất định trong khi aptitude test kiểm tra khả năng tiếp thu để có thể đạt được mức độ lưu loát nhất định. Tuy không phổ biến trong hệ thống kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông hiện nay nhưng hai loại bài kiểm tra này có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học và trong quản lý nói chung. Proficiency test: (Kiểm tra năng lực ngôn ngữ) Theo the Longman Dictionary of LTAL, proficiency test kiểm tra một người đã biết hay đã học được ngôn ngữ ở mức độ bao nhiêu. Hay nói cách khác bài kiểm tra này nhằm mục tiêu đánh giá một cách toàn diện năng lực ngôn ngữ (language competence) của một người trong những môi trường giao tiếp nhất định. Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm - 6 - tra này, người học có thể theo học nhiều khóa học, với nhiều giáo trình khác nhau ở những trình độ và mục tiêu phù hợp. Vậy bài kiểm tra loại này không đặt nặng người học đã học những giáo trình gì, theo học chương trình nào. Yếu tố nhấn mạnh trong bài kiểm tra ở đây là ngôn ngữ thực tế người được kiểm tra có thể cần vận dụng trong những môi trường giao tiếp nhất định. The Test of English as a Foreign Language (TOEFL), The International English Language Testing System (IELTS) và The Test of English for International Communication (TOEIC) đều có tính chất chủ yếu của một proficiency test. Aptitude test: (Kiểm tra khả năng tiếp thu) Loại bài kiểm tra này kiểm tra khả năng tiếp thu và thực hành ngôn ngữ của người học ở những khía cạnh nhất định. Bài kiểm tra này nhằm mục đích chính là xác định những khó khăn mà người học gặp phải trong quá trình học tiếng Anh. Ví dụ, những đối tượng học sinh nhất định nào đó thường gặp khó khăn trong việc phát âm những âm nào, những cấu trúc nào, thì thể nào mà học sinh ở một cấp độ nhất định hay gặp khó khăn… Trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam hiện tại hầu như chưa có loại bài kiểm tra có tính chất này vì nó nặng tính nghiên cứu để ứng dụng vào việc soạn giáo trình giảng dạy hiệu quả hơn là kiểm tra trình độ tiếng Anh hiện tại của học sinh. Nhìn tổng quát, trong các loại bài kiểm tra trên có nhiều loại có nhiều điểm chung về mục tiêu kiểm tra, ví dụ như progress test (kiểm tra sự tiến bộ) và diagnostic test (kiểm tra chẩn đoán) đều nhằm mục đích xác định trình độ hiện tại của người học để có thể lập kế hoạch, mục tiêu giảng dạy phù hợp nhất cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, mỗi loại bài kiểm tra đều có mục tiêu, ý nghĩa riêng nhất định, gắn với nội dung chương trình, hệ thống, giai đoạn đào tạo, và thời điểm nhất định của khóa học. 1.1.2 Các dạng bài kiểm tra (Forms of test) đánh giá đối với môn tiếng Anh trong trường phổ thông Mỗi bài kiểm tra đều ứng những mục tiêu nhất định của các loại bài kiểm tra như đã trình bài ở phần 1.1. Từng chương trình học, lớp học có những bài kiểm tra phù hợp với những mục tiêu nhất định. Theo tài liệu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ - 2009 của Bộ giáo dục và đào tạo thì trường phổ thông ở Việt Nam nhìn chung có những dạng bài kiểm tra phổ biến sau:    Kiểm tra thường xuyên: - 7 - Kiểm tra thường xuyên là hình thức kiểm tra được thực hiện thông qua quan sát, tiếp nhận một cách có hệ thống hoạt động của mỗi học sinh, mỗi nhóm, mỗi lớp trong các khâu ôn tập, cũng cố, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức, kĩ năng. Kiểm tra thường xuyên giúp giáo viên có thông tin kịp thời về nhận thức của học sinh để điều chỉnh ngay hoạt động dạy và học nhằm tối ưu hóa quá trình này. Có hai hình thức kiểm tra phổ biến sau: + Kiểm tra vấn đáp (KTVĐ) hoặc Kiểm tra miệng: Hình thức kiểm tra này được sử dụng trước, trong và sau khi học bài mới giúp thu hút sự chú ý của học sinh, có tác dụng thúc đẩy học sinh tích cực học tập một cách thường xuyên, có hệ thống đồng thời giúp giáo viên thu được những thông tin phản hồi nhanh để có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp. + Kiểm tra 15 phút: Kiểm tra 15 phút được thực hiện sau khi kết thúc một hoặc một số tiết học, nội dung không quá nhiều với những câu hỏi, bài tập chỉ yêu cầu mức độ nhận biết và hiểu, giúp học sinh thường xuyên cũng cố và ôn luyện.    Kiểm tra định kỳ: Bài kiểm tra này được thực hiện sau khi kết thúc một hoặc một số chương, phần, chủ đề, chủ điểm… + Kiểm tra viết từ một tiết trở lên: Bài kiểm tra này có tác dụng kiểm tra kiến thức học sinh về một chủ điểm, chủ đề tương đối hoàn chỉnh trong phạm vi kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh rèn luyện năng lực phân tích, so sánh và tổng hợp. + Kiểm tra thực hành: Kiểm tra tực hành có tác dụng đánh giá năng lực, kĩ năng kĩ xảo thực hành thí nghiệm, ứng dụng thực tế của học sinh, tạo hứng thứ, khả năng quan sát, phán đoán, nhận định vấn đề, thu thập thông tin và mức độ đạt được về kiến thức. Ngoài ra, bài kiểm tra này cũng có tác dụng giáo dục thái độ thận trọng, trung thực, hợp tác trong khi thực hiện và khai thác kết quả thí nghiệm. Đối với môn tiếng Anh thì những bài kiểm tra thực hành với những mục tiêu như đã trình bày ở trên thì có những hình thức chủ yếu như thuyết trình (cá nhân hoặc nhóm), viết luận, sưu tầm tài liệu theo chủ … Tuy nhiên, những dạng kiểm tra thực hành như đã - 8 - nói ở trên hiện tại không phổ biến trong hệ thống các trường phổ thông của Việt Nam. Đa số các kĩ năng thực hành nói, nghe, viết… đều được thực hiện ngay trong các tiết học. 1.2 Tác dụng của kiểm tra đánh giá trong việc tạo động lực học tập trong học sinh 1.2.1 Các loại động lực học tập    Nội lực (Internal motivation) Theo thuyết nhân văn của Carl Rogers thì động lực có thể xuất hiện từ bên trong (Intrinsic) một cá nhân mà không cần sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Học sinh có được động lực bên trong thông qua ý thức tự giác và cảm giác đạt được thành tựu theo những mục tiêu đặt ra. Họ có thể khao khát ước muốn thành công chỉ dựa vào niềm đam mê, lý tưởng khi tham gia vào một hoạt động hoặc cảm giác hài long, thỏa mãn khi từng bước đạt được những thành tựu nhất định. Sự thúc đẩy học sinh trong học tập theo kiểu này được gọi là nội lực hay động lực từ bên trong (Intrinsic or Internal motivation); có nghĩa là không tính đến những tác động bên ngoài trong việc dẫn đến học sinh đạt được mục tiêu trong học tập. Sự thưởng hay phạt xét ở loại động lực này sẽ không ảnh hưởng đến thái độ của học sinh trong học tập.    Ngoại lực (External motivation) Theo B. F. Skinner, những học sinh cần sự hỗ trợ đễ thành công thì cần đặt ra một hệ thống thưởng-phạt nhằm làm công cụ tạo động lực học tập cho họ. Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation) giúp học sinh có thái độ tích cực trong học tập, đồng thời tránh những thái độ tiêu cực không mong muốn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu hệ thống-thưởng phạt không tác động đúng nhu cầu, chiến lược, cách thức học tập của học sinh thì không có tác dụng lớn trong việc tạo ra động lực tích cực giúp các em thành công. Thông qua việc quản lý, giám sát thường xuyên những hành vi không mong muốn và hỗ trợ học sinh của hệ thống ngoại lực, những học sinh cần tác động của ngoại lực sẽ có xu hướng thành công. 1.2.2 Tác dụng tạo động lực học tập của kiểm tra đánh giá Theo Robin Mc Daniel, tác giả bài Theories of motivation in education, một hệ thống nội lực và ngoại lực trong học tập có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ học sinh học tập để đạt được thành công trong giáo dục. Nếu học sinh thiếu động lực bên trong (nội lực), chúng ta cần tạo ra một hệ thống ngoại lực tác động nhằm gián tiếp tạo ra nội lực trong học tập. Những cách thức và biện pháp tạo động cũng phải phù hợp với cách - 9 - thức, lề lối học tập cũng như nhu cầu của học sinh để giúp các em có niềm tin và dễ dàng đạt được thành công hơn. Như đã trình bày ở phần 2.1, nội lực là những nhân tố bên trong như sở thích, niềm đam mê, lý tưởng hay đơn thuần là cảm giác hài lòng khi thành công trong học tập; còn ngoại lực xuất phát từ các yếu tố bên ngoài liên quan chủ yếu đến hệ thống thưởng- phạt. Đối với kiểm tra đánh giá, học sinh mong muốn có cảm giác hài lòng, tự hào khi làm bài kiểm tra đạt kết quả tốt là một dạng thuộc động lực bên trong. Nếu các em mong muốn làm tốt bài kiểm tra để đạt điểm cao hoặc đạt được thứ hang cao thì đây là một hình thức của động lực bên ngoài. Cho dù mục tiêu xuất phát từ động lực bên trong hay động lực bên ngoài thì học sinh đều phải tích cực học tập để đạt thành công như mong muốn. Như vậy, việc kiểm tra đánh giá có tác dụng tạo ra không những ngoại lực mà còn nội lực giúp học sinh dễ dàng đạt đến thành công hơn trong học tập. Tuy nhiên, những bài kiểm tra không có tác dụng tốt trong việc tạo ra ngoại lực lớn sẽ không có tác dụng tích cực trong việc tạo động lực học tập cho những học sinh không có hứng thú, đam mê trong môn học cũng như phạm vi chủ điểm mà họ được kiểm tra. Một bài kiểm tra tốt phải tạo ra được ngoại lực tốt bên cạnh động lực bên trong mà người học có được. [...]... vậy, để nhóm bài Kiểm tra miệng thêm phong phú với hình thức kiểm tra viết chúng ta nên đổi tên cột Kiểm tra miệng thành cột Kiểm tra 5 phút (thời lượng kiểm - 15 - tra có thể dao động trên dưới 5 phút) hoặc để tiện cho việc ghi chép thì vẫn giữ tên Kiểm tra Miệng nhưng hiểu có thể kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau - 16 - PHỤ LỤC Một số bài kiểm tra bài cũ đầu giờ với hình thức viết: Lớp 11 / Unit... cho thấy gần 100% HS cho rằng bài kiểm tra 5’ dưới hình thức viết kiểm tra HS một lượng kiến thức nhiều hơn (Bảng 2) Tỉ lệ học sinh học bài ở nhà chuẩn bị cho bài kiểm tra viết cao hơn tỉ lệ này đối với bài kiểm tra hình thức vấnđáp (Bảng 1) Số lượng học sinh thích kiểm tra viết có dao động theo từng giai đoạn, một phần do số lượng cột kiểm tra miệng mà HS đã được kiểm ở từng giai đoạn, nhưng nhìn... phổ thông của bài kiểm tra 5 phút bằng hình thức viết so với cách kiểm tra 5 phút dưới hình thức Vấn-đáp (Kiểm tra Miệng) theo truyền thống Những câu hỏi đặt ra: ● Học sinh có đầu tư nhiều thời gian học bài và rèn luyện ở nhà cho bài kiểm tra này hơn so với bài kiểm tra Vấn-đáp truyền thống? ● Số lượng học sinh học bài ở nhà chuẩn bị cho bài kiểm tra này có tăng? ● Học sinh có thích bài kiểm tra dạng... 35 27 38 HS học bài ở nhà + Bảng 2: Tỉ trọng kiến thức trong bài kiểm tra Bảng sau giúp đánh giá chung lượng kiến thức học sinh được kiểm tra trong mỗi dạng bài bài kiểm tra, thông qua đó nhận xét về tính chính xác của từng dạng kiểm tra xét về mặt đánh giá sự đầu tư học bài cũng như năng lực của học sinh nói chung Nội dung kiểm tra Hình thức Viết Hình thức vấn đáp nhiều hơn (%) (%) Lần 1 8 92 Lần 2... với hình thức nào sẽ kiểm tra kiến thức của người học nhiều hơn? Vấn-đáp Viết 6 Em thích kiểm tra hình thức kiểm tra nào hơn? Vì sao? 3.2 Kết quả: Các câu hỏi phỏng vấn được phát 4 đợt (nhằm tăng thêm tính chính xác của số liệu cũng như giúp đánh giá sự thay đổi của HS qua từng giai đoạn), trong đó có 2 đợt phát sau kiểm tra vấn-đáp và 2 đợt phát sau kiểm. .. hướng thích bài kiểm tra viết hơn (Bảng 3) Một số lượng nhất định học sinh không thích bài kiểm viết với những lý do cơ bản như “bài kiểm tra viết nội dung nhiều quá”, “phải học bài nhiều hơn kiểm tra vấn-đáp”, “sợ bị gọi trả bài khi kiểm tra viết vì trả bài nhiều học sinh hơn”… Điều này cho thấy học sinh đầu tư học bài và rèn luyện ở nhà cho bài kiểm tra đầu giờ 5 phút dưới hình thức viết đối với môn... bài kiểm tra đầu giờ hoặc những câu hỏi vấn-đáp ngắn được đưa vào cột Kiểm tra Miệng, bài kiểm tra dài hơn thì đưa vào cột Kiểm tra 15 phút (thời lượng có thể dao động từ 10 đến 20 phút), và 1 tiết tùy phạm vi giới hạn kiểm tra cũng như yêu cầu nội dung chương trình Qua đó ta thấy tên của các cột kiểm tra chủ yếu nhằm phân loại thời lượng và mô tả khái quát hình thức kiểm tra Như vậy, để nhóm bài Kiểm. .. và phươ thức nghiên cứu: ng Bài nghiên cứu được thực hiện dưới hình thức phát câu hỏi phỏng vấn (Questionaires) về hình thức kiểm tra vấn-đáp theo truyền thống và theo hình thức viết Trong các buổi học hàng ngày, giáo viên sẽ cho học sinh biết hình thức kiểm tra bài cũ của tiết tiếp theo sẽ là vấn-đáp hay viết để học sinh có sự chuẩn bị Sau đó giáo viên sẽ phát câu hỏi phỏng vấn Các buổi kiểm tra được... với môn tiếng Anh trong trường phổ thông thông qua việc kiểm tra đầu giờ bằng hình thức kiểm tra viết Hy vọng sẽ sớm có những bài nghiên cứu với quy mô lớn hơn được thực hiện ở phạm vi đề tài này, đồng thời đưa ra những cách thức và qui tắc chung trong việc soạn bài kiểm tra 5 phút viết để phát huy đến mức tối đa tác dụng tạo động lực của kiểm tra đánh giá đối với môn tiếng Anh trong trường phổ thông... 3: HS thích dạng bài kiểm tra nào hơn Bảng câu hỏi thu được chia thành 2 nhóm HS: Nhóm trung bình, khá giỏi và nhóm yếu – kém Bảng này giúp tìm hiểu tâm tư của HS, từ đó suy ra tác dụng của bài kiểm tra viết đối với học sinh (HS thích được kiểm tra nhiều hay ít, thích được gọi lên bảng hay viết giấy…) Dạng bài kiểm tra Nhóm TB và Khá – được HS ủng hộ Nhóm Yếu-Kém Giỏi Viết Vấn đáp Viết Vấn đáp (%) (%) . kiểm tra 5’ dưới hình thức viết kiểm tra HS một lượng kiến thức nhiều hơn (Bảng 2). Tỉ lệ học sinh học bài ở nhà chuẩn bị cho bài kiểm tra viết cao hơn tỉ lệ này đối với bài kiểm tra hình thức. tâm tư của học sinh đối với các hình thức kiểm tra. 5. Theo em, bài kiểm tra bài cũ đầu giờ học Anh văn với hình thức nào sẽ kiểm tra kiến thức của người học nhiều hơn?  Vấn-đáp  Viết 6 thức kiểm tra phổ biến sau: + Kiểm tra vấn đáp (KTVĐ) hoặc Kiểm tra miệng: Hình thức kiểm tra này được sử dụng trước, trong và sau khi học bài mới giúp thu hút sự chú ý của học sinh, có tác

Ngày đăng: 31/01/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan