Giáo án thao giảng: Bố của Xi-mông

6 18.9K 125
Giáo án thao giảng: Bố của Xi-mông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 33 Ngày soạn: 19/4/2013 Tiết 151+ 152 Ngày dạy: 22/4/2013 Văn bản: BỐ CỦA XI – MÔNG - G. MÔ-PA-XĂNG - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. - Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương con người, biết quý trọng, quan tâm, giúp đỡ bạn bè; có thái độ đúng khi nhìn nhận xã hội; không nên có thành kiến; biết rộng lượng, bao dung…. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tìm đọc tác phẩm, nghiên cứu nội dung đoạn trích, tìm hiểu tác giả tác phẩm và các tư lệu liên quan để chuẩn bị bài dạy. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. 3. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, phân tích, nêu ví dụ, đối chiếu, tổng hợp,… - Kĩ thuật: Phân tích tình huống mẫu; thực hành có hướng dẫn; động não; …. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ ? Hãy cho biết cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn đằng sau bức chân dung tự hoạ? - Qua đoạn trích, em rút ra bài học gì? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong chương trình Ngữ văn THCS các em đã được học rất nhiều tác phẩm vănhọc nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp như: Buổi học cuối cùng ( Đô- đê), Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục ( Môlie), Đi bộ ngao du (Ru- xô). Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm Văn học Pháp nữa là Bố của Xi- mông củatác giả Mô- pa- xăng. Hoạt động của GV và Học sinh Phần ghi bảng - GV yêu cầu HS đọc phần chú thích và hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - HS thực hiện - GV nhấn mạnh một số nét về tác giả. - GV hướng dẫn HS đọc: Ở bài này các em cần đọc với giọng to, rõ ràng, biểu cảm. Đối với đoạn đối thoại thì cần phải đọc đúng giọng từng vai. - GV tổ chức cho HS đọc phân vai theo 3 nhân vật chính: Xi- mông, Blăng- sốt, bác Phi- líp. Song nhân vật Blăng- sốt không có lời thoại. - GV gọi 1 HS dẫn truyện, 2 HS đọc phân vai. - GV gợi ý một số từ khó cho HS hiểu thêm. - GV yêu cầu kể tóm tắt nội dung? I.Giới thiệu tác giả –tác phẩm (SGK) II. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Đọc, từ khó 2. Tóm tắt truyện - HS : Truyện kể về chị Blăng-sốt một người con gái đẹp, có đức hạnh, nhưng bị một người đàn ông lừa dối. Chị sinh ra Xi-mông và Xi-mông trở thành đứa trẻ không có bố. Đến khoảng bảy, tám tuổi, Xi-mông đến trường bị bạn bè chế giễu, trêu trọc là không có bố. Em đau khổ, tủi nhục, lang thang ra bờ sông định tự vẫn. Rất may có bác công nhân Phi-lip đi qua, trông thấy Xi-mông buồn bã, bác đã hỏi thăm và biết được tình cảnh của em, bác đã đưa em về nhà và nhận làm bố của em Từ đó Xi-mông đến trường với niềm kiêu hãnh. - GV: Căn cứ vào diễn biến của truyện, ta có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Nội dung? - HS: 4 phần + P1: Từ đầu cho đến “ …chỉ khóc hoài”=> nỗi đau tuyệt vọng của Xi- mông. + P2: Tiếp đó cho đến … “ một ông bố”: Xi-mông tình cờ gặp bác Phi- líp . + P3: Tiếp đó cho đến “bỏ đi rất nhanh” Phi-líp đưa Xi-mông về nhà gặp chị Blăng – sốt và vờ nhận bố của Xi-mông. + P4 : Còn lại: câu chuyện ngày hôm sau ở trường. - GV: Truyện kể theo ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này? - HS: Ngôi kể thứ 3 làm không gian truyện được mở rộng hơn, làm tăng tính khách quan của truyện. - GV: Trong truyện có mấy nhân vật có tên? Đó là những nhân vật nào? - HS: Truyện có ba nhân vật có tên: Xi-mông, Bác Phi-líp, Chị Blăng- sốt. - GV: Còn một số nhân vật không được nhà văn đặt tên cụ thể như: thầy giáo, các bác thợ rèn, những em học sinh dù không có tên cụ thể nhưng tất cả các nhận vật đó đã làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. - GV: Ở văn bản này chúng ta sẽ phân tích theo tuyến nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt, Phi- líp. - GV giới thiệu: Trong đoạn truyện này không giới thiệu về hình dáng của Xi-mông nhưng trong một đoạn truyện khác của tác phẩm giới thiệu Xi-mông là một bé trai khoảng 7,8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại. - GV: Đọc văn bản em hiểu gì về hoàn cảnh của Xi-mông? - HS: - Không có bố - Bị bạn bè trêu chọc, đánh => Đau khổ, muốn xuống sông cho chết đuối - GV: Xi-mông ra bờ sông định tự tử nhưng có thực hiện ý định ấy không ? Tại sao? - HS: Không. Cảnh bờ sông đẹp khiến Xi-mông cảm thấy dễ chịu,khoan khoái, quên đi chuyện đau buồn . - GV: Sự xuất hiện của một chú nhái đã cuốn Xi-mông vào một trò chơi như thế nào? Tác động đến Xi-mông điều gì? 3. Bố cục: 4 phần III. Tìm hiểu nội dung văn bản: 1. Nhân vật Xi-mông a. Hoàn cảnh: - Không có bố - Bị bạn bè trêu chọc, đánh => Đau khổ, muốn xuống sông cho chết đuối b. Diễn biến tâm trạng * Khi ở bờ sông - HS: Phát hiện => Gợi sự nhớ nhà, nhớ mẹ, em buồn vô cùng và em lại khóc - GV: Nhận xét về mức độ tiếng khóc của Xi-mông . - HS: + Người rung lên + Cơn nức nở kéo đến dồn dập, xốn xang, choáng ngợp… => Mức độ tiếng khóc tăng dần - GV: Ở đây có chi tiết đọc kinh cầu nguyện, vì sao Xi- mông lại đọc kinh cầu nguyện? - HS: Vì em rất buồn và đau khổ, em muốn cầu xin từ chúa sự bình an. - GV: Qua đó em hiểu tâm trạng của Xi-mông lúc này như thế nào? - HS: Tâm trạng Xi-mông vô cùng đau khổ, tuyệt vọng - GV: Khi gặp bác Phi-líp Xi-mông trả lời bác Phi-líp trong trạng thái như thế nào? - HS: Mắt đẫm lệ Trả lời bác bằng giọng nghẹn ngào, lời nói đứt quãng Nói tiếp một cách khó khăn giữa những tiếng nấc - GV: Câu nói nào của Xi-mông được nhắc lại nhiều lần? - HS: Cháu… không có bố. - GV: Từ đó em thấy Xi-mông có tâm trạng như thế nào? - HS: Tâm trạng buồn tủi, xấu hổ, bất lực - GV: Khi về nhà gặp mẹ, Xi-mông có hành động gì? - HS: Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc Nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục không có bố - GV: Xi-mông nói gì với bác Phi-líp? Câu hỏi của em thể hiện điều gì? - HS: Hỏi Phi-líp: Bác có muốn làm bố của cháu không? Nói tiếp: Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra sông và lại nhảy xuống => Sự khát khao có bố ngày càng mãnh liệt bnhất định phải được thực hiện - GV: Khi được bác phi líp nhận làm bố tâm trạng của Xi-mông ra sao? - HS: Em hết cả buồn, em vươn hai cánh tay nói: Thế nhé! Bác Phi-lip, bác là bố cháu. => Tâm trạng hoàn toàn khuây khoả, vui sướng - GV: Ngày hôm sau ở trường, trước sự trêu chọc như thường lệ của lũ bạn, thái độ của Xi-mông có gì thay đổi so với trước đây ? Tại sao có sự thay đổi đó? - HS: + Khi lũ bạn trêu chọc: Xi-mông quát vào mặt nó những lời như ném một hòn đá… + Khi chúng chế giễu => Không trả lời => Đưa con mắt thách thức => Xi-mông kiêu hãnh, tự tin khi được bác Phi-líp nhận làm bố. Người bố đã cho em sức mạnh… - GV: Cảm nghĩ của em về nhân vật Xi-mông? - HS: Xi-mông là đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh đáng thương, có cá tính nhút nhát song rất có nghị lực đau khổ, tuyệt vọng * Khi gặp bác Phi-líp: buồn tủi, xấu hổ, bất lực * Khi gặp mẹ: - Khát khao có bố càng mãnh liệt. - Được bác Phi-líp nhận làm bố : vui sướng, hạnh phúc * Ngày hôm sau ở trường: kiêu hãnh, tự tin => Xi-mông là đứa trẻ có hoàn - GV: Qua nỗi đau của Xi-mông, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? - HS: Nhà văn bênh vực em bé, nhắc nhở mọi người không nên cười cợt trên nỗi đau của người khác => phê phán xã hội lạnh lùng với nỗi đau khổ của con người. CHUYỂN TIẾT 152 - GV: Chân dung mẹ của Xi-mông được tác giả khắc họa như thế nào ? (Về diện mạo? Quá khứ? Lối sống) - HS: Chị là cô gái đẹp nhất vùng, vì lầm lỡ đã sinh ra Xi-mông. Sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Đứng đắn, nghiêm túc - GV: Khi nghe Xi-mông nói muốn tự vẫn vì không có bố bị bạn bè chế giễu thì tâm trạng của chị như thế nào? - HS: + Đôi má chị đỏ bừng => Ngượng ngùng + tê tái đến tận xương tủy => Đau đớn + chị ôm con hôn lấy, hôn để, nước mắt lã chã => Thương con - GV: Khi Xi-mông chạy đến bác Phi-líp hỏi bác có muốn làm bố cháu không thái độ của chị như thế nào? - HS: + Chị im lặng=> Không thể trả lời + hổ thẹn lặng ngắt và quằn quại đau đớn, dựa vào tường , hai tay ôm ngực => Đau đớn nhục nhã không thể chịu nổi - GV: Qua những chi tiết trên chúng ta đã hình dung được nét đẹp gì trong phẩm chất của mẹ Xi-mông? - HS: Chị Blăng-sốt là người phụ nữ đức hạnh, vì nhẹ dạ cả tin lên bị lừa dối. Chị là người mẹ rất mực yêu thương con, có lòng tự trọng cao. - GV: Phần cuối của truyện tác giả còn để cho một người thợ rèn cùng làm với bác Phi-líp nói với bác rằng: Blăng-sốt vẫn là mọt cô gái tốt bụng, trung hậu, và mặc dù gặp chuyện không hay, vẫn can đảm và nề nếp, cô ấy sẽ là một người vợ xứng đáng với một người đàn ông tử tế. - GV: Thông qua việc miêu tả và xây dựng nhân vật mẹ của Xi-mông nhà văn đã bày tỏ tình cảm của mình với nhân vật này như thế nào? - HS: Nhà văn thể hiện lòng thương cảm và thái độ trân trọng đối với người thiếu phụ lao động nghèo trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. - GV: Bác Phi-líp được giới thiệu thông qua những chi tiết nào? Bác có thái độ như thế nào với bé Xi-mông? - HS: Hình dáng cao to, vạm vỡ, râu tóc đen, quăn, giọng nói ồm ồm nhưng đối xử với Xi-mông rất nhân hậu. - GV: Khi gặp Xi-mông, Phi-líp đã có những cử chỉ ,hành động, lời nói ntn? - HS: Đặt bàn tay lên vai Mỉm cười nhìn đầy nhân hậu Động viên, an ủi: Người ta sẽ cho cháu một ông bố cảnh bất hạnh đáng thương, có cá tính nhút nhát song rất có nghị lực 2. Nhân vật chị Blăng-sốt a. Chân dung: - Là một cô gái đẹp nhất vùng, vì lầm lỡ đã sinh ra Xi-mông. - Sống gọn gàng, ngăn nắp - Đứng đắn, nghiêm túc b. Diễn biến tâm trạng * Khi con khóc vì không có bố: Ngượng ngùng, đau đớn, thương con. * Khi con hỏi bác Phi-líp: Đau đớn, nhục nhã => Blăng-sốt là người phụ nữ đức hạnh, trót lỡ lầm do bị lừa dối, là người mẹ rất thương con. 3. Nhân vật bác Phi-líp a. Chân dung: - Người đàn ông khỏe mạnh, nhân từ. b. Phẩm chất: - GV: Cử chỉ, hành động, lời nói ấy cho thấy Phi-líp dành cho Xi-mông tình cảm như thế nào? - HS: Tình cảm thân thiện, trìu mến, cảm thông, thương Xi-mông. - GV: Khi đưa Xi-mông về: Phi-líp có cử chỉ, hành động như thế nào? - HS: Mỉm cười dắt tay em - GV: Trên đường đi Phi-líp đã có suy nghĩ gì về Blăng-sốt? - HS: Đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa - GV: Suy nghĩ đó chứng tỏ bác Phi-líp có thái độ ntn với mẹ Xi-mông? - HS: Có ý xem thường - GV: Đứng trước Blăng-sốt, Phi-líp có thái độ, cử chỉ như thế nào? Tại sao? - HS: E dè, bỏ mũ, ấp úng, xúc động… => Thay đổi ý nghĩ về BL : tôn trọng, không bỡn cợt - GV: Trước lời đề nghị của Xi-mông, Phi-líp đã làm gì? - HS: + Im lặng => Quá đột ngột + Cười, nhận lời => Nửa đùa nửa thật nhận lời + Nhấc bổng em lên, Hôn vào hai má => Thương Xi-mông, cảm mến BLăng-Sốt. + Bỏ đi rất nhanh => Muốn dành thời gian để BLăng-Sốt suy nghĩ. - GV: Nhận lời làm bố của Xi-mông, Phi-líp đã đen lại cho em điều gì? - HS: Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho Xi-mông - GV: Việc Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông theo phán đoán của em liệu có trở thành hiện thực không? - HS: Trình bày suy nghĩ. - GV: Trong tác phẩm Mô-pa-xăng đã để nhân vật Phi-líp ngỏ lời cầu hôn Blăng-sốt và trở thành người bố thực sự của Xi-mông… - GV: Trong xã hội lúc bấy giờ còn nhiều người có định kiến với những người phụ nữ có con ngoài giá thú, để trở thành cha của Xi-mông và thành chồng BLăng-sốt thì Phi-líp phải là người như thế nào? - HS: Là người dũng cảm, vượt qua những định kiến của xã hội - GV: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của truyện? - HS: Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc - GV: Nội dung văn bản đề cập đến là gì? - HS: - Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người - Thông cảm với nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác - HS rút ra ghi nhớ. - GV: Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? - HS: Thông điệp: Hạnh phúc trên đời có được à nhờ lòng độ lượng, lòng vị tha trước lầm lỗi của người khác. - Thân thiện, cảm thông trước nỗi niềm của Xi-mông - Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho Xi-mông - Dũng cảm, vượt qua những định kiến của xã hội IV. Tổng kết * Ghi nhớ : ( SGK ) D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: ? Nội dung và ý nghĩa chính của tác phẩm là gì? Nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc biệt? - Dặn HS học bài, chuẩn bị bài mới “Ôn tập Tiếng Việt”. * Rút kinh nghiệm: …………. …………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… …………… ……………………………………………… ……………………………… . GV: Nhận lời làm bố của Xi-mông, Phi-líp đã đen lại cho em điều gì? - HS: Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho Xi-mông - GV: Việc Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông theo phán đoán của em liệu có trở. vọng của Xi- mông. + P2: Tiếp đó cho đến … “ một ông bố : Xi-mông tình cờ gặp bác Phi- líp . + P3: Tiếp đó cho đến “bỏ đi rất nhanh” Phi-líp đưa Xi-mông về nhà gặp chị Blăng – sốt và vờ nhận bố của. lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục không có bố - GV: Xi-mông nói gì với bác Phi-líp? Câu hỏi của em thể hiện điều gì? - HS: Hỏi Phi-líp: Bác có muốn làm bố của cháu không?

Ngày đăng: 29/01/2015, 22:00

Mục lục

  • Hoạt động của GV và Học sinh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan