TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ

35 1.2K 8
TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KHÁNH HÒA LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI CHỨC KHOÁ 72 ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ XÃ NINH THƯỢNG TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG CUỘC CNH-HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. (TỪ 2008 - 2010) Giáo viên hướng dẫn: Người thực hiện: Th.S Trần Thị Xuân An Huỳnh Trọng Vũ Trưởng khoa Xây dựng Đảng UBND xã Ninh Thượng Ninh Hoà, tháng 4 năm 2011 1 2 Lôøi caùm ôn Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quý thầy, cô giáo của Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa đã trang bị, truyền đạt kiến thức quý báu và đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong việc định hướng nghiên cứu, gợi ý các ý tưởng, cách thức tiến hành nghiên cứu, phương pháp luận để tôi thực hiện bài Tiểu luận. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, Thị ủy Ninh Hoà, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thị xã Ninh Hòa, Đảng uỷ-UBND xã Ninh Thượng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và đặc biệt xin chân thành cám ơn cô Trần Thị Xuân An đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để tôi hoàn thành Tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất tâm huyềt và cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo chân thành của Quý thầy cô để bài Tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Huỳnh Trọng Vũ LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử đấu tranh cách mạng của nước ta đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Qua hơn 80 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng". Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn và trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động khó khăn. Để hoàn thành được sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Đảng đã đề ra Nghị quyết "Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên", nhằm đưa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi Đảng ta, các tổ chức cơ sở đảng phải đổi mới chính mình, củng cố xây dựng đội ngũ để nâng cao năng lực 3 lãnh đạo và sức chiến đấu giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Do đó Đảng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Với ý nghĩa quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, để đóng góp vào việc xây dựng Đảng bộ xã Ninh Thượng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào thực tiễn. Vì thế tôi chọn đề tài Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Ninh Thượng trong công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc CNH-HĐH, nông nghiệp nông thôn từ năm 2008 - 2010, góp phần xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đề tài làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn theo quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng ta về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Khái quát những nội dung, lý luận cơ bản về tổ chức cơ sở đảng theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Ninh Thượng trong những năm qua (2008 - 2010). Từ đó xác định rõ nguyên nhân yếu kém và rút ra kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Ninh Thượng trong giai đoạn hiện nay. NỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng: a. Quan điểm của Mác-Lê nin: Mác-Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm, tư tưởng về tổ chức cơ sở đảng. Hai ông sáng lập ra "Liên đoàn những người Cộng sản" và các chi bộ của Liên đoàn, Quốc tế I và các Đảng Cộng sản của Quốc tế II. Trong quá trình hoạt động cách mạng, hai ông đã chỉ ra rằng: “Các chi bộ bị buông lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt đứt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương, làm cho Đảng mất chỗ dựa vững chắc và duy nhất”. Hai ông đã đặc biệt nhắc nhở các đảng cơ sở khâu đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ, “ Biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của hiệp hội công nhân, là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng”. Kế thừa và phát triển những quan điểm đó, Lênin trong xây dựng và lãnh đạo Đảng Bôn sê vích Nga, Đảng chủ nghĩa dân chủ - xã hội Nga, một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã chỉ rõ "Việc thành lập các tổ chức cách mạng trong các xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách của Đảng Chủ nghĩa dân chủ - Xã hội Nga, mỗi nhà máy phải là một thành trì". Khi trở thành Đảng cầm quyền, các tổ chức cơ sở đảng tăng lên cả về số lượng và phong phú về nội dung, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động. Lênin yêu cầu: những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với tư tưởng Đảng phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động tuyên truyền, nhưng công tác tổ chức phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ và rèn luyện mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống. Người yêu cầu Đảng Cộng sản phải bằng nhiều biện pháp nâng cao vai trò tổ chức cơ sở đảng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở thì những mục tiêu của chính sách kinh tế của nhà nước Xô Viết mới thành hiện thực. b. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 5 Chủ tịch Hồ Chí Minh có cùng quan điểm tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, Người đã kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm này phù hợp với điều kiện ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng các chi bộ, đảng bộ cơ sở là "tổ chức cơ bản của Đảng", là "nền tảng, nền móng" của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là dây chuyền" để Đảng liên hệ với quần chúng nhân dân. Chất lượng của chi bộ, đảng bộ cơ sở là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt” 1 ; “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" 2 . c. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn luôn quan tâm lãnh đạo, xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng ta khẳng định “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức cơ sở đảng 3 ”. Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang phấn đấu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong điều kiện có những thời cơ thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức mới. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức cơ sở đảng nói chung, tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn nói riêng có vị trí vai trò quan trọng. Tại hội nghị lần thứ V, BCH TW khoá X, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết quan trọng về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" nhằm đưa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở nhất là tổ chức cơ sở đảng ở những địa bàn lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của cách mạng. 6 1, 2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.12, tr.92, 210 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn Đại hội: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. sự thật, H.1987, tr.141. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta tiếp tục xác định: “ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ”. Tổ chức cơ sở đảng là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, đưa đường lối chính sách vào nhân dân, tuyên truyền cho nhân dân hiểu và lãnh đạo nhân dân thực hiện. Tổ chức cơ sở đảng còn là nơi kiểm nghiệm khẳng định sự đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, đóng góp cho Đảng những sáng kiến, những kinh nghiệm để Đảng bổ sung hoàn chỉnh đường lối chính sách, đề ra chủ trương chính sách mới. 2. Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng, (cơ sở nói chung): a. Chức năng: Tổ chức cơ sở đảng của Đảng ta rất đa dạng, gồm nhiều loại như: tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, ở phường, trong doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, ở cơ quan…Từng loại tổ chức cơ sở đảng ngoài những điểm chung còn có các đặc điểm riêng, do đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị cơ sở (nơi tổ chức cơ sở đảng được thành lập) qui định. Tuy nhiên các tổ chức cơ sở đảng đều có hai chức năng chung, chủ yếu sau: - Là hạt nhân lãnh đạo của Đảng, chính trị ở cơ sở: Đó là việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương của cấp trên tại đơn vị cơ sở, lãnh đạo đơn vị cơ sở trong sạch vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng: Đó là giáo dục rèn luyện đảng viên, phân công công việc cho đảng viên, kết nạp đảng viên, xét kỷ luật đảng viên, đưa người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Là nơi đào tạo rèn luyện cán bộ cho Đảng, chi bộ, đảng bộ cơ sở, là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phản ánh với Đảng, để Đảng đề ra đường lối đúng đắn hợp lòng dân, định hướng hoạt động và uốn nắn những lệch lạc của các tổ chức, các đoàn thể cơ sở. 7 b. Nhiệm vụ: Một là: Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Hai Là: Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên. Ba là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bốn là: Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Năm là: Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng. Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng. Ban Bí thư Trung ương đã có quy định cụ thể đối với đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. 3. Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ xã: a. Chức năng: Theo quy định số 95-QĐ/TW ngày 03/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã như sau: Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn 8 minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. b. Nhiệm vụ: - Một là: Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - An ninh quốc phòng. - Hai là: Lãnh đạo công tác tư tưởng. - Ba là: Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ. - Bốn là: Lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể nhân dân. - Năm là: Xây dựng tổ chức Đảng. II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ XÃ NINH THƯỢNG TỪ 2008 - 2010. 1. Khái quát đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Ninh Thượng: Ninh Thượng là một xã miền núi nằm về phía Tây của thị xã Ninh Hoà, cách trung tâm thị xã 20 km. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện M’Drăk (tỉnh Đăk Lăk); phía Đông và và Đông Nam giáp xã Ninh Trung; Phía Tây và Tây Nam giáp xã Ninh Tây và phía Nam giáp xã Ninh Thân. Ninh Thượng được bao bọc xung quanh là núi, có tuyến đường bộ tỉnh lộ 6B nối liền từ Quốc lộ 26 chạy qua xã Ninh Xuân - Ninh Thượng, có đường giao thông liên xã từ Ninh Phụng lên đến Ninh Thượng đã được bê tông hoá, tạo điều kiện đi lại thuận lợi phục vụ dân sinh và vận chuyển nông sản hàng hoá từ Xã xuống Thị xã. Ninh Thượng có tổng diện tích đất tự nhiên 7.328 ha. Trong đó: - Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp: 2.385 ha, chiếm 32,54 % - Diện tích đất Lâm nghiệp: 3.745 ha, chiếm 51,10 % - Diện tích đất Chuyên dùng : 440 ha, chiếm 6,0 % - Diện tích đất Thổ cư: 42 ha, chiếm 0,57 % Dân số 7.060 khẩu, với 1.620 hộ được chia thành 07 khu dân cư; lao động trong địa phương 95 % chủ yếu là nông nghiệp, số còn lại là dịch vụ vận tải bộ và buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ. 9 Do đặc điểm địa lý thuận lợi, có nhiều đồi núi, phong cảnh đẹp, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, cây công nghiệp ngắn ngày như: cây mía, cây thuốc lá vàng sấy và cây ăn quả, tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Về trường học: có trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến. Lịch sử xã Ninh Thượng được hình thành từ 3 cụm dân cư mang những đặc thù riêng là: Khu vực Ninh Thượng cũ gồm 4 thôn, là những người sinh trưởng tại chỗ, dân số khá ổn định; Khu vực Ninh Trang gồm 2 thôn là những người sống ở Nha Trang đi xây dựng vùng Kinh tế mới từ năm 1976 và nhập vào Ninh Thượng năm 1979; Khu vực Kinh tế mới Thị trấn Ninh Hoà được thành lập từ năm 1980 và được sáp nhập vào xã Ninh Thượng năm 1996 (nay là thôn Tân Hiệp). Ngoài ra còn có 01 cụm dân cư hơn 100 hộ là những hộ di dân từ các tỉnh phía Bắc vào định cư sinh sống từ năm 1990 đến nay, thành phần dân cư xã Ninh Thượng đa dạng về tập tục nếp sống. 2. Đặc điểm Đảng bộ xã Ninh Thượng: Là một chi bộ cơ sở thuộc Đảng bộ huyện Ninh Hoà, đến tháng 5/2003 được quyết định nâng lên thành Đảng bộ xã với 43 đảng viên gồm 08 chi bộ trực thuộc, bao gồm: 06 chi bộ thôn, 01 chi bộ Quân sự và 01 chi bộ trường học. Đến năm 2008 có 66 đảng viên. Đến nay Đảng bộ đã có 76 đảng viên, được sinh hoạt ở 11 chi bộ. Trong đó có 02 chi bộ Trường học, 01 chi bộ Quân sự, 01 chi bộ Cơ quan và 07 chi bộ thôn. Kết quả cụ thể như sau: Năm Tổng số đảng viên Miễn sinh hoạt Kết quả phân loại HTXSNV HTTNV HTNV 2008 66 01 04 51 10 2009 71 01 08 56 06 2010 76 02 07 63 04 - Đảng viên hưu trí: 02 đồng chí, đạt 2,63 % - Đảng viên nữ: 27 đồng chí, đạt 35,53 % - Trình độ THPT: 56 đồng chí, đạt 73,68 % - Trình độ THCS: 18 đồng chí, đạt 23,68 % - Trình độ tiểu học: 02 đồng chí, đạt 2,63 % 10 [...]... cận, cử 06 đồng chí đi học lớp trung cấp lý luận chính trị do trường Chính trị tỉnh Khánh Hoà phối hợp với Huyện uỷ tổ chức, đã cử 02 đồng chí đi học Đại học Hành chính, 02 đồng chí học Cao đẳng TBXH, 06 đồng chí học trung cấp chuyên môn nhằm nâng cao về trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền và các đoàn thể, bí thư, trưởng... định nhiệm vụ chính trị đúng đắn chi phối toàn bộ quá trình đó, mọi hoạt động khác của Đảng bộ đều xoay quanh nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã được xác định Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ còn là phương hướng hoạt động của các tổ chức như chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội ở cơ sở Để xác định đúng nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, cấp uỷ phải nắm vững đường lối chính sách của... hệ thống chính trị của xã trong sạch vững mạnh, xây dựng Đảng bộ, chi bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thống nhất về chính trị và tư tưởng Tất cả vì mục tiêu xây dựng xã Ninh Thượng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh * Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ: Để biến Nghị quyết của Đảng bộ thành hiện thực, đòi hỏi Đảng uỷ phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng nhận thức chính trị và... độ chính trị chuyên môn nghiệp vụ Tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn của cấp trên./ XÁC NHẬN CỦA ĐẢNG ỦY XÃ NINH THƯỢNG 30 Đồng chí Huỳnh Trọng Vũ, là đảng viên đang sinh hoạt công tác tại chi bộ cơ quan Uỷ ban nhân dân xã Ninh Thượng; là học viên lớp Trung cấp Lý luận Chính trị- Hành chính, hệ tại chức khoá K72 do Trường Chính trị tỉnh Khánh Hoà đào tạo, có về đơn vị nghiên cứu thực tế để viết Tiểu. .. nguyện vọng chính đáng của nhân dân và phải có tri thức nhất định về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiến hành thảo luận bàn bạc một cách dân chủ Sau khi xác định được nhiệm vụ chính trị, cấp uỷ tiến hành công tác tư tưởng, tạo sự nhất trí trong nhân dân và chỉ đạo cụ thể hoá nhiệm vụ chính trị thành chương trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị Đồng... từng bước tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, cấp uỷ cần tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm, bổ sung cho nhiệm vụ chính trị hoàn chỉnh hơn và đề ra chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị Trong giai đoạn hiện nay, cùng với chủ trương đường lối của Đảng và Nghị quyết của Thị uỷ là đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Vì vậy nhiệm vụ chính trị chủ yếu trong giai đoạn hiện nay... năm kết nạp từ 07 - 08 Đảng viên mới Xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể hàng năm đạt trong sạch vững mạnh 2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Ninh Thượng: a Xác định đúng nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ: * Xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ xã Ninh Thượng: Đây là nội dung đặc biệt... các thành viên chấp hành chủ trương, đường lối chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp uỷ đảng Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, sự ảnh hưởng chính trị vào đạo đức lối sống của mình trong các cơ quan chính quyền Đảng bộ lãnh đạo chính quyền thông qua các đoàn thể quần chúng nhân dân Các đoàn thể quần chúng ở cơ sở là thành tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở cho nên một mặt chịu sự tác động của... trong đó vốn nhà nước 100%, (vốn kích cầu của Chính phủ) Tổng thu ngân sách đạt 10.631.715.000 đồng, đạt tỷ lệ 107,74 % kế hoạch huyện giao và đạt 100,72 % Nghị quyết HĐND xã giao Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Các đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh 03 năm liền (từ năm 2008 - 2010) Chính sự ổn định và phát triển đã tạo đà cho... tục thực hiện công cuộc đổi mới mạnh mẽ CNH-HĐH, giữ vững hệ thống chính trị và ANTT, để phát triển toàn diện trên tất cả các mặt, thực hiện tốt chính sách xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, là tiền đề để lãnh đạo nhân dân hoàn thành các mục tiêu, cụ thể như sau: * Cơ cấu kinh tế: - Nông nghiệp: 90 % - Tiểu thủ công nghiệp: 5% - Dịch vụ thương mại: 5% * Tổng sản lượng . hành nghiên cứu, phương pháp luận để tôi thực hiện bài Tiểu luận. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, Thị ủy Ninh Hoà, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thị xã Ninh Hòa,. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KHÁNH HÒA LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI CHỨC KHOÁ 72 ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC. 06 đồng chí đi học lớp trung cấp lý luận chính trị do trường Chính trị tỉnh Khánh Hoà phối hợp với Huyện uỷ tổ chức, đã cử 02 đồng chí đi học Đại học Hành chính, 02 đồng chí học Cao đẳng TBXH,

Ngày đăng: 29/01/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan