Đề cương thi tốt nghiệp Môn Sinh - Trường CĐSP Hưng Yên

50 351 0
Đề cương thi tốt nghiệp Môn Sinh - Trường CĐSP Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NĂM 2013 CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC C. PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG I. Các ngành động vật nguyên sinh: đặc điểm chung; ngành trùng roi động vật; ngành trùng bào tử. 1. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh Cơ thể động vật nguyên sinh là một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập. 1.1. Cấu tạo cơ thể - Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm. Tuy nhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạt tới 5-6cm). - Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị… - Kiểu đối xứng: Từ không đối xứng (trùng chân giả) đến đối xứng mặt trời (trùng phóng xạ, trùng mặt trời), đối xứng tỏa tròn (amips có vỏ), đối xứng hai bên (zygomorphic), mất đối xứng (asymmetry) - Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân + Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên: thường là màng phim (pellicula), một số động vật nguyên sinh là màng cuticula (đôi khi thấm thêm SiO 2, CaCO 3… ) như trùng lỗ, một số động vật nguyên sinh có vỏ cellulose điển hình như thực vật + Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào. Lớp trong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân. + Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bào chất, trong nhân còn có hạch nhân, nơi hình thành các ribosome. Thông thường động vật nguyên sinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày). 1.2. Hoạt động sinh lý 1.2.1. Tính cảm ứng: Động vật nguyên sinh có phản ứng dương hay âm bởi các thay đổi khác nhau của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…) cũng như các tác động cơ học. 1.2.2. Cơ quan tử vận chuyển - Chân giả: Được tạo nên nhờ sự thay đổi trạng thái lỏng quánh của tế bào chất để thực hiện chức năng di chuyển và bắt mồi. Có nhiều dạng chân giả như: chân giả thùy, chân giả sợi, chân giả mạng, chân giả trục. - Roi bơi và lông bơi: Là cơ quan tử vận chuyển khá rõ ràng, chúng không có sự khác nhau về cấu trúc siêu hiển vi nhưng khác nhau về số lượng và độ dài (lông bơi thường ngắn hơn và nhiều hơn roi bơi). Khi di chuyển lông bơi và roi bơi tạo dòng nước lướt qua bề mặt Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm cơ thể giúp động vật nguyên sinh tăng cường trao đổi khí với môi trường hoặc đưa thức ăn tới bào khẩu. 1.2.3. Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu không bào co bóp - Cấu tạo của không bào co bóp: Đó là một túi chứa, có thể tích lũy nước và chất cặn bã. Quá trình này làm cho không bào co bóp lớn dần lên, khi đạt đến một kích thước nhất định chúng sẽ di chuyển ra phía màng tế bào vỡ ra, tống nước và chất thải ra ngoài. - Ý nghĩa của không bào co bóp: Khi hoạt động chúng vừa thải chất cặn bã vừa đẩy lượng nước thừa ra ngoài giúp lấy lại nồng độ bình thường của chất hòa tan và khôi phục áp suất bình thường trong tế bào chất. Nhờ đó, cơ thể động vật nguyên sinh nước ngọt không bị vỡ do nước từ ngoài ngấm vào. Chỉ có các động vật nguyên sinh sống ở nước ngọt thì mới có khả năng hình thành không bào co bóp. - Cơ chế điều khiển hoạt động của không bào co bóp: Có thể nhờ sự tập trung ti thể xung quanh không bào co bóp để cung cấp năng lượng cho hoạt động bơm nước ra ngoài. - Các loại không bào co bóp: Không bào co bóp đơn giản và không bào co bóp xếp thành một hệ thống gồm một không bào lớn ở giữa nhận nước từ các ampun phóng xạ bao quanh. 1.2.4. Dinh dưỡng - Tự dưỡng: Nhờ năng lượng quang học (quang dưỡng) như trùng roi xanh. - Dị dưỡng: Thức ăn là các vụn hữu cơ, sinh vật nhỏ bé, chất hòa tan trong nước. Cách bắt mồi khác nhau: trùng chân giả bắt mồi bằng chân giả, trùng roi dùng roi di chuyển để đưa thức ăn và dưỡng khí vào, trùng lông bơi dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi và đưa vào bào khẩu…Quá trình tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa. - Tạp dưỡng (hỗn dưỡng): Một số động vật nguyên sinh vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng tùy sự thay đổi của điều kiện môi trường sống (trùng roi xanh – Euglena viridis) 1.2.5. Hô hấp - Động vật nguyên sinh chưa có cơ quan hô hấp nên nó thực hiện trao đổi khí qua màng tế bào. - Một số động vật nguyên sinh sống kí sinh có khả năng hô hấp kị khí. 1.2.6. Kết bào xác - Kết bào xác là hiện tượng chuyển sang sống tiềm sinh trong vỏ bọc của động vật nguyên sinh khi điều kiện sống bất lợi. - Trong bào xác, chuyển hóa giảm tối đa nhưng một số động vật nguyên sinh có thể sinh sản vô tính bằng phân đôi, mọc chồi hoặc liệt sinh. - Kết bào xác gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh nước ngọt và ở đất nhưng hiếm gặp ở động vật nguyên sinh nước mặn. Động vật nguyên sinh kí sinh bào xác bảo vệ chúng khi ra ngoài cơ thể vật chủ. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm 1.3. Sinh sản - Sinh sản vô tính: Phổ biến ở động vật nguyên sinh: phân đôi, liệt sinh, nẩy chồi, sinh sản bằng bào tử… - Sinh sản hữu tính: Bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi như các hình thức sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp (trùng đế giầy), sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao, noãn giao. Trong đó, sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất, sinh sản hữu tính noãn giao là mức độ cao nhất, đặc trưng ở động vật đa bào. - Xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Gặp ở trùng lỗ, trùng bào tử, trùng mặt trời. Sinh sản vô tính tạo ra nhiều cá thể (ở một vật chủ) và sinh sản hữu tính tạo ra các mầm giao tử và các giao tử (ở một vật chủ khác) như trùng bào tử. 2. Ngành Trùng roi động vật (Euglenozoa) * Đặc điểm cấu tạo, sinh lý - Hình dạng cơ thể: Sai khác nhau: hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị. Cơ thể Trùng roi có lớp tế bào chất ngoài cùng (ngoại chất) phân hóa thành màng phim (pelliculla), một số còn có lớp che ngoài, hoặc một lớp keo (Volvox), lớp sừng hay lớp xenluloz như ở tế bào thực vật (Dinoflagellata). - Roi: + L à phần chuyên hóa của tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển và đưa thức ăn vào cơ thể. + Cấu tạo: Roi có 2 phần, phần ngoài (phần ngọn) di chuyển xoắn ốc làm cho cơ thể chuyển động như một mũi khoan, còn phần gốc nằm trong ngoại chất. Dọc roi có 9 chùm sợi, xếp đều theo vòng bao ngoài và một chùm sợi nằm ở phần trung tâm. (Phần ngọn roi mỗi chùm sợi có 2 sợi đơn, còn ở phần gốc roi mỗi chùm sợi có 3 sợi đơn, các sợi này chính là cơ quan vận động của roi. 2 sợi đơn nằm ở trung tâm có đường kính mỗi sợi là 250A 0 và có tâm của sợi này cách sợi kia là 300Å, 2 sợi này xuất phát từ hạt trục ở gốc. Sợi giữa là sợi nâng đỡ cho roi. Phần gốc roi nằm trong ngoại chất của tế bào còn có thể gốc (kinetosom) là hạt hình trụ có màng bao quanh, đôi khi gốc của roi còn nằm sâu vào trong nội chất, thậm chí tiếp xúc với màng nhân để hình thành nên thể rễ (rhizoplast). Một số loài trùng roi còn có thể cận gốc với hình dạng khác nhau như hình trứng, hình trụ hay nhiều thùy, thể cận gốc nằm cạnh thể gốc, có chức năng tương tự như thể golgi (tập trung chất dự trữ dùng để vận động roi). Một số trùng roi thuộc bộ Kinetoplastida cạnh thể gốc còn có hạt gốc (kinetoplast) có cấu tạo tương tự như ty lạp thể, chứa nhiều AND cung cấp năng lượng cho vận động của roi. Một số trùng roi sống ký sinh trong cơ thể động vật, phần gốc của của roi có màng uốn (đó là một phần nguyên sinh chất của cơ thể gắn với gốc roi) giúp cho con vật chuyển động dễ dàng hơn trong môi trường có độ nhớt cao của máu động vật). - Dinh dưỡng: Phức tạp hơn Trùng chân giả. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 3 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm + Dinh dưỡng dị dưỡng: Thức ăn là vi khuẩn, động vật nguyên sinh nhỏ và tảo đơn bào. Khi roi chuyển động thì sẽ tạo ra dòng nước mang thức ăn vào bào khẩu ở gốc roi, qua bào hầu vào nội chất, tại đây hình thành không bào tiêu hóa. Sau khi phân hủy thức ăn, chất dinh dưỡng được hấp thụ còn chất cặn bã được thải ra ngoài, phía sau cơ thể. + Dinh dưỡng hoại sinh: Hấp thụ thức ăn trực tiếp qua bề mặt cơ thể. + Dinh dưỡng tự dưỡng: Một số trùng roi có khả năng dinh dưỡng tự dưỡng (dinh dưỡng thực vật), tức là chúng có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ nhờ vào lục lạp. Thức ăn dự trữ của Trùng roi là hạt á tinh bột, tinh bột, hạt glucogen, các giọt dầu trong tế bào chất. - Có cơ quan thị giác ở một số Trùng roi là điểm mắt (stigma), nằm ỏ gốc roi, có thể coi là cơ quan thị giác nguyên thủy nhất. Điểm mắt là nơi tích lũy những hạt sắc tố nhỏ, có thành phần hóa học là lipoit. Ở giống Peridinea, điểm mắt có kích thước khá lớn (đạt tới 25μm), gồm nhiều hạt sắc tố hợp lại thành hình cốc, trong lòng cốc có dự trữ các hạt á tinh bột trong suốt như một thấu kính. - Cơ quan điều hòa áp suất là không bào co bóp, thường hình thành một hệ thống nằm phía trước cơ thể, đôi khi có bể chứa thông với bên ngoài. * Đặc điểm sinh sản: - Sinh sản vô tính: Phần lớn chia đôi cơ thể theo chiều dọc, trong quá trình phân chia, con vật vẫn phát triển bình thường. Sự phân chia bắt đầu là nhân, sau đến là nguyên sinh chất và cuối cùng là thể gốc và màng cơ thể. Kết quả của quá trình phân chia là một cá thể có roi còn cá thể kia sẽ hình thành roi từ thể gốc. Một số trùng roi sau khi phân chia vô tính, các cá thể gắn với nhau tạo thành tập đoàn. Có thể là tập đoàn dạng cành cây (Dinobryon) hay tập đoàn dạng hình cầu (Volvox). - Sinh sản hữu tính: Khác nhau ở các Trùng roi khác nhau: Trùng roi thuộc các nhóm Polytoma và Chlamidomonas sinh sản theo kiểu đẳng giao, nghĩa là các giao tử giống nhau. Các trùng roi tập đoàn thuộc họ Volvocidae thì sinh sản theo lối dị giao, nghĩa là các giao tử khác nhau về hình dạng và kích thước. Ở tập đoàn Volvox sinh sản hữu tính noãn giao, nghĩa là các giao tử gần giống với tinh trùng và noãn chấu * Phân loại và tầm quan trọng: Có khoảng 6.000 - 8.000 loài, sống phổ biến trong nước (ngọt và biển), một số sống ký sinh. - Trùng roi màu (Trùng roi xanh - Euglenoidea): Bao gồm các Trùng roi mà cơ thể của chúng có hạt màu (chromatophora), chúng là động vật có thể dinh dưỡng tự dưỡng hay hỗn dưỡng, sản phẩm đồng hóa là các á tinh bột, tinh bột hay các chất dinh dưỡng khác. Các giống thường gặp là Euglena, Phacus. - Trùng roi Có hạt gốc (Kinetoplastida): Bao gồm các Trùng roi mà cơ thể của chúng không màu, tự dưỡng hoặc hoại dưỡng. Phần lớn sống cộng sinh. Một số sống kí sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 4 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm + Giống Trypanosoma sống trong máu cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú, nhiều loài không gây bệnh nhưng một số ít gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. Trypanosoma rhodesiense gây bệnh “ngủ li bì” phổ biến ở vùng xích đạo châu Phi, làm chết trên một triệu người trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Hiện nay, hàng năm có khoảng 10.000 người nhiễm bệnh, trong đó số tử vong chiếm khoảng một nửa. Vật chủ trung gian truyền bệnh là ruồi txe - txe. (Người bệnh ban đầu sốt nhẹ, sau đó kiệt sức và buồn ngủ, nếu không chữa thì sẽ chết dần trong một giấc ngủ mê mệt. Loài Trypanosoma gambiense gây bệnh ở người, còn ruồi txe - txe truyền bệnh là Glossina palpilis). Trypanosoma Cruzi gây bệnh Chagas (rối loạn thần kinh trung ương và ngoại biện) ở Trung và Nam Mĩ. Ở nước ta, bệnh do Trypanosoma chỉ mới gặp ở gai súc, Trypanosoma evansi gây bệnh sura cho trâu bò. + Leishmania ký sinh trong tế bào. Có 2 loài gây bệnh cho người là L.donovado gây bệnh hắc nhiệt (kalaaza) (Nơi ký sinh trong người là gan, thận, tủy xương, lá lách, tuyến tinh, gây sưng và thương tổn các bộ phận đó. Bệnh nặng có thể gây tử vong. Gặp phổ biến ở Nam Á và Trung Á.) và loài L. tropica gây bệnh lở lóet ngoài da, gọi là b ệ n h "mụn phương Đông". (Bệnh nhân mọc những mụn đỏ, sưng to và chảy nước vàng. Bệnh phổ biến ở Trung Đông, Bắc Phi và Bắc Ấn Độ. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi cát (Plebotomus papatasi và P. sergenti)). 3. Ngành Trùng bào tử (Sporozoa) Có khoảng 3.900 loài ký sinh trong tế bào, trong ruột hay trong xoang cơ thể. Có nhiều loài gây bệnh cho người và gia súc. * Trùng hai đoạn - Đặc điểm cấu tạo và sinh lý: + Kích thước cơ thể: Tương đối lớn (10mm - 16mm). + Hình dạng: Hình thoi. + Cấu tạo cơ thể: Chia 2 phần: phần trước - protomerit là cơ quan bám và phần sau- deuteromerit chứa nhân tế bào). Bên ngoài cơ thể là cuticun. Ngoại chất phân hoá phức tạp hình thành các sợi co rút và nâng đỡ - bào cốt (morphonema). Hạt dự trữ là paraglycogen. + Sự dinh dưỡng, hô hấp và bài tiết đều thực hiện qua bề mặt cơ thể. - Chúng kí sinh trong phần lớn động vật không xương sống nhưng ít gây hại. - Sinh sản và vòng đời phát triển: Có xen kẽ thế hệ sinh giao tử và sinh bào tử. Bắt đầu sinh sản hữu tính rồi đến sinh sản vô tính. + Sinh sản hữu tính: Trùng Hai đoạn nối thành cặp, cuộn tròn lại và tiết vỏ tạo thành kén (cyste = bào xác). Mỗi cá thể trong kén phân chia nguyên nhiễm nhiều lần để hình thành giao tử cái và đực. Các giao tử dồn về phần ngoài và phía dưới. Hai giao tử khác tính hình thành nên hợp tử kết vỏ tạo thành kén trứng (oocyste). Kén trứng mở đầu giai đoạn sinh sản vô tính. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 5 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm + Sinh sản vô tính: Tế bào trong kén trứng phân chia liên tiếp 3 lần, 2 lần đầu giảm nhiễm cho ra 8 trùng bào tử (sporozoit). Như vậy trong kén có vô số Trùng bào tử được bảo vệ bởi 2 lớp vỏ. Thường thì kén theo phân ra ngoài, khi xâm nhập vào ruột vật chủ thì dịch tiêu hóa của vật chủ sẽ phá vỡ vỏ của kén và vỏ giải phóng Trùng hai đoạn con. Ra khỏi kén, Trùng Hai đoạn sẽ cắm vào thành ruột, lớn dần lên, hình thành đoạn trước và đoạn sau, phát triển thành Trùng Hai đoạn trưởng thành bắt đầu một thế hệ mới. * Trùng hình cầu (Coccidiida) - Đặc điểm cấu tạo và sinh lý: + Kích thước cơ thể: kích thước nhỏ. + Hình dạng: Hình cầu - Ký sinh trong tế bào mô bì ruột, gan, thận và một vài nội quan khác của động vật. - Sinh sản và vòng đời: Vòng đời xen kẽ đều đặn thế hệ sinh sản hữu tính (bằng noãn giao) và vô tính, qua 1 hay 2 vật chủ. - Phổ biến nhất là loài Eimeria sticolae ký sinh ở thỏ và người, Toxoplasma gondii gây bệnh cho động vật máu nóng, triệu chứng giống bệnh thương hàn. * Trùng Bào tử máu (Haemopridia) - Đặc điểm cấu tạo: Kích thước cơ thể: kích thước nhỏ (trùng sốt rét Plasmodium chỉ dài 5 - 8μm), phân hoá phức tạp. - Kí sinh gây bệnh, nguy hiểm nhất là Plasmodium gây bệnh sốt rét cho chim, thú, người. Bệnh sốt rét ở nước ta do P. falciparum gây ra (80%). - Sinh sản và vòng đời: Vòng đời xen kẽ đều đặn thế hệ sinh sản hữu tính (bằng noãn giao) và vô tính, qua 1 hay 2 vật chủ. Phát triển không qua môi trường ngoài. Ví dụ: Vòng đời của Plasmodium gây bệnh sốt rét cho người + Thời kì sinh sản vô tính: Khi muỗi mang trùng bào tử máu đốt người thì trùng bào tử theo máu vào gan, liệt sinh ở tế bào gan hình thành vô số liệt thể. Quá trình này lặp lại nhiều lần, kéo dài 14 ngày - gọi là thời kỳ ủ bệnh. Sau đó, liệt thể chui vào huyết cầu, tiếp tục liệt sinh phá huỷ hồng cầu rồi xâm nhập vào hồng cầu khác. Thời gian liệt sinh trong hồng cầu tùy thuộc vào mỗi loài Trùng bào tử máu khác nhau (Ví dụ: P. falciparum và P. vivax là 48 giờ, P. malariae là 72 giờ). Người bệnh sốt và rét từng cơn (cách nhau ứng với thời gian giữa hai lần liệt sinh trong hồng cầu), hồng cầu bị phá huỷ nghiêm trọng, lách và gan bị sưng, người bệnh bị kiệt sức. + Thời kì sinh sản hữu tính: Các liệt thể chui vào hồng cầu hình thành các mầm giao tử lớn và mầm giao tử bé. Khi muỗi đốt người bệnh, mầm giao tử lớn và mầm giao tử bé vào cơ thể muỗi, các mầm giao tử lớn cho ra một giao tử lớn và mầm giao tử bé phân chia cho ra 5 - 6 giao tử bé. Giao tử lớn và giao tử bé gặp nhau sẽ kết hợp với nhau hình thành nên hợp tử di động được gọi là noãn động. Noãn động lách qua thành Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 6 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm ruột muỗi, hình thành nên kén trứng, kén trứng hình thành nhiều trùng bào tử chuyển đến tuyến nước bọt muỗi chờ để khi muỗi đốt người lành thì chúng sẽ vào máu người. II. Ngành giun dẹp: đặc điểm chung; đặc điểm của từng lớp: 1. Đặc điểm chung của ngành Giun giẹp - Cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, có đối xứng hai bên. Mặt phẳng đối xứng tương đồng ở động vật giun giẹp là măt phẳng chứa trục miệng - đối miệng ở ấu trùng và mặt phẳng chứa trục cơ thể vuông góc với mặt phẳng lưng và mặt phẳng bụng của con trưởng thành. Từ đây cơ thể phân hoá thành đầu - đuôi, lưng - bụng, phải trái. - Xuất hiện lá phôi thứ 3 và một số cơ quan có nguồn gốc từ lá phôi thứ 3 như: mô cơ, mô liên kết, thành mạch máu - Mô hình cơ thể giống như 2 túi lồng vào nhau, có chung một lỗ miệng. Túi ngoài là bao biểu mô cơ, túi trong là cơ quan tiêu hoá, giữa 2 túi là nội quan, nằm trong nhu mô đệm. - Thành cơ thể xuất hiện lớp bao cơ gồm có cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo. Tế bào cơ của lớp cơ vòng và cơ dọc hoạt động đối kháng nhau, tạo nên sự chuyển động theo kiểu làn sóng co duỗi dồn dần từ trước ra sau. - Hệ thần kinh đơn giản: Gồm 2 hạch não và đôi dây thần kinh dọc phát triển. - Hệ bài tiết là nguyên đơn thận. - Hệ sinh dục có thêm tuyến phụ sinh dục, ống dẫn sinh dục và có thể có cả cơ quan giao phối. - Hệ tiêu hoá thì có cùng mức độ tổ chức như Ruột khoang. - Chưa xuất hiện thể xoang, tuần hoàn, hô hấp và các hoạt động sống như hô hấp còn xảy ra qua bề mặt cơ thể. 2. Đặc điểm từng lớp 2.1. Lớp Sán lông (Turbellria) 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý - Cơ thể đối xứng hai bên, phân hoá thành đầu - đuôi, lưng - bụng, thích hợp với lối sống bơi hay bò định hướng. - Thành cơ thể từ ngoài vào trong có các lớp như sau: + Lớp biểu mô (mô bì): Bao gồm các tế bào biểu mô đơn có tiêm mao. Có 2 loại tế bào biểu mô là tế bào biểu mô bọc ngoài có cấu trúc tế bào rõ ràng và biểu mô chìm hợp bào. Xen giữa các tế bào biểu mô là các tế bào tuyến, tế bào thể que (rhabdit). + Phía dưới lớp tế bào biểu mô là lớp màng đáy. + Tiếp theo là bao cơ thường có 3 lớp: Lớp cơ vòng, lớp cơ dọc, lớp cơ xiên, cơ chéo lưng bụng. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 7 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm + Nhu mô là mô bì chèn giữa bao cơ và thành các nội quan, gồm các tế bào hình sao giữ chức năng nâng đỡ, hô hấp và thực bào, các tế bào liên kết có đuôi dính vào nhau. Trong dịch nhu mô có khi có các tế bào sắc tố hấp thụ màu đỏ. - Di chuyển: Nhờ lông (bơi trong nước) và nhờ bao cơ (bò trên nền đáy). - Hệ tiêu hoá: Hình túi, miệng nằm ở mặt bụng về phía đầu. Hầu nằm trong xoang bao hầu có dạng hình trụ với hệ cơ rất phát triển và phức tạp, có thể phóng ra được để bắt mồi. Ruột giữa hình túi đơn giản hay chia thành nhiều nhánh để thích nghi phát tán chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể tiêu hoá nội bào (nhờ các tế bào mô bì thành ruột kết chân giả) và tiêu hoá ngoại bào trong khoang ruột. Chất cặn bã được tống ra ngoài qua lỗ miệng. - Hệ bài tiết: Xuất hiện nguyên đơn thận. Cấu tạo: gồm 2 hay nhiều ống dọc và rất nhiều ống ngang phân bố chằng chịt, đầu ống có tế bào hình sao nhỏ (còn được gọi là tế bào ngọn lửa hay tế bào cùng), có tiêm mao hướng vào lòng ống. Chức năng: bài tiết và điều hoà áp suất thẩm thấu. Một số sán lông ở biển có hệ bài tiết không phát triển. - Hệ thần kinh: Gồm có hạch não, dây thần kinh. Mức độ tập trung của tế bào thần kinh tuỳ theo nhóm sán lông khác nhau. Hệ thần kinh chuyển dần sang đối xứng hai bên trên nền đối xứng tỏa tròn. - Giác quan: Phát triển, phần trước có 2 thùy cảm giác, các dây thần kinh xuất phát từ thùy cảm giác chủ yếu đến hai mấu cảm giác của đầu và mắt. Mắt có 1 hay nhiều đôi, cấu tạo theo kiểu mắt ngược vì que cảm quang nằm trong lòng cốc săc tố, ánh sáng xuyên qua thân tế bào cảm quang rồi đến phần cảm quang của tế bào. Ngoài ra ở sán lông còn có bình nang và cơ quan cảm giác hóa học. - Hệ sinh dục: Sán lông lưỡng tính. Cơ quan sinh dục có cấu tạo đơn giản (ở sán lông không ruột) hay cấu tạo phức tạp như con đực có 2 hay nhiều tuyến tinh (tớí 300 tuyến tinh), có ống thoát tinh, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối. Con cái có 1 hay nhiều đôi tuyến trứng, các tế bào tuyến noãn hoàng, ống dẫn trứng và âm đạo, cuối cùng là huyệt sinh dục nằm ở cuối cơ thể. 2.1.2. Sinh sản và phát triển - Sinh sản vô tính bằng cách tái sinh hay cắt đoạn. Một số sán lông có thể hình thành tập đoàn tạm thời từ sự sinh sản vô tính. - Sinh sản hữu tính: Trường hợp đơn giản nhất như ở Convoluta tế bào sinh dục theo lỗ miệng ra ngoài (giống Ruột khoang). Cách thụ tinh khác nhau: có thể thụ tinh trong nhưng ở mức độ thấp như ở loài Cryptocoelis alba (nhóm Không ruột) cơ quan giao phối có thể xuyên qua bất cứ phần nào của cơ thể, một số sán lông khác thì qua huyệt (bầu) sinh dục. Trứng đẻ trong kén thành từng nhóm (6 – 7 chiếc) với nhiều tế bào noãn hoàng cung cấp dinh dưỡng. Trứng phân cắt xoắn ốc, phát triển trực tiếp hay qua ấu trùng Muller có 8 thùy phủ tiêm mao, bơi lội tự do. 2.1.3. Phân loại Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 8 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm Lớp này có khoảng 3.000 loài, phần lớn sống tự do. Căn cứ vào mức độ phát triển của tổ chức cơ thể mà chia thành 12 bộ, trong đó có 5 bộ chủ yếu: - Bộ Không ruột (Acoela): Cơ thể nhỏ, sống ở biển, bám trên các cây thuỷ sinh vùng triều, thiếu ruột, thiếu nguyên đơn thận, hệ thần kinh mạng lưới. Đại diện có giống Colvoluta và giống Chilida. - Bộ Ruột thẳng (Rhabdocoela): Cơ thể bé (0,5 – 5mm), sống ở biển hay ở nước ngọt, bơi giỏi vì có lông bơi phát triển. Đại diện có loài Mesostoma ehrenbergi. - Bộ Miệng lớn (Macrostomia): Sống ở biển hay nước ngọt, hệ sinh dục đơn giản, ăn thịt. Đại diện có giống Microstomum. - Bộ Ruột nhiều nhánh (Polycladida): Hình lá lớn, sống ở biển, có nhiều đặc điểm nguyên thuỷ. Đại diện có loài Planaria graffi và loài Thysanozoon brocchii. - Bộ Ruột ba nhánh (Tricladida): Hệ sinh dục phức tạp, ruột có 3 nhánh. Đại diện có loài Dallyella viridis và loài Sán sữa (Dendrocoelum lactum). Ngoài ra, còn có một số loài thuộc sán lông Ruột thẳng sống ký sinh trên giáp xác, ốc, cá và rùa như Sán tua đầu hay bộ Udonellida. 2.2. Lớp Sán lá song chủ (Digenea hay Trematoda) 2.1. Cấu tạo cơ thể của sán trưởng thành. - Cơ thể thường dẹp, hình lá, có 2 giác bám, một giác bám bụng và một giác bám miệng. Ngoài giác bám còn có các gai cuticun giúp cho sán bám chắc hơn. - Thành cơ thể cấu tạo theo kiểu mô bì chìm, tầng cuticun dày bao ngoài cơ thể, lông tiêu giảm. - Hệ tiêu hoá: Bắt đầu bằng lỗ miệng nằm ở đáy giác miệng. Miệng đổ vào hầu có thành cơ khoẻ. Tiếp theo là thực quản hẹp. Ruột giữa chia làm 2 nhánh, chạy dọc 2 bên cơ thể và bịt kín ở tận cùng. Sán lá ăn thức ăn trong ruột và máu của vật chủ, tiêu hoá nội bào là chính. - Hệ bài tiết: Là nguyên đơn thận, gồm có 1 - 2 ống chạy dọc cơ thể. Ống dọc có nhiều ống nhánh nhỏ chạy ra 2 bên và kết thúc là tế bào ngọn lửa. Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái, ra ngoài qua lỗ bài tiết. - Hệ thần kinh gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh chạy dọc, thường là 3 đôi. Dây thần kinh bên hoặc dây thần kinh bụng phát triển hơn cả. - Giác quan tiêu giảm. - Hệ sinh dục: Sán lá song chủ hầu hết lưỡng tính: + Cơ quan sinh dục đực: Gồm 2 tuyến tinh lớn, có hai ống dẫn tinh nhỏ chạy về phía trước, tập trung với nhau thành ống phóng tinh và tận cùng là cơ quan giao phối nằm trước giác bụng. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 9 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thiêm + Cơ quan sinh dục cái: Gồm tuyến trứng, từ tuyến trứng có ống dẫn trứng ngắn đổ vào ôôtyp. Ngoài ra còn có tuyến noãn hoàng, tuyến vỏ, y ống Laurer đổ vào ôôtyp. - Quá trình thụ tinh xẩy ra như sau: Noãn từ tuyến trứng được chuyển vào ôôtyp khi giao phối, tinh trùng theo tử cung vào ootyp và gặp noãn. Lượng tinh trùng thừa được thải ra ngoài theo ống Laurer. Tế bào noãn hoàng theo ống dẫn vào oootyp, bao quanh trứng, tuyến vỏ hình thành lớp vỏ cứng. Trứng sau đó chuyển ra ngoài theo tử cung. 2.2. Sinh sản và vòng đời phát triển của Sán lá song chủ - Sinh sản: sinh sản hữu tính ở vật chủ chính và sinh sản vô tính nhờ các tế bào mầm trong cơ thể ấu trùng. - Quá trình phát triển của Sán lá Hai vật chủ rất phức tạp, có hiện tượng xen kẽ thế hệ và di chuyển vật chủ. - Lấy vòng đời phát triển của sán lá gan Fasciola làm ví dụ. Chúng kí sinh trong trong ống dẫn mật và gan của thú. Trứng theo phân ra ngoài, rơi vào nước và vỏ trứng vỡ, giải phóng ra ấu trùng có tiêm mao (miracidium). Ấu trùng miracidium có cơ thể đầy lông bao phủ, mắt lẻ hình chữ thập, có hạch não và một đôi nguyên đơn thận và có nhiều tế bào mầm. Sau một thời gian bơi lội tự do trong nước ấu trùng chui vào nội quan của cơ thể ốc thuộc các giống Limnaea, Melanoides, Melania (thường là vào gan hay tuyến sinh dục) phát triển hình thành nên bào nang (sporocyst). Bào nang có hình dạng thay đổi (hình túi hay hình trụ), mất mắt, bên trong có các tế bào mầm. Bào nang lớn dần lên, tế bào mầm bắt đầu phân chia, hình thành nên mầm của một thế hệ mới là ấu trùng redia có hầu, có túi ruột ngắn và có lỗ (hình 5.8). Bào nang sẽ vỡ ra, các redia tiếp tục hoạt động trong cơ thể ốc. Các tế bào mầm trong cơ thể redia hình thành nên cercaria có đặc điểm giống với trưởng thành. Cercaria rời khỏi cơ thể ốc ra ngoài, nhờ có đuôi mà có thể hoạt động tự do trong nước. Sau một thời gian, cercaria bám vào lá cây thuỷ sinh rụng đuôi, kết vỏ cứng tạo thành bào xác (abdocercaria). Cũng có khi cercaria có phần đầu kết vỏ trong suốt nằm trong nội quan của vật chủ trung gian thứ hai trước khi vào vật chủ chính (được gọi là metacercaria). Dạng cercaria hay metacercaria đều là dạng nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu bò. Khi trâu bò ăn cỏ, bào xác vào ruột và tại ruột trâu, bò, vỏ bào xác sẽ bị dịch tiêu hoá của trâu bò phân huỷ, sau đó sán lá gan non được giải phóng, theo ống mật vào gan và sống ký sinh ở đấy. - Như vậy, vòng đời của sán lá gan qua 2 vật chủ khác nhau (trâu bò và ốc) điển hình cho tên gọi “Sán lá song chủ” - Để hoàn thành vòng đời, các giai đoạn phát triển cần các điều kiện nhất đinh nên xác suất để sán lá gan xâm nhập được vào vật chủ thích hợp và kết thúc vòng đời là không cao. Bởi vậy, sán lá gan nói riêng và các loài sán lá song chủ nói chung cần phát triển cơ quan sinh dục để hình thành nhiều trứng, sinh sản đơn tính làm tăng nhanh số lượng ấu trùng để tăng xác suất gặp vật chủ. 2.3. Phân loại và tầm quan trọng Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 2010-2013 10 [...]... phễu thận ) - Chất bài tiết: Amoniac và muối của axit uric * Tuyến nội tiết: 31 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m - Tuyến lột xác (cơ quan Y): Điều khiển quá trình lột xác, tái sinh và sinh trưởng - Tuyến xoang: Nằm ở cuống mắt, tham gia vào quá trình điều khiển sự lột xác (cơ quan X), kìm hãm quá trình sinh trưởng, sinh trứng hay... sinh dục + Phần sau đai: Gồm 15 đốt + P hần cuối: Gồm các đốt hình thành giác sau 18 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m - Thành cơ thể: Cấu tạo như giun đốt nhưng đáng chú ý là có bao cơ khoẻ gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ xiên, cơ lưng bụng b Hoạt động sinh lí - Vận chuyển: Kiểu bò hay uốn mình theo làn sóng nhờ các lớp cơ -. .. các đốt VII và VIII thông ra ngoài theo lỗ nhận tinh 16 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m 2.2 Sinh sản và phát triển - Sinh sản: + Sinh sản vô tính: Thường gặp ở Giun ít tơ nước ngọt thuộc họ Acoelomatidae và Naididae Ở nhóm động vật này, cơ thể có vùng sinh trưởng hình thành phần đầu của cá thể sau và phần đuôi của cá thể trước... sống ở vùng triều - Ở Việt Nam thường gặp loài Limnodrilus hofmeisteri (trùn chỉ), Branchiura sowerbyi, Brachiodrlillus semperi Enchytraeidae - Sống ven bờ nước và trong đất ẩm Branchiobdellid - Sống ký sinh mất tơ, hình thành giác bám Hình thành thêm lớp ae cơ xiên trong bao cơ 17 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m - Sống ở nước ngọt... Sinh sản và phát triển - Sinh sản: 32 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m + Giáp xác sinh sản hữu tính nhưng ở một số giáp xác thấp lại có khả năng xử nữ và có hiện tượng xen kẽ thế hệ theo mùa + Quá trình thụ tinh thay đổi tuỳ loài Một số giáp xác có túi chứa tinh, con đực phóng tinh trùng trực tiếp vào cơ quan sinh dục của con cái,... mất dần dấu vết phân đốt - Phần biểu mô có một số loại tuyến khác nhau có nguồn gốc từ tuyến da như tuyến độc (của bọ cạp, nhện, bét), tuyến tơ (nhện, bọ cạp giả, một số bét), tuyến mùi (chân dài), tuyến trán, tuyến hậu môn (đuôi roi) HÌnh b Hoạt động sinh lí - Hệ tiêu hoá: 24 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m + Cấu tạo hệ tiêu hoá:... Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m - Phần lớn hình nhện phát triển gián tiếp, con non giống trưởng thành, có thể phân biệt 2 kiểu vòng đời: + Tuổi thọ cao, có thể 20 năm, lột xác suốt đời, thành thục sinh dục sau thời gian sinh trưởng kéo dài (bọ cạp, nhện chân dài ) + Tuổi thọ thấp, phát triển nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh sản,... Phần phụ bụng gồm có lỗ sinh dục, lỗ thở và các nhú tơ - Nhện hô hấp bằng phổi sách, khí quản hay cả 2 loại 27 Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m - Nhện sử dụng tơ để bẫy bắt mồi, dệt chuông để trú và lặn xuống nước, dệt bọc trứng, dùng để phát tán; dùng nọc độc để làm tê liệt con mồi, một số có nọc rất độc - Phân loại: Bộ lớn, hiện... trọng - Giun ít tơ nước ngọt là thức ăn của nhiều loài thuỷ sinh vật - Giun ít tơ sống trong đất có vai trò rất quan trọng vào việc hình thành lớp đất trồng nhờ vào hoạt động xới xáo và thải phân Phân giun là môi trường tốt cho vi sinh vật hoạt động, làm giàu Ca++ - Giun đất là nguồn dược liệu và là thức ăn cho gia súc, gia cầm 3 Lớp Đỉa (Hirudinea) - Là nhóm động vật chuyên hoá hẹp theo hướng ký sinh. .. Khoa Tự Nhiên – Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m + Ngoài ra, Sa sùng (Sipunculida) còn có vị trí chưa thật rõ cũng được xếp vào Giun đốt 2 Lớp Giun ít tơ (Oligochaeta) 2.1 Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý - Kích thước: Bé, đường kính thân kh ô n g q uá vài mm nhưng có loài có cỡ lớn và dài tới 3m (Megascolides australis) - Số đốt thân thường . Lớp Sinh – Kỹ 2010 Khóa 201 0-2 013 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m 1.3. Sinh sản - Sinh sản vô tính: Phổ biến ở động vật nguyên sinh: phân đôi, liệt sinh, nẩy chồi, sinh sản. Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên SV: Nguyễn Đình Thi m ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NĂM 2013 CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC C. PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG. đôi, mọc chồi hoặc liệt sinh. - Kết bào xác gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh nước ngọt và ở đất nhưng hiếm gặp ở động vật nguyên sinh nước mặn. Động vật nguyên sinh kí sinh bào xác bảo vệ chúng

Ngày đăng: 30/01/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan