BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Hệ thống quản lý đoàn viên

52 2.5K 34
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Hệ thống quản lý đoàn viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Hệ thống quản lý đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là 1 tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trong môi trường sinh viên, Đoàn đóng vai trò then chốt trong việc định hướng chính trị và tổ chức, tham gia các chương trình, hoạt động quan trọng hướng đến đối tượng là Đoàn viên – Thanh niên sinh viên.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG     BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Đề tài: Hệ thống quản lý đoàn viên Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Hòa Học viên thực hiện : 1. Nguyễn Thị Nụ CB120102 2. Trần Thị Mơ CB120096 3. Trần Đăng Minh CB121354 4. Phạm Văn Phong CB120103 5. Nguyễn Văn Chiến CB121349 Hà Nội, 06/ 2013 MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 1    1 Lời nói đầu 3 C. Phân tích hệ thống: Xác định các Actor và Use Case của hệ thống, biểu đồ Use Case và các biểu đồ chi tiết… 4 A. KHẢO SÁT HỆ THỐNG 4 B. YÊU CẦU HỆ THỐNG 7 I. Qua khảo sát thực tế : 7 II. Quản lý cá nhân đoàn viên: 7 III. Quản lý đội ngũ đoàn viên: 7 IV. Quản lý chi đoàn: 8 V. Quản lí đoàn phí 8 VI. Quản lí kỉ luật đoàn viên 8 VII. Đánh giá, nhận xét, phân loại đoàn viên: 8 C. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 9 I. Xác định các Actor và Use Case của hệ thống 9 II. Mô hình Use case 10 1.Mô hình use case cho Actor Đoàn viên 10 2.Mô hình use case cho Actor Cán bộ Chi đoàn 11 11 3.Mô hình use case cho Actor Cán bộ Liên chi 11 4.Mô hình use case cho Actor Cán bộ Đoàn trường 11 III. Đặc tả các use case chính trong chương trình 12 5.Use case Đăng Nhập 12 6.Use case Đăng Xuất 14 7.Use case Quản lý đoàn viên – Cán bộ đoàn 15 8.Use case Quản lý chi đoàn 19 9.Use case Quản lý Phong trào và Đoàn viên tham gia phong trào 22 10.Use case Quản lý đoàn phí 25 11.Use case Quản lý khen thưởng – kỷ luật 28 2 12.Use case Quản lý thông báo 31 IV. Biểu đồ Trạng thái 35 1. Biểu đồ trạng thái cho đối tượng đoàn viên 35 2. Biểu đồ trạng thái cho đối tượng Cán bộ đoàn 36 3. Biểu đồ trạng thái cho đối tượng Đoàn phí 36 4. Biểu đồ trạng thái cho đối tượng Phong trào 37 5. Biểu đồ trạng thái cho đối tượng thông báo 37 V. Biểu đồ lớp chi tiết 38 VI. Biểu đồ thành phần 38 VII. Biểu đồ triển khai 38 39 C. SINH MÃ NGUỒN 39 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 Lời nói đầu Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là 1 tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trong môi trường sinh viên, Đoàn đóng vai trò then chốt trong việc định hướng chính trị và tổ chức, tham gia các chương trình, hoạt động quan trọng hướng đến đối tượng là Đoàn viên – Thanh niên sinh viên. Đoàn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những đơn vị đoàn trường trực thuộc Thành đoàn. Đoàn trường có số lượng Đoàn viên đứng hàng thứ hai và số lượng sinh viên đứng hàng thứ 1 trong số các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn. Với số lượng Đoàn viên và Thanh niên Sinh viên đông như vậy, bài toán Quản lý một cách hiệu quả Đoàn viên – Thanh niên Sinh viên luôn là một bài toán nan giải đối với các cấp cán bộ Đoàn trường qua các thời kỳ. Trước thực tế của việc quản lý đoàn viên trong nhà trường. Hệ thống ra đời sẽ hoàn thiện công tác quản lý, theo dõi quá trình hoạt động rèn luyện của đoàn viên, hội viên, để có cơ sở đánh giá xếp loại đoàn viên, hội viên được đầy đủ, chính xác và công bằng. 3 Đảm bảo cho đoàn viên, hội viên, sinh viên có thể theo dõi, tra cứu tất cả quá trình rèn luyện của mình trong suốt quá trình học tập tại trường thông qua website của hệ thống. Đồng thời cung cấp thông tin về quá trình hoạt động xã hội của từng sinh viên phục vụ công tác đánh giá rèn luyện sinh viên và tham gia viết công việc tuyển dụng sau này. Bài báo cáo này sẽ đi sâu vào phân tích hệ thống quản lý đoàn viên theo hướng đối tượng để xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên với các nội dung như sau: A. Khảo sát hệ thống: Trình bày tổng quan và các chức năng của hệ thống. B. Yêu cầu hệ thống: Trình bày các yêu cầu đoàn viên, quản lý chi đoàn, quản lý kỷ luật, khen thưởng,… C. Phân tích hệ thống: Xác định các Actor và Use Case của hệ thống, biểu đồ Use Case và các biểu đồ chi tiết… D. Kết luận: Đánh giá về hệ thống. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Bùi Thị Hòa đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm tiểu luận này. Do làm trong thời gian ngắn nên bài báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! A. KHẢO SÁT HỆ THỐNG Quy trình đào tạo tín chỉ có tính chất mềm dẻo, lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo cho người học chủ động lựa chọn kiến thức để trang bị cho bản thân, lựa chọn tiến trình học phù hợp năng lực và điều kiện của mình. Cuối tháng 7-2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ và dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang mô hình đào tạo học chế tín chỉ. Đến nay, nhiều trường đại học trên cả nước đang áp dụng mô hình này. Sự thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ đang có những tác động nhiều chiều đến hoạt động của tổ chức đoàn tại các trường đại học, cao đẳng. Theo đó, cơ cấu chi đoàn theo lớp truyền thống và các cấp bộ đoàn trong mỗi trường đào tạo tín chỉ có thể thay đổi; thực hiện đúng Điều lệ Đoàn trong việc thu đoàn phí, sinh hoạt chi đoàn hằng tháng, công tác quản lý đoàn viên; việc thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên; giới thiệu đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng gặp nhiều khó khăn. Tham gia đào tạo tín chỉ, đoàn viên thường phân tán, không tập trung thành một "đơn vị" ổn định; thời gian học tập 4 không cố định; việc trao đổi thông tin giữa các chi đoàn, Đoàn cơ sở không bảo đảm, cho nên việc sắp xếp thời gian và thống nhất các nội dung hoạt động cũng gặp khó khăn. Tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội , khi áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ, việc quản lý đoàn viên theo chi đoàn "kiểu cũ" không còn phù hợp. Bởi vì, theo Quy chế học vụ của trường, mỗi năm học có ba học kỳ, đến học kỳ thứ ba của năm học đầu tiên, các sinh viên đã đăng ký học theo khả năng của mình. Thêm vào đó, lịch học và lịch thi dày đặc, lại "lệch nhau" giữa các khóa, các khoa, cho nên việc tập hợp sinh viên vào các hoạt động rất khó khăn. Khi không sinh hoạt theo chi đoàn, nhiều sinh viên tỏ ra thờ ơ, không quan tâm tới tổ chức đoàn, hội nên chất lượng hoạt động không cao. Khi đến với mô hình đào tạo tín chỉ, cơ cấu sinh viên không ổn định, tách nhập liên tục. Danh sách sinh viên của một lớp học chỉ mang tính tạm thời vì không phải tất cả sinh viên trong danh sách cùng học một môn. Bên cạnh đó, việc sinh viên đến học hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác và khả năng học tập của từng người, nhà trường không kiểm tra hay ràng buộc. Trước thực trạng trên, trong thời gian đầu, tổ chức đoàn nhà trường không thể "theo" kịp và hoạt động đoàn, hội lúng túng, bị động Đứng trước thực tế của mô hình đào tạo tín chỉ trong việc quản lý đoàn viên và duy trì hoạt động của tổ chức đoàn. Trên cơ sở xác định hình thức chi đoàn vẫn có vai trò quan trọng, đoàn trường cùng đoàn các khoa liên tục thành lập các chi đoàn theo sự biến đổi của các lớp học và chỉ định BCH lâm thời. Như vậy, trên thực tế, dù sinh viên có "biến động" về tổ chức như thế nào thì mô hình chi đoàn vẫn "đồng hành" với họ trong những năm tháng học tập. Việc quản lý đoàn viên được Đoàn trường triển khai qua các nhóm học tập. Đây là cách làm đem lại hiệu quả bước đầu bởi trong hầu hết các môn học lý thuyết, ngoài giờ trên lớp, sinh viên phải chia nhóm để thảo luận và thực tập, BCH các chi đoàn quản lý đoàn viên của mình thông qua nhóm này mà trực tiếp là người nhóm trưởng. Ngày sinh hoạt đoàn, hội và các hoạt động của chi đoàn truyền thống, phối hợp Phòng Công tác sinh viên tổ chức sinh hoạt định kỳ 2 tháng/1 lần giữa Ban Chấp hành chi đoàn với đại diện Ban Chấp hành Đoàn trường Hệ thống ra đời sẽ giúp Đoàn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội xây dựng file dữ liệu nằm trong hệ thống quản lý đoàn viên của nhà trường có nhiệm vụ cập nhật thường xuyên số lượng đoàn viên, lượng đoàn viên chuyển đến, những đoàn viên được kết nạp mới ở các đơn vị; có trang web riêng của nhà trường, tận dụng tối đa mạng internet là cầu nối tích cực trong kết nối thông tin về học tập, thông tin, diễn đàn sinh hoạt đoàn - hội Đoàn trường xây dựng chi đoàn cán bộ, giáo viên trong độ tuổi đoàn. Chi đoàn có nhiệm vụ cùng Đoàn trường nắm bắt tình hình của sinh viên trong học tập, rèn luyện và hoạt 5 động đoàn thể. Hầu hết các giáo viên trẻ này đang đảm nhận chức danh giáo viên chủ nhiệm, cho nên có những đóng góp thiết thực cho công tác quản lý, tập hợp đoàn viên. Việc sinh hoạt các chi đoàn được Đoàn trường phối hợp các giáo viên chủ nhiệm gắn liền với việc họp lớp. Theo quy định của nhà trường, trong một học kỳ, các giáo viên chủ nhiệm phải họp lớp ít nhất 1,5 tháng/lần để giúp sinh viên các công việc cần thiết. Đoàn trường cùng các giáo viên chủ nhiệm tập trung sinh viên và tiến hành sinh hoạt chi đoàn ngay sau buổi họp lớp đó. Đoàn trường nghĩ ra những phương thức tập hợp đoàn viên có hiệu quả, như: Phát cho mỗi đoàn viên sổ theo dõi công tác của từng người (thường được gọi là "sổ phụ" bên cạnh sổ đoàn viên mà Đoàn trường đang giữ). Theo đó, mỗi bạn trẻ tự quản lý cuốn sổ đó và khi có tham gia, đóng góp cho hoạt động nào của đoàn, hội thì ghi chép vào sổ và có xác nhận của Bí thư chi đoàn cũng như Đoàn khoa, Đoàn trường. Công tác tập hợp, quản lý, hỗ trợ sinh viên khi chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Những mô hình trên đây đã có hiệu quả bước đầu nhưng trong quá trình triển khai vẫn bộc lộ những hạn chế. Tuy vậy, điều đáng trân trọng là Đoàn Thanh niên luôn nỗ lực tìm kiếm phương thức hiệu quả, hợp lý nhất để khẳng định vai trò của mình trong sinh viên, từ đó giúp đỡ và định hướng họ học tập, rèn luyện có kết quả tốt. Trên cơ sở xác định: Hình thức chi đoàn vẫn có vai trò quan trọng, Ðoàn trường cùng Ðoàn các khoa liên tục thành lập các chi đoàn theo sự biến đổi của các lớp học và chỉ định BCH lâm thời. Có nghĩa là khi có lớp học, Ðoàn trường tổ chức thành lập ngay chi đoàn và chi đoàn này phù hợp với đặc điểm học tập của các sinh viên. Một số lớp tín chỉ như đại học Khóa 3, khóa 4, khóa 5 và các lớp cao đẳng K11, K12, K13…có danh sách sinh viên chỉ là tạm thời (sinh viên được quyền đăng ký môn học mình thích), Ðoàn trường vẫn thành lập Chi đoàn và chỉ định BCH lâm thời. Hết giai đoạn 2, sinh viên tự do chọn chuyên ngành, lúc này, các chi đoàn lớn sẽ được giải tán và các chi đoàn nhỏ theo từng chuyên ngành được thành lập và BCH các chi đoàn này sẽ được chỉ định. Như vậy, trên thực tế, dù sinh viên có "biến động" về tổ chức như thế nào thì mô hình chi đoàn vẫn "đồng hành" với họ trong những năm tháng học tập. Việc quản lý đoàn viên được Ðoàn trường triển khai qua các nhóm học tập. Ðây là cách làm đem lại hiệu quả bước đầu bởi trong hầu hết các môn học lý thuyết, ngoài giờ trên lớp, sinh viên phải chia nhóm để thảo luận và thực tập. BCH các chi đoàn quản lý đoàn viên của mình thông qua nhóm này mà trực tiếp là người Nhóm trưởng. 6 Chức năng: đăng nhập vào quản lý đoàn viên bằng tài khoản cấp cơ sở đoàn do hệ thống cấp, mỗi cơ sở đoàn sẽ có 1 tài khoản, có thể quản lý các đoàn viên và hoạt động trong cơ sở của mình. B. YÊU CẦU HỆ THỐNG I. Qua khảo sát thực tế : Để quản lý hệ thống đoàn viên trong trường ,Ban Chấp Hành đoàn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cần làm những công việc sau: II. Quản lý cá nhân đoàn viên: (Từ khi chuyển đến, hoặc được kết nạp đến khi chuyển đi hoặc trưởng thành) - Lập hồ sơ cá nhân (đối với kết nạp) hoặc tiếp nhận hồ sơ chuyển đến – kiểm tra hồ sơ (đối với chuyển sinh hoạt đến). - Ghi danh sách vào sổ chi đoàn - Nắm được hoàn cảnh, trình độ, năng khiếu, quá trình hoạt động qua hồ sơ đoàn viên. Đến thăm nơi ở. - Phân công tham gia hoạt động,nắm tư tưởng và năng lực qua quá trình hoạt động - Thường xuyên gặp gỡ góp ý, hướng dẫn giúp đỡ công tác. - Cuối năm họp chi đoàn nhận xét phân tích chất lượng đoàn viên và ghi nhận xét vào sổ đoàn viên. - Làm thủ tục nhận xét khi đoàn viên chuyển hoặc trưởng thành Đoàn. - Quản lý lý lịch (Sổ đoàn viên, thẻ, huy hiệu) - Quản lý tư tưởng - Quản lý công việc được giao Tất cả các nội dung trên phải được đánh giá hàng quí, hàng năm có cập nhật ghi nhận trong hồ sơ của ĐV. III. Quản lý đội ngũ đoàn viên: (Phải đảm bảo có đầy đủ sổ và cập nhật thường xuyên) - Quản lý cơ cấu, thành phần, tuổi, trình độ, giới tính - Năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị - Quản lý sự biến động: chuyển đến, đi; kết nạp mới, xóa tên, kỷ luật, trưởng thành, khen thưởng - Quản lý hồ sơ ĐV (nếu có) - Quản lý các việc ĐV được phân công. - Bổ sung, điều chỉnh danh sách đoàn viên khi có đoàn viên mới kết nạp, chuyển đến, chuyển đi hoặc trưởng thành… - Ghi đầy đủ các nội dung trong sổ chi đoàn. 7 - Ghi đầy đủ, cụ thể biên bản các buổi họp chi đoàn trong sổ chi đoàn. - Định kỳ tổng hợp báo cáo yêu cầu số liệu tổ chức về Đoàn cấp trên. - Định kỳ tổng hợp phân tích đoàn viên của chi đoàn trên các mặt( trình độ, năng lực, cơ cấu…) để định hướng tổ chức hoạt động phù hợp, hoặc bàn trong ban chấp hành để có biện pháp giúp đỡ đoàn viên. IV. Quản lý chi đoàn: - Sổ chi đoàn: Có cập nhật đủ các thông tin - Sổ theo dõi thực hiện công trình thanh niên - Sổ theo dõi rèn luyện đoàn viên - Sổ theo dõi biến động nhân sự: chuyển đến, đi, kỷ luật - Sổ theo dõi chât lượng ĐV kết quả hàng năm - Sổ ghi biên bản các cuộc họp: BCH, chi đoàn, phát triển Đoàn viên mới, giới thiệu Đoàn viên ưu tú. - Sổ đóng đoàn phí - Sổ thu chi - Sổ lưu các quyết định, các văn bản chỉ đạo, công văn - Duy trì nề nếp sinh hoạt chi đoàn - Theo dõi thực hiện NQ chi đoàn - Tổ chức thực hiện phê, tự phê bình V. Quản lí đoàn phí Trong quá trình hoạt động tại trường đoàn viên sẽ phải đóng đoàn phí với mức đoàn phí là 1000đ/tháng và 1 năm sẽ nộp 1 lần cho bí thư chi đoàn .Bí thư chi đoàn sẽ có trách nhiệm nộp lên cho đoàn trường. Nếu đoàn viên nào không nạp đoàn phí đúng thời gian quy định thì ban chấp hành đoàn trường sẽ có văn bản gửi đến chi đoàn mà đoàn viên đó đang công tác,yêu cầu nộp đoàn phí trong 1 thời gian cho phép nếu vẫn không chấp hành thì sẽ trục xuất ra khỏi đoàn(xóa hồ sơ khỏi hệ thống). VI. Quản lí kỉ luật đoàn viên Trong quá trình hoạt động nếu đoàn viên vi phạm các quy định của đoàn tùy vào mức độ vi phạm mà có hình thức xử phạt mức nhẹ nhất thì cảnh cáo,nếu vi phạm mà chưa tới mức xóa khỏi danh sách thì sẽ cảnh cáo và lưu lại hình thức vi phạm vào thông tin cá nhân của đoàn viên nếu vi phạm tới lần 3 thì sẽ bị trục xuất ra khỏi đoàn,nếu vi phạm với hinh thức nặng như vi phạm pháp luật xã hội thì sẽ trục xuất ra khỏi đoàn VII. Đánh giá, nhận xét, phân loại đoàn viên: 8 Hàng năm ,hàng kỳ và quý ban chấp hành chi đoàn dựa vào hoạt động của đoàn viên và các hình thưc kỷ luật mà phân loại ,xếp loại đoàn viên : xuất sắc,giỏi , khá, trung bình … và ghi vào sổ đoàn gửi lại cho từng đoàn viên Những đoàn viên bị kỷ luật có xu hướng cải tạo tốt sẽ được tăng xếp loại,giảm kỷ luật Những đoàn viên hoạt động tốt sẽ có chế độ khen thưởng phù hợp . Đứng trước thực tế của việc quản lý đoàn viên và duy trì hoạt động của tổ chức đoàn trường Bách Khoa Hà Nội hệ thống quản lý Đoàn viên của nhà trường có nhiệm vụ cập nhật thường xuyên số lượng đoàn viên, lượng đoàn viên chuyển đến, những đoàn viên được kết nạp mới ở các đơn vị. Thông tin về quá trình tham gia các hoạt động của từng Đoàn viên, Hội viên, sinh viên sẽ được hệ thống sử dụng để quản lý, đánh giá, phân loại đoàn viên, hội viên, sinh viên, được cập nhật và cung cấp thường xuyên. Hệ thống sẽ quản lí các thông tin về đoàn viên(hồ sơ,lí lịch như mã đoàn viên,họ tên ,chức vụ ,ngày sinh,giới tính ngày vào đoàn,dân tộc,tôn giáo,quê quán,chi đoàn…) Hệ thống sẽ cho phép cập nhạt thông tin thường xuyên về các đoàn viên Khi có đoàn viên mới chuyển đến hoặc khi có đoàn viên mới được kết nạp thì hệ thống sẽ bổ sung thông tin đoàn viên và hoàn tất hồ sơ về đoàn viên đó vào hệ thống. Khi đoàn viên chuyển công tác,chuyển trường ,tốt nghiệp hoặc vi phạm kỉ luật bị trục xuất ra khỏi đoàn thì xóa thông tin về đoàn viên đó ra khỏi hệ thống. Trong quá trình đoàn viên hoạt động tại trường hệ thống sẽ cập nhật thương xuyên các hoạt động của đoàn viên như các hoạt đông xã hội và trong học tập từ đó đánh giá xếp loại,phân loại đoàn viên từ đó có những hình thức khen thưởng,kỉ luật cụ thể. C. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG I. Xác định các Actor và Use Case của hệ thống Dựa trên mô tả nghiệp vụ của hệ thống, chúng ta có thể xác định được 5 loại actor và 11 Use Case hệ thống: • Actor • Amind : Người quản trị • Cán bộ đoàn khoa: là user trực thuộc BCH Liên Chi • Cán bộ chi đoàn: là user trực thuộc BCH chi đoàn. • Đoàn viên – User • Cán bộ đoàn trường: là user trực thuộc BCH đoàn trường. • Use Case • Quản lý Đoàn viên- cán bộ đoàn • Quản lý liên chi • Quản lý tiếp nhận đoàn viên mới 9 • Quản lý chi đoàn • Quản lý phong trào • Quản lý tham gia phong trào • Quản lý đoàn phí • Quản lý khen thưởng – kỷ luật • Quản lý công văn • Quản lý thông báo • Quản lý phân quyền II. Mô hình Use case 1. Mô hình use case cho Actor Đoàn viên 10 [...]... bộ chi đoàn sử dụng Use Case này, use case cho phép cán bộ chi đoàn quản lý tình hình thu đoàn phí của đoàn viên Bao gồm các thao tác: đóng đoàn phí và sửa thông tin đoàn viên đóng đoàn phí  Dòng Sự Kiện - Dòng sự kiện chính + Use case này bắt đầu khi cán bộ đoàn thu đoàn phí của đoàn viên, ghi nhận đoàn viên đã đóng đoàn phí vào danh sách + Hệ thống hiển thị danh sách các đoàn viên đã đóng đoàn phí... thưởng kỷ luật + Hệ thống hiển thị danh sách các chi đoàn được khen thưởng + Hệ thống hiển thị danh sách các đoàn viên trong chi đoàn được khen + Hệ thống hiển thị danh sách các chi đoàn bị kỷ luật + Hệ thống hiển thị danh sách các đoàn viên bị kỷ luật + Hệ thống cho phép người sử dụng chọn các chưc năng: + Khi chọn chức năng thêm chi đoàn được khen thưởng : Hệ thống yêu cầu người sử dụng hệ thống nhập đầy... Xoá đoàn viên ,cán bộ chi đoàn ra khỏi chi đoàn  Dòng Sự Kiện - Dòng sự kiện chính: Use case này bắt đầu khi cán bộ đoàn muốn thêm mới, hiệu chỉnh , xoá đoàn viên, cán bộ chi đoàn ra khỏi danh sách chi đoàn + Cán bộ chi đoàn tương tác vào chức năng quản lý thông tin đoàn viên của chi đoàn + Hệ thống hiển thị danh sách các đoàn viên trong chi đoàn Hệ thống cho phép cán bộ chi đoàn chọn chức năng muốn... mới và sửa hệ thống sẽ thông báo lỗi + Thông tin về đoàn viên, cán bộ chi đoàn không đầy đủ + Thông tin về đoàn viên, cán bộ chi đoàn khi người sử dụng hệ thống nhập vào không đầy đủ thì khi người sử dụng chọn chức năng thêm mới và sửa đoàn viên, cán bộ chi đoàn thì hệ thống sẽ báo có lỗi  Các yêu cầu đặc biệt: Không có  Điều kiện tiên quyết: Người sử dụng hệ thống phải đăng nhập vào hệ thống trước... xoá đoàn viên: Cán bộ chi đoàn chọn đoàn viên muốn xoá và chọn chức năng xoá Thông tin về đoàn viên đó bị xoá ra khỏi hệ thống 15 + Nếu chọn chức năng sửa đoàn viên: Cán bộ chi đoàn sẽ thay đổi các thông tin về đoàn viên Sau khi sửa đổi thông tin, cán bộ chi đoàn chọn chức năng cập nhật Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thông tin đoàn viên và cập nhật lại màn hình + Nếu chọn chức năng thêm mới đoàn. .. cán bộ đoàn duy trì tình hình khen thưởng và kỷ luật của chi đoàn , đoàn viên, cán bộ đoàn, bao gồm các chức năng sửa thông tin, Thêm mới chi đoàn , đoàn viên, cán bộ đoàn được khen thưởng và bị kỷ luật  Dòng Sự Kiện - Dòng sự kiện chính + Use case này bắt đầu khi chi đoàn, đoàn viên, cán bộ đoàn có thành tich được khen thưởng hay vi phạm bị kỷ luật Cán bộ đoàn đưa đoàn viên, chi đoàn hay cán bộ đoàn. .. khỏi hệ thống + Nếu chọn chức năng sửa chi đoàn : cán bộ đoàn khoa sẽ thay đổi các thông tin về chi đoàn Sau khi sửa đổi thông tin, người sử dụng hệ thống chọn chức năng cập nhật Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thông tin chi đoàn và cập nhật lại màn hình + Nếu chọn chức năng thêm mới chi đoàn: Hệ thống yêu cầu người sử dụng hệ thống nhập đầy đủ các thông tin về chi đoàn gồm: Mã chi đoàn, tên chi đoàn, ... duy nhất của tác nhân bí thư đoàn khoa Nó bắt đầu khi bí thư đoàn khoa đưa ra thông báo Bao gồm các thao tác: tạo thông báo, sửa thông báo, xoá thông báo  Các dòng sự kiện - Dòng sự kiện chính + Use case này bắt đầu khi bí thư đoàn khoa gửi thông báo, tạo mới một thông báo, sửa thông báo, xoá thông báo ra khỏi hệ thống + Hệ thống hiện thị các danh sách thông báo đã gửi + Hệ thống yêu cầu người sử dụng... lại màn hình nếu dữ liệu hợp lý + Khi người sử dụng chọn chức năng Xoá thông tin cán bộ chi đoàn Hệ thống cho phép bạn chọn cán bộ chi đoàn cần xoá và chọn chức năng xoá Thông tin về cán bộ đoàn viên đó sẽ bị xoá ra khỏi hệ thống - Các dòng sự kiện khác + Thông tin về đoàn viên, cán bộ chi đoàn không hợp lệ Nếu người sử dụng hệ thống nhập thông tin về đoàn viên, cán bộ chi đoàn không hợp lệ thì khi chọn... trào + Hệ thống hiển thị danh sách các phong trào + Hệ thống hiển thị danh sách các đoàn viên tham gia phong trào trong chi đoàn đó + Hệ thống cho phép cán bộ đoàn chọn chức năng muốn thực hiện + Nếu chọn chức năng thêm mới phong trào: Hệ thống yêu cầu người sử dụng hệ thống nhập đầy đủ các thông tin về phong trào gồm: Mã phong trào, nội dung, Ngày bắt đầu, ngày kết thúc, chi đoàn, đoàn khoa, đoàn trường

Ngày đăng: 27/01/2015, 23:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • C. Phân tích hệ thống: Xác định các Actor và Use Case của hệ thống, biểu đồ Use Case và các biểu đồ chi tiết…

  • I. Qua khảo sát thực tế :

  • II. Quản lý cá nhân đoàn viên:

  • III. Quản lý đội ngũ đoàn viên:

  • IV. Quản lý chi đoàn:

  • V. Quản lí đoàn phí

  • VI. Quản lí kỉ luật đoàn viên

  • VII. Đánh giá, nhận xét, phân loại đoàn viên:

  • I. Xác định các Actor và Use Case của hệ thống

  • II. Mô hình Use case

  • III. Đặc tả các use case chính trong chương trình

  • IV. Biểu đồ Trạng thái

  • V. Biểu đồ lớp chi tiết

  • VI. Biểu đồ thành phần

  • VII. Biểu đồ triển khai

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan