Logic

28 1.1K 12
Logic

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LOGIC HỌC BIÊN SOẠN: Lê Ngọc Triết PHẦN MỞ ĐẦU Logic học là khoa học đã và đang được được giảng dạy ở cao đẳng và đại học. Với tư cách là một khoa học nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn. Logic học giúp người học nắm được những quy luật chi phối sự phát triển tư duy con người; biết phân tích tư tưởng không những về mặt nội dung mà cả về mặt kết cấu. Nắm được những thủ thuật phân tích logic chủ yếu, biết sử dụng chính xác hóa ý nghĩa của các từ, của câu trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tư tưởng; biết vận dụng những quy luật và thủ thuật logic để tiếp thu một cách có hiệu quả những môn khoa học mà họ đang nghiên cứu. MỤC TIÊU MÔN HỌC Chương trình giúp người học nắm bắt được những quy luật và những hình thức của tư duy đúng đắn, góp phần nâng cao trình độ tư duy, tạo thói quen suy nghĩ khoa học. KẾT CẤU MÔN HỌC Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC 1.1. Logic học là gì. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học. 1.3. Logic hình thức và logic biện chứng. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học. Chương 2 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 2.1. Quy luật đồng nhất: 2.2 Quy luật phi mâu thuẫn. 2.3 Quy luật bài trung 2.4 Quy luật lý do đầy đủ. Chương 3 KHÁI NIỆM 3.1 Khái niệm là gì? 3.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm. 3.3 Kết cấu logic của khái niệm. 3.4. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên khái niệm. 3.5 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên. 3.6 Quan hệ giữa các khái niệm. 3.7 Các phép logic xử lý khái niệm. Chương 4 PHÁN ĐOÁN 4.1. Phán đoán là gì? 4.2. Phán đoán và câu. 4.3 Phân loại phán đoán. Chương 5 SUY LUẬN 5.1. Suy luận là gì ? 5.2. Kết cấu logic của suy luận. 5.3. Phân loại suy luận. Chương 6 CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ 6.1 Chứng minh. 6.2. Bác bỏ. Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC 1.1. Logic học là gì. Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học. Trên cơ sở phân định được ranh giới nghiên cứu về tư duy của logic học so với các ngành khoa học khác, có thể nêu lên đối tượng nghiên cứu của logic học như sau: Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy, chỉ ra các qui tắc, qui luật của quá trình tư duy. Việc xác định đối tượng đã chỉ ra được phạm vi chủ yếu các vấn đề mà logic học nghiên cứu. Đồng thời trong đó cũng đã đề cập tính chất và vai trò của tư duy logic đối với hoạt động nhận thức của con người. 1.3. Logic hình thức và logic biện chứng. Khoa học logic gồm: Logic hình thức và logic biện chứng. Logic hình thức và logic biện chứng đều nghiên cứu về tư duy để chỉ ra tính đúng đắn hay không đúng đắn của tư tưởng. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau nhất định. Logic biện chứng logic với chữ “L” viết hoa còn logic hình thức là bộ phận - bộ phận nhập môn của logic biện chứng. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học. Logic học giúp chúng ta hiểu được các quy tắc logic và nhờ đó có thể nhận ra được cấu trúc của tư tưởng, biết chính xác hóa ý nghĩa của các từ được sử dụng trong quá trình tư duy phản ảnh thế giới khách quan. Việc nắm vững các quy luật cơ bản của tư duy logic giúp chúng ta tránh được sự không đồng nhất và mâu thuẫn trong lập luận. Trên cơ sở nắm vững các quy tắc suy luận cho phép chúng ta lập luận đúng và biết cách bác bỏ những luận điểm sai khi tranh luận. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đối tượng nghiên cứu của logic học là gì? 2. Vai trò của logic đối với quá trình nhận của con người và đối với các khoa học chuyên ngành như thế nào? Chương 2 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY Quy luật cơ bản của tư duy là những quy luật làm cơ sở cho hoạt động nhận và suy luận của con người. Quy luật cơ bản của tư duy gồm Quy luật đồng nhất, luật phi mâu thuẫn, luật bài trung, luật lý do đầy đủ. 2.1. Quy luật đồng nhất: Nội dung và công thức của quy luật đồng nhất. Quy luật đồng nhất phát biểu: Tính xác định của tư tưởng là điều kiện tồn tại của tư tưởng. Tư tưởng có tính xác định, nếu nội dung của nó là các thuộc tính, các mối liên hệ của các sự vật phản ảnh trong đó đã được quy định một cách chính xác. Nếu không có sự quy định rành mạch này của nội dung tư tưởng thì cũng không có tư tưởng. Nếu dùng chữ A để ký hiệu cho một tư tưởng có tính chất xác định của nó, và dùng dấu = để chỉ quan hệ đồng nhất của tư tưởng đã được xác định, ta có thể mô hình hoá luật đồng nhất như sau: A = A Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất. Tính chính xác của tư duy là sự phản ảnh tính xác định, tính ổn định tương đối về chất của các sự vật hiện tượng khách quan được phản ảnh. Đặc điểm của hiện thực quy định tính xác định của tư tưởng là: Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan có liên hệ biện chứng với nhau, song sự vật này và sự vật khác cũng là khác nhau, không xem sự vật này thành sự vật kia. Sự vật và hiện tượng luôn vận động, phát triển nhưng trong quá trình ấy nếu chưa có sự thay đổi căn bản về chất thì nó vẫn là nó. Kết cấu của sự vật do các mặt đối lập tạo thành, các mặt này luôn phủ định nhau, nhưng là thể thống nhất của sự vật, không thể chia sự vật thành một nữa nay và một nữa kia. Yêu cầu của quy luật đồng nhất: Không được đánh tráo đối tượng của tư tưởng. Có nghĩa là khi khảo sát một đối tượng nào đó ở phẩm chất xác định nào đó, tư tưởng ta phải luôn xác định đối tượng ở chính phẩm chất ấy, không được xuyên tạc sang phẩm chất khác hay xuyên tạc sang phản ảnh đối tượng khác. 2.2 Quy luật phi mâu thuẫn. Tư duy của con người nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan phải là tư duy liên tục và không mâu thuẫn. Tính liên tục là thuộc tính vốn có của tư duy đúng đắn. Yêu cầu không mâu thuẫn của tư duy là điều kiện cần thiết của sự nhận thức chân lý. Yêu cầu này được thể hiện qua quy luật phi mâu thuẫn (cấm mâu thuẫn). Nội dung và công thức. Hai phán đoán trong đó một phán đoán khẳng định và một phán đoán phủ định về cùng một đối tượng tư tưởng thì không thể đồng thời là chân thật. Có thể biểu diễn quy luật phi mâu thuẫn bằng công thức sau: ~ ( A ∧ ~ A) Đọc là "không thể có chuyện tư tưởng A vừa đúng vừa sai". Cơ sở khách quan của quy luật phi mâu thuẫn. Một sự vật - hiện tượng, hoặc một thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng trong cùng một thời gian, cùng một điều kiện, cùng một quan hệ xác định không thể đồng thời vừa tồn tại, vừa không tồn tại, vừa có lại vừa không có. Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn. Không được mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy, tức là đối với một vấn đề trong cùng một thời gian, cùng một điều kiện, cùng một ý nghĩa thì trong tư duy không thể đồng thời vừa khẳng định vừa phủ định. Chẳng hạn phán đoán A - O và E - I. Không được mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy biểu hiện: Khẳng định cho đối tượng một điều gì đó rồi lại phủ định lại chính hiệu quả tất yếu được rút ra từ điều vừa khẳng định trên. Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng hai điều mà trong hiện thực là loại trừ nhau ở phẩm chất mà đối tượng được xem xét. Chú ý: Cần phân biệt mâu thuẫn trong hiện thực khách quan tồn tại ngoài ý thức con người và mâu thuẫn logic trong tư duy. 2.3 Quy luật bài trung Nội dung và công thức. Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau, nhất định có một phán đoán là đúng, một phán đoán là sai, không có trường hợp thứ ba. Công thức: A V ~A Cơ sở khách quan của quy luật bài trung. Một sự vật hoặc một thuộc tính nào đó của sự vật trong cùng một thời gian, một điều kiện hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, hoặc có, hoặc không có. Yêu cầu của quy luật bài trung. Phải định hình tư duy khi phản ảnh đối tượng ở phẩm chất được xét. Tức là phải ghi nhận là chân thật 1 trong 2 tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ảnh về đối tượng ở cùng một phẩm chất. 2.4. Quy luật lý do đầy đủ. Nội dung và công thức. Mỗi tư tưởng (luận điểm) chỉ được xem là hoàn toàn đúng, tin cậy phải là luận điểm đã được chứng minh, tức là phải biết các lý do đầy đủ, nhờ đó nó được coi là chân lý. Trong khoa học và trong hoạt động hàng ngày không thể công nhận vô căn cứ một cái gì mà phải chứng minh tất cả, lý giải tất cả. Việc tôn trọng quy luật lý do đầy đủ bảo đảm chất lượng của tư duy đúng đắn tức là bảo đảm tính có thể chứng minh, tính có căn cứ của tư duy. Cơ sở khách quan của lý do đầy đủ. Sự xuất hiện biến đổi của các sự vật và hiện tượng của thế giới bao quanh ta, bao giờ cũng có nguyên nhân, có căn cứ. Đó là kết quả của sự liên hệ tác động giữa các mặt, các yếu tố vốn có trong lòng sự vật và hiện tượng hoặc giữa các sự vật và hiện tượng với nhau. Quy luật lý do đầy đủ là sự phản ánh của con người về những mối liên hệ tác động ấy của sự vật và hiện tượng khách quan. Yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ.: Lý do dùng để chứng minh cho một luận điểm nào đó là đúng đắn phải là những liên hệ tất yếu của sự vật và hiện tượng. Có hai lý do: Lý do suy ra trực tiếp từ nguyên nhân, tức là lý do của một hiện tượng nào đấy là nguyên nhân của hiện tượng ấy. ở đây lý do và nguyên nhân đồng nhất với nhau. Lý do logic: dựa vào những luận điểm khác đã được chứng minh là chân thực làm lý do, làm tiền đề chứng minh cho một luận điểm nào đó là chân thực. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày nội dung và yêu cầu của các quy luật cơ bản của tư duy hình thức 2. Tìm một số thí dụ về sự vi phạm các quy luật cơ bản của tư duy logic. Chương 3 KHÁI NIỆM 3.1 Khái niệm là gì? Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy phản ảnh những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Qua định nghĩa về khái niệm, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của khái niệm như sau: - Thứ nhất, khái niệm là sự phản ảnh tương đối toàn diện về đối tượng. - Thứ hai, khái niệm là sự phản ảnh tương đối chính xác về đối tượng. - Thứ ba, khái niệm là sự hiểu biết tương đối có hệ thống về đối tượng. - Thứ tư, khái niệm là sự phản ánh đối tượng trong hiện thực nhưng nó góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ đối tượng. 3.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm. Là một bộ phận cấu thành của tư duy, khái niệm không thể định hình, tồn tại và thể hiện nếu thiếu các phương tiện ngôn ngữ. Từ, cụm từ là những phương tiện ngôn ngữ được con người sử dụng để định hình và thể hiện khái niệm. Khái niệm và từ ngữ có liên hệ mật thiết với nhau. Từ và khái niệm là thống nhất nhưng không đồng nhất. Từ là đơn vị cấu thành ngôn ngữ, là phạm trù ngôn ngữ học, là sự thống nhất hữu cơ giữa âm và nghĩa. Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa yếu tố cấu thành là nội hàm và ngoại diên. 3.3 Kết cấu logic của khái niệm. Về mặt cấu tạo, mỗi khái niệm đều do hai bộ phận cấu thành là nội hàm và ngoại diên. Nội hàm của khái niệm: Nội hàm của khái niệm là toàn bộ những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ảnh trong khái niệm. Thí dụ: Với khái niệm “Hình chữ nhật”, ta nói “Hình chữ nhật” là “hình bình hành”, “có một góc vuông”. Vậy, nội hàm của khái niệm hình chữ nhật là: "hình bình hành; có một góc vuông". Ngoại diên của khái niệm: Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những sự vật hiện tượng có chứa những thuộc tính bản chất được phản ảnh trong khái niệm. Thí dụ: - Số chẵn là số chia hết cho 2. Như vậy, tập hợp những số (0,2,4,6,8 ) là ngoại diên của khái niệm số chẵn, còn các số như 3,5,7 không thuộc ngoại diên của khái niệm số chẵn. 3.4. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nội hàm sâu thì ngoại diên hẹp; nội hàm cạn thì ngoại diên rộng . Thí dụ Ngoại diên khái niệm “nhà thơ” rộng hơn ngoại diên khái niệm ”nhà thơ Việt Nam”. 3.5 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên. Khái niệm đơn nhất: Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng duy nhất. Thí dụ: Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v Khái niệm chung: Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên chứa từ hai đối tượng trở lên. Thí dụ: Tầng lớp trí thức, sinh viên,, phân tử Khái niệm chung còn được chia thành khái niệm chung hữu hạn và khái niệm chung vô hạn. Khái niệm tập hợp: Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ảnh lớp đối tượng đồng nhất được xem như là một chỉnh thể duy nhất. Thí dụ: Tập thể, rừng, thư viện, …. Thí dụ, nội hàm của khái niệm “tập thể” không phải ở từng Khái niệm rỗng: Khái niệm rỗng là khái niệm mà ngoại diên không có chứa đối tượng nào. Thí dụ: Con lắc vĩnh cữu 3.6 Quan hệ giữa các khái niệm. 3.6.1 Quan hệ hợp: Các khái niệm mà ngoại diên có những phần tử chung gọi là các khái niệm có quan hệ hợp. Thí dụ: Nhà báo và nhà thơ, nhà thơ và giáo viên, nhà báo và chiến sĩ. Các khái niệm hợp có một số quan hệ sau: quan hệ đồng nhất, quan hệ phụ thuộc, quan hệ giao nhau. Quan hệ đồng nhất: Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa những khái niệm chỉ cùng một đối tượng, chúng có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau, nhưng nội hàm có thể có chỗ khác khau. Thí dụ: Khái niệm Nguyễn Du, Tác giả truyện Kiều Ta có thể biểu diễn quan hệ đồng nhất bằng hình vẽ sau: A: Nguyễn Du A = B B: Tác giả truyện Kiều Quan hệ phụ thuộc: Quan hệ phụ thuộc là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này chỉ là một bộ phận thuộc ngoại diên của khái niệm kia. Thí dụ: A: Số nguyên tố. B: Số tự nhiên. Ta biểu diễn quan hệ phụ thuộc bằng hình vẽ sau: Quan hệ giao nhau: Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng chỉ có một phần trùng nhau. Thí dụ: A B A: Đại biểu Quốc hội. B: Luật sư. Ta có thể biểu diễn quan hệ giao nhau bằng hình vẽ sau: 3.6.2 Quan hệ không hợp. Quan hệ tách rời: Là quan hệ của những khái niệm có nội hàm loại trừ nhau và ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau Thí dụ: A: Cây thông B: Cá sấu A B Quan hệ ngang hàng: Là quan hệ giữa những khái niệm tách rời nhau nhưng tất cả chúng đều cùng phụ thuộc một khái niệm loại chung nào đó. Thí dụ: A: Hoa A B: Hoa hồng B C: Hoa lan D: Hoa huệ C D Quan hệ mâu thuẫn: Hai khái niệm được gọi là mâu thuẫn nếu nội hàm của chúng phủ định lẫn nhau và ở đây chỉ biết chính xác nội hàm của một khái niệm; ngoại diên của những khái niệm này gộp lại bao giờ cũng lấp đầy tất cả các sự vật mà chúng ta đang xét đến. Thí dụ: A: Cá ~A; Không phải cá Quan hệ đối chọi A B A ~A [...]... ************ 1 Hoàng Chúng, Logic học phổ thông, NXB GD, 1994 2 Nguyễn Đức Dân, Logic, ngữ nghĩa, cú pháp, NXB Đại học và THCN, 1987 3 Vương Tất Đạt, Logic học đại cương, NXB Đại học quốc gia HN,1998 4 D.P Gorki, logic học ( Hà Sĩ Hồ dịch ),NXB GD,1974 5 Phan Trọng Hoà, Logic học, NXB Thuận Hoá, 2003 6 Tô Duy Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Logic học, NXB Đồng Nai,1997 7 Hoàng Phê, Logic ngôn ngữ học, NXB KHXH,1989... đề, kết luận và cơ sở logic - Tiền đề là những tri thức, những phán đoán xuất phát để từ đấy tìm ra những tri thức mới phán đoán mới phản ảnh về đối tượng - Kết luận là bản thân tri thức mới, phán đoán mới mà người ta suy rút ra được từ tiền đề - Cơ sở logic là tổng hợp các quy luật logic cơ bản kết hợp với các kết cấu của phán đoán để tạo ra các quy tắc logic Quy tắc: Thuật ngữ logic nào không chu... tưởng vận dụng các luận điểm mà tính chân thật đã được xác định để luận chứng tính chân thật của một luận điểm nào đó Chứng minh logic nhằm hai mục đích: Chứng minh logic nhằm thuyết phục hay truyền bá cho người khác những luận điểm khoa học đã được chứng minh Chứng minh logic nhằm xác định tính chân thật hay giả dối của các luận điểm mà khoa học chưa xác minh là chân thật Về mặt cấu tạo mỗi phép chứng... đương logic P = ~(~ P) Chương 5 SUY LUẬN 5.1 Suy luận là gì ? Suy luận là một hình thức của tư duy là một quá trình tư tưởng trong đó rút ra phán đoán mới từ một hay một số phán đoán ban đầu mà giá trị chân thực của nó đã được chứng minh 5.2 Kết cấu logic của suy luận CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Thế nào là phán đoán ? Ví dụ 2 Thế nào là thuật ngữ chu diên và không chu diên? Minh họa bằng ví dụ Về mặt kết cấu logic. .. rộng khái niệm là một thao tác logic giúp ta chuyển từ những khái niệm có ngoại diên hẹp sang những khái niệm có ngoại diên rộng Để mở rộng khái niệm ta tiến hành bằng cách tước bỏ đi những dấu hiệu chỉ thuộc về những sự vật nằm trong ngoại diên của khái niệm được mở rộng 3.7.2 Định nghĩa khái niệm B: Màu đen A Định nghĩa khái niệm là gì? B Định nghĩa khái niệm là thao tác logic dùng để tách một khái... để tách một khái niệm cần định nghĩa ra khỏi những khái niệm tiếp cận với nó và chỉ rõ những thuộc tính bản chất tức nội hàm của nó 3.7 Các phép logic xử lý khái niệm 3.7.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm Thu hẹp khái niệm: Thu hẹp khái niệm là một thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp Việc chuyển này được thực hiện bằng cách thêm vào những dấu hiệu của... Mọi kim loại đều dẫn điện ngữ kết thành, không đuợc hơn không được kém Đồng là kim loại Nếu chỉ có hai thuật ngữ thì đó là suy luận trực tiếp Nếu bốn thuật ngữ thì phạm lỗi logic thừa danh từ hai phán đoán tiền đề không có liên hệ logic với nhau -Vậy, đồng dẫn điện M P ( 1) Cấu trúc của tam đoạn luận Trong tam đoạn luận chỉ có ba thuật ngữ cấu thành Thuật ngữ giữ vai trò chủ từ của kết luận... hội là phán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ logic “và” Thí dụ: phán đoán “ Lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người” Về giá trị chân lý, phán đoán chỉ đúng khi tất cả những thành phần và sẽ là sai ở những trường hợp còn lại Phán đoán phức hợp tuyển Phán đoán phức được tạo thành từ những phán đoán đơn nhờ liên từ logic “hoặc” gọi là phán đoán phức hợp tuyển Thí dụ:: Số 225... có thể chỉ ra tính giả dối của các hệ quả được rút ra từ luận đề cần bác bỏ Bác bỏ luận cứ: là chỉ ra tính giả dối hoặc không chắc chắn của luận cứ Bác bỏ luận chứng: là vạch ra tính không logic vi phạm qui tắc logic trong quá trình chứng minh CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Thế nào là phép chứng minh? Ví dụ 2 Phân biệt sự khác nhau giữa chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp 3 Phân biệt sự khác nhau giữa chứng... liên từ logic “Nếu thì“ Phán đoán có điều kiện thể hiện mối liên hệ giữa các sự kiện nào đó Trong đó, nếu tồn tại sự kiện này (điều kiện) thì sẽ kéo theo sự tồn tại của sự kiện kia (hệ quả) Thí dụ: Nếu An học giỏi thì An được thưởng Phán đoán có điều kiện chỉ sai khi cơ sở đúng hệ quả sai và sẽ là đúng ở những trường hợp còn lại 4.3.3 Phủ định phán đoán Phủ định phán đoán là một thao tác logic trong . trò của tư duy logic đối với hoạt động nhận thức của con người. 1.3. Logic hình thức và logic biện chứng. Khoa học logic gồm: Logic hình thức và logic biện chứng. Logic hình thức và logic biện chứng. nhau nhất định. Logic biện chứng logic với chữ “L” viết hoa còn logic hình thức là bộ phận - bộ phận nhập môn của logic biện chứng. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học. Logic học giúp. 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC 1.1. Logic học là gì. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học. 1.3. Logic hình thức và logic biện chứng. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học. Chương 2 NHỮNG QUY

Ngày đăng: 30/01/2015, 21:00

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

  • TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

  • MÔN LOGIC HỌC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • Logic học là khoa học đã và đang được được giảng dạy ở cao đẳng và đại học. Với tư cách là một khoa học nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn. Logic học giúp người học nắm được những quy luật chi phối sự phát triển tư duy con người; biết phân tích tư tưởng không những về mặt nội dung mà cả về mặt kết cấu. Nắm được những thủ thuật phân tích logic chủ yếu, biết sử dụng chính xác hóa ý nghĩa của các từ, của câu trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tư tưởng; biết vận dụng những quy luật và thủ thuật logic để tiếp thu một cách có hiệu quả những môn khoa học mà họ đang nghiên cứu.

  • MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • Chương trình giúp người học nắm bắt được những quy luật và những hình thức của tư duy đúng đắn, góp phần nâng cao trình độ tư duy, tạo thói quen suy nghĩ khoa học.

  • KẾT CẤU MÔN HỌC

  • Chương 1

  • ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC

    • 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học.

    • Chương 3 KHÁI NIỆM

    • Chương 4 PHÁN ĐOÁN

    • Chương 5 SUY LUẬN

    • Chương 6 CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

    • Chương 1

    • ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC

      • 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học.

      • Chương 3 KHÁI NIỆM

        • Nội hàm của khái niệm:

        • Khái niệm rỗng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan