301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

79 995 10
301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢNTHUẾ TÀI SẢN 1.1 Khái niệm và phân loại tài sản . 3 1.1.1 Khái niệm tài sản . 3 1.1.2 Phân loại tài sản 5 1.2 Khái niệm về sở hữu tài sản và quyền tài sản . 5 1.2.1 Sở hữu tài sản 5 1.2.2 Quyền tài sản 6 1.3 Thuế tài sản 6 1.3.1 Khái niệm về thuế tài sản 6 1.3.2 Cơ sở tính thuế tài sản 7 1.3.3 Sự cần thiết của thuế tài sản trong nền kinh tế 7 1.3.4 Vai trò của thuế tài sản trong nền kinh tế . 8 1.3.5 Vị trí thuế tài sản và hệ thống thuế 11 1.4 Định giá tài sản 13 1.5 Kinh nghiệm về chính sách thuế tài sản một số nước trên thế giới 13 1.5.1 Thuế tài sản Cộng Hoà Pháp 14 1.5.2 Thuế tài sản Thuỵ Điển 15 1.5.3 Thuế tài sản Đài Loan 16 1.6 Bài học kinh nghiệm cho VN trong việc xây dựng hệ thống thuế tài sản . 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THUẾ TÀI SẢN VIỆT NAM 2.1 Khái quát lịch sử hình thành thuế tài sản Việt Nam . 21 2.1.1 Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 . 21 2.1.2 Thời kỳ Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 . 22 2.2 Đánh giá thực trạng hệ thống thuế tài sản Việt Nam .23 2.2.1 Thực trạng hệ thống thuế tài sản Việt Nam . 23 2.2.2 Đánh giá hệ thống thuế tài sản Việt Nam 33 2.2.2.1 Ưu điểm 33 2.2.2.2 Nhược điểm 34 2.3. Một số nhận xét về hệ thống thuế tài sản Việt Nam hiện nay . 39 2.3.1 Bước đầu Việt Nam đã hình thành một khuôn khổ pháp luật quản lý tài sản . 39 2.3.2 Hệ thống thuế tài sản chưa định hình rõ ràng 40 2.3.3 Tính không phù hợp giữa chính sách thuế tài sản Việt Nam với thông lệ quốc tế . 41 2.4 Những bất cập hệ thống thuế tài sản Việt Nam .42 2.5. Thuế tài sản trong tiến trình cải cách thuế Việt Nam 43 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THUẾ TÀI SẢN VIỆT NAM 3.1 Quan điểm 1: Đối với thuế tài sản điều chỉnh tài sản thuộc sở hữu tư nhân .46 3.2 Quan điểm 2: Đối với thuế tài sản điều chỉnh đối với tài sản nhà nước quản lý .48 3.2.1 Mô hình 1 .48 3.2.2 Mô hình 2 .49 3.3. Các giải pháp xây dựng thuế tài sản Việt Nam 52 3.3.1 Xây dựng Luật thuế đăng ký tài sản 53 3.3.1.1 Quan điểm về xây dựng thuế đăng ký tài sản 53 3.3.1.2 Nội dung chủ yếu của Luật thuế đăng ký tài sản .54 3.3.2 Xây dựng Luật thuế sử dụng đất .56 3.3.2.1 Quan điểm xây dựng Luật thuế sử dụng đất 56 3.3.2.2 Nội dung chủ yếu của Luật thuế sử dụng đất . 57 3.3.3 Nội dung chủ yếu của Luật thuế nhà .60 3.3.1 Quan điểm về xây dựng thuế nhà .60 3.3.2 Nội dung chủ yếu của Luật thuế nhà .60 3.4 Một số điều kiện để áp dụng thành công hệ thống thuế tài sản Việt Nam .63 3.4.1 Giải pháp về vấn đề định giá tài sản 63 3.4.2 Một số điều kiện khác 63 3.5 Lộ trình xây dựng và ban hành các luật thuế tài sản 65 KẾT LUẬN 68 * LỜI MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Xu thế hội nhập và liên kết kinh tế đồng nghĩa với việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm này kéo theo sự thay đổi trong tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu ngân sách nhà nước. Từ đó , đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn, đó là phải đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa các loại thuế, hệ thống thuế cần cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu đảm bảo nguồn thu ổn định và thường xuyên cho ngân sách Nhà nước. Việc cơ cấu nguồn thu từ thuế trực thu có thể thực hiện theo hướng mở rộng các hình thức thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, các loại thuế đất và thuế tài sản cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển nên thu nhập bình quân GDP trên đầu người đang gia tăng, tài sản của nhà nước, của các tổ chức kinh tế xã hội và của tầng lớp dân cư ngày càng gia tăng. Việc gia tăng các tài sản trong xã hội cũng đặt cho chúng ta nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác quản lý. Thuế tài sản là một trong những công cụ tài chính quan trọng, không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách mà còn là công cụ quan trọng điều chỉnh kinh tế vĩ mô : điều chỉnh sự vận động của nền kinh tế nói chung và tài sản nói riêng, góp phần thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều tiết thu nhập từ khu vực có thu nhập cao sang khu vực có thu nhập thấp hơn, hạn chế sự chênh lệch quá mức trong thu nhập của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế. Chính sách thuế tài sản tuy đã phát huy được nhiều tích cực trên các phương diện kinh tế, xã hội, song trước xu thuế hội nhập và những diễn biến phức tạp đa dạng về tài sản, thu nhập của dân cư, hệ thống thuế tài sản hiện hành bộc lộ những nhược điểm cần phải có chính sách thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế. Từ suy nghĩ đó tôi chọn đề tàiXây dựng chính sách thuế tài sản Việt Nam “ làm luận văn tốt nghiệp cao học. 1 2) Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc xây dựng chính sách thuế tài sản VN là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong chương trình cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn hiện nay . Do đó, đề tàiXây dựng chính sách thuế tài sản VN” sẽ góp phần quản lý và sử dụng tài sản tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường, tạo lập sự đóng góp công bằng, bình đẳng của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đồng thời tạo nguồn thu ổn định thường xuyên cho ngân sách, phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới. 3) Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những lý luận cơ bản về tài sảnthuế tài sản, luận văn sử dụng phương pháp phân tích , thống kê so sánh để đánh giá thực trạng vận dụng chính sách thuế tài sản nước ta hiện nay, đồng thời có tham khảo kinh nghiệm của một số nước về chính sách thuế tài sản. Thông qua quá trình phân tích, thống kê so sánh luận văn sẽ đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng chính sách thuế tài sản sao cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Đề tàiXây dựng chính sách thuế tài sản Việt Nam” lấy thực trạng chính sách thuế tài sản Việt Nam và chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2010 là đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để khái quát lên được những lý luận cơ bản về tài sảnthuế tài sản, đánh giá ưu và nhược điểm của các chính sách thuế tài sản. Đồng thời bằng phương pháp thực nghiệm từ thực tế trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế đã và đang phát triển, qua quá trình phân tích, tôi sẽ rút ra những nguyên nhân tồn tại , hạn chế của việc thực hiện chính sách thuế tài sản Việt Nam, từ đó định hướng các giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm hoàn thiện, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và các năm tiếp theo. 4) Kết cấu của luận văn Để giải quyết các vấn đề nêu trên, luận văn được kết cấu gồm 03 chương chính như sau : Chương 1 : Tổng quan về tài sảnthuế tài sản Chương 2 : Thực trạng chính sách thuế tài sản VN Chương 3 : Các giải pháp nhằm xây dựng chính sách thuế tài sản VN. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢNTHUẾ TÀI SẢN 1.1 Khái niệm và phân loại tài sản 1.1.1 Khái niệm về tài sản Theo điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam xác định tài sản như sau : “ tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. quyền tài sản theo điều 181 là “ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ ”. Trong từ điển thuật ngữ kinh tế của nhà xuất bản TP HCM năm 1993 định nghĩa về tài sản như sau: “ tài sản là vật chất cụ thể hoặc vô hình có giá trị nhất định đối với chủ sở hữu”. Hai nhà kinh tế học người Anh là Simon và Christopher Nobes đã viết về tài sản trong cuốn “ Kinh tế học đánh thuế “ như sau : “ tài sản giống như thu nhập, là những của cải mà một người có được nhờ những nguồn lợi thu được từ hoạt động kinh tế. Sự khác nhau giữa tài sản và thu nhập là : tài sản là khối lượng của cải một thời điểm nào đó, còn thu nhập là số của cải thu được trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy tài sản rất phong phú và đa dạng, tài sản là một khái niệm rất rộng lớn, nó đã tồn tại rất lâu trong lịch sử nhân loại. Mỗi tài sản đều có những quyền nhất định đối với tài sản như quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chuyển nhượng và quyền hủy bỏ. Khái niệm về tài sản có thể hiểu như sau : - Về hình thức : tài sản là vật được con người sử dụng , được nhận biết như : nhà cửa, tàu thuyền, vật dụng tiêu dùng …(tài sản hữu hình) ; quyền sáng chế, phát sinh quyền tác giả…( tài sản vô hình). Xét giác độ nào đó, mọi tài sản đều hữu hình hoặc đều có thể hữu hình hóa. Ví dụ, một quyền tài sản vô hình sẽ hữu hình khi được thực hiện giá trị trên thực tế trở thành một lượng tiền nhất định. Nhìn chung , của cải hay một vật chỉ có thể là tài sản nếu chúng có thể được sở hữu, nghĩa là thuộc về riêng một người nào đó, một chủ thể nào đó theo quy định của Luật dân sự. Tài sản có thể được mua bán, chuyển nhượng, hao mòn và biến mất. - Về tính vật thể : tài sản là tất cả những vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị như tiền và các quyền thuộc sở hữu của một chủ thể nhât định. Tài sản có được là do sự tích lũy thu nhập của chủ thể từ tất cả các nguồn có thể tạo ra thu nhập : do thiên nhiên mang lại, do lao động, do đầu tư vốn, do thừa kế, biếu tặng, do hoạt 3 động sản xuất kinh doanh. Tài sản có thể thường xuyên thay đổi trạng thái và giá trị tùy thuộc vào hành động của chủ sở hữu : tài sản bằng tiền có thể được chuyển thành hiện vật hoặc ngược lại, nếu chủ sở hữu tiến hành bán tài sản. Tài sản có thể tăng thêm nếu có sự đầu tư, bổ sung hoặc do tăng giá; tài sản có thể giảm đi nếu có sự chuyển sở hữu tài sản cho chủ thể khác hoặc cũng có thể giảm do hao mòn, giảm giá hoặc biến mất do rủi ro. Như vậy khái niệm về tài sản không phải là khái niệm bất biến mà nó được biến đổi và hoàn thiện theo quan niệm về giá trị vật chất. Vì vậy khi nghiên cứu về tài sản, chúng ta cần lưu ý các khía cạnh sau : - Tài sản phải luôn gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. - Tài sản có thể đồng nghĩa với sự tồn tại của của cải dưới dạng hữu hình trong trường hợp của cải đó trị giá được bằng tiền và có thể dùng để giao dịch mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. - Tài sản khác với vốn : tài sản và vốn là 2 khái niệm có khi đồng nhất, có khi không đồng nhất. Tài sản sẽ trở thành vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, dưới dạng là tài sản hữu hình hoặc vô hình. Vốn thường vận động và chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác để thực hiện giá trị của hàng hóa.Vốn được tiền tệ hóa và quá trình vận động, luân chuyển của vốn làm cho của cải xã hội ngày càng tăng, phong phú. Từ đó khái niệm vốn có thể hiểu là tiền và các hình thức biểu hiện khác của tiền với tư cách là hàng hóa tham gia vào thị trường. Tài sản và vốn không là khái niệm đồng nhất khi tài sản còn trong lưu giữ, không dùng vào sản xuất kinh doanh. - Tài sản khác với thu nhập: Nói đến tài sản của một chủ thể là nói về lượng của cải dồn tích đến tại một thời điểm nhất định nào của chủ thể. Còn nói đến thu nhập là nói đến lượng của cải mà chủ thể thu được trong một thời kỳ nhất định.Ví dụ một người có tài sản vào cuối năm 2006 là 1 tỷ đồng nghĩa là người này có tài sản là 1 tỷ đồng vào thời điểm đang nói, điều này khác với cách nói thu nhập của một người trong tháng là 10 triệu đồng. Thu nhập của một thời kỳ không bao gồm tài sản thời kỳ trước, còn tài sản lúc cuối kỳ bao gồm tất cả các thu nhập của các kỳ trước đó cộng lại (dồn tích đến thời điểm đang nói). Vì vậy, khái niệm về tài sản phải gắn với yếu tố thời điểm. - Quan niệm về tài sản trong kinh tế phải nhất quán với qui định trong luật Dân sự về tài sản, bởi vì đối với tài sản, các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có những quyền mà nội dung, hình thức và phương thức thực hiện các quyền đó (kể cả các biện pháp hạn chế thực hiện) điều do luật xác định. 4 1.1.2 Phân loại tài sản Tài sản rất phong phú và đa dạng, người ta có thể phân loại tài sản theo những tiêu thức khác nhau : - Căn cứ nguồn hình thành tài sản: gồm tài sản do thiên nhiên đem lại như đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên khoáng sản, thắng cảnh, và tài sản do con người tạo do lao động, được thừa kế, cho tặng như đường sá, nhà cửa, tàu thuyền, xe cộ, . - Theo yêu cầu hình thái biểu hiện: gồm tài sản hữu hình (đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, .) và tài sản vô hình (thương hiệu, quyền tác giả, quyền sáng chế phát minh, ); - Căn cứ theo đặc điểm: gồm có bất động sản và động sản. Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó: các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật qui định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản - Căn cứ theo yêu cầu quản lý: có tài sản thuộc diện quản lý của nhà nước, phải thực hiện chế độ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như nhà, đất, phương tiện vận tải, súng thể thao, súng săn, và tài sản không thuộc diện quản lý, không bắt buộc phải thực hiện chế độ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (máy vi tính, thiết bị văn phòng, hàng kim khí điện máy, .). 1.2 Khái niệm về sở hữu tài sản và quyền tài sản 1.2.1 Sở hữu tài sản Có bảy hình thức sở hữu tài sản , có thể chia thành 04 nhóm chính sau đây: - Sở hữu toàn dân : Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. - Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã, tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi. - Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bào gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. - Sở hữu hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. 5 1.2.2 Quyền tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Các quyền đối với tài sản gồm : - Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình, thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác, thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. - Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định. Quyền sử dụng tài sản trong trường hợp không phải là chủ sở hữu có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức. - Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản. Như vậy, trong một số trường hợp người sử dụng tài sản được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thì người đó sẽ có quyền đối với tài sản , là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Điều này lý giải được rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng người sử dụng hợp pháp vẫn được quyền chuyển giao, hay nói cách khác quyền sử dụng đất đai là tài sản. 1.3 Thuế tài sản 1.3.1 Khái niệm về thuế tài sản Thuế nói chung là nguồn thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc, mọi công dân đều phải có trách nhiệm nộp thuế. Lệ phí là khoản tiền người dân nộp để bù đắp chi phí cho các cơ quan nhà nước khi các cơ quan này cung cấp cho họ những dịch vụ công theo yêu cầu nào đó. Thuế khác với lệ phí chỗ, thuế không có tính hoàn trả trực tiếp Thuế tài sản là loại tên gọi chung của các sắc thuế đánh vào quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Thuế được thu hàng năm một lần. Sắc thuế tài sản 6 phổ biến nhất là thuế bất động sản (ở một số nước, chính quyền tách bất động sản thành nhà và đất và tương ứng là hai sắc thuế riêng). Có một sắc thuế tài sản được thu khi phát sinh sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, như thuế trước bạ, thuế thừa kế. 1.3.2 Cơ sở tính thuế tài sản - Đối tượng chịu thuế : là các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản ( đối với đất). - Căn cứ tính thuế : là giá trị của tài sảnthuế suất. Giá trị tài sản được các cơ quan định giá xác định, hoặc được xác định trên cơ sở khung giá do Chính phủ quy định. Để giảm thiểu hành vi trốn lậu thuế, các nước đều thành lập cơ quan định giá tài sản. Về nguyên tắc, mọi cá nhân (hộ gia đình) có sở hữu hay sử dụng tài sản đều phải đóng thuế tài sản, tuy nhiên trong trường hợp tài sản có giá trị nhỏ đến mức mà số thuế thu được trở nên không có ý nghĩa khi xét thêm chi phí của công tác thu thuế, chính quyền sẽ quyết định mức thuế phải nộp là 0. Việc đánh thuế tài sản sẽ tránh được sự méo mó trong thuế thu nhập, đó là việc chuyển hóa thu nhập thành tài sản. Thuế tài sản thường chỉ đánh trong những trường hợp sau: - Khi hình thành hoặc chấm dứt quyền sở hữu tài sản: thuế đăng ký tài sản, thuế chuyển quyền sở hữu tài sản - Trong quá trình sử dụng tài sản: trong trường hợp này, thuế tài sản thường đánh với những tài sản lớn, có giá trị như máy bay, du thuyền, biệt thự, đất đai . Do tài sản là những thứ khó di chuyển qua biên giới giữa các địa phương, nên thuế tài sản thường được xác định là một nguồn thu của ngân sách địa phương. 1.3.3 Sự cần thiết của thuế tài sản trong nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Xu thế hội nhập và liên kết kinh tế đồng nghĩa với việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm này kéo theo sự thay đổi trong tỷ trọng 7 [...]... thuê đất, thuế tài nguyên, 2.2 Đánh giá thực trạng hệ thống thuế tài sản Việt Nam 2.2.1 Thực trạng hệ thống thuế tài sản Việt Nam Hiện nay, chưa có văn bản nào của Chính phủ qui định những loại thuế nào mang tính chất là thuế tài sản và những loại thuế nào không mang tính chất là thuế tài sản nhưng đã từ rất lâu, đại đa số nhân dân đều xem các chính sách thuế: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà... tài sản Từ những chính sách thuế tài sản được áp dụng một số nước trên thế giới, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm khi xây dựng chính sách thuế tài sảnViệt Nam như sau: Thứ nhất, việc đánh thuế tài sản chỉ nên giới hạn những tài sản có giá trị lớn và dễ kiểm tra, kiểm soát theo yêu cầu quản lý của nhà nước Nguyên lý này một mặt đảm bảo tính khả thi của chính sách thuế tài sản, một mặt tạo... thức đầu tiên là thuế đất được áp dụng rộng 13 rãi hầu hết xã hội cổ đại Cho đến nay, tất cả các nước đều có các chính sách thuế tài sản Một số chính sách thuế tài sản các nước hiện nay đang áp dụng như sau: 1.5.1 Thuế tài sản Cộng Hoà Pháp Theo tổng kết của Hội đồng thuế quốc gia, Pháp có 4 hình thức đánh thuế trên tài sản, chia thành 2 loại: • Thuế tài sản đánh hàng nămthuế của cải đánh... khởi điểm tính thuế + Căn cứ tính thuế: thuế tài sản được tính trên cơ sở giá trị tài sản chịu thuếthuế suất Giá trị tài sản chịu thuế là giá trị ròng sau khi đã trừ các khoản nợ của bộ thuế trong năm tính thuế Thuế suất được qui định theo biểu thuế luỹ tiến từng phần (tương tự như biểu thuế thu nhập cá nhân nước ta) - Về thuế trước bạ (thuế đăng ký tài sản) đánh 1 lần khi chuyển dịch tài sản. .. cố - Về một số loại thuế tài sản giành riêng cho ngân sách địa phương Ngoài các loại thuế tài sản trên đây cho các cấp ngân sách, Pháp còn có loại thuế đất giành riêng cho ngân sách địa phương là thuế đối với đất xây dựngthuế đối với đất không xây dựng - Thuế đất đối với xây dựng: thuế đất do các chủ sở hữu đất và các công trình xây dựng gắn trên đất với nhà cố định dùng để ở, kinh doanh, nhà... SẢN VIỆT NAM 2.1 Khái quát lịch sử hình thành thuế tài sản Việt Nam 2.1.1 Thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, các chính sách thuế lấy đối tượng đánh thuếtài sản đã hình thành Việt Nam khá lâu và được áp dụng rộng rãi, là thuế đánh vào những người có ruộng đất, vì nền kinh tế lúc đó dựa vào kinh tế đất đai là tài sản có giá trị nhất và là tài sản. .. thuế tài sản bao quát tất cả các hình thức thuế tài sản, Thuế tài sản chỉ là tên gọi chung để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế - Về tài sản chịu thuế Tài sản chịu thuế phổ biến là bất động sản, vì đây là tài sản có diện tích rõ ràng, ổn định, khó có thể trốn hay lậu thuế, khả năng quản lý, kiểm soát dễ dàng; về mức động viên có thể linh hoạt cao hay thấp tuỳ theo yêu cầu về ngân sách. .. thu nhập ròng ghi trên sổ địa chính của chủ sở hữu đất nông nghiệp và thuế suất Thu nhập ròng được xác định bằng 80% giá trị lợi tức cho thuê vào ngày 01 tháng 1 năm tính thuế 1.5.2 Thuế tài sản Thuỵ Điển Thuỵ Điển hiện đang áp dụng 3 hình thức thuế tài sản chủ yếu đó là: thuế tài sản, thuế bất động sảnthuế thừa kế, thuế quà tặng - Về thuế tài sản Tương tự như loại thuế đánh trên giá trị ròng của... chuyển giao Loại thuế này được áp dụngthuế trước bạ hay còn gọi là thuế đăng ký tài sản, thuế thừa kế, thuế quà biếu, quà tặng Loại thuế đánh nhiều lần vào tài sản, thuế suất thường phải rất thấp, vì nguồn nộp thuế tài sản bị giới hạn bởi thu nhập hiện tại của chủ sở hữu Hơn nữa, do thuế tài sảnthuế trực thu, hệ số co giãn cung của đối tượng đánh thuế rất nhỏ (nhất là đối với bất động sản) nên khả... hai, khi thu thuế đối với nhà đất riêng) - Về thuế quà tặng, thuế thừa kế tài sản Là loại thuế đánh vào quà tặng và tài sản thừa kế của bố, mẹ, ông bà Có quy định mức khởi điểm đánh thuế cho từng khoản tài sản là quà tặng hay thừa kế 1.5.3 Thuế tài sản Đài Loan - Về thuế đối với tài sản thừa kế (còn được gọi là thuế thừa kế) + Đối tượng đánh thuế: Tài sản thừa kế của người quá cố là công dân Đài Loan . nhằm xây dựng chính sách thuế tài sản sao cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Đề tài “ Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt. nhằm xây dựng chính sách thuế tài sản ở VN. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN VÀ THUẾ TÀI SẢN 1.1 Khái niệm và phân loại tài sản

Ngày đăng: 30/03/2013, 16:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từn ăm 2003 đến năm 2007 - 301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

Bảng 2.1.

Số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từn ăm 2003 đến năm 2007 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.1: Số thu thuế nhàđất từn ăm 2003 đến năm 2007 - 301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

Bảng 2.1.

Số thu thuế nhàđất từn ăm 2003 đến năm 2007 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.1: Số thu về lệ phí trước bạ từn ăm 2003 đến năm 2007 - 301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

Bảng 2.1.

Số thu về lệ phí trước bạ từn ăm 2003 đến năm 2007 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Biểu đồ tình hình thu lệ phí trước bạ từ 2003 đến 2007 - 301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

i.

ểu đồ tình hình thu lệ phí trước bạ từ 2003 đến 2007 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Quan điểm này đưa ra 2 mô hình như sau: - 301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

uan.

điểm này đưa ra 2 mô hình như sau: Xem tại trang 51 của tài liệu.
3.2.2 Mô hình 2: Chính sách thuế tài sản sẽ gồm 3 sắc thuế, đó là thuế sử dụng đất, thuế nhà và thuếđăng ký tài sản (thuế trước bạ) - 301 Xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam

3.2.2.

Mô hình 2: Chính sách thuế tài sản sẽ gồm 3 sắc thuế, đó là thuế sử dụng đất, thuế nhà và thuếđăng ký tài sản (thuế trước bạ) Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan