TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

34 1.1K 0
TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam 2014 Quá trình kinh doanh đầu tư chứng khoán Nguyên nhân lựa chọn các mã cổ phiếu để đầu tư Kết quả đầu tư chứng khoán Lãi lỗ Bài học kinh nghiệm Tổng sản phẩm trong nước 9 thángnăm 2014 ước tính tăng 5,62% sovới cùng kỳ năm 2013, trong đóquý I tăng 5,09%; quý II tăng5,42%; quý III tăng 6,19%. Đây làmức tăng cao so với mức tăng cùngkỳ năm 2012 và 2013, cho thấy dấuhiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,62% của toànnền kinh tế, khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản tăng 3,00%, cao hơn mức 2,39% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp0,54 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng6,42%, cao hơn mức 5,20% của 9 tháng năm 2013, đóng góp 2,46 điểm phần trăm;khu vực dịch vụ tăng 5,99%, mức tăng của cùng kỳ năm 2013 là 6,25%, đóng góp 2,62điểm phần trăm. “nội dung được trích dẫn từ 123doc.vn cộng đồng mua bán chia sẻ tài liệu hàng đầu Việt Nam”

I. BỐI CẢNH KINH TẾ 1.1. KINH TẾ VĨ MÔ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được cải thiện. Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2014 ước tính tăng 5,62% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,42%; quý III tăng 6,19%. Đây là mức tăng cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013, cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,62% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,00%, cao hơn mức 2,39% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,42%, cao hơn mức 5,20% của 9 tháng năm 2013, đóng góp 2,46 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,99%, mức tăng của cùng kỳ năm 2013 là 6,25%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm. Như vậy, cả 3 quý đầu năm đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực dịch vụ và công nghiệp và xây dựng là đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế. Những dấu hiệu này cho thấy sự phục hồi tích cực. Theo chu kỳ kinh tế, thường quý IV GDP sẽ tiếp tục tăng. Chúng tôi kỳ vọng vào sự phục hồi của năm nay, mặc dù còn chậm nhưng sẽ tiếp tục là tiền đề cho những năm tiếp theo. Lạm phát duy trì ở mức thấp, đảm bảo được mục tiêu cả năm: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 tăng 0.4% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong các tháng kể từ tháng 6/2014. CPI tháng 9 tăng chủ yếu do nhóm giáo dục tăng cao ở mức 6.38%, tác động làm chỉ số giá chung tăng 0.39%. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng chủ yếu do trong tháng có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh học phí các loại theo lộ trình tăng học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Thủ tướng 1 chính phủ. CPI tháng 9/2014 tăng 2,25% so với tháng 12/2013 (bình quân mỗi tháng tăng 0,25%) và tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 9 tháng năm nay tăng 4,61% so với bình quân cùng kỳ năm 2013, mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Những yếu tố chủ yếu góp phần giữ ổn định CPI 9 tháng năm nay: (1) Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được các Bộ, ngành và địa phương triển khai tích cực và hiệu quả; (2) Vụ đông xuân và hè thu năm nay được mùa nên nguồn cung lương thực dồi dào; (3) Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tương đối ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những yếu tố ảnh hưởng làm tăng giá tiêu dùng: Điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang; tăng học phí các loại ở 43 tỉnh, thành phố; tăng mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở doanh nghiệp (DN) từ ngày 01/01/2014 và tăng giá xăng dầu. Chỉ số sản xuất công nghiệp và hàng tồn kho có xu hướng tăng dần cho thấy sự phục hồi còn chưa vững chắc. Chúng tôi đánh giá cao sự chuyển biến của hoạt động sản xuất kinh doanh khi chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần qua từng tháng 9 tháng đầu năm. Tính chung 9 tháng năm nay, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2013 (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,9%, quý III tăng 7,7%), cao hơn mức tăng 5,3% của cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng chung 9 tháng của toàn ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,3%, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,7% của 9 tháng năm 2013, đóng góp 5,8 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; 2 ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,0%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai thác tăng 0,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm mức tăng chung. Tuy nhiên chúng tôi vẫn lo ngại về tình trạng tồn kho. Chỉ số này có xu hướng tăng trong 3 tháng liên tiếp và chỉ giảm xuống vào tháng 9. Thực trạng của hàng tồn kho đã làm cho các DN hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh và số lượng thành lập DN mới cũng giảm sút. Riêng trong quý III/2014, số DN đăng ký thành lập mới là 15.877 DN với số vốn đăng ký là 89,4 nghìn tỷ đồng, so với quý II/2014 giảm 16,3% về số DN và giảm 32,7% về số vốn đăng ký; so với quý I/2014 tương ứng giảm 13,5% và giảm 8,7%; so với quý IV/2013 giảm 15,2% và giảm 23,8% và so với cùng kỳ năm trước giảm 17,8% và tăng 1,9%. Thêm vào đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cũng có xu hướng giảm sút trong 3 tháng gần đây. Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế vẫn ở mức độ hạn chế do cầu còn khá yếu. Xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế thời gian gần đây. 3 Trong 9 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 109,6 tỷ USD; tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực FDI đạt gần 73 tỷ USD; tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp hơn 66,6% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu đạt 107,1 tỷ USD; tăng 11,1% so với cùng kỳ 2013. Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2014 đạt 11,18 tỷ USD; vốn giải ngân đạt 8,9 tỷ USD; tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thể nhận thấy sự đóng góp của khối FDI trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế vẫn duy trì ở mức độ cao. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi mà khối DN trong nước đang gặp khó khăn thì đóng góp của khối ngoại ngày càng rõ nét. Tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp mà theo Thống đốc là do “DN và ngân hàng thiếu niềm tin lẫn nhau”. Trong hoạt động nhập khẩu, đáng chú ý là cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu trong 9 tháng, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 100,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ, tiếp tục giữ tỷ trọng lớn với 93,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị dụng cụ đạt 39,2 tỷ USD, chiếm 36,6%; nguyên nhiên vật liệu đạt 61 tỷ USD, chiếm 56,9%. Công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang có sự phục hồi mặc dù chưa chắc chắn. Thị trường tiền tệ - ngân hàng. Tín dụng và nợ xấu. Con số thống kê cho thấy, tính đến hết 30/9/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,73%, huy động vốn tăng 11,01%, trong đó huy động bằng VND tăng 12,37%, huy động bằng ngoại tệ tăng 2,87% so với cuối năm 2013. 4 Về tín dụng, đến cuối quý III, tín dụng toàn hệ thống các TCTC đối với nền kinh tế tăng 7,26% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay vẫn chênh lệch nhau khá lớn do thực trạng khó khăn của các DN hiện nay. Về phía ngân hàng, việc thắt chặt các tiêu chuẩn về cho vay để giảm nợ xấu cũng được làm sát sao hơn những năm trước rất nhiều. Về nợ xấu, VAMC vẫn đang được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện thực trạng nợ xấu của các ngân hàng hiện nay. Tính đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu đã được xử lý là 249.000 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 464.000 tỷ đồng vào tháng 9/2012. Tuy nhiên việc xử lý nợ xấu vẫn còn chậm do thiếu cơ chế. Điều này, theo người đứng đầu ngành ngân hàng, các TCTD vừa thực hiện vừa tháo gỡ khó khăn và xác định những bước đi dài hơn để hoàn chỉnh pháp lý, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động của VAMC, góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu. Tỷ giá. Sau khi NHNN chủ động điều chỉnh tăng 1% tỷ giá BQLNH vào ngày 19/6/2014, thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định. Mặt bằng tỷ giá mới được thiết lập nhưng thấp xa so với mức trần tỷ giá theo quy định của NHNN. Đến cuối tháng 9 vừa qua, tỷ giá liên ngân hàng thực tế chỉ tăng 0.5% so với cuối năm 2013, cho thấy tỷ giá trên thị trường được điều tiết bởi cung cầu ngoại tệ thực tế. Thanh khoản trên thị trường tốt, trung bình khối lượng giao dịch khoảng từ 900 triệu USD đến 1 tỷ USD/ngày, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân đều được các ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, NHNN vẫn tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước sau khi điều chỉnh tăng tỷ giá. Dự trữ ngoại hối hiện nay cũng ở mức cao với 35 tỷ USD. 1.2. Thị trường chứng khoán (TTCK) 1.2.1 Các giai đoạn phát triển của TTCK Có thể nói rằng, trong vòng một năm qua, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt và trở thành một hiện tượng của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian hơn 15 năm kể từ ngày thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh năm 1998, ngoại trừ thời gian mấy tháng giao dịch đầu tiên chứng kiến sự tăng trưởng khá 5 nhanh, nhưng ngay sau đó TTCK Việt Nam lại nhanh chóng quay trở về vạch xuất phát ban đầu. Một thời kỳ ảm đạm kéo dài suốt mấy năm cho đến tận 2005, chỉ số VN-Index chỉ xoay quanh mức 200 điểm. TTCK đối với đa số người dân dường như không tồn tại trong thời gian này. TTCK Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc bắt đầu từ năm 2006 khi thị trường có sự gia nhập của nhiều công ty lớn hơn niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó có những công ty có vốn lớn và làm ăn hiệu quả như Vinamilk. Với nhiều nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK bắt đầu có hiệu lực, TTCK đã thu hút sự chú ý của các công ty cổ phần và các nhà đầu tư trong nước. Số công ty niêm yết trong năm 2006 tăng vọt về số lượng, từ 41 công ty năm 2005 lên 193 công ty. TTCK Việt Nam được coi là bùng nổ vào những tháng cuối năm 2006 và đầu 2007, sau những sự kiện nổi bật là Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC tháng 11/2006, và ngay sau đó là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng với kết quả tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua, những sự kiện dồn dập này mang lại niềm hứng khởi cho các nhà đầu tư trong nước về triển vọng đầu tư. Đến năm 2008 là thời điểm đen tối của TTCK Việt Nam do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Chỉ số VN-Index từ mức kỷ lục trên 1.100 điểm vào cuối tháng 5/2007 đã giảm mạnh hơn 50% chỉ còn 312.49 điểm. Tuy vậy nhưng đến hết năm 2009, các nhà đầu tư đã được chứng kiến cảnh vực dậy đầy ấn tượng từ đáy lên tới đỉnh trong ngày 23/10/2009 với 633.21 điểm. Điều này đã dẫn tới chỉ số VN-Index tăng 2.69 lần. HASTC-Index cũng tăng 2.79 lần khi đạt đỉnh với 218.38 điểm. Từ năm 2010 đến nay thì TTCK Việt Nam liên tục biến động, có nhiều thăng trầm và vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, chưa thể quay về được thời hoàng kim như ở giai đoạn 2006 – 2007. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2013, chỉ số VN-Index đứng ở 505 điểm, tăng 23%; HN-Index đứng ở mức 67 điểm, tăng 15% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường trên thế giới. 6 Tuy vậy nhưng nếu nhìn nhận tỉnh táo hơn sẽ thấy TTCK Việt Nam tính đến thời điểm này về thực chất vẫn là sơ khai mặc dù đã có một khung khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh. Qui mô thị trường nếu tính theo giá trị niêm yết của các công ty vẫn là quá nhỏ và chưa đóng vai trò là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, hay nói cách khác chưa phải là kênh đầu tư nguồn tiền tiết kiệm mang tính chất lâu dài của người dân như ở các nước có TTCK phát triển. Tuy nhiên, từ sự phát triển vượt bậc của TTCK trong thời gian gần đây, có thể nói rằng TTCK bắt đầu có ý nghĩa thực sự trong đời sống kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Điều đó cho thấy triển vọng phát triển của TTCK về lâu dài là rất sáng sủa. 1.2.2. Nhận định chung trong giai đoạn hiện nay Năm 2014, triển vọng của TTCK Việt Nam được đánh giá là khả quan cùng với sự phục hồi và ổn định của Kinh tế Vĩ mô. Dù rủi ro vẫn còn, nhưng các yếu tố hỗ trợ TTCK đang mạnh hơn. So với các kênh đầu tư truyền thống tiền gửi, vàng, ngoại tệ và bất động sản thì Chứng khoán đang rất hấp dẫn. Trong quý 3, thị trường hồi phục tích cực sau nhịp điều chỉnh trong quý 2 do tác động từ sự kiện biển Đông. Chỉ số VNINDEX tăng điểm mạnh mẽ trong 2 tháng đầu quý và có thời điểm vượt đỉnh 633 của năm 2009 dưới sự dẫn dắt của nhóm ngành dầu khí. Tuy nhiên sang tháng 9, dưới áp lực bán chốt lời của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nói chung và cổ phiếu ngành dầu khí nói riêng, chỉ số này đã quay đầu giảm điểm. Tính chung trong cả quý, VNINDEX tăng 3,6% kết thúc ở mức điểm 598 với thanh khoản đạt 7,62 triệu cổ phiếu, tăng 37% so với quý trước. Trong khi đó, chỉ số HNXINDEX có sự tăng trưởng tích cực hơn với cả 3 tháng tăng điểm do ít chịu ảnh hưởng từ áp lực bán chốt lời trong tháng 9 từ các mã vốn hóa lớn trên sàn HOSE. Tính chung trong cả quý, chỉ số này tăng 13,7% và kết thúc ở mức điểm 88,6 với thanh khoản đạt 3,96 triệu cổ phiếu, tăng 12% so với quý 2. Dòng tiền có sự chuyển dịch nhẹ sang nhóm cổ phiếu midcap, penny trong quý 3 thể hiện qua tỷ trọng giao dịch ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn so với toàn thị trường có sự sụt giảm so với quý 2. Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò chi phối chính trong diễn biến của 2 chỉ số trong giai đoạn này với biên độ giao động mạnh. Khi nhóm này tăng nóng tháng 7, tháng 8 hỗ trợ thị trường tăng điểm mạnh. 7 Ngược lại, khi nhóm này điều chỉnh trong tháng 9 đã khiến VNINDEX quay đầu giảm điểm với mức giảm đáng kể. Giá dầu thế giới giảm tiếp tục có những ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường trong tuần qua (8 – 12/12/2014); trong đó, nhóm cổ phiếu Dầu khí chịu tác động mạnh nhất. Bên cạnh xu hướng giá dầu giảm thì hoạt động Call margin ở nhóm cổ phiếu Dầu khí cũng góp phần khiến các cổ phiếu trong nhóm lùi sâu và ảnh hưởng đến tâm lý giới đầu tư. Điểm tích cực là dòng tiền đầu cơ đã hoạt động trở lại trong phiên cuối tuần và giúp “sắc xanh” trở lại thị trường và lan tỏa. Tuần giao dịch tới, nhiều khả năng việc giá dầu thế giới sụt giảm sẽ tiếp tục tác động, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu Dầu khí. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ảnh hưởng tiêu cực từ giá xăng dầu sẽ không còn quá mạnh khi: (i) giới đầu tư đã quen thuộc hơn với ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu, (ii) ngoài nhóm ngành nóng thì hoạt động đầu cơ vào các nhóm ngành hưởng lợi từ xu hướng giá dầu giảm có thể sẽ nở rộ hơn, đặc biệt khi giá cổ phiếu trên toàn thị trường đã sụt giảm đáng kể. Điều này có thể sẽ giúp giao dịch tích cực hơn. Một yếu tố đáng chú ý đó là việc khối tự doanh CTCK đã mở rộng mua ròng mạnh trong tuần qua. Với vị thế dẫn dắt tâm lý giới đầu tư thì đây là tín hiệu khá tích cực. Điều cần để ý lúc này là tâm lý thận trọng vẫn đang đeo bám giới đầu tư và có thể kích thích hoạt động chốt lời diễn ra nhanh hơn khi thị trường hồi phục. Với những yếu tố ảnh hưởng thị trường trong tuần tới thì nhiều khả năng xu hướng hồi phục sẽ trở lại. Tuy nhiên, đà hồi phục sẽ không quá mạnh khi giới đầu tư vẫn còn khá e dè sau đợt giảm điểm mạnh. Về cuối tuần, giao dịch sẽ trở nên sôi động hơn khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của cả 2 quỹ ETF bước vào giai đoạn nước rút. Sức hút từ hoạt động này có thể sẽ không quá mạnh khi hoạt động đầu cơ ăn theo hoạt động tái cơ cấu này đã diễn ra trong những tuần gần đây. 1.2.3. Dự báo TTCK Việt Nam cuối năm 2014 Các chuyên gia đều đánh giá chứng khoán là kênh sinh lời cao nhất từ đầu năm đến nay và cơ hội sắp tới vẫn khá cao cho các nhà đầu tư (NĐT). Tuy nhiên, đầu tư ở thị trường này luôn phải đối mặt với rủi ro mà không phải ai cũng có thể sớm nhận biết. 8 Hai kịch bản Tại Hội nghị thường niên các NĐT 2014 tổ chức vào trung tuần tháng 10 vừa qua, Công ty quản lý quỹ đầu tư VinaCapital cho biết tăng trưởng lợi nhuận ước tính cho cổ phiếu VN ở mức 3% năm 2014 và 10% năm 2015. Hiện tại, mức kỳ vọng chỉ số VN- Index của đơn vị này vào cuối năm nay sẽ tăng lên 620 - 650 điểm, vượt mức đưa ra đầu năm chỉ ở mức 580 - 600 điểm, do dựa trên chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất đã được điều chỉnh ở mức thấp hơn. Tương tự, gần đây các tổ chức tài chính thế giới đều đánh giá cao về triển vọng kinh tế VN nói chung và TTCK nói riêng. Việc VN phát hành thành công 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế với lãi suất thấp nhất từ trước đến nay, với hơn 430 nhà đầu tư quốc tế đăng ký mua số lượng lớn hơn gấp 10 lần, càng khẳng định thêm điều này. Tuy nhiên, với cái nhìn thận trọng hơn, chuyên gia Phan Dũng Khánh nhận định sẽ có 2 kịch bản xảy ra trên TTCK từ nay đến cuối năm. Đó là thị trường vẫn theo xu hướng tăng với xác suất khoảng 60 - 65%, tương tự như diễn biến xảy ra vào cuối năm 2013. Nhưng trong đó mức tăng cũng theo từng nhóm cổ phiếu (CP) chứ không có chuyện tăng đồng loạt cả thị trường. Kịch bản thứ hai với xác suất thấp hơn, từ 35 - 40%, là thị trường sẽ tăng đến hết tháng 11 và sau đó giảm dần đến Tết Nguyên đán 2015 và chỉ phục hồi lại sau đó. Nguyên nhân là giá xăng dầu thế giới đang giảm mạnh và trên thế giới các NĐT đang bán ra nhóm CP ngành dầu khí vì dự báo lợi nhuận sẽ giảm. Tại thị trường VN, nhóm CP dầu khí được xem là dẫn đầu thị trường vì chiếm tỷ trọng lớn và có tác động mạnh đến việc tăng giảm của chỉ số VN-Index như GAS, PVX, PVS Với tác động từ thế giới thì nhóm CP dầu khí trên sàn khó tăng mạnh, dẫn đến chỉ số VN-Index cũng không được hỗ trợ để tăng như kỳ vọng. Ngoài ra, động thái bán ròng trong tháng 10 của các NĐT nước ngoài và hoạt động giao dịch yếu ớt trong tháng 11 này khiến thị trường chưa có thêm dòng tiền hỗ trợ. Những năm trước khối ngoại đều mua vào mạnh trong tháng 10 nên động thái bán ra trong năm nay khiến nhiều NĐT trong nước ngạc nhiên. Vì vậy, xu hướng rót thêm tiền hay rút bớt ra của khối ngoại cũng sẽ có tác động lớn đến dòng tiền tham gia chứng khoán và cả tâm lý của các NĐT trong nước. Đây chính là yếu tố khó dự báo nhất trong thời gian tới. Chọn nhóm ngành ưu tiên 9 Chứng khoán có cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi NĐT không lựa chọn đúng CP sinh lời. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, để giảm thiểu rủi ro thì NĐT vẫn nên dành nhiều quan tâm cho những công ty có quy mô lớn, đang dẫn đầu hoặc có triển vọng dẫn đầu của một ngành. Bởi những DN này vẫn luôn hoạt động ổn định và CP có giá trị cao, đặc biệt đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường nên sẽ ít bị gặp phải những yếu tố bất thường. Còn chuyên gia Phan Dũng Khánh dự báo, nhóm ngành bất động sản có thể thay thế nhóm ngành dầu khí trong thời gian tới để trở thành nhóm mang tính dẫn dắt theo xu hướng tăng trên thị trường. Nhưng không phải CP nào cũng tăng, mà ước chỉ khoảng 50% số CP ngành bất động sản, xây dựng trên hai sàn có khả năng gia tăng. Đứng tiếp theo sẽ là ngành vận tải và thủy sản khi giá dầu giảm, kinh tế dần phục hồi giúp nhu cầu của thị trường gia tăng nên các DN sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. 2. MÃ CHỨNG KHOÁN KDC 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1. Ngành bánh kẹo Việt Nam: Hiện nay, tính đến tháng 7/2014, với trên 93 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với DN trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 DN trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các DN trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô miền Nam và Kinh đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các DN trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam . Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu đồ thể hiện thị phần của thị trường bánh kẹo: 10 [...]... 3.2.1 Hoạt động kinh doanh Cơ cấu doanh thu Vinamilk chuyên sản xuất kinh doanh các loại đồ uống, trong đó các dòng sản phẩm chủ lực là: Sữa nước, sữa đặc, sữa bột, sữa chua và một số sản phẩm khác Biểu đồ: Cơ cấu doanh thu 9 tháng/2013 (Nguồn: VNM) Theo công ty chứng khoán HSC ước tính thì trong 9 tháng đầu năm 2013, Vinamilk chiếm 48.4% thị trường sữa Việt Nam, sữa nước đóng góp 34.9% doanh thu của... Snack, ngành thực phẩm của Kinh Đô đã có những bước tiến vượt bậc và là nền tảng cho sự phát triển chung của toàn Tập đoàn Trải qua hơn 20 năm, Kinh Đô phát triển với nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong đó nổi bật là Công ty Cổ Phần Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc chuyên kinh doanh ngành bánh kẹo và Công ty Ki Do chuyên về ngành kem, sữa chua Lĩnh vực kinh doanh chính: - Chế biến nông... TRƯỞNG DOANH THU VÀ CHI PHÍ Kinh Đô có doanh thu tăng trưởng liên tục từ năm 2009 đến 2013, đặc biệt trong năm 2011 đến nay, doanh thu Kinh Đô tăng trưởng rất mạnh Doanh thu Công ty liên tục tăng trong các năm qua do sản lượng tiêu thụ tăng, trong đó chủ yếu là dịp Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán Dòng sản phẩm bánh trung thu, bánh bông lan, kem và sữa chua, cracker là những dòng sản phẩm mang lại doanh. .. “Tăng trưởng có lợi nhuận” với doanh thu đạt 4.561 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 619 tỷ đồng Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận sau thuế của Kinh Đô tăng 22,1% so với cùng kỳ Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Kinh Đô đạt gần 1.800 tỷ đồng doanh thu thuần Trong quý 3/2014, công ty đã hoàn thành sớm kế hoạch trung thu cả năm 2014, kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 sẽ có nhiều bứt... hình ảnh công ty, quản lý DN khiến phần chi phí bán hàng và quản lý DN trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tăng cao, khiến cho lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng có xu hướng phát triển khác so với lợi nhuận gộp 12 13 2.2.2 Phân tích Doanh thu – Chi phí Cơ cấu doanh thu Doanh thu của Kinh Đô phần lớn đến từ sản phẩm bánh Cracker (21%), bánh bông lan (18%) và bánh trung thu (17%) Mặt hàng... xuất kinh doanh có hiệu quả 3.2.5 So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành Chỉ tiêu năm 2013 VNM HNM MSN VCF SCD ROS (%) 20.8 0.54 18.89 14.10 7.67 ROA (%) 30.4 0.57 3.49 30.57 10.80 ROE (%) 36.89 0.92 8.47 35.58 14.50 Hệ số nợ (lần) 0.21 0.38 0.49 0.16 0.24 Hệ số nợ vay/VCSH (lần) 1.04 Nhìn chung, Vinamilk là công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả Tỷ suất sinh lời của tài sản khá cao so với các doanh. .. này chứng tỏ, Vinamilk hoạt động chủ yếu dựa vào tiềm lực của chính mình và đạt hiệu quả kinh doanh rất tốt 3.2.6 Định giá cổ phiếu VNM Căn cứ vào chỉ số P/E để định giá cổ phiếu VNM năm 2014 27 VNM kỳ vọng vào năm 2014, tổng doanh thu sẽ đạt 36.298 tỷ đồng, LNTT và LNST lần lượt là 7.531 và 5.993 tỷ đồng Nhưng sau 9 tháng đầu năm, chúng tôi dự đoán VNM sẽ không đạt được doanh thu kỳ vọng này do doanh. .. Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú 3.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm 2013 như sau: + Chế biến, sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; 20 + Chăn nuôi: chăn nuôi... nhất, chiếm trên 60% doanh thu trong giai đoạn 2010 - 2013 Tiếp theo đó là chi phí bán hàng và quản lý DN, tỷ trọng dao động từ 15% - 25% doanh thu từ 2009 - 2013 Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm đáng kể do chiến lược của KDC là: (1) giảm bớt các hoạt động đầu tư tài chính để tập trung vào ngành hàng kinh doanh chính; (2) chú trọng vào các nhóm sản phẩm đem lại doanh thu và lợi... chiến lược cắt lỗ, chốt lời - Không phải DN có tình hình kinh doanh tốt, ổn định, các chỉ số và báo cáo đẹp thì giá sẽ tăng và ngược lại, do hiện tượng đầu cơ trên thị trường - Cần quyết đoán mua/bán để chốt lời/lỗ đúng lúc chứ không nên đi theo thị trường một cách “mù quáng” - Nên xem xét cổ phiếu trong dài hạn, gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Biết chọn lọc và đánh giá những thông

Ngày đăng: 31/01/2015, 01:19

Mục lục

  • 1.2.3. Dự báo TTCK Việt Nam cuối năm 2014

  • 2. MÃ CHỨNG KHOÁN KDC

  • 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

    • 2.1.1. Ngành bánh kẹo Việt Nam:

    • 2.1.2. Giới thiệu công ty

      • Lĩnh vực kinh doanh chính:

      • Thành quả và vị thế của KDC

      • 2.2. PHÂN TÍCH CƠ BẢN

        • 2.2.1. Phân tích hiệu suất

        • 2.2.2. Phân tích Doanh thu – Chi phí

        • 2.2.3.4. Phân tích P/E

        • 2.2.3.5. Phân tích P/B

        • 2.3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

          • 2.3.1. Phân tích tính thanh khoản

          • 2.3.2. Phân tích các chỉ báo nhanh

          • 2.3.3. Phân tích các chỉ báo chậm

          • 2.3.4. Chỉ báo biến động Bollinger Bands

          • 3. MÃ CHỨNG KHOÁN VNM

          • 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

          • 3.2. PHÂN TÍCH CƠ BẢN

            • 3.2.1. Hoạt động kinh doanh

              • Cơ cấu doanh thu

              • Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh

              • 3.2.2. Phân tích các chỉ số sinh lời (ROS, ROA, ROE)

                • Dùng phương pháp Dupont và so sánh với DN cùng ngành là Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (HNM)

                • Bảng các chỉ số sinh lời của VNM qua các năm

                • Bảng các chỉ số sinh lời của HNM qua các năm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan