Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên giỏi tiểu học Luyện từ và câu lớp 4

32 1.5K 7
Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên giỏi tiểu học Luyện từ và câu lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BA CHẼ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒN ĐẠC &! SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN VIẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Người thực hiện: Hoàng Thị Dần Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đồn Đạc Năm học 2013 - 2014 Trang 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nói chung và các trường Tiểu học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng nhất, nó là nền móng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện ấy. Do vậy nền tri thức và nhân cách con người được vững chắc hay không chính là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó. Về mặt tâm lý ở cấp bậc Tiểu học này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với việc học tập. Hoạt động của chúng được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn trong trắng của các em bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể nói cấp Tiểu học sẽ viết những nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng việt giữ một trong những vị trí quan trọng nhất. Với nhiệm vụ là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng việt trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Để học sinh có được điều đó trước hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Đó là công việc giúp học sinh viết được câu văn đúng về ngữ pháp hay đúng về mặt nội dung là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết trong việc dạy Tiếng việt. Đối với Tiếng việt, câu chính là tế bào đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp, hay nói cách khác quá trình tư duy và giao tiếp của con người chỉ đầy đủ và trọn vẹn đạt hiệu quả cao khi được cung cấp ngữ pháp đầy đủ về câu. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu và viết được những câu văn hoàn chỉnh, đó là những điều trăn trở, suy tư đối với những giáo viên Tiểu học có nhiệt huyết với nghề? Nó đòi hỏi mỗi giáo viên cần đầu tư huy động vốn kiến thức của mình, giữ thời gian, năng lực, lòng nhiệt tình cao độ trong quá trình tìm tòi và sửa chữa những lỗi câu sai của học sinh Tiểu học. Qua thực tế tìm hiểu ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc học sinh lớp 4 viết được câu đúng ngữ pháp, hay là một vấn đề không đơn giản. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp học cho các em trường Tiểu học đã đưa học sinh thực sự chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, học sinh là chủ thể trong mọi hoạt động học (tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức) trước những vấn đề đặt ra, học sinh chủ động suy nghĩ, giáo viên gợi mở, hỗ trợ, hướng các em vào trọng tâm vấn đề. Hơn nữa, ở các lớp dưới, các em mới chỉ đặt các câu hỏi đơn giản gồm hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ (câu đơn). Lên lớp 4, các em phải đặt các câu có các thành phần phụ như: trạng ngữ, …. Đây là những kiến thức mới mẻ. Việc vận dụng ngữ pháp để đặt những câu này là vấn đề khó, bỡ ngỡ với các em do đó còn rất nhiều em sai chưa hoàn chỉnh hoặc nội dung chưa rõ ràng thoát ý. Về mặt tâm lý, các em chưa có sự tập trung cao trong mọi hoạt động, các em hay chán nản trước các vấn đề phức tạp và kinh nghiệm sống của các em còn Trang 2 chưa nhiều. Ta thấy rằng chất lượng của việc học Tiếng việt thường được đánh giá bằng bài Tập làm văn, thuật truyện, văn tả cảnh, tả người, văn tả con vật. Những loại văn này đòi hỏi các câu văn phải chính xác, rõ ràng. Như vậy bài tập làm văn mới chuyển tải được nội dung, yêu cầu của đề bài. Ngoài ra môn Tập làm văn còn yêu cầu bố cục phải rõ ràng, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Trong khi đó một số giáo viên chưa coi trọng việc sửa chữa câu văn sai (hoặc chấp nhận những câu sai đó), chưa có sự nhận xét để hướng dẫn các em tìm tòi sáng tạo những câu văn đúng, rõ ràng, mạch lạc hơn nữa. Tóm lại, việc viết đúng các câu văn là yếu tố quan trọng hình thành cho học sinh cách trình bày bài tốt một văn bản, giúp học sinh có khả năng lĩnh hội tri thức, phát triển tư duy và giao lưu hàng ngày, bạo dạn trước tập thể, giúp nhân cách học sinh phát triển toàn diện. Chính vì vậy, việc "Rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện từ và câu" là vấn đề cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên có tâm huyết với nghề. II. Mục đích nghiên cứu "Rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện từ và câu" nhằm đạt được những mục đích sau: Giúp học sinh lớp 4 thấy được nguyên nhân dẫn đến câu sai, từ đó giúp các em sửa chữa để có những câu văn đúng, hay, giàu hình ảnh, hướng các em biết vận dụng phần kiến thức phân môn luyện từ và câu vào việc đặt câu. Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trọn vẹn về ý, khả năng diễn đặt mạch lạc, lưu loát trước tập thể đối với những môn học khác. Bên cạnh đó giúp các em thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ của bộ môn, là công cụ để tạo đà cho học sinh nhận thức tốt các môn học khác cũng như quá trình tư duy và giao tiếp hàng ngày. Đáp ứng được mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Đây là cơ sở để giáo dục lòng yêu quý tôn trọng Tiếng việt trong các em, có ý thức giữ gìn mở rộng sự phong phú trong sáng của Tiếng việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp tôi về việc bồi dưỡng tay nghề, củng cố thêm vốn tri thức, hành trang sư phạm cho bản thân để vững bước trên con đường sự nghiệp. Trang 3 III. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014 - Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Đồn Đạc. IV. Đóng góp mới về mặt thực tiễn - Qua nghiên cứu trang bị thêm vốn hiểu biết của bản thân về phương pháp dạy học tích cực trong môn Luyện từ và câu. - Tiếp tục phân tích thực trạng của giáo viên và học sinh, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết luyện từ và câu. - Nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu, qua đó nâng cao chât lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4. - Đóng góp kinh nghiệm giảng dạy của mình với bạn bè đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao tay nghề, tích luỹ chuyên môn. - Vận dụng những hiểu biết trang bị cho tiết dạy đạt kết quả cao. Trang 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I. Cơ sở lí luận Trong các tài liệu ngôn ngữ học ở nước ta cũng như trên thế giới đã có nhiều định nghĩa về câu. Những định nghĩa đó thể hiện những quan điểm có phần khác nhau. Tuy nhiên, qua những cách xác định khác nhau đó vẫn có một số nét chung được coi là đặc trưng của câu. Khác với âm vị, âm tiết, hình vị, từ và cụm từ cố định, câu không phải là đơn vị có sẵn. Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dựa vào các đơn vị có sẵn và các qui tắc kết hợp các đơn vị ấy. Về mặt này, câu giống như các cụm từ tự do và như các đơn vị cao hơn (đoạn văn, văn bản). Câu thể hiện được một ý tương đối trọn vẹn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm của người nói hay viết. Tuy tính chất trọn vẹn này chỉ là tương đối nhưng nó cũng đủ làm cho người nghe (hay người đọc) hiểu được người nói (hay người viết) muốn nói về cái gì, hiểu được thái độ tình cảm của người nói ra sao. Từ đó, câu là đơn vị có chức năng khác với các đơn vị thấp hơn nó. Câu giúp cho việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng tình cảm từ người này sang người khác. Các đơn vị thấp hơn câu có những chức năng khác, có thể gọi chức năng này của câu là "chức năng thông báo" so với các đơn vị cao hơn câu mà cũng thực hiện được chức năng thông báo (đoạn văn, văn bản) thì câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất. Câu có một cấu tạo ngữ pháp nhất định và có một ngữ điệu kết thúc. Ở dạng đơn giản và bình thường nhất, câu có cấu tạo gồm hai thành phần chính ứng với hai thành phần biểu hiện nội dung nói về đối tượng ấy. Ngữ điệu kết thúc báo cho người nghe biết câu đã trọn vẹn, trên chữ viết nó được thể hiện bằng một dấu chấm câu. II. Cơ sở thực tiễn: - Năm học 2013 - 2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 với tổng sĩ số là 17 em, trong đó: + Học sinh giỏi: 03 em + Học sinh tiên tiến: 06 em + Học sinh trung bình: 06 em + Học sinh yếu: 02 em Với đặc điểm của lớp như trên, tôi cũng gặp những khó khăn nhưng cũng có phần thuận lợi như sau: Trang 5 1. Thuận lợi: - Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời. - Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập. - Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình. - Hầu hết các em đều đọc viết thành thạo. - Giáo viên có nhiều năm dạy lớp 4 nên nắm chắc chương trình lớp 4. 2. Khó khăn: - Lớp có ít học sinh giỏi, học lực của các em đa số là trung bình và yếu, đến 1/2 học sinh trong lớp nói ngọng và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp. - Một số phụ huynh học sinh làm nghề nông nghiệp nên bố mẹ các em không có thời gian quan tâm đến con em mình học tập. Một số phụ huynh không biết chữ hoặc trình độ văn hóa mới hết lớp 3, 4 nên không thể kèm cặp, giúp đỡ các em trong việc học tập. 3. Cơ sở của việc rèn viết câu đúng: Như chúng ta đã biết, câu không phải là đơn vị có sẵn. Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào đơn vị có sẵn là từ ngữ, câu chính là do "từ" tạo thành và diễn đạt được ý trọn vẹn. Vậy cơ sở nào để học sinh lớp 4 viết, nói được những câu văn chính xác, đúng nếu như không phải là hệ thống kiến thức luyện từ và câu. Những kiến thức luyện từ và câu luôn giúp các em có được những câu văn đúng về mặt ngữ pháp, hay về mặt nội dung. Do đó, trong quá trình dạy và học luyện từ và câu cần chú ý đến những vấn đề sau: * Thứ nhất là: khắc sâu cho các em bản chất của câu chính là do tự ngữ tạo nên. Trong kho tàng ngôn ngữ của chúng ta có biết bao nhiêu từ ngữ tạo nên những ý nghĩa khác nhau, phải sắp xếp những từ ngữ sao cho tạo thành một hệ thống nhất định diễn tả một ý trọn vẹn mới có thể tạo nên một câu hoàn chỉnh. Ngoài ra những hệ thống từ ngữ dẫu có dài bao nhiêu nhưng không diễn đạt được một ý trọn vẹn thì cũng không phải là câu. Ví dụ: Trong chuỗi từ "Đêm nay, anh đứng gác ở trại" do bảy từ kết hợp lại theo một trật tự nhất định diễn tả một ý đến với người đọc rằng anh bộ đội đêm nay đang làm nhiệm vụ đứng gác ở trại. Chuỗi từ trên mang đầy đủ các điều kiện của một câu, nên nó đã trở thành một câu văn hoàn chỉnh. Ta hãy thử thay đổi trật tự của câu văn trên xem nó còn là một câu nữa không "Ở trại gác đứmg anh đêm nay". Cũng vẫn chỉ là những từ ngữ đó nhưng bây giờ chúng không diễn đạt được ý gì, do vậy hệ thống từ trên không trở thành một câu được. Vậy sắp xếp lựa chọn từ ngữ để tạo thành câu là một vấn đề cơ bản, cốt lõi Trang 6 để giúp học sinh tạo nên câu văn riêng không? Đây là vấn đề hay nhầm lẫn của học sinh khi đặt câu hỏi hoặc khi viết văn, do vậy trong quá trình cung cấp kiến thức ngữ pháp phải đặc biệt chú ý hướng các em tránh những sai phạm trên. Ví dụ: Khi làm bài văn tả cây bút chì Trần Minh Giang học sinh viết "Chiếc bút chì của em dài hơn một gang tay, thân bút tròn như chiếc đũa vỏ ngoài bút sơn màu xanh thấm láng bóng trên nền xanh ấy nổi bật một hàng chữ vàng in lấp lánh". Hệ thống từ ngữ của em Trần Minh Giang đã diễn đạt được cây bút chì với những đặc điểm về chiều dài, hình dáng và đặc điểm bên ngoài, do vậy nó chứa đựng rất nhiều ý. Để câu văn đúng, chính xác hơn, lời văn của học sinh diễn đạt sẽ rõ ràng mạch lạc hơn ta có thể dễ dàng dùng các dấu câu để tránh những ý câu văn ra thành nhiều câu như sau: "Chiếc bút chì của em dài hơn một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh thẫm láng bóng. Trên nền xanh ấy nổi bật một hàng chữ vàng in lấp lánh". Nội dung của câu đầy đủ, chính xác ta phải đảm bảo những vấn đề trên. Về hình thức của câu khi viết và đọc những kiến thức ngữ pháp cần phải nghỉ hơi trước khi đọc tiếp sang câu khác. Khi viết chữ cái đầu phải viết hoa và cuối mỗi câu có một dấu chấm câu. * Thứ hai là: Các kiến thức phân môn luyện từ và câu cung cấp cho các em về việc phân loại câu theo mục đích nói. Môn Tiếng việt ở Tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh có kỹ năng vận dụng vào để tư duy và giao tiếp. Sản phẩm của nó trước hết là những câu văn hoàn chỉnh. Để có được sản phẩm này, các em phải huy động bốn kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết), trong đó kỹ năng nói rất quan trọng. Tuỳ vào mục đích nói khác nhau người ta chia câu văn ra làm một số loại. Nội dung này chiếm 1/3 tổng số kiến thức ngữ pháp trong chương trình tiếng việt lớp 4. Nhằm kể một sự việc hay tả một cảnh vật, sự vật cho người khác biết, người nói thường phải lựa chọn hệ thống các câu sao cho phù hợp nhằm truyền tải được nội dung sâu sắc nhất, những hệ thống câu đó người ta gọi là câu kể. Khi nói, câu kể được hạ giọng ở cuối câu. Khi viết, chữ cái đầu dòng của câu kể phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm, chấm lửng hoặc dấu hai chấm, cụ thể là: Ví dụ: Dấu chấm lửng ở cuối câu kể: "Hàng ngày em quét nhà, rửa ấm chén, nhặt rau, lau bàn ghế…" Dấu hai chấm ở cuối câu kể: "Một buổi chiều, ông nói với mẹ An- đrây- ca: Bố khó thở lắm !…" Nhưng muốn hỏi người khác về một sự vật, sự việc ta lại sử dụng câu hỏi. Trang 7 Ví dụ: Các em đã làm bài tập chưa? Bài toán này có mấy cách giải? Đề tài này thuộc thể loại gì? Trong câu hỏi thường có những từ chuyên dùng để hỏi như: ai, gì, nào, thế nào, làm sao, chưa, à, hả… Khi nói, câu hỏi được cất cao giọng ở giữa câu và cuối câu, nhấn mạnh vào từ cần được trả lời. Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. Ở ba câu trên ta cất cao giọng khi nói từ (chưa, có) và nhấn giọng từ (làm bài, có mấy, thể loại) như vậy độ diễn đạt sẽ cao, câu sẽ rõ ràng. Khi yêu cầu người khác làm một hoặc vài việc gì người ta sử dụng một hệ thống câu hỏi đó là câu cầu khiến. Trong câu cầu khiến, thường có các từ chuyên dùng để tỏ ý mời mọc, đề nghị, khuyên bảo, bắt buộc, ngăn cấm, nhờ vả, sai khiến… như mời đề nghị, yêu cầu, nên, hãy, phải, cần, chớ, đừng, cấm… Khi nói câu cầu khiến được cất giọng mạnh hay nhẹ tuỳ theo nội dung mời mọc, đề nghị, khuyên bảo, bắt buộc hay ngăn cấm. Khi viết cuối câu cầu khiến có dấu chấm cảm (!). Ví dụ: "Cô mời Minh Giang lên bảng làm bài tập số 3!" Câu này tuy sử dụng từ "mời" song thực chất là một lời đề nghị học sinh lên bảng làm bài tập. Do vậy cần nhấn giọng ở Minh Giang, lên bảng, làm bài tập". Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình trước những hiện thực khách quan người ta sử dụng câu cảm. Trong câu cảm thường có những từ ngạc nhiên, thán phục, đau xót… như ôi, a, ồ, eo ôi, chao ôi, trời ơi! … hay sự đánh giá quá, lắm, ghê thật… Ví dụ: "Em ngoan lắm!" "A! mẹ đã về". "Ô ! Trời đổ mưa"… Khi nói câu cảm có giọng thay đổi phù hợp với tình cảm và cảm xúc diễn tả trong câu. Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm cảm (!). Tuy câu cảm và câu cầu khiến có sự giống nhau ở dấu câu, nhưng ở hai loại câu này mang một nội dung hoàn toàn khác nhau. Do vậy khi truyền thụ những kiến thức ở phần này chúng ta cần tập trung phân tích để tránh sự nhầm lẫn trong quá trình hình thành câu ở các em. Khi ta dùng câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm để chuyện trò, hỏi đáp trực tiếp với người khác thì đó là những câu hội thoại. Ví dụ: Một hôm, Đỗ Thái Hậu và vua tới thăm Tô Hiến Thành, hỏi: Trang 8 - Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông? Tô Hiến Thành không do dự, đáp: - Có giám nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái Hậu ngạc nhiên nói: - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu: - Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. Tóm lại: Việc tìm hiểu vấn đề trên không chỉ giúp cho học sinh nắm được các kiểu câu chia theo mục đích và có khả năng vận dụng đặt được các câu văn mang nội dung đó mà cần có sự so sánh, đối chiếu để học sinh thấy được sự khác nhau giữa mục đích thông báo nội dung. Cần lưu ý cho các em một điểm khác nhau đó là cách dùng dấu câu ở mỗi loại câu, đây là điểm khác nhau về mặt hình thức giữa các câu. * Thứ ba là: Các thành phần cấu tạo nên câu. Nói đến câu không thể không nói đến các bộ phận quan trọng nhất và không thể thiếu được nếu không có hoàn cảnh đặc biệt. Chủ ngữ là bộ phận chính của câu (nếu thiếu chủ ngữ câu không tồn tại) chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, đôi khi nó đứng ở cuối câu và chỉ người, loài vật, đồ vật, cây cối… được miêu tả nhận xét trong câu. Chủ ngữ có thể do một từ hoặc do nhiều từ tạo thành. Ví dụ: "Hoa hồng rất đẹp". Chủ ngữ của câu là Hoa hồng. Vậy trong trường hợp trên CN có hai từ. "Cây phượng già trong sân trường đã nở hoa". Chủ ngữ trong câu trên là một cụm từ "cây phượng già trong sân trường" "Mai đang viết thư cho bố". Câu trên chủ ngữ lại chỉ có một từ "Mai". Bên cạnh các trường hợp trên còn có trường hợp chủ ngữ do nhiều từ, nhóm từ kết hợp bình thường với nhau tạo thành. Ví dụ: "Cây lan, cây Huệ, cây Hồng nói chuyện với nhau bằng hương, bằng hoa". Khi câu có hai hay nhiều chủ ngữ như vậy người ta thường đặt các chủ ngữ kế tiếp nhau và giữa chúng có thể cùng dấu câu là dấu phẩy hoặc dùng các từ nối như, và, cùng, với… để ngăn cách chúng. Vị ngữ là bộ phận chính của câu (nếu thiếu nó câu trở nên vô nghĩa). Vị Trang 9 ngữ thường đứng sau chủ ngữ, nói rõ chủ ngữ là gì, làm gì, như thế nào. Vị ngữ có thể do một hoặc nhiều từ tạo thành. Ví dụ: "Trời mưa" Câu trên vị ngữ là một từ "mưa". "Nắng vàng trải khắp cánh đồng lúa". Câu này vị ngữ do nhiều từ tạo nên "trải khắp cánh đồng lúa". Bên cạnh từng trường hợp vị ngữ là một từ kết hợp từ, còn có những trường hợp vị ngữ do hai hay nhiều từ hợp từ bình đẳng với nhau tạo thành. Ví dụ: "Bạn My rất ngoan và học giỏi" "Lê Văn Tám nhỏ mà anh hùng". Ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ ra. Câu còn được cấu tạo bởi các thành phần phụ. Các thành phần phụ trong câu là những phần thêm vào để bổ sung ý nghĩa cho cả khối chủ ngữ - vị ngữ gọi là trạng ngữ. Ngoài ra, phải giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học ở trên vào việc đặt câu. Ví dụ: Muốn đặt câu có thành phần định ngữ thì ta phải xác định được danh từ chính của câu cần đặt, chẳng hạn danh từ chính của câu là học sinh trong câu "Học sinh được khen" ta có thể thêm thành phần định ngữ "của đội tuyển văn" bổ sung ý nghĩa cho danh từ "học sinh" và câu văn sẽ hay hơn. "Học sinh của đội tuyển văn được khen". Tóm lại: Là người giáo viên Tiểu học ta cần thực sự chú ý vận dụng nghiên cứu những kiến thức ngữ pháp được phân bố trong chương trình Tiếng việt 4 để hướng dẫn các em viết câu đúng, chính xác. Biết tự nhận ra những câu sai của mình để sửa chữa thành câu cảm về mặt ngữ pháp, hay và gợi cảm về mặt nội dung. Trang 10 [...]... dạy và học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Đồn Đạc 1 Về phía giáo viên 1.1 Ưu điểm: - Giáo viên đi đúng phương pháp dạy học của bộ môn và các dạng bài cụ thể - Giáo viên có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chấm chữa bài nghiêm túc, khách quan - Giáo viên luôn có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo hướng tích hợp 1.2 Tồn tại: - Một số đồng chí giáo viên. .. học, NXB Giáo dục, 2003 2 Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục, 2003 3 Sách giáo viên và Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hiện hành, NXB Giáo dục 4 Sách giáo viên và Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 nâng cao NXB Giáo dục 5 Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học NXB Đại học sư phạm Hà Nội 6 Vui học Tiêng Việt NXB Giáo dục, 2000 7 Các tài liệu tham khảo khác Trang 29 PHỤ... dưỡng chuyên môn cho giáo viên, Tổ chức các buổi chuyên đề trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giải quyết những vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy Trên đây là một số việc mà bản thân tôi đã thực hiện để rèn kỹ năng viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện từ và câu Trong điều kiện còn hạn chế, đề tài này chỉ đề cập đối tượng học sinh Tiểu học thuộc lớp 4 ở trường Tiểu học Đồn Đạc- Ba Chẽ... dẫn chữa lỗi: - Giáo viên phân tích các câu văn cụ thể của học sinh trong bài viết Cho học sinh đọc và nêu cách sửa lỗi cho bạn Giáo viên công nhận hoặc bổ sung thêm cho câu văn hoàn chỉnh Yêu cầu học sinh có câu sai viết lại câu đúng vào vở - Giáo viên đọc mẫu một đoạn văn hay, một bài văn tốt về nội dung và bố cục, có sự sáng tạo khi kể chuyện; dùng từ và sắp xếp ý có sự liên kết .Giáo viên hỏi để tìm... pháp là sai vì thiếu bộ phận chủ ngữ, nhưng giáo viên đã bỏ qua lỗi đó mà chấp nhận như là một câu đúng Đây chính là điều đáng lưu ý đối với mỗi giáo viên II Một số biện pháp rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn Trang 17 luyện từ và câu cơ sở Làng Mô trường Tiểu học Đồn Đạc Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lỗi viết câu của học sinh lớp 4 theo tôi để khắc phục những hạn chế trên... thời gian và đối tượng nghiên cứu 4 IV Đóng góp mới về lí luận và thực tiễn 4 B Phần nội dung 5 Chương I: Tổng quan 5 I Cơ sở lí luận 5 II Cơ sở thực tiễn 5 Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu 11 I Thực trạng về kỹ năng viết câu của học sinh lớp 4 cơ sở Làng Mô trường tiểu học Đồn Đạc 11 II Một số biện pháp rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện từ và câu cơ sở Làng Mô trường tiểu học Đồn... dạy học còn theo khuôn mẫu, diễn đạt còn lúng túng chưa sáng tạo Giờ học buồn tẻ chưa gây được hứng thú trong tiết dạy cho học sinh Vốn từ ngữ của giáo viên còn nghèo nàn, học sinh chưa thực sự chủ động nắm bắt kiến thức - GV mới chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh khá, giỏi 2 Về phía học sinh: - Khi hỏi về sự yêu thích môn học luyện từ và câu chỉ có 1/3 số em thích học bộ môn với lý do là tiết học. .. dạy học, để dạy cho học sinh kĩ năng làm tốt các bài luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung 3 Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối tượng học sinh Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao 4 Giáo viên. .. phải không ngừng học hỏi, từ rèn luyện, tự bồi dưỡng cho mình không chỉ những kiến thức về câu nói riêng và kiến thức về bộ môn Tiếng việt nói chung mà phải trau dồi tất cả các kiến thức của mọi môn học để phục vụ cho việc giảng dạy ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn II Kiến nghị: 1 Đối với nhà trường: Để rèn luyện kỹ năng viết câu cho HS qua phân môn luyện từ và câu ở lớp Trang 27 4 có kết quả cao... chán - Học sinh hiểu nghĩa của từ còn hạn chế - Vốn từ còn quá ít ỏi - Kĩ năng nói và viết thành câu còn nhiều hạn chế - Tìm hiểu về từ loại còn hay lẫn lộn vv 3 Những lỗi thường thấy của học sinh Tiểu học khi học phân môn luyện từ và câu 3.1 Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu: Đây là lỗi học sinh mắc tương đối nhiều, là mỗi về cấu trúc như thiếu, hoặc thừa, câu không phân định các thành phần câu hoặc . có bạn Ánh là học sinh giỏi và cũng là người bạn của em Trang 14 bạn còn là người con ngoan và hiếu thảo bạn và em đã giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, bạn đã rất quý và tôn trọng em, còn em cũng. trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dựa vào các đơn vị có sẵn và các qui tắc kết hợp các đơn vị ấy. Về mặt này, câu giống như các cụm từ tự do và như các đơn vị cao. nhiều năm dạy lớp 4 nên nắm chắc chương trình lớp 4. 2. Khó khăn: - Lớp có ít học sinh giỏi, học lực của các em đa số là trung bình và yếu, đến 1/2 học sinh trong lớp nói ngọng và chưa thực sự

Ngày đăng: 29/01/2015, 20:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan