nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

41 615 1
nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 1 VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MỤC LỤC A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 3 1. Một số vấn đề cơ bản về FDI 3 1.1. Khái niệm về FDI 3 1.2. Các nhân tố thúc đẩy FDI 5 1.3. Những lợi ích của việc thu hút FDI 6 2. Khái quát xu hướng FDI trên thế giới 7 B. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI VIỆT NAM 9 1. Thực trạng FDI tại Việt Nam 9 1.1. Tình hình vốn FDI đăng ký và thực hiện 9 1.2. Những tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam 11 1.2.1. FDI trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 11 1.2.2. FDI nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu 12 1.2.3. FDI tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực 13 1.2.4. FDI đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô 13 1.2.5. Những tác động tích cực gián tiếp khác 14 2. Một số hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam 14 2.1. Một số hạn chế trong thu hút và sử dụng vốn FDI 15 CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 2 2.1.1. Hiệu quả của vốn FDI còn thấp, chuyển giao công nghệ chậm chạp, chuyển giá ra ngoài, khu vực FDI chưa tạo ra được tác động lan tỏa tới các khu vực kinh tế khác như mong muốn 15 2.1.2. Những bất cập trong cấu trúc vốn FDI 17 2.1.3. Tình hình trì hoãn thực hiện dự án và rút vốn đầu tư gia tăng 23 2.1.4. Phân cấp đầu tư còn nhiều bất cập 25 2.1.4. Tác động tiêu cực của FDI tới môi trường 27 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam 29 C. XU HƯỚNG FDI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 32 1. Xu hướng FDI vào Việt Nam 32 2. Kiến nghị về chính sách và biện pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực, nâng cao hiệu quả FDI 34 2.1. Cần có quan điểm, tư duy, định hướng mới về thu hút và sử dụng FDI 35 2.2. Giải quyết tốt những “nút thắt cổ chai” của nền kinh tế trong thu hút và sử dụng FDI 35 2.3. Hướng mạnh FDI vào các mục tiêu phát triển 36 2.4. Thu hút và sử dụng FDI phải phù hợp và hỗ trợ quy hoạch phát triển mới các vùng kinh tế 37 2.5. Thu hút và sử dụng FDI phải hài hòa, bổ trợ cho chiến lược phát triển các doanh nghiệp 38 2.6. Cần có các chính sách riêng biệt thu hút các nhà đầu tư chiến lược 38 2.7. Thực hiện mạnh mẽ cải cách thể chế, chính sách kinh tế 38 CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 3 A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1. Một số vấn đề cơ bản về FDI 1.1. Khái niệm về FDI Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác ấy. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia ấy để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế; và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 4 kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”. Hiện nay, trên thế giới dòng vốn FDI được biểu hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể: - Phân theo bản chất đầu tư: (1) Đầu tư phương tiện hoạt động: Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. (2) Mua lại và sáp nhập (M&A): Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. - Phân theo tính chất dòng vốn: (1) Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. (2) Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. (3) Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. - Phân theo động cơ của nhà đầu tư: (1) Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. (2) Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện, nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 5 (3) Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.2. Các nhân tố thúc đẩy FDI Vốn FDI là nguồn vốn quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nhiều nước. Các nhân tố chính thúc đẩy FDI bao gồm: - Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước: Giữa các nước luôn tồn tại sự khác biệt về năng suất cận biên của vốn. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn, trong khi một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm được xem xét bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm cho nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) cho rằng, khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa thì là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. - Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị…) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 6 quốc gia có lợi thế lớn về vốn và công nghệ thường đầu tư vào những nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường có thị trường tiêu thụ tiềm năng - Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Thí dụ, Nhật Bản thường bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các đối tác của Nhật Bản lại bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn tiến hành đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu. - Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại cũng khá mạnh mẽ 1 . Bằng con đường đầu tư vào các nước phát triển, nhiều nước đang phát triển có thể tiếp cận nhanh và khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ hiện đại từ các nước phát triển. - Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 1.3. Những lợi ích của việc thu hút FDI Lợi ích của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư thể hiện ở một số điểm chính sau đây: - Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, phải có nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. 1 Các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM,… CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 7 - Tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. - Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và toàn cầu. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. - Tạo việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước tiếp nhận FDI, sẽ được doanh nghiệp cung cấp. Điều này góp phần tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước tiếp nhận FDI. - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. 2. Khái quát xu hướng FDI trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có tác động sâu sắc đến các dòng vốn trên thế giới, trong đó có FDI. Tiếp theo đà suy giảm của năm 2008, các dòng vốn trên thế giới giảm mạnh trong năm 2009. Nguyên nhân chính của sự giảm sút FDI là do các hoạt động đầu tư mới cũng như sát nhập và mua lại đều giảm. Hiện tượng nhiều công ty rút vốn đầu tư cũng góp phần khiến cho tổng FDI toàn cầu giảm mạnh. Về chủ thể đầu tư và nhận đầu tư, các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) là những địa điểm hấp dẫn, song FDI vào các ngành theo định hướng xuất khẩu của các quốc gia này giảm do cầu của các nước phát triển sụt giảm mạnh. Có một xu hướng đáng lưu ý đã hình thành là việc các nước mới nổi đang ngày càng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, nhiều quốc gia gặp khó khăn trong nỗ lực trả nợ. Mỹ, Nhật Bản và hầu hết các nước phát triển đều là những “nhà nước - con nợ” khổng lồ với chỉ số tín CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 8 nhiệm không ổn định, thậm chí có nguy cơ tụt hạng. Theo Tạp chí BusinessWeek số tháng 1/2010, năm 2009 tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản là 227%, Mỹ 93,6%, Bồ Đào Nha 84,6%, Đức 84,5%, Pháp 82,6%, Tây Ban Nha 54%… Do vậy, cộng đồng quốc tế đang và có thể phải tung ra các khoản cứu trợ lớn để giúp các nước - con nợ (có thể tới 90-150 tỷ Euro cho Hy Lạp, 40 tỷ Euro cho Bồ Đào Nha và 350 tỷ Euro cho Tây Ban Nha). Có thể nói, quả bom nợ nần đang treo lơ lửng, có nguy cơ gây những bất ổn khó lường và trở thành vũ khí gây áp lực chính sách mới đối với nhiều quốc gia và cả nền kinh tế thế giới… Theo đánh giá của UNCTAD, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tồi tệ đến kế hoạch năm 2009 của các công ty đa quốc gia - một nhân tố quan trọng trong FDI toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã khiến FDI của các công ty này giảm 2/3 lượng vốn đầu tư trong năm 2009, do tín dụng bị siết chặt và lợi nhuận giảm. Tính chung cả năm 2009, FDI toàn cầu đã thu hẹp gần 30%. Tuy nhiên UNCTAD dự báo FDI sẽ phục hồi chậm vào năm 2010, sau đó sẽ tăng mạnh vào năm 2011, do các công ty đa quốc gia sẽ bắt đầu đầu tư trở lại. Các ngành công nghiệp có tác động đến chu kỳ kinh doanh và đang hoạt động tại các thị trường có lượng tiêu thụ ổn định, chẳng hạn như nông nghiệp, có thể trở thành động lực cho đợt bùng nổ FDI tiếp theo. Bảng 1. Luồng vồn FDI toàn cầu Năm Lượng vốn FDI 2009 1.200 tỷ USD 2010 (Dự báo) 1.400 tỷ USD 2011 (Dự báo) 1.800 tỷ USD Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2009. Có nhiều nghiên cứu đánh giá cho rằng, năm 2010, dòng FDI thế giới có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò động lực chủ đạo của các nước này thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên, dự báo dòng vốn này sẽ tăng trưởng chậm theo sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với mức bình quân 2,5% GDP toàn cầu trong giai đoạn 2010 – 2014. Thậm chí, đến năm 2014, dòng FDI toàn cầu sẽ vẫn thấp hơn so với mức đỉnh điểm của năm 2007. Bối cảnh mới và các xu hướng mới nói trên đang đặt ra yêu cầu về các chính sách mới ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Theo đó, yêu cầu hàng đầu vẫn là cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi hơn và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, các tổ chức cũng như các chính phủ cần có những đột phá trong cải cách khu vực tài chính – ngân hàng nhằm tăng trách nhiệm và hiệu quả của các định chế tài chính, giảm nguy cơ bất ổn định trong tương lai và CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 9 làm cho khu vực này linh hoạt hơn, quản lý tốt hơn dòng vốn đang tái xuất hiện. Đồng thời, các yêu cầu và cơ chế về sự phối hợp điều hành kinh tế đa phương trở nên phổ biến và linh hoạt hơn, tầm ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế phi chính phủ sẽ được mở rộng hơn… B. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng FDI tại Việt Nam 1.1. Tình hình vốn FDI đăng ký và thực hiện Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, FDI đã có những đóng góp đáng kể. Hiện nay, đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì nguồn vốn FDI tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng. Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Xu hướng thay đổi chủ đạo trong chính sách FDI chung là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện, tạo môi trường đầu tư theo xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những thay đổi này xuất phát từ ba yếu tố chính: (1) thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (2) thay đổi trong chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam; và (3) những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Theo định hướng chính sách, Việt Nam tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực có thể tận dụng được lợi thế của các công ty đa quốc gia, bao gồm các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông ; các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…; những ngành có khả năng sinh lợi cao như du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác,… để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa theo cam kết hội nhập WTO (Bảng 2). Bảng 2. Danh mục các ngành ưu tiên thu hút FDI và các công ty đa quốc gia mục tiêu Ngành mục tiêu Các công ty đa quốc gia mục tiêu Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 10 Hoá chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dầu khí Mỹ, EU, Nga Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dệt may, Da giầy Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006). Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam là nước có môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, hơn nữa các Bộ, ngành và địa phương đều rất tích cực trong việc thu hút FDI và có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành. Điều này đã góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2009, ước tính Việt Nam đã thu hút được hơn 190 tỷ USD vốn FDI đăng ký, với số vốn thực hiện trong giai đoạn 1988 – 2009 đạt gần 67 tỷ USD, bằng 34,72% lượng vốn đăng ký. Bảng 3 và Hình 1 dưới đây cho thấy thực tế và xu hướng biến động vốn FDI trong giai đoạn 2001-2009. Bảng 3. Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2001 – 2009 Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký 2001 555 3142,8 2450,5 0,78 2002 808 2998,8 2591,0 0,86 2003 791 3191,2 2650,0 0,83 2004 811 4547,6 2852,5 0,63 2005 970 6839,8 3308,8 0,48 2006 987 12004,0 4100,1 0,34 2007 1544 21347,8 8030,0 0,38 2008 1557 717260 11500,0 0,16 2009 839 21482,1 10000,0 0,47 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hình 1: Xu hướng phát triển FDI giai đoạn 2001 – 2009 ở Việt Nam [...]... ánh thái c a nhà u tư nư c ngoài i v i th trư ng Vi t Nam, vì b n thân các t p oàn trên th gi i cũng g p r t nhi u khó khăn trong cơn bão tài chính v a qua Trong khi ó, Chính ph Vi t Nam ti p t c có các chính sách ưu ãi, t o nhi u i u ki n thu n l i cho các nhà u tư nư c ngoài ây là y u t quan tr ng giúp Vi t Nam thu hút u tư trong nh ng năm t i Các lĩnh v c thu hút FDI vào Vi t Nam ư c d báo phát... nghi m i u ch nh Ngu n: Nâng cao ch t www.sbsc.com.vn, 2010 lư ng thu hút FDI: Tinh l c và nh hư ng u tư, Ngoài ra, s phân c p quá m nh d n t i m t s h l y khác, như vi c cung c p ph c v thông tin u tư nư c ngoài k p th i c a các a phương lên Trung ương, công tác qu n lý, i u hành, phân tích và d báo c a chính ph v các bi n ng, các xu th u tư vào Vi t Nam là r t khó khăn Vi c thu th p thông tin v tình... Khi thu hút FDI t các công ty a qu c gia, các doanh nghi p và n n kinh t có thêm cơ h i tham gia m ng lư i toàn c u, t o thu n l i hơn cho vi c y m nh xu t kh u 2 M t s h n ch và các y u t FDI Vi t Nam nh hư ng 3 n vi c thu hút và s d ng v n Lê Xuân Bá, Tác ng c a u tư tr c ti p nư c ngoài t i tăng trư ng kinh t xu t b n khoa h c k thu t, Hà N i, năm 2006 CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư li u Vi t Nam, ... giá cao v môi trư ng u tư nư c ngoài và là i m n h p d n cho FDI năm 2010 B K ho ch và u tư d ki n thu hút v n FDI t 2225 t USD và v n th c hi n t 10-11 t USD, tăng kho ng 10% so v i v n th c hi n năm 2009 V i k t qu này, FDI ư c coi là m t trong nh ng ng l c chính c a tăng trư ng kinh t Vi t Nam trong năm 2010 Cơ c u FDI vào Vi t Nam cũng có m t s thay i do nh hư ng c a cu c kh ng ho ng tài chính và. .. Trong khi ó, 5 a phương thu hút FDI ít nh t g m c Nông, Hà Giang, Cà Mau, Lai Châu và i n Biên ch thu hút ư c t ng c ng 20 d án v i s v n ăng ký v n v n 35,14 tri u USD Như v y 5 a phương u g p 5 a phương sau hơn 380 l n v s d án và g p g n 2.850 l n v v n (B ng 4) B ng 4 5 TT a phương thu hút FDI nhi u nh t và 5 a phương thu hút FDI ít nh t, tính n 15/12/2009 a phương 5 a phương thu hút nhi u FDI nh t... u Vi t Nam, Nhà 14 2.1 M t s h n ch trong thu hút và s d ng v n FDI Tuy ã t ư c nhi u thành t u và góp ph n không nh vào quá trình phát tri n kinh t - xã h i, nhưng i sâu vào phân tích th c tr ng thu hút và s d ng FDI Vi t Nam có th th y còn nhi u v n c n xem xét và i u ch nh 2.1.1 Hi u qu c a v n FDI còn th p, chuy n giao công ngh ch m ch p, chuy n giá ra ngoài, khu v c FDI chưa t o ra ư c tác ng... t xám cao hơn, nhi u tri th c hơn, Vi t Nam có nhi u kh năng tr thành m t a i m u tư thay th cho Trung Qu c i v i nh ng d án u tư vào nh ng ngành thâm d ng lao ng CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư li u 32 S chuy n d ch cơ c u kinh t th gi i, c bi t là kinh t Trung Qu c như ã nêu trên, ti p t c có nh ng tác ng áng k t i cơ c u FDI vào Vi t Nam nói riêng và cơ c u u tư t i Vi t Nam nói chung Vi t Nam có... nh hư ng t i vi c thu hút và s d ng v n FDI Vi t Nam Th c ti n thu hút và s d ng FDI Vi t Nam trong nh ng năm qua ã mang l i nhi u k t qu tích c c, tuy nhiên cũng b c l nhi u h n ch như ã nêu trên S gia tăng m nh m , có lúc t bi n, ngu n v n FDI vào Vi t Nam ã làm cho nh ng CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư li u 29 m t h n ch v n có, nhưng chưa ho c ch m ư c kh c ph c, c a môi trư ng u tư nư c ta ngày... ng, ngành công ngh cao V tri n v ng, có nhi u cơ s th c t th gi i và trong nư c tin r ng thu hút FDI năm 2010 cao hơn m c tăng 10% so v i năm 2009 mà B K ho ch và u tư t CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư li u 33 ra Xét v cơ c u u tư, thì d ch v , dư c ph m, u ng, th c ph m, b t ng s n ư c d báo v n là nh ng ngành thu hút ư c nhi u FDI hơn so v i các ngành khác Trong khi ó, dòng v n FDI vào các ngành nh... Sông H ng B c Trung b và duyên h i mi n Trung ông Nam B Trung Du và mi n núi phía B c Tây Nguyên ng b ng sông C u Long Ngu n: D a theo s li u c a T ng c c Th ng kê M c dù m t vài năm g n ây các t nh mi n B c và Trung b ã có nhi u n l c và thu hút ư c lư ng v n FDI khá hơn, tuy nhiên, k t qu t ư c chưa như mong mu n M t s vùng thu hút ư c lư ng v n FDI r t th p, áng chú ý là: Trung du và mi n núi phía B . đối tư ng đầu tư. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài. Thông tin – Tư liệu 1 VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MỤC. việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam 29 C. XU HƯỚNG FDI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 32 1. Xu hướng FDI vào Việt

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan