nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp-nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp

210 477 0
nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp-nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN QUYẾT NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội, 2013 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN QUYẾT Văn Quyết NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62 31 70 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG VIỆT BÍCH PGS.TS. LƯƠNG HỒNG QUANG Hà Nội, 2013 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là do tôi viết và chưa công bố. Các cứ liệu nêu ra trong luận án là trung thực, khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Nghiên cứu sinh 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 MỞ ĐẦU 8 Chương 1. PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI 24 1.1. Các cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa … ….24 1.2. Vài nét về tỉnh Đồng Nai 30 1.3. Thành tựu kinh tế văn hóa xã hội 37 1.4. Mô tả các cộng đồng được khảo sát 40 Tiểu kết 67 Chương 2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU CÔNG NGHIỆP 69 2.1. Từ bình diện cộng đồng - sự tham gia của người dân vào các nghi lễ cộng đồng 69 2.2. Các nghi lễ tại gia đình 91 2.3. Từ bình diện cá nhân - các hưởng thụ văn hóa trong đời sống hàng ngày 101 Tiểu kết 113 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CHO CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN TRONG CÁC KCN 116 3.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa cho các cộng đòng nông thôn trong các KCN 116 3.2. Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô 124 3.3. Xây dựng các mô hình phát triển văn hóa 127 3.4 Các biện pháp tăng cường phát triển văn hóa tại các cộng đồng dân cư có KCN ở bình diện tỉnh Đồng Nai 141 Tiểu kết 147 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 169 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ÂL Âm lịch CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐTH Đô thị hóa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội ILO Tổ chức Lao động Quốc tế KCN Khu công nghiệp KKT Khu kỹ thuật LAPTS Luận án phó tiến sĩ LLSX Lực lượng sản xuất NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản ODA Vốn đầu tư nước ngoài QHSX Quan hệ sản xuất TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá TDTT Thể dục thể thao Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh tr Trang UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa Thông tin 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Quy hoạch phát triển một số KCN lớn của tỉnh Đồng Nai 32 Bảng 2: Tổng diện tích đất bị thu hồi qua các năm 44 Bảng 3: Tổng diện tích đất qua các thời kỳ 44 Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ 45 Bảng 5: Cơ cấu hộ gia đình phân theo nghề qua các thời kỳ 45 Bảng 6: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm cư dân tại chỗ 46 Bảng 7: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm dân nhập cư 46 Bảng 8: Diện tích đất bị thu hồi xã Thạnh Phú 48 Bảng 9: Nhân khẩu của xã qua các thời kỳ 48 Bảng 10: Dân nhập cư qua các thời kỳ 49 Bảng 11: Cơ cấu hộ gia đình phân theo nghề qua các thời kỳ 50 Bảng 12: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm cư dân tại chỗ 50 Bảng 13: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm dân nhập cư 51 Bảng 14: Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ 52 Bảng 15: Tổng diện tích đất bị thu hồi qua các năm 53 Bảng 16: Cơ cấu hộ gia đình phân theo nghề qua các thời kỳ 53 Bảng 17: Thống kê dân nhập cư qua các thời kỳ 54 Bảng 18: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm cư dân tại chỗ 54 Bảng 19: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm dân nhập cư 55 Bảng 20: Tổng diện tích tự nhiên bị thu hồi để xây dựng các KCN ở 3 xã 57 Bảng 21: Diện tích đất dành cho nhà trọ trên tổng quỹ đất của hộ ở 3 xã 58 Bảng 22: Lương công nhân qua các thời kỳ 3 xã 59 Bảng 23: Khoản tiền trung bình chi cho thuê nhà một năm của người lao động 60 Bảng 24: Thu nhập trung bình của chủ nhà trọ qua các năm 62 Bảng 25: So sánh thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ 64 Bảng 26: Mức độ đi chùa/nhà thờ trong thời gian rảnh rỗi 68 Bảng 27: Người tham gia sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tại địa phương 69 Bảng 28: Người tham gia vào các thiết chế văn hóa: Cư dân địa phương 70 7 Bảng 29: Người tham gia vào các thiết chế văn hóa: Người dân nhập cư 71 Bảng 30 : Nghi thức trong lễ Kỳ Yên 76 Bảng 31: Chương trình hoạt động của các giáo xứ trong một năm 87 Bảng 32: Nơi tổ chức tang lễ 94 Bảng 33: Hình thức tổ chức tang lễ 94 Bảng 34 Nơi tổ chức đám cưới 98 Bảng 35 Việc tổ chức cưới: Lý do lựa chọn 98 Bảng 36 Tổ chức đám cưới cho người lao động gần nơi ở 99 Bảng 37 Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại nhà máy 102 Bảng 38 Nhà máy của anh chị có tổ chức bất kỳ hoạt động văn hóa nào dưới đây 103 Bảng 39 Tỷ lệ những người biết đến các hoạt động văn hóa do nhà máy tổ chức và có tham gia các hoạt động này 104 Bảng 40 Mức độ thường xuyên trong các hoạt động giải trí dưới đây 105 Bảng 41 Mức độ thường xuyên trong các hoạt động giải trí phân theo giới tính 106 Bảng 42 Mức độ thường xuyên trong các hoạt động giải trí của nhóm chưa lập gia đình phân theo giới tính 107 Bảng 43 Số lần bình quân/người/lần đến các điểm văn hóa dưới đây 108 Bảng 44 Các trang thiết bị chủ yếu trong các gia đình cư dân tại chỗ xã Long Thọ 109 Bảng 45 Các trang thiết bị chủ yếu trong các gia đình cư dân tại chỗ xã Hiệp Phước 110 Bảng 46 Các trang thiết bị chủ yếu trong các gia đình cư dân tại chỗ xã Thạnh Phú 110 Bảng 47 Khu sinh hoạt văn hóa, giáo dục, thông tin 111 Bảng 48 Tham gia hoạt động văn hóa không 112 Bảng 49 Tham gia các hoạt động thể thao 112 Bảng 50 Tổ chức các hoạt động văn hoá trong các dịp lễ, các sự kiện 131 Bảng 51 Tổ chức các hoạt động văn hoá thường xuyên 133 Bảng 52 Tổ chức các hoạt động can thiệp từ trên xuống 133 Bảng 53 Tổ chức tại Trung tâm VHTT xã/phường 135 Bảng 54 Tổ chức tại các khu dân cư có công nhân sinh sống 136 Bảng 55 Các hoạt động can thiệp từ trên xuống 137 Biểu đồ số 1: So sánh thu nhập bình quân đầu người của ba xã 63 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình CNH, HĐH đất nước với sự đầu tư của các đối tác nước ngoài đã hình thành ở nước ta các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là KCN), trong đó tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ vốn đã có những tiềm lực công nghiệp trước 1975 như Bình Dương, Tp. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ các mô hình này, các KCN đã được mở rộng ra các khu vực Trung và Bắc Bộ [77]. Các KCN đã tạo nên một nguồn lực phát triển mới về sức sản xuất, góp phần đưa nước ta tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Phương thức CNH bằng việc phát triển các KCN đã cho phép khai thác tốt tài nguyên, nguồn lực lao động, sử dụng vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, của các nước tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị thương phẩm trên thị trường. Ở bình diện các tỉnh, việc quy hoạch và phát triển các KCN trên các địa phương đang được xem như một phương thức nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn. Về mặt xã hội và văn hoá, việc hình thành các KCN đã tạo nên những luồng di cư mới từ nông thôn ra đô thị, từ các tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển đến các vùng nông thôn của các tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn. Từ đó hình thành ở các địa phương có KCN những vấn đề văn hóa, xã hội mới: tốc độ đô thị hoá tăng vọt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tăng cường hơn nhiều so với trước, mức sống dân cư được cải thiện thích đáng. Bên cạnh đó, quá trình này cũng tạo ra những phức tạp trong quản lý xã hội, một số tệ nạn xã hội phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của các cư dân vốn cư trú trong các cộng đồng làng xã nay bị các luồng di cư làm xáo trộn Đó là một thực tiễn phát triển đa diện và phức tạp hơn nhiều của những cộng đồng nông 9 nghiệp – nông thôn và nông dân khi một phần diện tích đất đai của mình bị chuyển đổi mục đích sử dụng, một bộ phận dân cư phải chuyển dịch nghề, dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng, kèm theo đó là các biến đổi về mặt đời sống tinh thần. Cùng với các chuyển đổi kinh tế xã hội là một phần của những biến đổi văn hoá của các cộng đồng nông thôn khi bị lấy đất làm KCN. Đó là sự thay đổi trong lối sống, từ nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hoá như hưởng thụ các tác phẩm văn hoá, sáng tạo văn hoá, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn mực, các phong tục tập quán như tang ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm tin và tôn giáo… Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn ra do những biến đổi kinh tế xã hội, với sự xuất hiện của các KCN. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu thực trạng đời sống của các cộng đồng có tính chất nông nghiệp – nông thôn khi chuyển sang các cộng đồng có tính chất công nghiệp, đô thị sẽ có ý nghĩa góp phần nhận diện thực trạng đời sống văn hoá nước ta hiện nay trong bối cảnh đất nước có những chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, đồng thời góp phần vào việc đưa ra các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cho việc đưa ra các căn cứ thực tiễn và phát triển chính sách cho ngành văn hoá ở trung ương và các tỉnh. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này lấy thực trạng biến đổi trong đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp – nông thôn được chuyển thành các cộng đồng mang tính đô thị do những áp lực của quá trình CNH, HĐH ở Đồng Nai là việc xây dựng các KCN, làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình. Do chọn khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng nên một số vấn đề sau đây sẽ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu, đó là: 10 - Sự biến đổi kinh tế - xã hội của các cộng đồng nông nghiệp - nông thôn sang cộng đồng đô thị - công nghiệp vừa là cơ sở của các biến đổi đời sống văn hoá, vừa là biểu thị của sự biến đổi đời sống văn hoá cộng đồng; - Các biến đổi trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, thể hiện qua các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài; các tập tục thờ cúng tại miếu, đình, đền…; - Các biến đổi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng thông qua nghiên cứu các lễ hội cộng đồng, các nghi lễ mang tính cộng đồng; - Các biến đổi trong đời sống văn hoá tại gia đình từ đời sống tâm linh cho đến các lễ tục liên quan đến nghi lễ vòng đời người; nếp ăn, ở, mặc… - Các xu hướng hưởng thụ/tiêu dùng văn hoá và những biến đổi của nó dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội như mức sống, học vấn…; - Các biến đổi trong hệ thống giá trị chuẩn mực, lối sống, nếp sống. - Các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình biến đổi đời sống văn hoá; trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, sự giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng miền, giữa nước ta với các nước trên thế giới…; - Các vấn đề về quản lý và chính sách phát triển văn hoá có liên quan trực tiếp đến sự phát triển các KCN, đến việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vùng dân cư có KCN, đặc biệt là các xã nông thôn đang chuẩn bị chuyển nhanh thành thị trấn. Phạm vi nghiên cứu của luận án lấy tỉnh Đồng Nai như một trường hợp nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu là từ 1990 trở lại đây, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành tháng 12 – 1987. Trên thực tế phải đến đầu những năm 90 tốc độ và quy mô đầu tư công nghiệp của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào Việt Nam mới gia tăng, trước hết là các tỉnh Đông Nam Bộ, trong [...]... dựng các khung lý thuyết để làm cơ sở cho các nghiên cứu thực địa Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đã là một bối cảnh mang tính đặc thù để từng nghiên cứu xây dựng cho mình một khung lý thuyết làm nền tảng lý luận Trong các tiếp cận về biến đổi văn hóa tại các cộng đồng nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nổi lên một tiếp cận coi tiến trình biến đổi văn hóa. .. lịch sử nghiên cứu về biến đổi văn hóa đã cung cấp những lý thuyết rất quan trọng cho các nghiên cứu thực địa về sự biến đổi của các xã hội đang chuyển đổi, trong đó đáng lưu ý là công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của Ronald Inghart và Waye E Baker [83], đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và các lý thuyết về sự biến đổi văn hóa trong các xã hội... của các cộng đồng dân cư KCN (47 trang) Chương 3: Phương hướng, giải pháp về xây dựng đời sống văn hóa cho các cộng đồng KCN (33 trang) 24 Chương 1 PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI 1.1 Các cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa Các lý thuyết về biến đổi văn hóa được hình thành chủ yếu dựa trên các lý thuyết về biến đổi xã hội được các học giả... văn hoá của các cộng đồng dân cư này, góp phần vào sự phát triển chung của KCN cũng như các cộng đồng có liên quan tới KCN Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khảo sát các biến đổi đời sống văn hóa của 3 cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông thôn sau khi bị cắt một phần đất nông nghiệp, đất thổ cư để xây dựng các KCN tập trung, đã bị biến đổi như thế nào trong một bối cảnh phát triển nhanh chóng, phát triển “nóng”,... Với các công trình nghiên cứu có liên quan cũng như các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài, chúng ta có thể thấy những điểm cần lưu ý sau: - Với chủ đề biến đổi văn hóa của cư dân KCN tỉnh Đồng Nai, các nghiên cứu về các cộng đồng nông thôn trước tác động của tiến trình công nghiệp hóa, cụ thể ở đây là các KCN, là chưa nhiều - Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ có được từ các KCN như chuyển đổi. .. Nam, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam như Lương Văn Hy, với các công trình Việt Nam thời hậu chiến: động thái của một xã hội đang chuyển đổi (2003), Cuộc cách mạng trong làng: Truyền thống và biến đổi của một xã hội đang chuyển đổi ở Bắc Việt Nam, từ 1925 đến 1988 (1992)[49] Các công trình nghiên cứu của Lương Văn Hy đã có những gợi ý về mặt mô hình nghiên cứu về sự biến. .. sống văn hóa tinh thần hữu hiệu cho các cộng đồng dân cư tại chỗ, vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào việc khảo sát những xu hướng biến đổi trong đời sống văn hoá các cộng đồng dân cư nông nghiệp có liên quan tới quá trình phát triển các KCN ở tỉnh Đồng Nai Từ đây, đề ra các căn cứ khoa học cho việc xây dựng và quản lý văn hoá của các. .. cơ chế chính sách phát triển văn hóa của các cộng đồng nông thôn Đồng Nai có KCN, từ đây, cung cấp các luận giải khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc quản lý văn hóa nông thôn ở tầm vĩ mô 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn này được phát triển trên cơ sở các luận điểm của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước, về quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam... thuần nông nghiệp, với tất cả những biểu hiện của một văn hóa nông nghiệp - nông dân và nông thôn, đã là một tư liệu đầu vào quan trọng để có thể thấy được bức tranh của sự biến đổi văn hóa của một làng quê thuần nông Đầu những năm 2000, trong khu n khổ chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về phát triển văn hoá - con người và nguồn nhân lực, đề tài KX 05.03 về Đời sống văn hoá và xu hướng phát triển. .. cận của nó là nghiên cứu trực tiếp về KCN và đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN, chưa phải là nghiên cứu vào các cộng đồng nông dân – nông thôn dưới tác động của KCN Trong phạm vi đề tài nhà nước KX.05.03, nhóm tác giả do Đình Quang chủ biên đã xuất bản công trình Đời sống văn hóa của các đô thị và KCN Việt Nam [77], do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2005, trong đó có những nghiên . BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN QUYẾT NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH. cộng đồng nông nghiệp - nông thôn sang cộng đồng đô thị - công nghiệp vừa là cơ sở của các biến đổi đời sống văn hoá, vừa là biểu thị của sự biến đổi đời sống văn hoá cộng đồng; - Các biến đổi. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN QUYẾT Văn Quyết NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN TRONG

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan