10 đề ôn tập hóa 11 - HKII - 2013 - P1 (4 đề)

6 1.3K 5
10 đề ôn tập hóa 11 - HKII - 2013 - P1 (4 đề)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 1 10 ĐỀ ÔN TẬP HÓA HỌC KHỐI 11 – HỌC KỲ 2 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH 4 → X → Y → PVC. Trong đó, X và Y lần lượt là: A. C 2 H 6 , CH 2 =CHCl. B. C 3 H 4 , CH 3 CH=CHCl. C. C 2 H 2 , CH 2 =CHCl. D. C 2 H 4 , CH 2 =CHCl. Câu 2: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C 5 H 12 là: A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 2 đồng phân. Câu 3: Chất không làm đổi màu quỳ tím là: A. NaOH. B. C 6 H 5 OH. C. CH 3 COOH. D. CH 3 COONa. Câu 4: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được: benzen, stiren, toluen? A. Oxi không khí. B. dd KMnO 4 . C. dd Brom. D. dd HCl. Câu 5: Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH 3 –CH(CH 3 )–CH 2 –CH 2 –OH, có tên gọi là: A. 2-metylbutan-4-ol. B. 4-metylbutan-1-ol. C. pentan-1-ol. D. 3-metylbutan-1-ol. Câu 6: Cho dãy các chất sau: buta-1,3-đien, propen, but-2-en, pent-2-en. Số chất có đồng phân hình học: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 7: Để phân biệt ba chất lỏng sau: Glixerol, etanol, phenol, thuốc thử cần dùng là: A. Cu(OH) 2 , Na. B. Cu(OH) 2 , dd Br 2 . C. Quỳ tím, Na. D. Dd Br 2 , quỳ tím. Câu 8: Thực hiện phản ứng tam hợp C 2 H 2 có xúc tác là cacbon hoạt tính ở 600 0 C để điều chế benzen. Nếu dùng 28 lít C 2 H 2 (đktc) và hiệu suất 60% thì khối lượng benzen thu được là bao nhiêu? A. 32,5 gam B. 19,5 gam C. 54,17 gam D. 13 gam. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 896 ml hiđrocacbon A (đktc) thu được CO 2 và H 2 O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 tăng 7,44 gam và trong bình có 12 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là: A. C 3 H 6 . B. C 4 H 8 . C. C 3 H 8. D. C 4 H 10 . Câu 10: Lấy một lượng Na kim loại phản ứng vừa hết với 16,3 gam hỗn hợp X gồm ba ancol no, đơn chức thì thu được V lít H 2 (đktc) và 25,1 gam rắn Y. Giá trị của V là: A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 3,92 lít. D. 2,8 lít. B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): C 2 H 2 1 2 3 4 5 6 C 6 H 6 C 6 H 5 Cl C 6 H 5 OH 2,4,6-tribromphenol C 6 H 5 CH 3 2,4,6-trinitrotoluen 7 C 6 H 5 ONa 8 HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 2 Câu 2: Nhận biết các dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học : andehit axetic, axit axetic, glixerol, phenol. Viết phương trình hóa học minh họa Câu 3: a) Từ metan và các chất vô cơ cần thiết , viết phương trình hóa học điều chế nhựa P.E. b) A có công thức phân tử C 3 H 4 O. Viết công thưc cấu tạo của A, biết : * A tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 tạo kết tủa Ag. * A tác dụng với Hidro dư thu được ancol propylic Viết phương trình hóa học của 2 phản ứng trên Câu 4: Một hỗn hợp X gồm một andehit no đơn chức (khác HCHO), và phenol -Nếu cho 33,2 g X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit khí H 2 (đktc). -Nếu cho 16,6 g X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 21,6 g Ag. a) Xác định thành phần % khối lượng của từng chất trong X b) Xác định CTPT và các đồng phân của andehit trên Câu 5: Khi hóa hơi 3,1 gam ancol X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 2,2 gam CO 2 đo ở cùng điều kiện. Mặt khác, cũng 3,1 gam X tác dụng hết với K tạo ra 1,12 lít khí H 2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo của X? Cho H= 1; O=16; C=12; N=14; K=39; Ag=108; Na=23; Ca=40. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Tính chất nào không phải của benzen? A. Tác dụng với dung dịch Br 2 (Fe) B. Tác dụng với HNO 3 /H 2 SO 4 (đ) C. Tác dụng với dung dịch KMnO 4 D. Tác dụng với Cl 2 (as) Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 ? A. CH 3 COCH 3 , HC≡CH. B. HCHO, CH 3 COCH 3 . C. CH 3 CHO, CH 3 -C≡CH. D. CH 3 -C≡C-CH 3 , CH 3 CHO. Câu 3: Chất nào sau đây khi cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất: A. CH 2 =CH-CH 2 -CH 3 . B. CH 2 =CH-CH 3 . C. CH 2 =C(CH 3 ) 2 . D. CH 3 -CH=CH-CH 3 . Câu 4: Người ta phân biệt bezen và toluen bằng thuốc thử: A. Dung dịch Br 2 (Fe, t 0 ) B. Dung dịch Br 2 và đun nóng C. quỳ tím D. Dung dịch KMnO 4 và đun nóng. Câu 5: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C 4 H 10 O là: A. 6. B. 4. C. 8. D. 2 Câu 6: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol: 1. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat. 2. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh. 3. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic. 4. Phenol phản ứng được với dung dịch nước Br 2 tạo kết tủa trắng. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. Câu 7: Dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là: A. C n H 2n-1 OH (n ≥ 3). B. C n H 2n-7 OH (n ≥ 6). C. C n H 2n+1 OH (n ≥ 1). D. C n H 2n+2-x (OH) x (n ≥ x, x > 1). HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 3 Câu 8: Đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với H 2 SO 4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,609. X có công thức phân tử là: A. C 3 H 7 OH. B. CH 3 OH. C. C 2 H 5 OH. D. C 4 H 9 OH. Câu 9: Cho 14 gam hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp đi qua dung dịch nước brom thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 64 gam Br 2 . Công thức phân tử của các anken là: A. C 2 H 4 và C 3 H 6 B. C 3 H 6 và C 4 H 8 C. C 4 H 8 và C 5 H 10 D. C 5 H 10 và C 6 H 12 Câu 10: Trung hoà 9 gam một axit đơn chức bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 12,3 gam muối. Công thức cấu tạo của axit là A. HCOOH. B. CH 2 =CHCOOH. C. CH 3 COOH. D. CH 3 CH 2 COOH. B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) CH 3 COONa 2 3 4 5 6 C 6 H 6 7 8 1 CH 4 CH 3 Cl CH 3 OH C 2 H 2 Ag 2 C 2 C 2 H 4 P.E Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Hexan; hex-1-en; hex-1-in; CO 2 Câu 3: a) Từ nguyên liệu chính là đá vôi, than đá, NaCl, nước hãy viết các phương trình phản ứng điều chế PVC (poli(vinyl clorua) b) Viết và gọi tên các đồng phân ankin có CTPT C 6 H 10 tạo được kết tủa với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ? Câu 4 : Một hỗn hợp gồm Metan và Anken A có thể tích là 10,8 lit (Đktc) cho qua một bình brom dư , sau khi phản ứng hoàn toàn có một khí thoát ra khỏi bình , đem đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,5 gam CO 2 . Khối lượng bình đựng dung dịch Brom tăng lên 10 gam . a) Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. b) Tìm CTPT của A. Câu 5: Ancol X no đơn chức, mạch hở, bậc 2 có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%; a) Tìm CTPT của X. b) Viết công thức cấu tạo có thể có của X. Cho H= 1; O=16; C=12; N=14; K=39; Br=80; Na=23; Ca=40. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức C 8 H 10 : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Để tinh chế C 2 H 4 có lẫn C 2 H 2 có thể dẫn hỗn hợp đi qua rất chậm dung dịch (dư) nào sau đây? A. AgNO 3 trong NH 3 B. dung dịch Br 2 C. dung dịch KMnO 4 D. dd Ca(OH) 2 . HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 4 Câu 3: Chất hữu cơ X mạch hở, có đồng phân cis - trans có CTPT C 4 H 8 O, X làm mất màu dung dịch Br 2 và tác dụng với Na giải phóng khí H 2 . X có cấu tạo là A. CH 2 = CH- CH 2 - CH 2 OH. B. CH 3 - CH = CH- CH 2 OH. C. CH 2 = C(CH 3 ) - CH 2 OH. D. CH 3 - CH 2 - CH = CH - OH. Câu 4: Khi đun nóng propan-2-ol với H 2 SO 4 đặc ở 170°C thì nhận được sản phẩm chính là: A. propan B. đipropyl ete C. propen D. etylmetyl ete. Câu 5: Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn giữa cacbon: A. etilen B. benzen C. propan D. axetilen Câu 6: Sản phẩm chính thu được khi cho 2-metyl propen tác dụng với HCl là: A. 2-clo-2-metyl propen B. 2-clo-1-metyl propan C. 1-clo-2-metyl propan D. 2-clo-2-metyl propan Câu 7: Có hai bình mất nhãn chứa C 2 H 2 và HCHO. Thuốc thử duy nhất có thể nhận được 2 bình trên là A. dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. Cu(OH) 2 . Câu 8: Cho 13,2 g hỗn hợp 2 ankin A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; M A <M B phản ứng tới đa với dd chứa 0,8 mol Br 2 .Công thức phân tử của A; B lần lượt là: A. C 3 H 4 và C 4 H 6 B. C 2 H 2 và C 3 H 4 C. C 4 H 6 và C 5 H 8 D. C 5 H 8 và C 6 H 10 Câu 9 : Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 1 anken và 1ankan thu được 8,28gam nước và 12,32gam CO 2 .Số mol ankan trong hỗn hợp là: A.0,06 B.0,09. C.0,12 D.0,18 Câu 10: Chia hỗn hợp 3 anken: 3 6 4 8 5 10 C H , C H , C H thành 2 phần bằng nhau. - Đốt cháy phần 1 sinh ra 6,72 lít CO 2 ở đktc. - Hiđro hóa phần 2 rồi đốt cháy sản phẩm. Dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 thì khối lượng kết tủa là: A. 29g B. 31g C. 30g D. 32g B- TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 2 3 4 5 6 7 8 1 C 2 H 2 Ag 2 C 2 CaC 2 C 4 H 4 C 4 H 6 Cao su Buna CH 3 CHO C 2 H 2 Br 4 1,4-dibrombut-2-en Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: Etanol; axit axetic; phenol; benzen Câu 3: a) Cho phenol vào nước dung dịch bị vẫn đục, cho tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch trở nên trong suốt. Sau đó sục khí CO 2 vào dung dịch lại vẫn đục. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng. b) Viết và gọi tên các đồng phân phenol có công thức phân tử là C 8 H 10 O. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 5 Câu 4: Có hỗn hợp khí A gồm: eten, etin, propan. Lần lượt thực hiện các phản ứng sau với A: - Cho V lít A đi qua bình đựng dung dịch Br 2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình đựng dung dịch Br 2 tăng 1,07g. - Mặt khác cho V lít A đi qua bình đựng dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 , sau phản ứng được 6g kết tủa màu vàng. - Còn nếu đốt cháy hết V lít A bằng O 2 được 2,43g H 2 O. Xác định % thể tích của mỗi khí trong A. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất khí có thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 5: Oxy hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 23,76 gam Ag. Xác định công thức phân tử hai ancol. Cho H= 1; O=16; C=12; N=14; Ag=108; Na=23; Ca=40, Br=80; Cu=64. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: X có CTCT là Cl-CH 2 -CH(CH 3 )-CH 2 -CHO. Danh pháp IUPAC của X là A. 1-clo–2-metyl butanal. B. 2-metylenclorua butanal. C. 4-clo–3-metyl butanal. D. 3-metyl-4-clo butanal. Câu 2: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ là: Benzen, rượu etylic, dd phenol, dd CH 3 COOH, stiren. Để phân biệt các chất đó ta có thể dùng các chất nào sau đây: A. Qùy tím, dung dịch Br 2 , K 2 CO 3 B. HCl, quỳ tím, dung dịch Br 2 C. Na 2 CO 3 , dung dịch Br 2 , Na D. Qùy tím, dung dịch Br 2 , NaOH Câu 3: Hợp chất Y được điều chế từ Toluen theo sơ đồ sau: Toluen 2 + Cl , as  Y. Xác định Y A. o-clotoluen B. benzyl clorua C. m-clotoluen D. p-clotoluen Câu 4: Các Ankan không tham gia loại phản ứng nào: A. Phản ứng cộng B. Phản ứng thế C. Phản ứng cháy D. Phản ứng tách Câu 5: Số đồng phân chứa nhân thơm có CTPT C 7 H 8 O là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 : A. But-1-in B. Propin C. Etin D. But-2-in Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH 4 , C 3 H 6 , C 4 H 10 thu được 17,6g CO 2 và 10,8g H 2 O. m có giá trị là: A. 2g B. 4g C. 6g D. 8g. Câu 8: Cho 3,3-đimetylbut-1-en tác dụng với HBr. Sản phẩm của phản ứng là: A. 2-brom-3,3-đimetylbutan B. 2-brom-2,3-đimetylbutan C. 2,2-đimetylbutan D. 3-brom-2,2-đimetylbutan Câu 9: Một hỗn hợp X gồm 1 g propin và 2,7 g ankin B(C 4 H 6 ) tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 dư tạo 3,675 g kết tủa.Vậy B là: A.but-1-in B.but-2-in C.đivinyl D. but-1-in hoặc but-2-in Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 6,6g 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng rồi dẫn sản phẩm qua dd Ca(OH) 2 dư thu được 50 g kết tủa .Công thức phân tử của 2 ankin là: A.C 2 H 2 và C 3 H 4 B. C 3 H 4 và C 4 H 6 C. C 4 H 6 và C 5 H 8 D. C 5 H 8 và C 6 H 10 HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 6 B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 2 3 4 5 6 7 8 1 C 3 H 6 alyl clorua 1,2,3-triclopropan P.P C 3 H 7 OH axeton glixerol dd xanh lam C 3 H 6 (OH) 2 Câu 2: a) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn sau: Phenol; ancol metylic; stiren; toluen. b) Viết và gọi tên các đồng phân có công thức phân tử sau: 4 10 C H O Câu 3: Viết các phương trình hóa học của phản ứng sau: a) but-1-in phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 b) etanol phản ứng với đồng(II) oxit ( đun nóng). c) metanol với H 2 SO 4 đặc ở 140 0 C d) anđehit axetic phản ứng với hiđro (xúc tác Ni, t 0 ) e) metyl clorua phản ứng với KOH ( đun nóng) Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 30,8 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, thu được 26,88 lit CO 2 ( đktc) và 32,4 gam nước. a) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 2 ancol. b) Cho 7,7 gam hỗn hợp trên tác dụng với natri dư thì thu được bao nhiêu lit H 2 (đktc)? Câu 5: Một hỗn hợp axetilen, propilen và metan. Đốt 11g hỗn hợp thu được 12,6g nước. 11,2 lít hỗn hợp (đktc) phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch chứa 100g brôm. Tính thành phần % theo thể tích các chất axetilen, propilen và metan trong hỗn hợp đầu. Cho H= 1; O=16; C=12; N=14; K=39; Ag=108; Na=23; Ca=40, Br=80. . HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Đề ôn tập kiểm tra HKII 1 10 ĐỀ ÔN TẬP HÓA HỌC KHỐI 11 – HỌC KỲ 2 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu. 6: Sản phẩm chính thu được khi cho 2-metyl propen tác dụng với HCl là: A. 2-clo-2-metyl propen B. 2-clo-1-metyl propan C. 1-clo-2-metyl propan D. 2-clo-2-metyl propan Câu 7: Có hai bình mất. 2-metylbutan-4-ol. B. 4-metylbutan-1-ol. C. pentan-1-ol. D. 3-metylbutan-1-ol. Câu 6: Cho dãy các chất sau: buta-1, 3- ien, propen, but-2-en, pent-2-en. Số chất có đồng phân hình học: A. 4. B.

Ngày đăng: 29/01/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan