SKKN hot, chuan khoi chinh

22 417 0
SKKN hot, chuan khoi chinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP HIỆU QUẢ TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH ********** I. Lí do chọn đề tài: Xã hội ngày càng phát triển thì người ta càng quan tâm, càng đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Giáo dục trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia một cách quyết định vào việc cung ứng những con người có đủ phẩm chất và tài năng để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng hội nhập. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếng anh là một trong những tiếng đã, đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam theo học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Tiếng anh ở trong trường phổ thông là một môn học bắt buộc và cũng là một trong những môn học chính. Việc phổ cập tiếng anh ở các trường phổ thông hiện nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà về phương pháp giảng dạy của người giáo viên dạy tiếng. Từ đó môn giáo học pháp đã bắt đầu thu hút mối quan tâm của nhiều giáo viên trong ngành. Tuy nhiên thực tế đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam cho thấy có những lý do và khó khăn nhất định khiến các giáo viên khó tiếp cận với bộ môn dể có thể nâng cao phương pháp giảng dạy của mìmh. Phương pháp giảng dạy và hoạt động chính chủ yếu là người thầy. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng về phương pháp (phương pháp lựa chọn dạy học, phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học …) sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong thời đại hội nhập. Ngoại ngữ, là ngôn ngữ thứ hai luôn có nhiều giao động và biến đổi theo nhịp tiến hóa chung của nền văn minh và văn hóa thế giới. Chúng ta không thể nào có một phương pháp thích hợp nhằm được mọi mục đích dạy và học ngoại ngữ như: nắm được các quy luật ngôn ngữ, chú trọng đến sự tiếp thu của người học và thực hiện mối quan hệ xã hội trong việc học ngoại ngữ. Thật vậy sẽ là một phương hướng lý tưởng và rất hấp dẫn nếu có ai đó biết tích hợp các phương pháp và đầu tư suy nghĩ phát triển các phương hướng như vậy. Là một giáo viên dạy ngoại ngữ tôi chỉ đề cập đến vấn đề “Làm thế nào để gây hứng thú học tập có hiệu quả trong giờ đọc hiểu của bộ môn Tiếng Anh”. 1 II. Cơ sở lý luận. 1. Khái niệm quá trình dạy học. Quá trình dạy học là gì? Phân tích từ lý luận dạy học, chúng ta có thể nêu lên những kết luận cơ bản sau đây: - Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo. - Quá trình dạy học là quá trình bảo đảm cùng một lúc ba sự thống nhất * Thống nhất giữa dạy và học; * Thống nhất giữa truyền đạt với chỉ đạo trong dạy; *Thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong học. - Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học; nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác (cộng tác) giữa dạy và học, tuân theo lôgíc khách quan của nội dung dạy học (khái niệm khoa học – đối tượng của học). 2. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người: hoạt động dạy và hoạt động học. Các hoạt động này có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện - đó là thầy và trò, với những phương pháp và phương tiện nhất định. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn. Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học, đồng thời bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững. Vì vậy, muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người hiệu trưởng phải đặc biệt chú ý hoàn thiện hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh.Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của hiệu 2 trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò. 3. Nhiệm vụ hoạt động dạy - học. a. Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên xã hội - nhân văn, đồng thời rèn luyện cho các em hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.Để tồn tại và phát triển, loài người đã không ngừng khám phá những bí mật của hế giới khách quan để nhận thức nó, cải tạo nó, phục vụ cho lợi ích của con người. Trong quá trình đó loài người đã tích lũy và khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội dưới dạng những sự kiện khoa học, khái niệm, định luật, định lý, tư tưởng khoa học, học thuyết mà được gọi là những tri thức khoa học. Những tri thức này vô cùng lớn, mỗi người học suốt đời cũng không nắm hết được. Vì vậy nhiệm vụ của trường phổ thông chỉ có thể làm sao cho học sinh nắm những tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn đất nước. Tri thức phổ thông cơ bản là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu, cần thiết, làm nền tảng giúp các em tiếp tục học lên bậc học cao hơn, học ở các trường dạy nghề, hoặc bước vào cuộc sống tự lập, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và tham gia các công tác xã hội và có cuộc sống tinh thần phong phú. Những tri thức hiện đại đó phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh mà vẫn đảm bảo được tính hệ thống, tính lôgíc khoa học và mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học. Trong quá trình tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội những tri thức đó, người giáo viên hình thành cho học sinh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, đặc biệt những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan tới hoạt động học tập, tự học và tập dượt nghiên cứu khoa học ở mức độ thấp, nhằm giúp cho các em không những chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống khác nhau. b. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành phát triển năng lực và những phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo. Sự phát triển trí tuệ nói chung có nét đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc của con người. Đó là quá trình chuyển biến về chất trong quá trình nhận thức của người học. Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy. Quá trình chiếm lĩnh tri thức diễn ra thống nhất giữa một bên là nội dung những tri thức với tư cách là “cái được phản ánh” và một bên là các thao tác trí tuệ với tư cách là “phương thức phản ánh”. Như vậy, hệ thống tri thức được học sinh lĩnh hội thông qua các thao tác trí tuệ của họ và ngược lại, chính các thao tác trí tuệ cũng được hình thành và phát triển trong quá trình chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kỹ năng kỹ xảo. Trong quá trình dạy học, với vai 3 trò tổ chức, điều khiển của thầy, học sinh không ngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự lực rèn luyện các thao tác trí tuệ, dần dần hình thành và phát triển các phẩm chất của hoạt động trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ ở học sinh được phản ánh thông qua sự phát triển không ngừng các chức năng tâm lý và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là quá trình tư duy độc lập, sáng tạo của người học sinh, bởi lẽ “tư duy có sắc sảo thì tài năng của con người mới lấp lánh”.Sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy học. Dạy học được tổ chức đúng sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh và ngược lại sự phát triển đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt chất lượng cao hơn. Đó cũng là một trong những qui luật của dạy học. Điều kiện cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của học sinh là hoạt động dạy học phải luôn luôn đi trước sự phát triển trí tuệ và dạy học phải xác định mức độ khó khăn vừa sức học sinh, tạo điều kiện để phát triển tối đa những tiềm năng vốn có của trẻ. c. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung. Trên cơ sở tổ chức cho học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức mà hình thành cho các em cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung theo mục đích giáo dục đã đề ra. Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong xã hội có giai cấp, thế giới quan cá nhân đều mang tính giai cấp. Vì vậy trong quá trình dạy học, chúng ta phải quan tâm giáo dục cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học để các em có suy nghĩ đúng, thái độ đúng và hành động đúng; đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tóm lại, Ba nhiệm vụ trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục đích giáo dục có hiệu quả. Thiếu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, thiếu phương pháp nhận thức thì không thể tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và thiếu cơ sở cho sự hình thành thế giới quan khoa học. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và là cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức. Phải có trình độ phát triển nhận thức nhất định mới giúp học sinh có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng. 4. Sử dụng giáo cụ trực quan. Kể từ khi phương pháp giao tiếp được ứng dụng, người dạy ngoại ngữ chú trọng nhiều việc sử dụng các giáo cụ trực quan hay phương tiện nghe - nhìn để giúp cho việc giới thiệu và rèn luyện có ý nghĩa hơn và giúp cho khí thế học tập được thêm phần hào hứng. Với sự tiến bộ của khoa học và kỷ thuật, các phương tiện nghe nhìn ngày nay rất phong phú và đa dạng, từ những tranh những tranh có nhiều màu sắc, in đẹp được sản xuất hàng loạt đến những phương tiện điện tử, tin học tối tân 4 hơn như băng tiếng, băng hình, phim đèn chiếu, máy vi tính ….Tuy nhiên trong tình hình thực tế giảng dạy tại Việt Nam trong điều kiện thực tế người dạy có thể dễ dàng tìm thấy trong học đường và gia đình hay có thể tự làm lấy để làm đồ dùng dạy học. Với sự trợ giúp của đồ dùng dạy người dạy có thể hướng sự chú ý của người học vào ngữ nghĩa của ngôn ngữ đang học và làm cho việc học trở nên hào hứng và thú vị hơn. Người dạy có thể dùng đồ dùng dạy học trong nhiều giai đoạn của bài học, từ khâu khởi động, giới thiệu ngữ liệu mới, rèn luyện, đến khâu ôn lại ngữ liệu đã học. III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong dạy học môn tiếng anh khối 9 trường THCS TT Krông Klang 2. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành tốt đề tài “Làm thế nào để gây hứng thú học tập có hiệu quả ở bộ môn anh văn” cần phải biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu nhuần nhuyển như PP đàm thoại, PP thảo luận. Các phương pháp phải được đan xen lẩn nhau không được cứng nhắc, phải biết kết hợp các kỷ thuật một cách phù hợp cho từng kỷ năng, cho từng giai đoạn của bài học. Phải tạo cho học sinh cảm giác thoải mái tự tin khi bước vào tiết học như ông ta cha đã nói “ học mà chơi chơi mà học”. Phải biết xen kẻ các trò chơi ngôn ngữ( language games) vào từng giai đoạn của bài học tạo cho học sinh sự hứng thú hơn trong lúc tiếp thu bài học. Trong tiếng anh mổi phương pháp nó gắn liền với một hoạt động cụ thể của học sinh nên người thầy phải biết tổ chức hoạt động, giao nhiệm vụ cho học sinh là một việc luôn cần thiết và yếu tố quan trọng góp phần sự thành công của tiết dạy đó hay không. Để đem lại hiệu quả cho đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy đọc. 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. IV. Nội dung nghiên cứu. 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài. 5 - Thông qua khâu sử dụng phương tiện dạy học đã có những chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh bộc lộ thái độ cảm xúc trước những vấn đề đặt ra. Giáo viên càn phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo để sử dụng phương tiện dạy học một cách hiêu quả nhất. - Đối với bộ môn Tiếng anh: sử dụng phương tiện dạy học là vấn đề rất quan trọng nhằm phát triển cho học sinh một cách toàn diện, cần tạo điểu kiện cho học sinh bộc lộ khả năng của bản thân, khuyến khích và gây sự hứng thú cho học sinh mạnh dạn hoạt động. 2. Vai trò thầy cô giáo: ( teachers’ role) Trong nhà trường phổ thông hiện nay, với hệ giáo dục chỉ đạo tập trung, vài trò của thầy giáo vẩn được xác định theo cách truyền thống, đó là trực tiếp giảng dạy trên lớp, thực hiện các yêu cầu, quy định đã vạch sẵn của các cấp chuyên nghành như Bộ-Sở GD và tổ chuyên môn. Với vai trò đó, chủ yếu có liên quan đến giáo viên là các hoạt động trên lớp học, các thủ thuật cụ thể. Tuy nhiên ngoài việc nhận thức được các vai trò của thầy giáo, ngoài nhiệm vụ lên lớp giảng bài, sẽ giúp người giáo viên dạy tiếng hình dung được một cách có hệ thống toàn bộ công việc liên quan đến day học từ đó phân biệt được các cấp độ phương tương quan khi nghiên cứu chúng, để có thể chủ động phát huy vai trò của mình theo khả năng có thể. 3. Một số trò chơi ngôn ngữ: (language games). Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của giờ dạy và gây sự hứng thú cho học sinh trong giờ đó là người thầy giáo biết kết hợp hợp lí những trò chơi. Khi tham gia trò chơi người học sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái. * Sau đây là một số trò chơi mà người dạy nên áp dụng vào trong giờ đọc hiểu. a. Bingo • Học sinh nhắc lại khoảng 10 - 15 từ các em đã học, giáo viên viết từ đó lên bảng • Mỗi em chọn bất kỳ 5 từ trên bảng • Giáo viên đọc các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự • Học sinh đánh dấu vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. • Học sinh nào có cả 5 từ đã được đánh dấu, hô Bingo b. Brainstorm • Đây là một hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này để giới thiệu tình huống và chủ điểm của bài học. • Nếu dùng cho phần Production hoặc Post stage học sinh làm việc theo từng nhóm. Mỗi nhóm có một thư ký để ghi lại thông tin sau đó viết vào poster • Dán poster lên bảng, các nhóm so sánh và bổ sung thông tin chưa có. • Nếu cần thiết ,cho học sinh ghi vào vở. c. Chain Game 6 • chia lớp thành nhóm từ 8- 10 em, học sinh ngồi quay mặt lại nhau. • Em đầu tiên lặp lại câu của giáo viên • Em thứ hai lặp lại câu của em thứ nhất và thêm vào một ý khác. • Em thứ ba lặp lại câu của em thứ hai và cũng thêm vào một ý khác , cứ như vậy cho tới khi đến lượt học sinh thứ nhất. GV: In my town, there's a bank HS1: In my town ,there's a bank and a hotel HS2:In my town, there's a`bank, a hotel and a post office. • Nếu đối tượng học sinh khá, gv có thể cho học sinh làm hai vòng. d. Guessing Games • Học sinh viết một từ hoặc một câu có sử dụng cấu trúc đang luyện tập. • Yêu cầu một học sinh đứng lên trước lớp. Các học sinh khác đặt câu hỏi Yes/No để đoán từ hoặc câu của bạn mình. Nếu có học sinh đoán đúng thì học sinh đứng trên bảng đọc to từ hoặc câu đó lên. • Học sinh nào đoán đúng sẽ thay bạn trên bảng để tiếp tục trò chơi. • Giáo viên cũng có thẻ tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm. e. Hangman • Gạch những đường gạch ngắn trên bảng. Mỗi gạch tương ứng cho một mỗi tự trong từ. Ví dụ học sinh muốn đoán từ apple thì gạch 5 gạch (_ _ _ _ _ ) Học sinh lần lượt đoán các mẫu tự trong từ.Nếu học sinh đoán sai, gv gạch một gạch .Nếu học sinh đoán sai 8 lần thì bị thua, gv giải đáp từ. f. Jumbled Words • Giáo viên viết 5 hoặc 6 từ mà chữ cái bị xáo trộn lên bảng và nêu chủ đề của các từ đó • Học sinh sắp xếp lại các từ đó và viết lên bảng hoặc vào vở. h. Kim's Games • Đây là trò chơi rèn luyện trí nhớ. • Chia lớp ra làm 2 nhóm • Đặt lên khay 8 - 10 đồ vật hoặc giáo viên có thể dùng tranh vẽ. • Cho học sinh quan sát đồ vật hoặc tranh vẽ trong vòng 20 giây. Yêu cầu học sinh không viết mà chỉ nhớ. 7 • Cất đồ vật hoặc tranh đi • Chia học sinh làm 2 nhóm. Học sinh lên bảng viết lại tên các đồ vật mà quan sát được. Nhóm nào viết được nhiều từ đúng thì thắng. i. Slap the board • Viết từ mới học sinh vừa học hoặc dán tranh có từ mới lên bảng. • Gọi 2 nhóm học sinh lên bảng. Mỗi nhóm gồm 4 - 5 em. • Yêu cầu các em đứng cách bảng một khoảng cách bằng nhau • Giáo viên nhắc từ tiếng Anh nếu trên bảng là tiếng Việt hoặc ngược lại . Học sinh trong 2 nhóm đập tay vào bảng . Học sinh nào đập nhanh va chính xác thì đội đó ghi điểm. • Đội nào ghi nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. k. Shark Attack • Vẽ những gợn sóng lên bảng tượng trưng cho biển và một con cá mập. • Vẽ các bậc tam cấp dẫn xuống mặt biển • Vẽ hình 1 cô gái hoặc chàng trai đứng ở bậc cao nhất. • Gạch những đường ngắn trên bảng, mỗi gạch tương ứng cho một chữ cái của từ mà học sinh sẽ phải đoán. • Học sinh sẽ đoán từ bằng cách gọi từng chữ cái. Nếu đúng cô gái hoặc chàng trai vẫn an toàn ở trên bậc cao .Nếu sai thì xuống từng bậc, sai nhiều sẽ xuống bậc cuối cùng và sẽ rất nguy hiểm. l. What and Where • Kỹ thuật này được sử dụng để kiểm tra từ vựng. • Vẽ các vòng tròn lên bảng tương ứng với các từ cần kiểm tra • Viết từ vào vòng tròn đó. • Cho học sinh ôn lại các từ đó. • Lần lượt xoá các từ trong vòng tròn .Trước khi đọc cho học sinh đọc lại từ đó,xoá xong cho học sinh đọc lại. • Cứ làm vậy cho đến khi học sinh nhớ từ. • Yêu cầu học sinh viết lại từ vào đúng vị trí của vòng tròn. 4. Tính thuyết phục của đề tài. - Khai thác tối đa từ kiến thức hiểu biết của học sinh. - Giúp phát triển khả năng tư duy và khả năng giao tiếp của học sinh. - Học sinh nắm bắt được bài học và hiểu bài ngay tại lớp. - Tạo được không khí học tập sôi nổi và tập trung hứng thú của học sinh trong giờ học. - Sử dụng phương tiện, thiết bị phù hợp với chủ đề và nội dung của từng bài học. - Học sinh chủ động trong từng tiết học. Các giải pháp có hiệu quả. a. Sử dựng giáo cụ trực quan: 8 Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy học ngoại ngữ nói riêng, giáo cụ trực quan vẫn thường đóng vai trò hổ trợ rất tích cực. Với môn ngoại ngữ, trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến khâu thực hành, làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy và học khác nhau. * Có thể tóm tắt những vai trò chính của giáo cụ trực quan như sau. - Hổ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu, hoặc chủ đề nội dung bài học. - Hổ trợ làm rỏ nghĩa hoặc các khái niệm mới. - Hổ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có ý nghĩa. - Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý cho bài luyện tập. - Gây hứng thú, làm cho bài học trỡ nên thú vị và gần vơi cuộc sống thật hơn. * Cách khai thác giáo cụ trực quan. + Giới thiệu từ mới: Ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, một trong những cách sử dụng giáo cụ trực quan phổ biến nhất là để giới thiệu từ mới. Có những từ chỉ cần thông qua tranh hoặc ảnh thì nghĩa của chúng được thể hiện một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất. Ví dụ trong những trường hợp sau: + Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ dùng, đồ ăn, thực phẩm rau quả, đồ uống không phổ biến và xa lạ đối với học sinh Việt nam. + Giới thiệu những từ có nghĩa hoặc những khái niệm không có trong tiếng Việt. Phản ánh nghĩa nội hàm về văn hóa, xã hội của từ. Ví dụ khái niệm từ “kitchen” ở các nước Anh –Mỹ và từ “bếp” ở một vùng nông thôn Việt nam. * Dùng giáo cụ trực quan trong việc dạy học. - Dùng tranh, ảnh để giới thiệu bài khóa, chủ điểm, nội dung hoặc tình huống. - Giới thiệu từ mới, cấu trúc có trong bài khóa. - Cũng cố bài khóa ( học sinh dựa vào tranh gợi ý để nói lại bài khóa ). - Tạo một tình huống, ngữ cảnh mới làm gợi ý cho bài luận nói hoặc viết dựa vào bài khóa mới học. *Dùng giáo cụ trực quan cho việc dạy nghe. - Giới thiệu chủ đề, tình huống, nội dung trước khi nghe. - Dùng tranh trong các bài tập nghe hiểu (như chọn tranh đúng, khớp với nội dung nghe, nghe và điền tên câu chú thích phù hợp). *Dùng giáo cụ trực quan cho việc thực hành nói và viết. - Sử dụng vật thể để thực hành luyện tập các cáu trúc ngữ pháp ( is there…, are there….), giới từ chỉ nơi chốn, diển đạt màu sắc, hình dạng, kích cở,… - Các bìa hình ( flash cards ) rất phù hợp với các bài luyện cấu trúc như substitution, picture drill, repetition… - Tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ có thể làm gợi ý cho các bài tập luyện nói và viết có ý nghĩa như information gap, situational practice, picture drill…. 9 - Tranh, ảnh gây tình huống , gợi ý chủ đề cho các hoạt động thảo luận “discussion”, làm các bài tập nói hoặc viết. b. Vai trò của thầy giáo. * Vai trò của thầy cô giáo theo quan điểm dạy học: Quan điểm lấy người làm trọng tâm, người thầy là người truyền thụ khiến thức làm chuẩn mực để học sinh theo, là người cung cấp câu trả lời, đáp án cho mọi câu hỏi, chỉ ra được đúng sai và chữa lổi cho học sinh. Với quan niệm này, người học sẽ tự xác định vai trò tương ứng cử mình và tiếp nhận, bắt chước, thực hành theo mẫu của thầy, trong đợi sự phán xử của thầy về khái niệm đúng sai. Tiêu biểu cho quan điểm lấy thầy làm trọng tâm được phát triển cùng với các phương pháp hiện đại gần đây, chủ trương một cách dạy tích cực, có nghĩa là nhấn mạnh vào vai trò của người thầy trong việc hướng dẩn học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ động ở trong lớp. Lúc này vai trò của người thầy là người điều khiển, hướng dẩn tổ chức các hoạt động trên lớp học. */ Nhiệm vụ cụ thể của người thầy giáo trên lớp. - Soạn thảo, chuẩn bị thiết kế một số bài giảng để thực hiện các hoạt động dạy. - Chuẩn bị về tâm lí và kiến thức cho học sinh vào bài mới. - Giới thiệu bài mới. - Hỏi các câu hỏi phù hợp cho các mục đích dạy học khác nhau. - Điều khiển các bài luyện tập. - Kiểm tra mức dộ nắm bắt, hiểu bài của học sinh. - Tạo các cơ hội thực hành sử dụng ngữ liệu mới. - Cũng cố lai bài khi cần thiết. Hiểu biết thêm về vai trò của người thầy giáo giúp cho giáo viên có cơ sở đẻ xem xét, phối hợp với kinh nghiệm của bản thân để chủ động xác định cho mình một vai trò phù hợp với từng giai đoạn học tập sao cho có thể phát huy được tối đa năng lực của học sinh và đem lại hiệu quả dạy học cao nhất. c. Một số trò chơi. - Sau một phần của bài học giáo viên có thể lựa chọn một số trò chơi thích hợp để gây sự hứng thú cho học sinh và thay đổi một số phương pháp nhằm lôi cuốn học sinh đặt kết quả cao trong từng tiết dạy. Ví dụ: Để kiểm tra phần nhớ từ của học sinh giáo viên có thể kiểm tra một số trò chơi sau: 1. Jumbled words. 2. Matching . 3. Rub out and remember. 4. Slap the board. 5. Bingo. 10 [...]... help of VSO, VIETNAM 2 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia 3 Nguyễn Văn Lợi - (2006) - Sách giáo viên Tiếng Anh 8 – Nhà xuất bản GD (2006) 4 SKKN “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH” của Quách Tá Thiện của phòng GD- ĐT huyện Tam Đường 5 Techniques of teaching language skills of English by Trương Vien M.A – Hue university 6 The methodology . Quốc gia. 3. Nguyễn Văn Lợi - (2006) - Sách giáo viên Tiếng Anh 8 – Nhà xuất bản GD (2006). 4. SKKN “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH” của Quách Tá Thiện của phòng GD- ĐT huyện Tam

Ngày đăng: 30/01/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan