de an vi tri viec lam

9 963 1
de an vi tri viec lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG TH ĐA KAO _____________________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________________________ Số : 01 /ĐA-THĐK Đạ Tông, ngày 17 tháng 4 năm 2013 ĐỀ ÁN Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập Phần I SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 1.1. Nội dung hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập: Trường tiểu học Đa Kao được thành lập năm 2003, trường có 2 điểm trường, điểm trường chính và điểm trường Cil Mup. Cơ sở vật chất được đảm bảo phục vụ cho giảng dạy. trường có tổng số 15 lớp/ 322 học sinh. trường có chi bộ ghép với trường MN Đạ Tông có trách nhiệm lãnh đạo các hoạt động chính quyền, các đoàn thể nhà trường. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tham mưu trực tiếp với UBND xã về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như là công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương. 1.3. Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; 2. Những yếu tố tác động đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 2.2 Yếu tố bên trong: + Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 24/25 ( chưa chuẩn 1BV), trong đó cán bộ quản lí và giáo viên đạt chuẩn 96 %, tay nghề chuyên môn vững vàng, đáp ứng nhiệm vụ quản lí và giảng dạy giáo dục. + Vị trí, quy mô trường lớp phù hợp cho phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Trường luôn duy trì từ 15 lớp trong mỗi năm học và mỗi lớp không quá đông thường từ 20 đến 30 học sinh. Sĩ số học sinh năm học 2012-2013 là 322 học sinh / 15 lớp, dự báo trong năm 2013-2014 là 305 học sinh / 15 lớp. + Trường thuộc Dự án SEQAP được hỗ trợ một phần để từng bước chuyển đổi sang dạy cả ngày và hỗ trợ kinh phí tổ chức bán trú cho học sinh có nhà xa trường, có điều kiện khó khăn. + Cơ sở vật chất tuy đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhưng còn hạn chế nhiều về khuôn viên, sân chơi bãi tập chưa đáp ứng, các phòng làm việc, thư viện, nhà ăn, nhà nghỉ còn tận dụng các dãy nhà đã xuống cấp, phương tiện thiết bị có yếu tố công nghệ thông tin còn thiếu. 2.2 Yếu tố bên ngoài: + Trường thuộc địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế của phụ huynh còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện quan tâm đến việc học của con em. 2 + Học sinh người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm trên 99% số học sinh nên gặp nhiều khó khăn trong nâng cao chất lượng dạy học đại trà, thực hiện duy trì các chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi II. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường tiểu học Đa Kao được thành lập theo Quyết định số 62/QĐ-UB ngày 1/9/2003 của Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương về việc Thành lập trường tiểu học Đa Kao. Quyết định số: 59/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông về việc đổi tên trường tiểu học Đa Kao huyện Lạc Dương thành trường tiểu học Đa Kao huyện Đam Rông. 2. Các văn bản pháp lý về việc điều chỉnh, tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 3. Các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học . 4. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. PHẦN II THỰC TRẠNG VIÊN CHỨC VÀ SỬ DỤNG VIÊN CHỨC 3 TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP I. THỰC TRẠNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM Tổng số 11vị trí 1. Lãnh đạo: 02 Vị trí 1.1. Hiệu trưởng: Tổng số: 01 Vị trí 1.2.Phó Hiệu trưởng 1: Tổng số: 01 Vị trí; 2. Thực thi thừa hành gắn với hoạt động nghề nghiệp: Tổng số: 05 vị trí. 2.1 Giáo viên chủ nhiệm bậc Tiểu học: Tổng số: 01 Vị trí. 2.2. Giáo viên dạy 2 buổi: Tổng số: 01 vị trí. 2.3 Giáo viên nhạc: Tổng số: 01 Vị trí. 2.4 Giáo viên Thể dục Tổng số: 01 Vị trí. 2.5 Tổng phụ trách đội: Tổng số: 01 Vị trí 3. Thực thi thừa hành gắn với hoạt động hỗ trợ phục vụ: Tổng số 04 vị trí 3.1 Nhân viên Kế toán: Tổng số: 01 Vị trí 3.2 Nhân viên Văn Thư- Thủ quỹ: 01 Vị trí. 3.3 Nhân viên thư viện - Thiết bị: Tổng số: 01 Vị trí 3.4 Nhân viên bảo vệ: Tổng số: 01 Vị trí II. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC- VIÊN CHỨC Tổng số: 25 người, trong đó: 1. Lãnh đạo: 02 người. 1.1. Hiệu trưởng: 01 người. 1.2. Phó Hiệu trưởng: 01 người. 2. Thực thi thừa hành gắn với hoạt động nghề nghiệp: Tổng số 19 người, trong đó: 2.1. Giáo viên chủ nhiệm bậc Tiểu học tổng số: 15 người (khối 1: 03 người; Khối 2: 03 người; khối 3: 03 người; Khối 4: 03 người; Khối 5: 03 người). 2.2. Giáo viên dạy 2 buổi: 01 người. 2.3. Giáo viên dạy Nhạc: 01 người. 2.4. giáo viên dạy Thể Dục: 01 người. 2.5. Giáo viên Tổng phụ trách Đội: 01 người. 3. Thưc thi thừa hành gắn với hoạt động hỗ trợ phục vụ: Tổng số: 04 người, trong đó: 3.1. Nhân viên Kế toán: Tổng số: 01 người. 3.2. Nhân viên Văn Thư - Thủ quỹ 01 người. 4 3.3. Nhân viên thư viện - Thiết bị: 01 người. 3.4. Nhân viên bảo vệ: 01 người. III. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC Tổng số: 25 người; trong đó: 1. Theo vị trí việc làm gắn với chức danh lãnh đạo đơn vị: 02 người, Đại học 01/02 tỷ lệ 50%, Cao đẳng 01/02 tỷ lệ 50%, trung cấp 00/00 tỷ lệ 00% 2. Thực thi thừa hành gắn với hoạt động chuyên môn nghề nghiệp: 19 người chia ra Đại học 06/19 tỷ lệ 31,5%, Cao đẳng 8/19 tỷ lệ 42% trung cấp 05/19 tỷ lệ 26,5%. 3. Thưc thi thừa hành gắn với hoạt động hỗ trợ phục vụ: 4110 người chia ra : Đại học 0/0 tỷ lệ 00%, Cao đẳng 0/0 tỷ lệ 00%, trung cấp 03/04 tỷ lệ 75%, khác 01/04 tỷ lệ 25%. IV. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM 1. Lãnh đạo, quản lý 1.1 Hiệu trưởng - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; - Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường: Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; - Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; - Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; - Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; 5 - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 1.2 Phó Hiệu trưởng: - Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; - Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách - Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; 2. Tổ chức trực thuộc 2.1. Tổ trưởng chuyên môn: Phụ trách công tác chuyên môn - Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; - Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 2.2. Giáo viên: - Thực hiện công tác giảng dạy theo phân cấp mình phụ trách; - Xây dựng kế hoạch cá nhân theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại của học sinh theo quy định đánh giá và xếp loại học sinh và các quy định khác hiện hành; - Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh; 2.3. Tổng phụ trách: Tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chỉ đạo Đội cờ đỏ quản lý, theo dõi nề nếp hoạt động Đội trong phạm vi toàn trường (Kiểm tra, theo dõi, chấm điểm và xếp loại các chi đội của nhà trường). Phối hợp với Xã Đoàn chỉ đạo các hoạt động sinh hoạt tập thể mà địa phương tổ chức. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh. 2.4. Giáo viên chuyên: 6 Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 3. Thực thi thừa hành hoạt động quản lý lãnh đạo 3.1. Kế toán: Quản lý hồ sơ, sổ sách kế toán và tài sản của trường. Lập dự toán, quyết toán đúng nguyên tắc nguồn kinh phí sự nghiệp. Tham mưu với lãnh đạo trong việc quản lý, kiểm tra tài chánh và tài sản của nhà trường. 3.2. Văn thư : N hiệm vụ nhận – chuyển công văn, báo cáo và lưu vào sổ theo quy định, xử lý công văn chính xác và đúng thời gian. Kiểm tra và ghi nhận thời gian gởi báo cáo, tổng kết theo tháng, quý để lưu xét thi đua cuối năm. Phụ trách các hồ sơ học bổng, tổng hợp các báo cáo tháng, quí, năm đúng thời gian quy định. Hoàn thành các dự thảo báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo. Ghi biên bản các cuộc họp trường, cuộc họp bất thường khác của lãnh đạo. 3.3. Y tế học đường Quản lý hồ sơ, sổ sách y tế và tài sản của trường. Thực hiện báo cáo kịp thời đúng qui định. Cấp phát thuôc kịp thời khi có bệnh. Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua, quản lý và kiểm tra công tác y tế của nhà trường. 3.4. Thư viện: Quản lý hồ sơ, sổ sách thư viện và tài sản của trường. Thực hiện báo cáo kịp thời đúng qui định. Nhận sách giáo khoa, tài liệu tham khảo từ cấp trên. Cấp phát và thu hồi Sách giáo khoa, sách tham khảo khi cho mượn . Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua quản lý, kiểm tra sách giáo khoa, sách tham khảo của nhà trường. 3.5. Thiết bị: Quản lý hồ sơ, sổ sách thiết bị và tài sản của trường. Thực hiện báo cáo kịp thời đúng qui định. Nhận thiết bị, đồ dùng dạy học từ cấp trên. Cấp phát và thu hồi thiết bị, đồ dùng dạy học khi cho mượn. Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua, quản lý, kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường. 3.6. Bảo vệ hợp đồng theo nghị định 68: Trực cơ quan ngoài giờ hành chính (kể cả thứ bảy, chủ nhật). Bảo quản tài sản cơ quan, đảm nhiệm công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác nhân quan tự vệ của cơ quan. Tham gia hoạt động sản xuất của đơn vị. Phần III ĐỀ XUẤT VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP I. VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM 1. Lãnh đạo : 02 vị trí 1.1 Hiệu trưởng: 01 vị trí 1.2 Phó Hiệu trưởng: 01 vị trí 7 2. Thực thi thừa hành gắn với hoạt động nghề nghiệp: Tổng số 07 vị trí. 2.1. Giáo viên chủ nhiệm: 01 vị trí. 2.2 Giáo viên nhạc: 01 vị trí. 2.3 Giáo viên thể dục: 01 vị trí 2.4 Tổng phụ trách đội: 01 vị trí. 2.5 Giáo viên dạy 2 buổi: 01 vị trí. 2.6. Giáo viên dạy Anh Văn: 01 vị trí 2.7 Giáo viên dạy Tin học: 01 vị trí 3.Thực thi, thừa hành gắn với hoạt động hỗ trợ phục vụ: Tổng số: 04 vị trí 3.1 Nhân viên kế toán: 01 vị trí 3.2 Nhân viên Văn Thư - Thủ quỹ: 01 vị trí 3.3 Nhân viên thư viện - Thiết bị: 01 vị trí 3.4 Nhân viên bảo vệ: 01 vị trí II. SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng người làm việc I Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 02 1 Vị trí cấp trưởng đơn vị sự nghiệp công lập – Hiệu trưởng 01 2 Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập – Phó Hiệu trưởng 01 II Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp – Giáo viên 21 1 Giáo viên chủ nhiệm; chia ra 15 2 Giao viên chủ nhiệm lớp 1 03 3 Giao viên chủ nhiệm lớp 2 03 4 Giao viên chủ nhiệm lớp 3 03 5 Giao viên chủ nhiệm lớp 4 03 6 Giao viên chủ nhiệm lớp 5 03 7 Giáo viên Nhạc 01 8 Giáo viên Thể Dục 01 8 TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng người làm việc 9 Giáo viên Tiếng Anh 01 10 Giáo viên tổng phụ trách 01 11 Giáo viên tin học 01 12 Giáo viên dạy 2 buổi 01 III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ - Nhân viên 04 1 Nhân viên kế toán 01 2 Nhân viên văn thư- Y tế 01 3 Nhân viên Thư viện- Thiết bị 01 4 Nhân viên bảo vệ 01 III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương (nếu có) 12/ 27 tỷ lệ 44% tổng số; - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương (nếu có) 15/ 27 tỷ lệ 56% tổng số; (Kèm theo Đề án là các phục lục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11) Trên đây là đề án vị trí việc làm của trường tiểu học Đa kao kính đề nghị cacc1 cấp xem xét, phê duyệt./. Thủ trưởng cơ quan Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt Đề án xây dựng Đề án Nguyễn Thế Liên 9 . 03 5 Giao vi n chủ nhiệm lớp 4 03 6 Giao vi n chủ nhiệm lớp 5 03 7 Giáo vi n Nhạc 01 8 Giáo vi n Thể Dục 01 8 TT VỊ TRÍ VI C LÀM Số lượng người làm vi c 9 Giáo vi n Tiếng Anh 01 10 Giáo vi n tổng. Giáo vi n tin học 01 12 Giáo vi n dạy 2 buổi 01 III Vị trí vi c làm gắn với công vi c hỗ trợ, phục vụ - Nhân vi n 04 1 Nhân vi n kế toán 01 2 Nhân vi n văn thư- Y tế 01 3 Nhân vi n Thư vi n-. Nhân vi n thư vi n - Thiết bị: 01 vị trí 3.4 Nhân vi n bảo vệ: 01 vị trí II. SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VI C TT VỊ TRÍ VI C LÀM Số lượng người làm vi c I Vị trí vi c làm gắn với công vi c lãnh đạo,

Ngày đăng: 31/01/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan